Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
lượt xem 8
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng được thực hiện với mục tiêu nhằm chỉ ra được những thành công của nhà văn Ma Văn Kháng trong việc khám phá và thể hiện hình ảnh người phụ nữ; qua những nhân vật nữ trong tiểu thuyết này để chỉ ra được những phẩm chất tốt đẹp cũng như những hạn chế của người phụ nữ trước đời sống xã hội có những biến động; khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết nhất là việc xây dựng nhân vật nữ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 123457ÿ
- ÿ ÿ 67ÿ 6ÿ 6 9 ÿ 12345 1 W X THẠCH THỊ LON HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC Hậu Giang - 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 123457ÿ
- ÿ ÿ 67ÿ 6ÿ 6 9 ÿ 12345 1 W X KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. NGUYỄN LÂM ĐIỀN THẠCH THỊ LON MSSV: 1056010055 Lớp: ĐH Ngữ văn K3 Hậu Giang - 2014
- LỜI CẢM ƠN HÖI Được học tập trên giảng đường Đại học Võ Trường Toản là niềm vui và niềm tự hòa đối với tôi. Trong bốn năm qua tôi đã được học hỏi đúc kết được kinh nghiệm từ thầy cô và bạn bè. Tôi tin nó là hành trang quý báu để cho tôi bước vào môi trường một cách vững chắc và tự tin hơn. Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, tôi đã gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ nhiệt tình giúp đỡ của thầy Nguyễn Lâm Điền, để tôi có thể hoàn thành khóa luận văn đúng hạn. Tôi xin kính gửi đến thầy lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Tôi cũng xin cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Thầy cô khoa Khoa học cơ bản, Thư viện trường Đại học Võ Trường Toản, Thư viện Thành phố Cần Thơ cùng gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận đúng hạn. Trân trọng cảm ơn! Sinh viên thực hiện Thạch Thị Lon
- LỜI CAM ĐOAN HÖI Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu nào. Sinh viên thực hiện Thạch Thị Lon
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4 CHƯƠNG 1: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG VÀ MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN .......................................................................5 1.1. Những nét chính về nhà văn Ma Văn Kháng ...................................................5 và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn .......................................................................5 1.1.1 Cuộc đời ......................................................................................................5 1.1.2. Quá trình sáng tác văn chương của Ma Văn Kháng ..................................5 1.2. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ................................................................9 1.2.1.Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ...............................9 1.2.2. Hoàn cảnh sáng tác ..................................................................................12 1.2.3. Những giá trị nội dung và nghệ thuật ......................................................13 CHƯƠNG 2: NHỮNG PHẨM CHẤT CAO QUÝ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN ...................18 2.1. Những phẩm chất cao quý và những hạn chế của người phụ nữ ...................18 2.1.1. Sự đảm đang tháo vát ..............................................................................18 2.1.2. Ý thức nếp nhà .........................................................................................25 2.1.3. Khát vọng tình yêu và hạnh phúc ............................................................34 2.2. Những hạn chế của người phụ nữ...................................................................44 2.1.1. Dễ bị tác động của lối sống thực dụng ....................................................44 2.2.2. Sự so đo, tính toán về đời sống cá nhân .................................................48 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG ................54 3.1.Nghệ thuật giới thiệu và xây dựng nhân vật ....................................................54 3.1.1. Giới thiệu nhân vật ..................................................................................54
- 3.1.2. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình ..............................................................58 3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật ..............................................................61 3.2.1. Miêu tả trạng thái tình cảm nhân vật .......................................................61 3.2.2. Miêu tả những xung đột mâu thuẫn của nhân vật ....................................65 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu ..................................................68 3.1.1. Sử dụng ngôn ngữ ....................................................................................68 3.3.2.Giọng điệu.................................................................................................71 KẾT LUẬN ..............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh qua đi, đất nước từng bước đổi thay và phát triển. Tiểu thuyết sau 1975 cũng dần chuyển mình vận động để kịp với thời đại, nhằm tạo nên một vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam. Ma Văn Kháng là một nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới văn học. Một trong những đóng ấy là sự đổi mới về cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật. Ông đã đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, tìm cho mình hướng đi trong quá trình sáng tác. Vào những năm 80 của thế kỉ 20, nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng đã “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” từ đó tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Ông cũng là trong số những nhà văn Việt Nam sáng tác thành công ở hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Qua từng tiểu thuyết, truyện ngắn Ma Văn Kháng không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới. Thời gian và kinh nghiệm nghệ thuật đã tôi luyện ngòi bút Ma Văn Kháng đã giúp ông gặt hái được những thành tựu đáng kệ. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã được bạn đọc và đặc biệt các nhà nghiên cứu quan tâm đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Mùa lá rụng trong vườn tạo cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc khi đến với tác phẩm mà đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ được nhà văn miêu tả trong tác phẩm này. Với lẽ trên tôi chọn vấn đề Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới văn xuôi giai đoạn sau 1975. Một trong những đóng góp ấy là sự đổi mới về cái nhìn, giọng điệu ngôn ngữ nghệ thuật. Ông “đã cố gắng đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, tìm hướng đi mới trong lao động sáng tạo nghệ thuật.” Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã thật sự gây chú ý, quan tâm đặc biệt của đông đảo đọc giả cũng như giới phê bình văn học và đã trở thành hiện tượng văn học một thời. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi làm đời sống văn học đương đại trở nên phong phú và đa dạng hơn. 1
- Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn xuất hiện. Câu lạc bộ báo Người Hà Nội và xuất bản Phụ nữ phối hợp tổ chức, các nhà văn, nhà lý luận văn học đã có nhiều ý kiến đánh giá về những thành công cũng như những hạn chế của tác phẩm. Lại Nguyên Ân khẳng định: “Mùa lá rụng trong vườn đang hướng tới vấn đề cốt yếu”; Vân Thanh đã đưa ra nhận xét: “Có thể có lúc mới cũ, tốt xấu, tạm thời hòa hoãn với nhau, nhưng rồi tự nó sẽ phá tung ra, làm đảo lộn những cái đã có. Rồi lại sẽ dần ổn định, hoặc cái tốt, cái mới thắng, hoặc cái xấu, cái cũ tạm thời chiếm ưu thế, nhưng xu hướng tất yếu là hướng đi lên của cái mới, cái tốt.” [18; tr.278] Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn nhưng bàn về hình ảnh người phụ nữ chỉ điểm xuyết ở một vài phương diện… Tiêu biểu là những ý kiến sau: Vân Thanh cho rằng “ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tác giả đã hết lòng ngợi ca phụ nữ bình thường nhưng có tấm hồn trong trẻo và cao đẹp.”[18; tr.278 – 279] Trần Đăng Xuyền khẳng định: “Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng cũng phản ánh một hiện tượng xã hội có tính chất xã hội khá phổ biến trong đời sống gia đình hiện nay. Đó là tình trạng giữa người vợ và người chồng không tạo nên một hệ thống tâm lý sinh hoạt phù hợp giữa hai cá tính. Cá tính đã không làm cho phong phú thêm lại gây trở gại cho nhau. Đặc biệt là tình trạng người chồng không trở thành người bạn thân tình, người phụ trách tinh thần cho vợ…” [22; tr.277] Trần Cương đã viết về vẻ đẹp của người phụ nữ: “Mùa lá rụng trong vườn Lý người con dâu đẹp người, sắc sảo, đã đảm đang quán xuyến công việc kinh tế gia đình, lẽ ra vẫn có thể là người dâu hiền, người vợ tốt đẹp như chị có văn hóa hơn, biết kiềm chế bản năng, và nếu như Đông, người chồng, biết chăm lo, khuyến khích những mặt tốt đẹp của chị? Cừ - cái mầm cây sớm bị thúi chột ấy, nếu biết cách cứu chữa ngay từ đầu thì kết cục xảy ra đâu đến nông nổi như vậy? Còn Đông, nếu như Đông không đơn giản cứng nhắc mà linh hoạt, sắc sảo như Luận ở vị trí thứ bặc trong gia đình của mình thì chắc chắn Lý cũng khôn bỏ nhà mà đi”. [1; tr.282] Trần Cương cho rằng tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng các nhân vật như chị Hoài, Phượng, Vân… tuy tác giả dành số trang ít hơn, nhưng lại là những trang cảm động, Nâng niu trân trọng và đồng cảm sâu xa từ trong mỗi 2
- việc làm, mỗi ý nghĩ, mỗi hành vi nho nhỏ ở những nhân vật này, ngòi bút của tác giả đã tỏ ra tinh tế và điều đó làm gia tăng thêm chất nhân văn vốn đã là nền tản của tác phẩm này.” [1; tr.282] Nguyễn Văn Lưu cũng nhận xét: “nếu Lý chỉ biết khao khát tầm thường, tham lam qua quắt thì Phượng hiện lên đằm thắm, dịu dàng, giàu lòng yêu thương, biết hy sinh nhường nhịn, biết chịu đựng chia sẻ. Phượng tự nhiên như một truyền thống vững chắc, một sức mạnh vốn có. [9; tr.284] Nguyễn Văn Lưu cũng nêu lên những suy nghĩ của mình về hình ảnh của người phụ nữ: “Trong tiểu thuyết này nhà văn đã đưa ra được những hình ảnh rất đẹp của truyền thống văn hóa và đạo đức dân tộc. Chị Hoài, Phượng, Vân, bà lang Chí…là những tấm lòng trong sáng ngọt ngào, ấm áp, chan chứa nghĩa tình (…) [9; tr.284] Nguyễn Văn Lưu lại một nữa khẳng định: “Mùa lá rụng trong vườn đem lại một nhận thức mới, cấp bách. Nó đi được vào dòng chính của đời sống, sự sáng tạo văn học. Nhà văn cuối cùng phải trả lời được những vấn đề của đời sống tinh thần, của tâm lý và đạo đức. Nói được những vấn đề bức thiết của cơ chế kinh tế - xã hội là rất cần thiết. Tiếp theo đó, cần phải đi sâu vào lòng người, phải khám phá “cơ chế đời sống”, “cơ chế tâm lý và đạo đức” của con người. Ma Văn Kháng biết chọn đối tượng phán ánh, dựng được những hình tượng sinh động với ngòi bút khá tinh tế (…). Trong hướng văn đi phản ánh những vấn đề vừa bản chất vừa cấp thiết của đời sống, tham gia tích cực vào việc giải quyết đời sống. Mùa lá rụng là một thành công, một đóng góp đáng ghi nhận.” [9; tr.285] Những bài viết, phê bình và nhận định về tiểu thuyết Mùa lá tụng trong vườn của Ma Văn Kháng, viết về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội đương thời, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi nghiên cứu và thể hiện đề tài hình ảnh người phụ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, tiếp cận với đề tài này với kiến thức có hạn người nghiên cứu chỉ mong muốn góp một ý tưởng nhỏ để làm nổi bật về Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này chúng tôi hướng đến những mục đích sau: 3
- Chỉ ra được những thành công của nhà văn Ma Văn Kháng trong việc khám phá và thể hiện hình ảnh người phụ nữ. Qua những nhân vật nữ trong tiểu thuyết này để chỉ ra được những phẩm chất tốt đẹp cũng như những hạn chế của người phụ nữ trước đời sống xã hội có những biến động. Khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết nhất là việc xây dựng nhân vật nữ. 4. Phạm vi nghiên cứu Người nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát hình ảnh người phụ nữ ở một số tiểu thuyết này. Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu hình ảnh người phụ nữ ở một số tiểu thuyết khác của các nhà văn cùng thời để làm nổi bật so sánh, đối chiếu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm được những mục đích mà đề tài đã đặt ra chúng tôi sử dụng phương pháp sau: Với phương pháp hệ thống, chúng tôi nghiên cứu hình ảnh người phụ nữ trong mới quan hệ với những nhân vật khác, đồng thời nhìn nhận đánh giá người phụ nữ trong những phương diện khác nhau của đời sống được đặt ra trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Với phương pháp so sánh, chúng tôi nhằm so sánh hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn với hình ảnh người phụ nữ ở một số tiểu thuyết khác của nhà văn cùng thời để trên cơ sở đó làm nổi bật lên nét đặt sắc của Ma Văn Kháng khi xây dựng hình ảnh người phụ nữ. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác phân tích, chứng minh để góp phần làm rõ những vấn đề đã đặt ra. 4
- CHƯƠNG 1: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG VÀ MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN 1.1. Những nét chính về nhà văn Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn 1.1.1 Cuộc đời Nhà văn Ma Văn Kháng sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại làng Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội tên thật là Đinh Trọng Đoàn. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1974). Từ tuổi thiếu niên Ma Văn Kháng đã tham gia quân đội và được đi học ở khu xá Trung Quốc. Sau đó, ông học tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, Ma Văn Kháng lên dạy học ở tỉnh Lào Cai, từng là hiệu trưởng Trường trung học. Về sau Tỉnh ủy điều ông về làm thư ký cho Bí thư Tỉnh ủy, rồi làm phóng viên, phó Tổng biên tập báo của Đảng bộ Tỉnh. Ông khá am hiểu về phong tục tập quán của bà con dân tộc miền núi Tây Bắc. Ma Văn Kháng được dùng là bút danh đã nói lên sự gắn bó và tình yêu của ông đối với mảnh đất tỉnh Lào Cai. Ông từng hoạt động trên 20 năm, nơi mà ông coi như quê hương thứ hai của mình. Sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1976 đến nay ông về công tác ở Hà Nội, từng làm Tổng biên tập, Phó giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3 – 1995 ông là Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Đảng đoàn Hội Nhà văn khóa 5, Tổng Biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội. Tiểu thuyết Ma Văn Kháng quả là một hiện tượng nổi bật trong văn học năm 1990, tuy một giọng điệu nhưng không nhàm tẻ”. Trong khi nhiều trang miêu tả một cách hào phóng mặt tích cực phấn chấn, hào hứng thì cái xấu, cái xấu tuy chưa phải là bản chất của cuộc sống, nhưng rồi năm tháng nó lên dần lên dần, đã làm cho bao con người lương thiện, tuyệt vọng. Ma Văn Kháng đã lôi ra ánh sáng sự thật tối tăm oan khổ đối với tấm lòng nhân hậu. 1.1.2. Quá trình sáng tác văn chương của Ma Văn Kháng Quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng được hai làm hai giai đoạn Giai đoạn trước 1975 chủ yếu viết về đề tài đấu tranh cách mạng ở miền núi các dân tộc ít người. 5
- Giai đoạn này Ma Văn Kháng chủ yếu viết về các dân tộc miền núi, các cuộc đấu tranh để bảo vệ quyền sống cho mọi người ở vùng đặc biệt khó khăn và hiểm trở. Nhà văn luôn hướng về vùng biên ải, và những cuốn tiểu thuyết đầu tiên được đặt tên “Vùng biên ải”. Ngoài ra ông còn sáng tác rất nhiều truyện ngắn mà tiêu biểu như: Giàng tả”, “Vệ sĩ của Quan Châu”, “Ông lão gác vườn và con chó Phúm”, “Người thợ bạc ở nơi phố cũ”, “Mã Đại Câu”, “Người quét chợ Mường Cang”, “Móng vuốt thời gian”, Thím Hoong”. Do đó, tác giả đã rất thành công khi nói về nhân vật Giàng Tà, Giàng Tà là một người có lai lịch phức tạp. Hắn rất trung thành với người chủ của mình, người chủ tàn ác và thâm độc, xấu xa, nhưng thật chất Giàng Tà cũng có những điểm tốt có lúc theo giúp bộ đội ta. Trong thời đại phong kiến, mọi sự hồn nhiên, ngây thơ, vô ý thức, cả lòng tốt lẫn tàn bạo đều hoặc bị đè bẹp, bị chà đạp, bị vùi dập về thân phận nhỏ bé của người dân tộc miền núi. Vùng biên ải vốn dĩ là vùng đất dữ dội. Dữ dội vì đó là nơi diễn ra liên miên, “những cuộc đấu tranh, sát phạt tàn hại giữa các bầy đoàn, phe cánh. Bản tính tàn bạo, rừng rú, bản năng đao phủ luôn luôn được dung dưỡng, buông phóng phục vụ cho những cuộc sát phạt, tàn hại lẫn nhau ấy. Cho nên, đất biên ải càng trở nên dữ dội, bạo liệt nhưng ta vẫn thấy những con người lương thiện, được hạnh phúc khi được làm người, Ma Văn Kháng là nhà văn có những trang viết hay nhất về cái bạo liệt, dữ dội của miền biên ải ấy. Ở tác phẩm viết về đời sống của con người miền núi, tác giả đã khơi gợi cho chúng ta sự cảm thông sâu sắc, sự căm thù bọn thực dân cướp nước, bọn lang bạo, xấu xa tàn ác, cảm thông với số phận có cuộc sống lầm than của quần chúng nhân dân bị áp bức bốc lột. Sáng tác của Ma Văn Kháng gợi dậy ở người đọc tình cảm xót xa, vừa giận, vừa thương, xót xa những kiếp người không được làm người, thương cho sự hoang sơ mông muội và giận thay cho sự tàn bạo, man rợ mang “hình sắc của thời mới khai thiên”. Những chặng đường lịch sử giải phóng của các anh hùng dân tộc đầy khó khăn, cùng với thời điểm đó là những tác phẩm xuất hiện cùng thời đã phần nào phản ánh được cuộc đấu tranh của nhân dân với những nội dung luôn nói về chiến tranh để giải phóng dân tộc như: Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Người mẹ cầm sung (Nguyễn Thi), Hòn đất (Anh Đức). Trong những năm tháng kháng chiến không chỉ riêng người con ra chiến trường mà chúng ta vẫn thấy được lòng yêu quê hương dân 6
- tộc mãnh liệt, của những hình ảnh người phụ nữ, những người đảm đang lo việc nhà. Họ đã góp một phần sức nhỏ của mình cho đất nước cho nhân dân. Sau năm 1975 ông tập trung viết về cuộc sống thời ở đô thị. Sau chiến thắng năm 1975, Ma Văn Kháng là một trong những cây bút viết về sự đổi mới của nền kinh tế thị trường, ông đã chứng kiến những gì diễn ra xung quanh mình. Ông đã đưa những cái thường ngày vào văn xuôi mà không giới hạn ở mức độ miêu tả đời sống thành thị hôm nay với những eo sèo, phức tạp, xen lẫn yếu tố tiêu cực và tích cực. Những tác phẩm đó đã mang lại nhiều ý nghĩa về đời sống hằng ngày. Nhà văn đặt mình là người kể chuyện để kể về những chuyện eo sèo thường ngày và từ đó làm nổi bật sự lạc điệu, trật khớp đang diễn ra ở mỗi ngõ ngách, mỗi “góc sân nhỏ” nhằm gợi dậy ở ta những ấn tượng về sự phi lí, bất ổn trong quan hệ đời sống của con người hôm nay. Đó là nội dung mang nhiều ý nghĩa xã hội và toát lên vẻ nổi bật về đời sống của người dân ở thành thị của nhà văn Ma Văn Kháng, và chủ yếu ông viết về sự thay đổi của xã hội, mặt đạo đức và những nền nếp truyền thống khi hội nhập nền kinh tế thị trường. Ma Văn Kháng là nhà văn được mệnh danh là người khuấy động văn học Việt Nam hiện đại, kém ít tuổi so với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải nhưng cũng thuộc nhóm đại biểu tinh anh của Nhà văn học một thời, xứng đáng là một trong những ngọn cờ tiên phong đổi mới. Từ sau năm 1976 toàn thắng về ta, đất nước thống nhất, dư âm chiến tranh còn vang vọng văn học còn tiếp tục gần mười năm nữa nhưng vẫn mờ nhạt theo năm tháng. Từ năm 1986 trở đi khi đất nước khởi xướng chủ trương mở rộng giao lưu đổi mới tư duy, văn học cũng đổi mới tư duy. Khi cuộc sống đã trở lại đời thường, mỗi người bắt đầu có dịp chăm lo cho bản thân, gia đình con cái, lặp nghiệp thì cảnh sử cũng hết và văn học sử thi nhạt dần chuyển sang văn học đạo đức, thế sự và đời tư. Từ đề tài chiến tranh còn ám ảnh lâu dài thì cách nhìn đã thay đổi: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của Lê Lựu thay vào đó là khuynh hướng “phi sử thi hóa”, có nghĩa là mặt trái của đời sống được phơi bày nhiều hơn, sự tha hóa nhân cách, số phận bi kịch, tâm trạng lo lâu, khắc khoải. Giọng điệu ngợi ca, ru vỗ êm ái, ngọt ngào được thay thế dần bằng giọng điệu mỉa mai, phê phán, tự vấn. Thay vào chỗ trung tâm của những chiến sĩ, anh hùng năm xưa là những hình ảnh 7
- của những con người thực dụng, những người tẻ nhạt, tầm thường. Tính chất khai sáng nằm ngay trong phương châm nhìn thẳng vào sự thật. Phi sử thi hóa có nghĩa là văn học trở về với con người cá thể, quan tâm tới cá nhân, đề tài cái tôi, ý thức chủ thể, con người thân phận, cảm hứng đạo đức, tự vấn lương tâm, nỗi buồn… Tất cả đều là biểu hiện của ý thức cá nhân, sự phân hóa giữa người giàu và người nghèo. Ma Văn Kháng được coi là người đi tiền trạm cho đổi mới văn học, Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985) là những tác phẩm có tính chất mở đường. Lúc này cùng lúc Nguyễn Khải viết Gặp gỡ cuối năm (1982) và Thời gian của người (1985) như hành trình của sự tìm kiếm khám phá mới. Nhà văn Ma Văn Kháng lặng lẽ dấn bước trên con đường mới đã chọn với những quyết tâm mạnh mẽ. Thực ra từ tác phẩm Mùa mùa hạ đã có sự bất thường, tác phẩm không có được kết thúc có hậu như kiểu truyền thống. Hai nhân vật chết vì bạo bệnh, một hy sinh khi lấy thân mình che chắn cho con đê, cả hai ấp ủ bao khát vọng đẹp đẽ về cuộc sống mà phải đột ngột ra đi trong cái oán uất, day dứt. Đó là lý do cho cảnh tác phẩm “nằm đắp chiếu” ở nhà xuất bản một thời gian. Khi ra đời, cuốn tiểu thuyết đã gây nhiều sóng gió, Viện văn học tổ chức tọa đàm về tác phẩm để thống nhất đánh giá. Cuốn tiểu thuyết tiếp theo Mùa lá rụng trong vườn đã tiếp tục gây sự chú ý cho bạn đọc, lại có những trái khuấy. Cái mới chịu dễ dàng được chấp nhận vì những quan niệm cũ kĩ, nhưng rồi tác phẩm cũng vượt qua được thử thách ban đầu và được chuyển thể kịch bản điện ảnh, những va chạm, những hành trình viết càng làm dày dạn thêm một ý chí như sự trải nghiệm cần thiết. Năm 1989, cuốn tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú được mạnh dạn tung ra và đã gây sốc mạnh trong dư luận. Từ năm 1986 trở đi, sự đổi mới văn xuôi đã diễn ra ở bề sâu, Lê Lựu Thời xa vắng đã đưa ra một mẫu người tha hóa. Giang Minh Sài là người có đời sống tâm hồn trải qua bao thăng trầm, đau đớn là một sản phẩm của tình huống đặc sắc tiếng nói đồng tình rất cao, Nguyễn Khắc Trường vạch trần tâm địa đen tối độc ác của bọn tội phạm đội lốt Cộng sản ở nông thôn Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990), vấn đề được Ma Văn Kháng khơi gợi ở Côi cút giữa cảnh đời như sự lên án bọn cường hào nhân danh quyền ủy thế đã xô đẩy, dồn ép, vùi dập con người vào hoàn cảnh ngặt nghèo, khốn khó. Sự đồng thanh ấy phản ánh cảm hứng sự thật, khát 8
- vọng dân chủ như một nhu cầu khấn khiết. Nguyễn Huy Thiệp hưởng ứng và tiếp sức tố cáo cho sự xói mòn phong hóa xã hội suy bại trong quan hệ gia đình. Những vấn đề trong Tướng về hưu, Không có vua, Huyền thoại phố phường, Những người thợ xẻ (từ năm 1987) cũng được Ma Văn Kháng xới lên từ Mùa lá rụng trong vườn, sự băng hoại đạo đức truyền thống trong gia đình do tác động tiêu cực của xã hội. Và cuốn tiểu thuyết Trăng soi sân nhỏ cũng được giới nhà lý luận văn học quan tâm. Qua đó Ma Văn Kháng cho rằng “văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể của mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng nổi trên mặt của ngoại vật”. Trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn cho ta thấy người phụ nữ luôn muốn thoát khỏi của cuộc sống nề nếp truyền thống hướng về sự mới mẻ trong thời hội nhập, một cuộc sống tự do, ồn ào và vui vẻ nhộn nhịp, không còn thấy sự hà khắc của người xưa nữa. Và tác giả đã cho thấy xã hội thối nát đã cướp đi những phẩm chất tốt đẹp của con người, đã làm hủy hoại bao nhiêu thân phận của người phụ nữ không cho họ quyền sống nhưng ở với tầm cao mà mọi người không thể quay lại được, làm băng hoại về đạo đức của tất cả mọi người, văn hóa truyền thống cũng từ đó mất dần về tính trang nghiêm của xã hội xưa giờ đây chỉ còn là những phàm tục, không có đạo đức, sống tàn nhẫn với nhau, ghanh ghét và luôn đề phòng nhau trong mọi tình huống Hai cuốn tiểu thuyết mới Bóng đêm và Bến quê, tiểu thuyết ra đời cách đây không lâu nhưng đông đảo bạn đọc đón nhận, với tác phẩm này nói về hình ảnh con người hiệp sĩ tức là người hùng mới trong sự nghiệp an ninh, bảo vệ đời sống cho người dân. 1.2. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn 1.2.1.Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn Tác phẩm kể về một ngôi nhà khá lặng im với những hàng cây, tránh xa những nơi ồn ào đó là nhà ông cụ Bằng. Ông cụ là người muốn giữ truyền thống về văn hóa, đạo đức nên đã dạy các con nên giữ lại những gì được cho là tốt đẹp nhất, giữ gìn đó là nền tảng của văn hóa, vì thế ông luôn dạy các con phải giữ nề nếp truyền thống ấy bởi đó là cái đẹp cái quý người Việt Nam chúng ta, ông luôn nhắc nhở con cháu sống anh em hòa thuận, ông là người giữ lửa cho nền văn hóa nước nhà bởi ông đã chảy qua mấy chục năm những phong thái ung dung làm gương cho các con của mình. Vì thế, trong một gia đình đó có năm người con, người nào cũng 9
- đẹp người đẹp nết, năm hòn ngọc quý, Tường là người anh cả đã hy sinh ở chiến trường, Đông là một anh trung tá an phận với cuộc sống đơn giản không lo toan không chạy đua với cuộc sống thành thị, không lo lắng về cuộc sống nhìn cuộc đời một cách phiến diện, có thể nói Đông sống an nhàn thủ thường hưởng thụ sau bao năm đi chiến tranh cực nhọc về với gia đình cuộc sống và những chuyện va chạm với xã hội thì Đông không màn đến mà chỉ màn đến sống vui vẻ không suy nghĩ đến những chuyện phức tạp mà luôn nghĩ đơn giản và công việc chính của Đông chỉ mỗi tổ tôm tổ tép không ai có cuộc an nhàn như Đông. Luận là một nhà báo, nhạy bén trước những diễn biến của xã hội và có suy nghĩ chín chắn trước mọi tình huống là người biết lo cho gia đình luôn tìm ra cách giải quyết mọi việc một cách tốt nhất để mọi người có cuộc sống tốt hơn còn đối với vợ con, Luận hết mực yêu thương. Luận là một con người sống có trách nhiệm với gia đình, Luận luôn chia sẻ những gánh nặng cùng người vợ của mình, muốn giữ hạnh phúc gia đình và luôn quan tâm, lo lắng cho người khác anh cũng là am hiểu về xã hội đang có những diễn biến mà con người không thể nào đoán trước được, vì do hội nhập kinh tế nên con người có những đổi mới từ tích cách đến đạo đức và cũng rất hiểu về tính cách của từng thành viên trong gia đình, còn Cừ là một con người đã có mầm hư hỏng từ nhỏ, có lối sống thực dụng, coi đồng tiền là trên hết quên cả tình nghĩa anh em, với một người có lối như vậy cho nên những gì mà ông, bà Bằng dạy đều coi như vô nghĩa coi đó là đạo đức giả. Khi vào bộ đội Cừ luôn kêu than để nhận được tiền từ cha mẹ, khi vào cơ quan làm việc Cừ đã trốn cơ quan cùng một người phụ nữ trốn ra nước ngoài. Khi đến miền đất hứa Cừ mới tỉnh ngộ và nhận ra sai lầm của mình Cừ cần lắm những câu hà khắc của ông Bằng nhưng khi nhận ra giá trị tinh thần thì đã quá muộn, muốn sữa lại lỗi lầm của mình cũng không còn cơ hội, Cừ đã viết thư cho ông cụ Bằng về cách dạy con cổ hủ và lỗi thời của ông đã làm cho ông nhận ra sai lầm của mình trong việc dạy con, không ngờ những gì mà ông muốn giữ thì lại cho là hà khắc không phù hợp với cuộc sống hiện tại. Những lời nói đó đã làm cho ông thất vọng, tất cả ông chỉ muốn các con sống nên coi giá trị tinh thần là quan trọng anh em hòa thuận nhưng không ngờ cách dạy con như thế làm cho con oán hận mình. Cần là một nhân vật đại diện cho thế hệ trẻ nên Cần cùng Vân đấu tranh cho tình yêu của mình bất chấp phản đối của gia đình. Họ luôn mong có cuộc sống hạnh phúc bên người yêu của mình, khi xưa tình cảm con người không được chọn 10
- lựa mà theo sự sắp đặt của gia đình, nhưng với thời hội nhập kinh tế thì con người có quyền quyết định cuộc đời và tình cảm của họ và Cần đã khéo léo từ chối sự mai mối của người chị dâu mà thông báo sẽ cưới một cô học chung với Cần. Trong tiểu thuyết này, chúng ta không thể nào không kể đến những người phụ nữ, Phượng là một người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó, bao dung, vị tha, yêu thương chồng con, cô luôn bết quan tâm mọi người xung quanh hết lòng giúp đỡ khi họ gặp những khó khăn trong đời sống, cô là người luôn giữ nề nếp truyền thống từ cách cư xử, cách nói chuyện với người lớn, đối với gia đình nhỏ của mình họ xuất phát từ tình cảm yêu thương của hai con người tự nguyện sống biết quan tâm chăm sóc cho nhau và chia sớt những gánh nặng trong cuộc sống hằng ngày, Phượng hiền lành chất phác không khoa trương không tính toán và đanh đá cô sống luôn quan tâm đến cung bặc cảm xúc của các thành viên trong gia đình, cô không học cách đua đòi cho dù nền kinh tế hội nhập mang lại nhiều mặt xấu cho xã hội đối với cô không hề tác động, bởi cô không thích cuộc sống bon chen mà cứ bình thản mà sống và đúng với truyền thống coi giá trị tinh thần tình nghĩa anh em là trên hết. Hoài là một nhân vật xuất hiện vào chiều ba mươi Tết, chị là một người phụ nữ mộc mạc giản trị coi trọng tình nghĩa, luôn yêu thương mọi người xung quanh, quan tâm giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, chị là một người đảm đang biết chia sẻ với các thành viên trong gia đình, coi trọng tình cảm tình nghĩa anh em và luôn chị sẵn sằng chia sẻ khi họ cần đến sự giúp đỡ mà không hề lưỡng lừ, chị là một người đảm đang và luôn quan tâm đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đối với cuộc sống thời kinh tế khó khăn nhưng chị vẫn muốn góp một phần sức nhỏ của mình cho gia đình, chị là một người giản dị không thích cuộc chạy đua bon chen với những người xung quanh không thích sự ồn ào của xã hội mà chị cứ lặng lẳng mà sống và đặc biệt hơn chị nhận ra con người của Lý có sự thay đổi trong tâm hồn. Đó cũng là một nhân vật nhiễm bởi lối sống thành thị, muốn mình hơn tất cả mọi người, một người luôn tháo vát đảm đang thích sai khiến người khác dám đứng mũi chịu sào, đi lấy một người chồng bằng lòng với cuộc sống tự do không bon chen với ai không hề lo lắng mà buông xuôi theo số phận, đó là Lý. Lý là một người xinh đẹp và hấp dẫn đã không ít người để ý tới cô, cô đã chạy theo những dục vọng thấp hèn, đồng tiền đã làm cho cô quên đi tình nghĩa thiêng liêng mà bất cứ ai trong chúng ta mong muốn có được. Do đó, dẫn đến Lý sai rồi lại càng sai trượt ngã bởi lối sống 11
- xô bồ, đã có lúc Lý bơ vơ một mình trong căn buồng trống vắng cần có người chia sẻ an ủi, động viên là Lý có thể vượt qua. Nhưng người chồng vô tâm đến vô lo đã không làm được điều ấy đã không là bờ vai để nâng đỡ chia sớt những nỗi đau. Vì thế, Lý đã bỏ nhà ra đi khi mọi người trong nhà đã không làm chỗ dựa cho cô. Phượng với Lý hoàn toàn trái ngược nhau, Phượng biết lo nghĩ cho mọi người xung quanh, còn Lý là một người so đo, tính toán luôn tìm đủ mọi cách để đạt mục đích của mình mà bất chấp mọi thủ đoạn. Một năm đã trôi qua căn nhà tưởng đâu êm ấm nhưng không ai ngờ rằng đó là vùng chứa nhiều sóng gió của gia đình được gọi là truyền thống mẫu mực nhưng là nơi chứa đựng những con người tính cách khác nhau hòa quyện vào nhau tạo nên một không khí ngột ngạt trong xã hội đương thời. Ta có thể thấy rằng tất cả đều do nền kinh tế thị trường làm cho người bị tha hóa về mặt đạo. Kết thúc truyện cũng là vào dịp Tết khi mọi người nhận được lá thư của Lý với sự ăn năn hối lỗi của mình và muốn quay về với gia đình để được đoàn tụ cùng với mọi người. Tác phẩm là một chuông cảnh báo đối với gia đình Việt Nam chúng ta. Qua đó, tác giả phê phán xã hội đương thời đã không chăm lo đến đời sống của người mà bắt họ chạy theo những đồng tiền, làm tha hóa về mặt đạo đức cũng như văn hóa của người Việt. 1.2.2. Hoàn cảnh sáng tác Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng được hoàn thành vào tháng 12 năm 1982 và được xuất bản lần đầu năm 1985. Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước mở ra trang lịch sử mới đã bắt đầu có những bước chuyển mạnh mẽ sau chiến tranh. Tác giả đã phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ có nhiều thay đổi xấu có, tốt có tất cả đang hòa lẫn vào nhau làm cho con người không phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu. Vì thế, tác phẩm ra đời là hồi chuông cảnh báo cho con người Việt Nam, những gia đình còn giữ nếp truyền thống, muốn giữ lại những gì được cho là tốt đẹp, tích cực thì chúng ta nên phát huy, còn cái được cho là lỗi thời tiêu cực thì nên loại bỏ, nếu chúng ta cố gắng giữ lại thì cũng không có ý nghĩa gì mà trái lại còn làm ảnh hưởng mọi người trong xã hội đương đại. Nền kinh tế thị trường bên cạnh đem đến sự phùng hoa cho đời sống xã hội. Cho người trong hoàn cảnh đó không những làm con người bị tha hóa về mặt đạo đức ảnh hưởng đến văn hóa. Con người muốn phá vỡ cái nề nếp kiểu gia đình 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 134 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 40 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 46 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 53 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 49 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 31 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 20 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 24 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 24 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 24 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 22 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 30 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 18 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 15 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 26 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn