Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình yêu trong thơ Victor Hugo
lượt xem 10
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học "Tình yêu trong thơ Victor Hugo" được thực hiện với mong muốn hiểu rõ hơn về đặc điểm lãng mạn văn học Pháp và đại thi hào Victor Hugo, một tác giả nước ngoài rất quen thuộc trong nhân dân Việt nam và là tác giả tôi rất thích, qua đó tôi có thể đưa ra những ý kiến riêng cơ bản của bản thân đồng thời vận dụng những kiến thức đã được học trong học phần vào trong luận văn này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình yêu trong thơ Victor Hugo
- 1234579 671 6
- 12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN HÖI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC TÌNH YÊU TRONG THƠ VICTOR HUGO NGUYỄN THỊ MINH THƯ HẬU GIANG 2014
- 1234579 671 6
- 12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN HÖI NGUYỄN THỊ MINH THƯ TÌNH YÊU TRONG THƠ VICTOR HUGU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. LÊ NGỌC THÚY NGUYỄN THỊ MINH THƯ MSSV: 1056010018 Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 03 Hậu Giang – 2014
- LỜI CẢM TẠ ***** Trong suốt 4 năm học tập tại trường Đại học Võ Trường Toản và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm qúi báu của các thầy cô, các bạn và các anh chị khóa trước. Tôi xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc tới: TS. Lê Ngọc Thúy, người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt chặn đường học tập và hoàn thành luận văn này. Người đã tận tình hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến đến quý Thầy, cô trong khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Võ Trường Toản đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học tập. Với vốn kiến thức tích lũy trong suốt quá trình học tập không những là nền tảng trong quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là nền tảng vững chắc để tôi bước vào tương lai. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết còn non kém nên luận văn tốt nghiệp chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được đón nhận ý kiến đóng góp thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn ! Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Minh Thư iii
- LỜI CAM ĐOAN **** Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Minh Thư ii
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2.Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 1 3.Phạm vi đề tài ...................................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1.Hoàn cảnh lịch sử xã hội nước Pháp thế kỷ XIX........................................... 4 1.1.1.Hoàn cảnh lịch sử, xã hội ........................................................................ 4 1.1.2. Đời sống văn hóa, tinh thần .................................................................... 6 1.1.3. Đặc điểm văn học lãng mạn Pháp ........................................................... 8 1.2. Tác giả , tác phẩm ........................................................................................ 10 1.2.1.Cuộc đời của Victor Hugo ..................................................................... 10 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Victor Hugo ..................................................... 12 1.2.3. Giới thiệu thơ tình yêu của Victor Hugo ............................................... 14 CHƯƠNG 2 THƠ TÌNH YÊU TRONG THƠ VICTOR HUGO 2.1. Những bình diện tình yêu trong thơ Victor Hugo ...................................... 17 2.1.1. Tình yêu thiên nhiên................................................................................... 17 2.1.2. Tình yêu dành cho con người ................................................................ 17 2.1.3. Tình yêu dành cho gia đình ................................................................... 24 2.1.4. Tình yêu dành cho đôi lứa. .................................................................... 26 2.2. Khát vọng tình yêu trong thơ Victor Hugo ................................................. 29 2.2.1. Khát vọng tình yêu tự do ...................................................................... 29 2.2.2. Khát vọng hạnh phúc viên mãn ............................................................ 32 2.3. Đặc điểm tình yêu trong thơ Victor Hugo .................................................. 34 2.3.1. Tình yêu lạc quan và hy vọng ............................................................... 34 2.3.2. Tình yêu với những trăn trở .................................................................. 36 2.3.3. Tình yêu là sức mạnh thách thức thời gian ........................................... 38 iii
- CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TÌNH YÊU CỦA VICTOR HUGO 3.1. Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ ..................................................... 41 3.1.1. Nghệ thuật cường điệu ......................................................................... 42 3.1.2. Nghệ thuật tương phản ......................................................................... 46 3.2. Giọng điệu trong thơ tình yêu của Victor Hugo ......................................... 51 3.2.1. Giọng biểu cảm .................................................................................... 51 3.2.2. Giọng triết lý, suy gẫm ........................................................................ 54 Kết Luận ............................................................................................................ 58 Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 60 Phụ Lục Thơ ...................................................................................................... 61 iv
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Victor Marie Hugo (1802-1885) là một nhà thơ chiếm vị thế đặc biệt trong văn học Pháp ở thế kỷ XIX, ông không những là một nhà thơ tài hoa mà còn là một nhà lý luận, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết nổi tiếng của nghĩa lãng mạn, ông là một nhà văn lãng mạn ưu tú của nhân dân Pháp nói riêng và của toàn nhân loại nói chung, ông là người có công rất lớn trong việc đưa trào lưu lãng mạn “vượt mặt” chủ nghĩa cổ điển, thống trị văn đàn Pháp. Victor Hugo là “con người đại dương” bởi sự vĩ đại của tư tưởng , sự mênh mông từ trong tình cảm của ông đối với nhân dân Pháp và nhân loại, bởi một bề dày sự nghiệp của ông đã bao hàm mọi thể loại văn học, phi văn học và sự đa dạng của một con người tài năng ông đã in dấu ấn trong mọi lĩnh vực hơn hai thế kỷ qua trong nền văn học và văn hóa nước Pháp. Victor Hugo như một ngọn đuốc sáng của văn đàn Pháp. Ngay từ lúc đầu bằng nghị lực phi thường và sự lao động miệt mài, thường xuyên, hầu như ông đã đạt được mục đích lúc đầu mà đặt ra đó là khẳng định mình chính là sự hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn. Mãi đến nữa sau thế kỷ trào lưu lãng mạn suy thoái nhưng quan niệm nghệ thuật và thơ văn của ông như những lời tiên tri tồn tại vĩnh cửu. 2. Mục đích nghiên cứu Mặc dù thời gian, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế, nhưng tôi chọn đề tài “Tình yêu trong thơ Victor Hugo” với mong muốn hiểu rõ hơn về đặc điểm lãng mạn văn học Pháp và đại thi hào Victor Hugo, một tác giả nước ngoài rất quen thuộc trong nhân dân Việt nam và là tác giả tôi rất thích, qua đó tôi có thể đưa ra những ý kiến riêng cơ bản của bản thân đồng thời vận dụng những kiến thức đã được học trong học phần vào trong luận văn này. 3. Lịch sử vấn đề Victor Hugo sống ở thế kỷ XIX của nước Pháp, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của ông bao trùm thế kỉ XIX của Pháp. Ông sống gần trọn thế kỉ XIX ,cuộc đời ông đã chứng kiến những biến động thăng trầm của lịch sử nước Pháp vì thế giữa cuộc đời ông và thời đại có những mối quan hệ rất chặt chẽ. Ông sống trong thời đại của mình bằng cách nhìn nhận sự vật, con người, xã hội, thiên nhiên… một cách sâu sắc của một chiều sâu tâm hồn. Đồng thời với tâm hồn khỏe khoắn Hugo luôn nhìn cuộc sống một cách lạc quan, dù viết về nổi buồn nhưng thơ 1
- Hugo không bi lụy và sầu thảm như những nhà thơ khác vì ông luôn gieo vào thơ niềm tin và những hy vọng. Nhà thơ Lơcôngtơ đơ Lilơ (Leconte de Lisle) trong diễn văn đọc lúc được bầu vào Viện Hàn Lâm, kế tục ghế của V. Hugo phát biểu (1887): “cả cuộc đời ông đã là một khúc ca đa dạng và ngân vang, trong đó mọi say đắm, mọi thân thương, mọi cảm xúc, mọi nỗi giận đầy độ lượng, đã từng lay động, cảm kích, đi qua tâm hồn con người trong thế kỉ này (thế kỉ XIX) đã tìm thấy nơi ông một sự diễn tả huy hoàng rực rỡ” [5; tr.21]. Rômanh Rôlăng đánh giá: “Trong tất cả mọi vinh quang của văn học và nghệ thuật, cái vinh quang của Hugo là duy nhất sống trong trái tim quần chúng nhân dân Pháp”. [5; tr.14]. Lu-i Pec-xơ đã nhận định: “đi từ Trữ tình, tế bào mẹ của thơ, ông đã gợi nên sự vĩ đại, sự mênh mông, sự thống nhất của một nền thơ ca ở đó trữ tình chỉ còn là tế bào cấu thành bình thường, không hơn không kém giữa sự sinh sôi nẩy nở của những tế bào khác” [4; tr.158]. Bôđơle, nhà thơ nước Pháp nổi tiếng cùng thời nhận xét: “Không có một nghệ sĩ nào đại chúng được hơn ông”. Ông đề cập mọi chủ đề dung mọi hình thức thể hiện vừa trữ tình, vừa sử thi, vừa trào lộng,vừa thương cảm. Ông hiền nhiên trở thành một nhà thơ đa dạng và phi thường vào bậc nhất thế kỷ” [ 5; tr.13]. E-li- Phô-rơ nhận xét: “Toàn bộ bề mặt của thế giới nứt ra,nhung nhúc và cựa quậy trong tác phẩm của Huy-gô” [ 4; tr.107]. Các nhà phê bình văn học Pháp nhận định rằng :“ Trong thể loại anh hùng ca của thơ Pháp,chỉ có Victor Hugo là nhà thơ duy nhất thành công, với pho Truyền thuyết của những thế kỷ”. [5; tr.19]. Giăng Ma xanh( Jean Massin) chủ tịch “ Uỷ ban Quốc gia Victor Hugo” đã phân tích rất sâu sắc điều bí ẩn căn bản của nhà thơ:“ Trong Víchto Huygô có người ảo tưởng đầy niềm kinh ngạc và hãi hùng trước những thực tế và những bí mật của vũ trụ. Đồng thời lại có trong ông một người say đắm tình yêu và lòng tốt mà sức vươn tới không gì cản nổi đòi hỏi phải đạt tới “ tự do trong ánh sáng”. Làm thế nào mà ngần ấy nỗi sợ kinh khủng và sức năng động bất tận lại có thể hòa lẫn mà không loại trừ nhau trong cái lò cừ tạo nên bao trứ tác ? - Điều này còn là bí mật của thiên tài riêng biệt của Víchto Huygô. Nhưng cũng là, không nghi ngờ gì nữa, 2
- lý do tại sao bao nhiêu độc giả yêu ông mạnh đến thế. Không hề hạ mình xuống để làm cho họ yên tâm dễ dàng, mà nhà thơ truyền sang cho họ cái sức sống bổ dưỡng nhất: là cái sức mạnh luôn luôn khát vọng sống nhiều hơn nữa và sống tốt hơn” [5; tr.24]. G. Picông nhận xét: “Thơ của Huygô, áng thi ca vĩ đại duy nhất ở Pháp, thay vì cô đúc trong những sự bộc lộ ngắn ngủi và hiếm hoi, thì thơ ông lại tuôn ra trong khoảng rộng thoải mái và tráng lệ” [1; tr.483] Sự nghiệp văn chương của Victor Hugo nói chung và thơ của ông nói riêng như một vệt sao chiếu sáng cả bầu trời văn học Pháp và của cả nhân loại, đưa nền văn học của cả nhân loại sang một màu mới. 4. Phạm vi đề tài Để nghiên cứu về thơ tình yêu trong thơ Victor Hugo, tôi đã khảo sát qua các tác phẩm thơ của ông. Qua đó, để thấy được cái nhìn rõ nét và khái quát hơn. Nhưng do sự nghiệp sáng tác văn chương khá đồ sộ ở lĩnh vực thơ, tôi chỉ chọn một Tuyển tập thơ Hugo do Tế Hanh tuyển chọn, Xuân Diệu giới thiệu được NXB Văn học Hà Nội xuất bản năm 1986, cùng một số tài liệu khác có liên quan để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này tôi đã sử dụng các phương pháp: liệt kê, phân loại, phân tích, tổng hợp, chứng minh. 3
- CHƯƠNG 1 THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội nước Pháp thế kỷ XIX 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội Thời đại chủ nghĩa lãng mạn là một thời đại với những biến động mạnh mẽ nhất là nước Pháp, một trung tâm quan trọng của nền văn học châu Âu. Vào đầu thế kỷ XIX Pháp đã trải qua hai mươi lăm năm liên tiếp với cách mạng và chiến tranh. Tình hình lịch sử xã hội nước Pháp ở thế kỷ này mang tính gay gắt và bức xúc hơn nhưng những thế kỷ trước (bùng nổ lịch sử khuấy động sự bình lặng của những thế kỷ trước). Xã hội nước Pháp trước cách mạng 1789 (thế kỷ XVIII) trong tình trạng phân hóa đẳng cấp sâu sắc (tu sĩ, quí tộc, bình dân), cơ cấu xã hội nước Pháp đứng trước sự bất hợp lý toàn diện (bất hợp lý về cơ cấu kinh tế, xã hội, văn hóa tinh thần, tư pháp, chính trị, giáo dục). Đứng đầu là triều đình Louis XVI nhưng lối sống quý tộc xa xỉ đã đẩy đến việc thâm hụt công quỹ của của triều đình đã dẫn tới sự khủng hoảng tài chính và khủng hoảng chính trị trầm trọng. Đứng trước tình cảnh khủng hoảng của đất nước năm 1789 nhân dân Pháp đã đứng lên làm cuộc cách mạng đầu tiên chống lại triều đình phong kiến thối nát với khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái vốn là mơ ước của tất cả nhân dân Pháp. “So với cuộc Cách mạng Anh thì cuộc cách mạng Pháp phù hợp hơn với sự phát triển mới của những mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến đã lạc hậu và chế độ tư bản đang ở giai đoạn đi lên. Vì vậy nó đã được quần chúng tham gia đông đảo và điều đó tạo ra sức mạnh và đà tiến bộ cuả Cách mạng Pháp” [4; tr.11]. Sau khi lật đổ giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã chiếm đoạt những thành quả cách mạng về phần mình một quan hệ bóc lột mới xuất hiện thay thế cho quan hệ bóc lột cũ gây mâu thuẩn trầm trọng cho giai cấp đã bị cách mạng tước đoạt đồng thời sự tái lập chế độ phong kiến với triều đình Bourbons từ 1815 đến 1830 cho đến chế độ quân chủ tư sản của Louis Philippe từ năm 1830 đến 1848. Như vậy sau chiến tranh nhân dân Pháp phải chịu cảnh sống chung trở lại với chế độ phong kiến, nghĩa là sẽ không có chế độ cộng hòa, và những mơ ước của nhân dân Pháp về một xã hội Tự do, Bình đẳng, Bác ái cũng đã hoàn toàn bị tan vỡ. Chính vì Cách 4
- mạng Pháp không thực hiện được khẩu hiệu đã đề ra trước đó đã làm các tầng lớp khác nhau trong xã hội đều, bất mãn, thất vọng dẫn đến nhiều thái độ khác nhau phủ nhận thực tại trong cuộc sống thường nhật cũng như trong sáng tác văn học từ đó văn học lãng mạn Pháp ra đời. “Chủ nghĩa lãng mạn là sự ghê tởm đối với thực tại và nguyện vọng muốn thoát ra khỏi thực tại đó” (Emile Faguet). Ngày 27.7.1794, Cách mạng tư sản Pháp kết thúc khi những người đại diện cho tầng lớp đại tư sản phản cách mạng tử hình những người thuộc phái Gia- cô- banh và sự kiện này cũng đánh dấu thời kỳ thoái trào của cách mạng. Phái Tecmido khủng bố những người làm cách mạng đồng thời đưa ra hiến pháp phản động và bã bỏ quyền tuyển cử phổ thông, cũng trong thời kì này cuộc nổi dậy của bọn bảo hoàng đứng lên phá bỏ nền cộng hòa nhằm khôi phục chế độ quân chủ ở Paris “Sự cai trị của viện chấp chính đã tạo điều kiện cho đời sống thật sự của xã hội tư sản mới vươn mạnh và phát triển đầy đủ” (Karl Marx). Tướng Napoleon Bonaparte đã nhanh chóng thể hiện được uy tín của mình khi trực tiếp chỉ huy quân đội khống chế bọn phiến loạn trong nước và thắng trận trong chiến dịch thôn tính Italia. Cuộc chính biến ngày 18 tháng Sương mù (ngày 9.11.1799) tướng Napoleon Bonaparte đại diện cho quyền lợi của tầng lớp đại tư sản dần dần lên địa vị Tổng tài và tự phong là Tổng tài thứ nhất. Năm 1804, Napoleon Bonaparte chính thức lên ngôi hoàng đế và trở thành Napoleon đệ nhất đại diện cho chế độ quân chủ tư sản với hoàng đế tập trung mọi quyền lực nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản thắng thế. Sau đó dưới thời đế chế của Napoleon chiến tranh xâm lược nổ ra ở hầu hết các nước châu Âu đều bị đặt dưới ách thống trị của Pháp. Các cuộc hành quân thắng lợi thắng lợi của Napoleon một mặt đã góp phần xóa bỏ nhanh chóng các triều đại phong kiến còn bám víu ở các quốc gia châu Âu mặt khác bộc lộ tính chất xấu xa của một đạo quân xâm lược. Từ năm 1808, trở đi Đế chế dần suy sụp cho đến 1814 chính thức sụp đổ, nền quân chủ Bourbon dựa vào sự can thiệp của nước ngoài được thiết lập lại ở Pháp.Chế độ phong kiến cũng ngoi đầu dậy sau mười lăm năm từ năm 1815 đến 1830, với các triều đại Louis XVIII và Saclor X và đây chính là thời kỳ Trung hưng. Cuộc Cách mạng tháng 7 năm 1830 đã dẫn đến việc thành lập nền quân chủ tư sản và đưa Louis Philippe lên ngôi chưa dừng lại giai cấp tư sản đã cướp thành quả của cách mạng. Sự thống trị của phong kiến bị đánh đổ thay vào đó là sự thống trị khắc 5
- nghiệt của một bộ phận trong giai cấp tư sản “Bọn quý tộc tài chính” còn vua chỉ là bù nhìn nghĩa là nhân dân Pháp không có chế độ cộng hòa không có tự do, bình đẳng, bác ái. Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tục nổ ra những năm 1832, 1835 theo đó giai cấp vô sản dần dần lớn mạnh và đấu tranh trực diện. Cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1848 tái lập nền Cộng hoà. Cuộc Cách mạng tháng Sáu năm 1848 là một cuộc đụng độ quyết liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ở nước Pháp cũng từ đây một hố sâu ngăn cách những kẻ bảo vệ trật tự tư sản và quần chúng nhân dân lao động. Tính chất cách mạng của giai cấp tư sản Pháp đã tiêu tan và giai cấp vô sản trở thành một giai cấp tự giác bước lên vũ đài lịch sử. Những sự kiện phức tạp đã xảy ra cùng với tâm trạng xã hội đầy mâu thuẩn của nhiều tầng lớp (quý tộc, trí thức, bình dân, tuổi trẻ..) đã được trào lưu văn học lãng mạn nắm bắt và ghi nhận. “Sự sụp đổ của thể chế phong kiến, thắng lợi của quan hệ xã hội tư sản và sự bất bình của nhiều tầng lớp giai cấp đối với trật tự xã hội mới đã là tiền đề lịch sử của nền văn học lãng mạn châu Âu thế kỷ XIX” [4; tr.12]. Những nhà lãng mạn đều có một điểm chung đó là “phủ nhận thực tại”, thoát li thực tại để hướng về tương lai hoặc lui về quá khứ. Pha-ghê một nhà nghiên cứu văn học Pháp đã viết: “cơ sở của chủ nghĩa lãng mạn, đấy là sự ghê tởm đối với thực tại và nguyện vọng mãnh liệt muốn thoát ra khỏi thực tại đó” [4; tr.13]. Lịch sử nước Pháp như vậy đã tạo nên những tiền đề để thuận lợi cho sự lan tỏa tâm lý trùng khớp với những nguyên lý chung của tinh thần lãng mạn. Đó là xu hướng phủ nhận, thoát ly thực tại , tìm về quá khứ hoặc hướng đến tương lai. Trong hoàn cảnh cụ thể lịch sử Pháp, điều này đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của văn học lãng mạn Pháp. 1.1.2. Đời sống văn hóa, tinh thần Thế kỷ XVIII - Thế kỷ ánh sáng là khoảng thời mà văn chương Pháp hướng về mục tiêu khai sáng , đổi mới nền văn hóa tinh thần của nước Pháp. Cũng ở thế kỷ XVIII nền văn chương triết học, văn chương chính luận, bút chiến phát triển mạnh mẽ. Văn chương luận đề là một vũ khí gián tiếp chống phong kiến, chống lại cơ chế văn hóa tinh thần trung đại, đồng thời khích lệ cho nền văn học mới với những mục tiêu nhân bản mới. 6
- “Những giải pháp đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trong trí tuệ xã hội, chính trị và trong tình cảm, tình yêu, chống lại tiêu cực của nền văn hóa vật chất thành thị làm tha hóa con người.” [10; tr.106]. Nền văn học mới với những mục tiêu nhân bản mới và phát triển phải dựa trên những nguyên lý chung của tư tưởng ánh sáng đó là: - Phải đặt nền tảng chính là nguyên lý tự do tri thức và duy lý (duy lý ở đây không phải là duy lý của chủ nghĩa cổ điển). - Cương quyết chống định kiến, cuồng tín đồng thời đề cao suy tư khách quan. Chống tinh thần tiên nghiệm, không dung một nguyên lý duy nhất để giải thích mọi sự kiện. - Yêu lý trí, thích thực nghiệm, và phải cổ vũ việc quảng bá kiến thức và nhập thế hành động. - Tách rời niềm tin tôn giáo ra khỏi tri thức con người. Sự tồn tại của tư tưởng ánh sáng đã ảnh hưởng gián tiếp đến sự ra đời của văn học lãng mạn, một số quan điểm thích hợp thông qua thời kỳ tiền lãng mạn hay chủ nghĩa tình cảm. Tinh thần duy lý cứng nhắc và các nguyên tắc rập khuôn nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa lãng mạn. Trong giai đoạn này sự thăng hoa của chủ nghĩa lãng mạn đã làm xuất hiện những nhà văn tên tuổi cùng với những tác phẩm nổi tiếng như : Bernadin de Saint Pierre (1737-1814) với tiểu thuyết Paul và Virginie đã thể hiện một khát vọng về chốn ẩn cư giữa thiên nhiên và tình yêu đồng thời lên án tố cáo mặt trái của xã hội văn minh với đời sống con người đó chính là sự tha hóa sự tha hóa. Đây là tác phẩm thể hiện được tình yêu thiên nhiên và xem thiên nhiên như là một sản phẩm có trật tự hẳn hoi, một sản phẩm hoàn mỹ và thân thiện của tạo hóa ban cho con người. Mỗi nhà văn là một phong cách khác nhau. Nếu như Bernadin de Saint Pierre đã thể hiện khát vọng ẩn cư giữa thiên nhiên và phản ánh mặt tiêu cực của xã hội thì J.J. Rousseau (1712-1778) với tiểu thuyết bằng thư La Nouvelle Hesloise đã cổ vũ cho sự tự do, chống lại những tinh thần duy lý cứng nhắc rập khuôn thay vào đó ông đã say sưa mô tả niềm đam mê tình yêu cá nhân, vẻ đẹp của tình yêu thiên nhiên tràn đầy những cảm xúc âm nhạc và thơ ca phá vỡ rào cản của tôn ti đẳng cấp 7
- đồng thời Rousseau là người đi đầu của chủ nghĩa tình cảm, tư tưởng lãng mạn truyền lủa cho những thế hệ sau. Chủ nghĩa tình cảm đã ảnh hưởng rất lớn đối với sự ra đời của văn học lãng mạn Pháp. Chủ nghĩa tình cảm là nền tảng là bản lề cho văn học lãng mạn nhất là cảm hứng về tình yêu, cái tôi cá nhân, vai trò quan trọng của thế giới tinh thần, tình cảm trong đời sống con người và trong sáng tác văn chương. Những nguyên lý quan trọng về phương diện nghệ thuật mà chủ nghĩa lãng mạn cần xoáy sâu vào đó là phương diện ngôn ngữ văn chương, hình tượng, thế giới nghệ thuật…. Tuy văn học lãng mạn Pháp tiêu biểu, mang nhiều hình ảnh và là trung tâm của văn học châu Âu, song văn học Pháp cũng chịu ảnh hưởng nhất định của văn học lãng mạn Anh và văn học lãng mạn Đức. Khi văn học lãng mạn Pháp trở về với thiên nhiên, thế giới nội tâm tình cảm con người với những sắc thái khác nhau đó chính là sự bức phá của sự sáng tạo trong văn học. Cái tôi cá nhân, thế giới chủ quan của nhà văn đóng vai trò chủ chốt trong sáng tác. Chủ nghĩa lãng mạn cũng là “thị hiếu về ước mơ, về sự huyền diệu và phóng khoáng, của trí tưởng tượng vượt ra khỏi lề thói” vì thế “lý tưởng lãng mạn đôi khi làm biến dạng thực tế để phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ và tình cảm” [10; tr.6]. 1.1.3. Đặc điểm văn học lãng mạn Pháp * Đặc điểm về nghệ thuật Đối với chủ nghĩa lãng mạn nguyên tắc quan trọng nhất đó chính là nguyên tắc tự do, chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã giải phóng một nền văn học trên nhiều bình diện như: thơ ca, tiểu thuyết, sân khấu. Chủ nghĩa lãng mạn đã nâng thơ ca lên một tầm cao mới, bài tựa Cromwell của Victor Hugo đã minh chứng cho sự giải phóng này không dừng lại ở đó chủ nghĩa lãng mạn còn đổi mới, cách tân sân khấu, dựng lên một “màu” mới đa dạng cho tiểu thuyết mà minh chứng rõ nhất đó là chiến thắng Hernanie rực rỡ vào năm 1830. Khuynh hướng nghệ thuật được ưa thích của chủ nghĩa lãng mạn Pháp đó là: Khuynh hướng phong vị ngoại lai, hướng (exotique) nhà văn theo khuynh hướng này thì cách chọn đề tài, cảm hứng, thời gian và không gian nghệ thuật cho tác phẩm không phải là thời gian không gian, sự việc, con người thường ngày quen thuộc. Nghĩa là nhà văn sẽ chọn cho tác phẩm mình những bối cảnh xã hội, phong 8
- tục tập quán xa lạ nhằm tạo cảm giác mới lạ. Mục đích của khuynh hướng này chính là làm trẻ hóa thổi luồng gió mới vào lối hành văn, cách gieo vần cách sử dụng các biện pháp tu từ và cách lựa các không gian và thời gian nghệ thuật. Và do nhiệt tình, sôi nổi muốn tự thể hiện, chia sẻ và thuyết phục, văn chương lãng mạn nói chung thường mang tính hùng biện. Văn chương muôn màu muôn vẻ mỗi nhà văn là một phong cách khác nhau vì thế thủ pháp nghệ thuật của mỗi người đều khác nhau: Nếu như Lamartine được mọi người đón nhận nhờ những vần thơ giàu tính nhạc điệu, đầy ắp thiên nhiên nuôi dưỡng và chia sẻ tâm tình thì Chateaubriand nổi tiếng nhờ óc tưởng tượng phong phú, sành sỏi trong nghệ thuật mổ xẻ, phân tích các tâm tình và trạng thái lãng mạn một cách sâu sắc. Đến với Hugo thì hoàn toàn khác ông gây ấn tượng bằng các thủ pháp nghệ thuật mà ông sử dụng cường điệu, mà ấn tượng nhất là thủ pháp Grotesque có nghĩa là dùng yếu tố nghịch dị, cái thô kệch, là một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật ở phương diện hình tượng, phong cách, thể loại dựa vào những yếu tố bất thường, kỳ dị, huyễn tưởng, yếu tố trào phúng ngụ ngôn sự tương phản. Sử dụng các trữ tình ngoại đề hay nói cách khác là sử dụng những yếu tố ngoài cốt truyện của tác phẩm tự sự để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với nhân vật hay sự kiện trong tác phẩm hoặc giải thích những vấn đề có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm. Nghệ thuật lãng mạn dung nạp rộng rãi các phương tiện thể hiện “Tinh thần lãng mạn chính là sự kết nối liên tục những yếu tố đối kháng nhau : tự nhiên và nghệ thuật, thơ ca và văn xuôi, sự nghiêm túc và thú vui, kỷ niệm và dự cảm, tư tưởng trừu tượng và những cảm giác sống động, sự sống và cái chết… hòa lẫn với nhau một cách mật thiết trong thể loại lãng mạn” [10;tr.8]. Chủ nghĩa lãng mạn đã đưa văn học Pháp lên bậc cao mới với những đổi thay tích cực giúp văn học Pháp bội thu những thành tựu tích cực. * Đặc điểm về nội dung Văn học lãng mạn trước hết là sự trở về với tự nhiên và tình cảm. Thế giới nội tâm, tình cảm của con người với nhiều trạng thái khác nhau chính là đối tượng mới của sáng tạo văn học. Chủ nghĩa lãng mạn là "cuộc chiến thắng của chủ nghĩa tự nhiên và sự bộc bạch cái Tôi". Cá nhân đòi hỏi được giải phóng. Trong sáng tác, 9
- vai trò của cá nhân rất quan trọng, thế giới chủ quan của nhà văn đóng vai tò trung tâm và quyết định. Văn học lãng mạn Pháp Hugo nắm vai trò chủ soái vì ông đã thể hiện sự gần gũi với cuộc sống bằng việc trở về với thiên nhiên và tình cảm con người. Những thất vọng bàng hoàng trước những biến cố lịch sử, trước những sự trôi chảy của dòng đời theo những biến đổi của thời gian, định mệnh, những vấn đề về tôn giáo… chính là những chủ đề đắt giá tạo cảm hứng cho văn học lãng mạn. Một số tác phẩm của văn học lãng mạn nhà văn đưa vào tác phẩm những nhân vật nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình cảm, cô đơn, u sầu, xa cách và có một chút nổi loạn hay có lúc không bằng lòng với thực tại của cuộc sống . Dù là nhân vật lãng mạn hướng nội hay hướng ngoại tích cực hay tiêu cực thường có những kết thúc mang tính bi kịch, có một số nhà văn lãng mạn thường đưa vào thơ ca những nỗi u sầu, những nỗi xao xuyến và kể cả những trạng thái xuất thần .Tuy nhiên cũng có những nhà văn đưa vào tác phẩm những nhân vật mang sứ mệnh xã hội và thường những nhân vật đó có những kết thúc có hậu và những nhà văn như vậy là nhà văn lãng mạn tích cực có cái nhìn khách quan với cuộc đời. Chẳng hạn như Hugo đã quan niệm rằng nhà thơ "phải đưa nhân dân đến một tương lai chiến thắng". 1.2. Tác giả Tác giả, tác phẩm 1.2.1.Cuộc đời của Victor Hugo Victor Marie Hugo (1802-1885) ông sinh ra tại Besancon. Sinh ra trong hoàn cảnh chinh chiến vì thế cha của ông , một sĩ quan của Napoleon I theo con đường binh nghiệp phải đi nhiều khi ở Italy, khi qua Tây ban nha vì thế cuộc đời của Hugo phải chịu cảnh rài đây mai đó khi theo cha sang Italia, khi lại đi Tây ban nha và ông đã có một cuộc đời tươi đẹp ở đất trời Paris. Vì cuộc đời ông trải qua nhiều biến động và phải chứng kiến cuộc ly hôn của cha mẹ vào lúc 16 tuổi nên thơ của ông sau này bắt nguồn từ sự trái ngược và đan chéo tầm thường đến cái cao cả trong cảnh vật và sự rối ren của đất nước Tây Ban Nha. Cha Hugo là một chiến binh dày dặn còn mẹ ông là người của xứ Vandet nơi có những cuộc nổi loạn cách mạng và cha ông được phái đến dẹp loạn vì thế đã gặp gỡ Sophie Trebuse người thường che chở một số nhà tu hành chống cách mạng và cô chính là mẹ của Hugo sau này. Sau khi về chung sống sự bất đồng giữa cha và 10
- mẹ Hugo xảy ra do không cùng quan điểm chính trị vì thế mẹ Hugo đã yêu Laorie một người có học thức hơn, hợp xu hướng chính trị với bà và ông ta cũng là một viên tướng như cha Hugo lại bị thất sủng nên lúc đó đang âm mưu chống lại Napoleon. Bị phát giác, ông trốn tránh ở nhà mẹ con Hugo và chính thức cưới cô năm 1821 không lâu trước khi mẹ Hugo mất. Trong đời sống gia đình Hugo còn phải chịu mối ám ảnh khi hai anh em thù nghịch về sự phạm tội ngoài ý muốn người anh là Engene Hugo sau nhiều dấu hiệu của bệnh điên đã phát điên thật sự khi Victor Hugo cưới Adele Fuset, cô bạn gái mà từ nhỏ hai anh em đã cùng yêu. Hugo xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời thế kỉ. Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy đã được khẳng định ngay từ đầu như chủ soái của trường phái văn học lãng mạn. Tài năng của ông bộc lộ rất sớm 10 tuổi ông bắt đầu làm thơ, 14 tuổi viết một vở kịch, 15 tuổi được bằng khen của Viện Hàn lâm Pháp, 17 tuổi được giải Bông huệ vàng trong cuộc thi thơ ở Tulouse… tờ báo “Người bảo thủ văn học” do Hugo cùng với người anh tên Engene Hugo đứng ra thành lập. Hugo đã chinh phục mọi người bằng chính tài năng của mình, ông đã mang một làn gió mới thổi vào thi ca. Tài năng của ông được mọi người công nhận và quý trọng kể cả các vua thời Trung hưng cũng chú ý đến Hugo và muốn chinh phục ông thành loại thi sĩ cung đình. Tuy tài năng của ông tỏa sáng nhưng kinh tế gia đình ông vẫn là vấn đề cho đến khi vua louis XVIII cấp cho ông hai món lương bổng đặc biệt vì thế mà kinh tế gia đình ông được cải thiện. Năm 1825, vua Charles X đã tổ chức lễ đăng quang và mời Hugo đến tham dự và trao huân chương Bắc đẩu bội tinh từ đây cuộc đời của ông bước lên một bậc cao mới, một bậc cao mà ở đó mọi người có thể nhìn thấy ông cống hiến cho nhân loại những tác phẩm vĩ đại. Hugo là một con người sống rất chuẩn mực trong sự nghiệp và cuộc sống mọi thứ đều được ông sắp xếp một cách rất chặt chẽ, ông luôn quan tâm đến vấn đề thời gian vì thế đối với công việc và cuộc sống ông luôn đúng giờ, ngoài ra ông có tính kỷ luật rất cao và ông tự đặt cho mình những nguyên tắc nhất định. Hugo luôn đặt những vấn đề xã hội lên hàng đầu vì thế ông rất quan tâm đến những diễn biến của xã hội, cuộc sống của người lao động, người nghèo được ông 11
- đặc biệt quan tâm, Hugo là một người có tấm lòng hướng thiện vì thế ông thường trích lợi riêng để làm từ thiện. Vào những năm 40, Hugo tích cực tham gia các hoạt động chính trị sau đó ông được bầu vào Viện Hàn lâm vào năm 1841. Hugo được phong bá tước và nguyên lão nghị viện, ông đọc nhiều bài diễn văn có liên quan đến vấn đề người nghèo, cải cách giáo dục.Năm 1843 Leopoldien con gái ông bị chết đuối ở sông Seine một lần nữa trong cuộc đời ông phải trải qua một nổi đau vô hạn. 1848 cuộc cách mạng bùng nổ ông đứng về pháo đài tự do, vì không hiểu lý tưởng xã hội của giai cấp công nhân nên chủ trương một nền cộng hòa “sẽ thủ tiêu các cuộc nổi loạn” sau đó ông lập ra tờ báo Sự kiện (Evénement) để thực hiện khẩu hiệu: “Căm ghét vô chính phủ, yêu thương sâu sắc nhân dân”. Hugo trở về Paris sau khi đế chế II sụp đổ và ông được nhân dân tiếp đón nồng nhiệt. Năm 1871, Hugo được bầu làm nghị sĩ Quốc hội nhưng sau đó không lâu ông lại từ chức. Ông luôn trân trọng những tài năng và ông luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện những tài năng trẻ. Cuộc đời ông đạt đến đỉnh cao của vinh quang, sinh nhật lần thứ 80 của Hugo được Paris long trọng tổ chức. Năm 1885 ông nhắm mắt hưởng thọ 83 tuổi linh cửu được quàn tại Khải hoàn môn và đưa vào điện Panthéon nơi mà các vĩ nhân nước Pháp đã yên nghỉ. Cả cuộc đời ông sống làm những việc có ý nghĩa, và luôn hướng thiện vì thế khi ông mất ngoài di sản để lại cho con cháu ông đã trích ra một phần tài sản để làm từ thiện. Năm 1952 nhân loại tiến bộ khắp thế giới lại kỉ niệm trọng thể một trăm năm mươi năm ngày sinh của nhà văn. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Victor Hugo Victor Hugo là một thiên tài toàn diện ông có một chiều dài cuộc đời, bề sâu của tâm hồn, tư tưởng, bề rộng của tài năng và bề dày của một sự nghiệp sáng tác phong phú: Thơ ,kịch, tiểu thuyết… * Thơ Hugo tỏa sáng tài năng trước hết trên lĩnh vực thơ năm 1822 ông cho xuất bản tập thơ đầu tay Đoản thi (Odes), sau đó những tập thơ tiếp theo được ra đời như: Đoản thi mới ( Nouvelles Odes) năm 1824, Đoản thi và Balát ( Odes et Ballades) năm 1826 thể hiện quan điểm bảo hoàng và sự tiếc nuối chế độ cũ do sự 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 146 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 59 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 60 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 61 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 61 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 28 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 34 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 30 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù
88 p | 37 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thành ngữ trong ca dao Nam bộ
89 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 18 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 29 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn