Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
lượt xem 12
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát làm rõ vẻ đẹp của hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy; để hiểu rõ hơn tài năng nghệ thuật của Nguyễn Duy trong việc khám phá và thể hiện hình ảnh người phụ nữ; phân tích, lí giải được vì sao Nguyễn Duy lại viết nhiều và viết hay về người phụ nữ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN DUY VÕ THỊ KIỀU NƯƠNG Hậu Giang, 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN DUY Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÂM ĐIỀN VÕ THỊ KIỀU NƯƠNG Hậu Giang, 2013
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Lâm Điền, người đã tận tình hướng dẫn tôi để hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, thư viện thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập, tìm kiếm tài liệu. Tôi xin cảm ơn gia đình và các bạn cùng lớp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn. Sinh viên thực hiện Võ Thị Kiều Nương i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Võ Thị Kiều Nương ii
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) ---------------------------- 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ............................................................................... 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN:...................................................................................... MSSV: ...................................KHÓA:................................................................... 3. TÊN ĐỀ TÀI: ......................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: ....................................................................................................... 1.2. Thái độ: ............................................................................................................. 1.3. Khác: ................................................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): .................................................................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.2. Nội dung chính: ................................................................................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... iii
- ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.3. Chú thích, thư mục: ........................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.4. Hình thức trình bày: .......................................................................................... 2.4.1. Dung lượng(trang): ...................................................................................... 2.4.2. Khuôn khổ: .................................................................................................. 2.4.3. In ấn: ............................................................................................................ 2.4.4. Trình bày: .................................................................................................... 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ..................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Đánh giá, xếp loại: ................................................................................................... Đánh giá: ............................................................................................................... ................................................................................................................................. ……., ngày tháng năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) iv
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4 Chương 1: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON ĐƯỜNG THƠ NGUYỄN DUY ........................................... 6 1.1. Vài nét về cuộc đời của Nguyễn Duy ................................................................ 6 1.1.1. Sơ lược tiểu sử ............................................................................................. 6 1.1.2. Con người .................................................................................................... 7 1.2. Con đường thơ của Nguyễn Duy..................................................................... 10 1.2.1. Thơ Nguyễn Duy trước năm 1975............................................................. 10 1.2.2. Thơ Nguyễn Duy sau năm 1975................................................................ 13 1.3. Vài nét về đặc điểm thơ Nguyễn Duy ............................................................. 16 1.3.1. Đặc điểm nội dung..................................................................................... 16 1.3.2. Đặc điểm nghệ thuật .................................................................................. 23 Chương 2: NHỮNG VẺ ĐẸP NỔI BẬT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN DUY ........................................................... 26 2.1. Giàu lòng yêu thương....................................................................................... 26 2.1.1. Yêu thương chồng con............................................................................... 26 2.1.2. Yêu thương cháu........................................................................................ 34 2.2. Chịu thương chịu khó và thủy chung son sắt ................................................ 37 2.2.1. Chịu thương chịu khó ................................................................................ 37 2.2.2. Thủy chung son sắt .................................................................................... 40 2.3. Tình yêu trong sáng, lãng mạn và hạnh phúc trong cuộc sống gia đình .... 43 2.3.1. Tình yêu trong sáng lãng mạn ................................................................... 43 2.3.2. Hạnh phúc trong cuộc sống gia đình ......................................................... 46 v
- Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN DUY........................................................... 50 3.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình và miêu tả nội tâm của nhân vật trữ tình ....50 3.1.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình ................................................................ 50 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm........................................................................ 58 3.2. Nghệ thuật so sánh ........................................................................................... 64 3.2.1. Cách so sánh giản dị, quen thuộc .............................................................. 64 3.2.2. Cách so sánh mới lạ, độc đáo .................................................................... 66 3.3. Giọng điệu ......................................................................................................... 67 3.3.1. Giọng giãi bày, tâm tình ............................................................................ 67 3.3.2. Giọng suy tư, triết lí................................................................................... 71 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Duy là nhà thơ trẻ xuất hiện trên văn đàn vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những tập thơ tiêu biểu như: Cát trắng, Ánh trăng, Mẹ và Em, Đãi cát tìm vàng, Đường xa, Quà tặng, Về, Bụi. Hơn ba mươi năm làm thơ, mỗi chặng đường sáng tạo của Nguyễn Duy đều để lại những tập thơ hay, những bài thơ “rất được” ghim vào trí nhớ của người đọc. Những vần thơ Nguyễn Duy giàu chất trữ tình dân gian, ngọt ngào như ca dao. Nguyễn Duy cứ đào sâu vào: “khúc dân ca quê mình”. Với tập thơ “Ánh trăng” Nguyễn Duy được trao giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam (1984). Một số bài khá thành tựu như: Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm…(chùm thơ đoạt giải nhất do báo Văn nghệ tổ chức năm 1973). Nguyễn Duy được giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Đó là những thành tựu đóng góp được ghi nhận của nhà nước đối với Nguyễn Duy. Nguyễn Duy viết nhiều về những vấn đề lớn lao mang tầm vóc thời đại, dân tộc, cả những điều tầm thường, giản dị. Con người trong thơ ông là những con người của ruộng đồng, làng quê, những con người cần cù, gian khổ, không tuổi, không tên. Nổi bật lên trong những hình ảnh ấy là hình ảnh người phụ nữ. Hình ảnh này được Nguyễn Duy xây dựng thật thành công cả về ngoại hình lẫn tâm hồn. Thơ Nguyễn Duy gợi lên những điều xa xôi mà lại thật gần gũi, giản dị mà lại rất thâm sâu. Đó là hình ảnh của những người bà, người mẹ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Đặc biệt khi đọc bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, tôi bắt gặp ở đó những âm điệu mượt mà từ những lời hát ru với cảm giác thân thương, gần gũi của người mẹ. Điều đó đã khiến tôi nghĩ về mẹ và nhớ về mẹ nhiều hơn. Ngoài ra, tôi chọn đề tài này bởi vì sự yêu thích nhà thơ đặc biệt là thơ của ông. Khi đọc thơ ông tôi cảm nhận sự bình dị, thân quen với cuộc sống và tạo ấn tượng mạnh nhất trong tôi chính là hình ảnh người phụ nữ. Từ những lẽ trên, tôi chọn đề tài “Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy” để làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu thơ Nguyễn Duy và khẳng định những đóng góp của ông đối với thơ ca dân tộc. 1
- 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ có đóng góp đáng kể đối với nền thơ ca dân tộc. Thơ của Nguyễn Duy có cái phong vị quê hương đậm đà, mỗi bài thơ, mỗi câu thơ như một khúc hát tình quê dạt dào, đằm thắm thiết tha, là những triết lí nhân sinh trong cuộc sống gợi lên và làm lay động phần sâu thẳm, thiêng liêng nhất trong tâm hồn của mỗi con người về một miền quê. Nguyễn Duy là một thi sĩ với niềm đam mê tâm huyết với nghệ thuật, ông đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp sáng tác và đã đem lại một thành tựu rực rỡ cho nền văn học Việt Nam. Từ đó Nguyễn Duy đã chiếm được rất nhiều tình cảm của độc giả và nhận được sự đóng góp rất chân thành của nhiều nhà phê bình. Trong bài viết Nguyễn Duy – Người “Thương mến đến tận cùng chân thật”, nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù, gian khổ, không tuổi, không tên. Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình” [20; tr. 462]. Vũ Văn Sỹ cho rằng: “Cái đáng quí nhất trong thơ Nguyễn Duy là anh viết về đất nước, về nhân dân, về đồng đội, về những người thân và về chính mình bằng tấm lòng “Thương mến đến tận cùng chân thật” [19; tr. 471]. Đặc biệt “Thơ của Nguyễn Duy có những bài viết rất được và bài nào đã được là được hẳn và ông đưa ra một vài bài cụ thể để minh họa cho lời nói của mình như: Ánh trăng, Nghe tắc kè kêu trong thành phố, Đò lèn, Tuổi thơ, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…” [19; tr. 459]. Xây dựng thế giới nhân vật ta thấy nhân vật trong thơ của Nguyễn Duy hầu hết là những thảo dân sống cuộc sống giản dị. Họ không những mang cái khổ của thảo dân mà còn mang cái đẹp của thảo dân. Chu Văn Sơn nhận ra thế giới nhân vật trong thơ của Nguyễn Duy: “Họ là những bà và mẹ” [17; tr. 408]. Ở bài viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng nhận xét về nội dung thơ Nguyễn Duy:“Nguyễn Duy viết đều và có chất lượng về quá khứ và hiện tại, về chiến tranh và tình yêu, về quê hương gốc gác và những người thân ở gần lẫn xa cách, về con người và đất nước thống nhất” [16; tr.87]. Về nghệ thuật:“Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian. Lời thơ đơn sơ gần với khẩu ngữ. Tư duy thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phảng 2
- phất phong độ cổ điển phương Đông” [16; tr. 90]. Còn ở bài viết Thơ Nguyễn Duy và “Ánh trăng”, Lê Quang Hưng nhận xét: “Nguyễn Duy đã dựng lên những bài thơ gọn, chắc, vừa mang máu thịt của đời sống vừa có tầm tư tưởng cao. Nguyên nhân quyết định có lẽ ở độ chính của cảm xúc, tình cảm” và “Cách dựng tứ là một yếu tố tạo nên chất dân gian trong thơ Nguyễn Duy. Hồn thơ Nguyễn Duy, giọng thơ Nguyễn Duy gần gũi với dân gian phần sâu xa bởi từ thuở bé anh được sống nhiều với những câu ca dao, những truyện cổ tích của người bà thân thiết” [13; tr. 290]. Ta thấy Nguyễn Duy gắn bó máu thịt với đất nước mình bằng tình cảm cụ thể với người dân. Đó là những người nông dân, người thợ, người lính, người bạn, người cha, người mẹ, người bà, người vợ, và chính mình. Nhưng có lẽ sâu sắc và cảm động nhất là khi Nguyễn Duy nói về hình ảnh của người mẹ với sự cần cù, chịu đựng, giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa tình. Đó là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Điều đó khẳng định vị trí vững chắc của một thi nhân tiêu biểu làm nên “Một thời đại trong thi ca”. Ở bài viết “Chất nhựa” của thơ tình Nguyễn Duy qua bài thơ Xuồng đầy, Nhị Hà nêu lên cảm giác của mình khi đọc thơ Nguyễn Duy:“Đọc thơ tình của Nguyễn Duy, tôi có cảm giác nhà thơ đã cho mình được đánh đu giữa cái mơ và cái thực, giữa cái có và cái không. Cảm xúc ấy nằm ở những rung động tinh tế “Như đã, như chưa” của tình yêu. Thơ anh như chất nhựa rịn ra từ bề mặt lát cắt ngang một cành cây mềm, bởi lưỡi dao cực mỏng, cực bén” [10; tr. 234]. Ở bài viết Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy một bài thơ hay về Mẹ được Đặng Hiển đánh giá cao về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật: “Bài thơ đã động thấu đến những tình cảm thiêng liêng nhất, sâu xa nhất và thân thương nhất của chúng ta – tình cảm đối với mẹ bằng một hình thức nhuần nhị đến điêu luyện để trở thành như là tiếng nói tự nhiên của lòng ta” [12; tr. 43]. Trong bài viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng nhận xét: thật “cảm động thay với những câu thơ về mẹ” và ông đã đưa ra dẫn chứng một cách cụ thể qua hình ảnh người mẹ trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy: “ mẹ ta không có yếm đào – nón mê thay nón quai thao đội đầu – rối ren tay bí tay bầu – váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa….cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” [16; tr. 87] Còn ở bài viết Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy, Vũ Quần Phương cho rằng: 3
- “Không phải ai cũng được hưởng sự yêu thương mộc mạc của những bà mẹ như bà mẹ trong ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm này” [15; tr. 94]. Nguyễn Thị Bông trong bài viết Điểm gặp nhau thú vị của Tú Xương với Nguyễn Duy đã có lời đánh giá rất trân trọng về con người của Nguyễn Duy. Tác giả cho rằng Nguyễn Duy ca ngợi vợ mình với “giọng điệu vui tươi hóm hỉnh” [2; tr. 330], đặc biệt qua đó ông rất: “hiểu mình, hiểu vợ” [2; tr. 331]. Chúng ta nhận thấy rằng người phụ nữ hiện lên trong thơ Nguyễn Duy thường rất nghèo khổ nhưng luôn mang một tấm lòng đôn hậu, bao dung. Họ là đại diện cho những nét đẹp về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Các thế hệ nghiên cứu đã đưa ra nhiều nhận định có giá trị, những nét đặc sắc trong thơ ông được soi rọi dưới nhiều góc độ, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, về hình thức thể hiện cảm xúc dạt dào, chan chứa hồn quê. Nhìn chung, chưa có ý kiến nào nghiên cứu về Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy. Do vậy, luận văn này sẽ cố gắng đưa ra cái nhìn tương đối toàn diện về thơ của Nguyễn Duy nghiêng về khía cạnh hình ảnh người phụ nữ. Những ý kiến của các nhà nghiên cứu sẽ được luận văn kế thừa, tham khảo và bổ sung. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy, nhằm mục đích sau: Thứ nhất, khảo sát làm rõ vẻ đẹp của hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy. Thứ hai, để hiểu rõ hơn tài năng nghệ thuật của Nguyễn Duy trong việc khám phá và thể hiện hình ảnh người phụ nữ. Thứ ba, phân tích, lí giải được vì sao Nguyễn Duy lại viết nhiều và viết hay về người phụ nữ. 4. Phạm vi nghiên cứu Đến với đề tài Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy, người viết đi vào tìm hiểu những tập thơ của ông nhằm làm nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ trong thơ ông. Bên cạnh đó, tôi còn nghiên cứu một vài bài thơ của những tác giả cùng thời để đưa vào đối chiếu, so sánh nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng những phương pháp sau: 4
- Với phương pháp hệ thống, người viết nhằm nhìn nhận vấn đề đặt ra trong hệ thống quan niệm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ của nhà thơ trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ngoài ra người viết còn kết hợp sử dụng các thao tác phân tích, chứng minh, bình giảng để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Với phương pháp so sánh, người viết sử dụng để so sánh thơ của Nguyễn Duy với thơ của một số nhà thơ cùng thời, nhằm làm nổi bật nét đặc sắc của Nguyễn Duy khi xây dựng hình ảnh người phụ nữ. 5
- Chương 1 VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON ĐƯỜNG THƠ CỦA NGUYỄN DUY 1.1. Vài nét về cuộc đời của Nguyễn Duy 1.1.1. Sơ lược tiểu sử Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948, tại xã Đông Vệ, tỉnh Thanh Hóa, ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1965 Nguyễn Duy tham gia chiến đấu, ông từng làm tiểu đội trưởng đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trong điểm đánh phá ác liệt của quân Mỹ trong những năm chiến tranh Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, Nguyễn Duy từng tham gia chiến đấu nhiều nơi trên các chiến trường Đường 9-Khe Sanh, Đường 9-Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc. Năm 1971-1975 ông học khoa Ngữ Văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đến năm 1976 Nguyễn Duy trở về làm báo Văn nghệ, năm 1977 đến nay là đại diện thường trú của báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, khi đang còn là học sinh phổ thông Nguyễn Duy đã bắt đầu làm thơ, tác phẩm đầu tay của ông là Trên sân trường. Từ đầu thập niên 70, thơ ông được đăng rải rát trên các báo. Nguyễn Duy được trao giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ 1972-1973 cho chùm thơ bốn bài: Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười. Nguyễn Duy, một thi sĩ nổi tiếng cuối những năm chiến tranh và càng rực rỡ hơn trong thời bình. Tập thơ Ánh trăng, Mẹ và em, Quà tặng, Về, Bụi là những tập thơ đặc sắc nhất của ông. Ánh trăng được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Tập thơ Mẹ và em (1987), hầu hết những bài thơ hay nhất trong đời thơ Nguyễn Duy đều nằm trọn trong tập thơ này. Năm 1997 nhà thơ tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân và ông đến với người đọc bằng một phương thức mới như làm lịch thơ, in thơ trên các chất liệu như: tre, nứa, tranh rồi đem triển lãm. Năm 1998 ông tổ chức những cuộc chơi thơ ở thành phố Hồ Chí Minh và sau 6
- đó ở Hà Nội. Năm 2001 Nguyễn Duy in nhiều thơ trên giấy dó. Đến năm 2005 ông cho ra mắt tập thơ Thiền trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc), có nguyên bản tiếng Hán, phiêm âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa, dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa. Những thành tựu mà ông đạt được gồm 13 tập thơ, những tác phẩm chính của ông như: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990), Về (1994), Bụi (1997)…ngoài ra ông còn có các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác như: Em-sóng (1983), Nhìn ra bể rộng trời cao (1985), Khoảng cách (1985). Năm 2007 Nguyễn Duy được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Nhìn chung, Nguyễn Duy đã rất thành công trên con đường sáng tạo nghệ thuật và có những đóng góp đáng kể cho nền thơ ca dân tộc. 1.1.2. Con người Nguyễn Duy là một nhà thơ có tinh thần yêu nước sâu sắc. Ông sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Năm 1966 (tức năm Nguyễn Duy tròn 18 tuổi) nhà thơ nhập ngũ làm lính thông tin và làm báo trong Quân đội. Nhà thơ là một người từng trải nên ông cảm nhận được ý nghĩa và bề sâu của cuộc sống từ những sự vật, sự việc có vẻ bình thường. Nguyễn Duy là người luôn có chính kiến, có thái độ thẳng thắn, tháo vát, có đầu óc tổ chức công việc. Yêu quê hương, đồng nghĩa với việc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, Nguyễn Duy say mê ca ngợi vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên cùng với hoài niệm tuổi thơ của mình “Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng / cỏ và lúa và hoa hoang quả dại / vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải / bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua / tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò / con sáo mỏ vàng con chào mào đỏ đít / con chim trả bắn mũi tên xanh biếc / con chích chòe đánh thức buổi ban mai (Tuổi thơ). Cùng với những cảnh sắc làng quê được tái hiện thường gắn với những vất vả, nhọc nhằn: Tôi lớn lên trên bờ bãi sông Hồng trong màu mỡ phù sa máu loãng giặc giã từ con châu chấu con cào cào mương máng đê điều ngổn ngang chiến hào 7
- trang sử đất ngoằn ngoèo trận mạc (Đánh thức tiềm lực) Tất cả sự vất vả nhọc nhằn nhưng rất đỗi yêu thương và gắn bó. Nỗi ám ảnh lớn nhất trong tâm hồn nhà thơ là những trận lũ. Ở Trường Sơn khi quê nhà đang mùa mưa lũ, nhà thơ như hình dung rõ cảnh: “Lúa chìm xuống cỏ dềnh lên / rác bùn gạch ngấn ngang nhiên trên tường / bèo đi ngang ngược giữa đường / lụt ăn theo bão lẽ thường xưa nay” (Lời ru trong bão). Chính sự nghèo khổ, lam lũ của người dân quê đã in đậm trong tâm trí Nguyễn Duy, để rồi ông thể hiện lên trang viết của mình một cách chân thật, cảm động qua chính cuộc đời của những người thân trong gia đình ông. Chính sự hòa quyện giữa quê hương và gia đình ấy đã đem đến cho Nguyễn Duy cái nhìn thẳng, nói thẳng sự thật cuộc sống. Đó là một con người luôn có ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước. Nguyễn Duy rất đam mê với việc sáng tác, ông luôn khám phá, tìm tòi, đổi mới để làm giàu thêm cho trang viết của mình. Điều đó thể hiện qua việc ông cho ra đời nhiều tập thơ và bút kí. Đến với thơ ông ta như được ghé nhiều nơi như: Lạng Sơn, Đồng Đăng, Đà Lạt, Nha Trang, Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Thao, Hà Nội, Đò Lèn, Cầu Bố…rồi những vùng đất xa xôi ở xứ người như: Matxcova, Kiep, Bonston, Arekhovo... Nguyễn Duy mồ côi mẹ từ thuở nhỏ. Chính vì thiếu vắng tình thương của mẹ nên thơ ông lúc nào cũng viết nhiều về mẹ. Nhưng có lẽ nặng nề nhất, đau đớn nhất trong ông là nỗi ám ảnh về thân phận những người mẹ liệt sĩ sau chiến tranh: Mười năm sau…mẹ vẫn dưa ếch / cát vẫn rang dây lá vẫn bò toài / mẹ đi chợ nửa đường đứt gánh / trái dưa lăn tròn lông lốc lăn hoài (Ám ảnh cát). Bên cạnh đó Nguyễn Duy còn được thừa hưởng di sản văn học dân gian như: những câu hò vè, tục ngữ, ca dao, truyện nôm khuyết danh qua lời kể của bà ngoại mình. Người bà, người mẹ có những ảnh hưởng sâu sắc trong thơ Nguyễn Duy. Họ không phải là ai khác mà họ là những thân phận phụ nữ nông dân lam lũ như “những cánh cò” trên hành trình “đi tìm hạt gạo” trong cuộc đời. Và cũng chính vì ông là một người nông dân nên những khó khăn cực nhọc của những người “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” được ông hiểu và viết rất rõ. Nguyễn Duy là người có tinh thần đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, được thể hiện qua một tấm lòng chân thành, một tiếng nói sâu lắng và trữ tình, ông luôn biểu hiện 8
- cái tôi trầm tư - triết lí. Nguyễn Duy đã tận dụng những yếu tố văn học dân gian vào trong thơ để tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen. Sức ám ảnh mạnh mẽ từ những truyện kể, ca dao trong văn học dân gian mà người bà đã truyền cho Nguyễn Duy lúc còn thơ ấu đó là một trong những vấn đề cốt lõi đã hình thành nên hồn thơ Nguyễn Duy. Chiến tranh đã qua đi nhưng dư âm của nó thì còn vang vọng mãi. Chính điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến những trang thơ của Nguyễn Duy. Trong giai đoạn trước và sau năm 1975, thơ ông còn mang đậm dấu ấn chiến tranh. Do bị chi phối bởi đặc điểm lịch sử, chiến tranh trở thành đề tài trung tâm của văn học Việt Nam qua các thời đại. Đặc biệt, đối với Nguyễn Duy là thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, nên việc phản ánh hiện thực cách mạng “vừa là trách nhiệm vừa là niềm say mê” và chiến trường trở thành nguồn cảm xúc suy nghĩ lớn cho nhà thơ. Để rồi thơ của ông đã đưa người đọc đi vào giữa hiện thực chiến tranh, đến những nơi gian khổ, ác liệt, nóng bỏng nhất. Điều đó giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát hơn về những năm tháng ác liệt, bởi nhà thơ là người từng tham gia kháng chiến và chứng kiến nhiều cảnh đau thương, mất mát từ chiến tranh. Chính những điều đó đã khơi gợi ngòi bút sáng tác của ông. Ông nhìn về chiến tranh với những kí ức đau thương, mất mát đã trải qua. Tập thơ Ánh trăng ra đời (1984) cùng với tập Cát trắng (1973). Nguyễn Duy tham gia kháng chiến lúc còn trẻ. Nhà thơ luôn nhìn cuộc đời bằng con mắt tươi vui, hồ hởi, đồng thời cũng luôn lo lắng, trăn trở giữa quá khứ và hiện tại. Vì vậy, dù là ông luôn dâng tràn niềm hạnh phúc khi đất nước được thống nhất nhưng ông cũng không quên đi quá khứ đầy máu và nước mắt của cha ông, của đồng đội và của những người thân. Từ hình ảnh đồng đội bỏ quên lại tuổi thanh xuân trong cánh rừng già, những bà mẹ suốt đời đi tìm con luôn ám ảnh trong thơ Nguyễn Duy. Đó là trách nhiệm đối với quá khứ, với nền hòa bình đã được đánh đổi qua biết bao nhiêu thời gian của đời người. Ông sinh ra trong gia đình gốc nông dân ở Thanh Hóa.Vì tuổi thơ gắn bó với ruộng đồng nên những hình ảnh như cánh đồng, rơm rạ, con cò, con trâu, dòng sông, ánh nắng, cơn mưa…trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của ông. Những hình ảnh ấy không chỉ đơn thuần là “những người bạn” thân thiết với người nông dân mà nó còn là biểu tượng của làng quê, của cội nguồn, của linh hồn dân tộc. 9
- Nguyễn Duy là người luôn tự tin với chính mình và coi trọng tình bạn. Ông tự tin với những sáng tác của mình, mặc dù có nhiều bài thơ viết xong vừa ráo mực đã được in ngay và rồi chìm trong dư luận. Nhưng ông xem điều đó không phải là bất công mà là lẽ thường trong đời sống văn học, để rồi ông cố gắng phấn đấu và có được những thành công như ngày hôm nay. Trong cuộc sống, Nguyễn Duy có rất nhiều người bạn, từ tứ xứ, nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau, phần đông vẫn là bạn lính cũ của ông. Có những người thành đạt, có người còn lận đận, có cả những người lâm nạn…nhưng Nguyễn Duy vẫn tiếp đãi mọi người bằng tấm lòng nhân hậu, học hỏi hay khuyên răn, nhờ cậy hay giúp đỡ, chia sẽ hay cưu mang…đều là chân thành. Qua đó cho thấy, Nguyễn Duy là người có tinh thần yêu nước sâu sắc, là nhà thơ có ý thức trách nhiệm cao đối với gia đình, với ngòi bút sáng tác của mình. 1.2. Con đường thơ của Nguyễn Duy Xuất hiện trên văn đàn vào năm 1970 và đến năm 1972 Nguyễn Duy đã tạo được dấu ấn mạnh trong lòng độc giả. Nguyễn Duy là một nhà thơ từng tham gia chiến đấu nên thơ ông trong giai đoạn này ta cảm nhận được ý nghĩa và bề sâu cuộc sống từ những sự vật, sự việc rất đỗi bình thường. Đến khi chiến tranh kết thúc và cho đến ngày hôm nay ta lại thấy một Nguyễn Duy vẫn nhạy cảm, giàu suy tư và từng trải trong cuộc sống. Có thể nói, tài năng của Nguyễn Duy ngày càng được nâng cao. Nhà thơ càng viết thì ngòi bút của ông càng vững vàng hơn. Con đường thơ của Nguyễn Duy gắn liền với những năm tháng đầy biến động của lịch sử. 1.2.1. Thơ Nguyễn Duy trước năm 1975 Tập thơ đánh dấu trong giai đoạn này là tập Cát trắng được xuất bản năm 1973, trong đó có một số bài như: Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười…đã đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức. Nguyễn Duy tuy mới xuất hiện trong làng thơ nhưng những suy nghĩ, những cảm hứng của ông được thể hiện trong tác phẩm đã nhận được sự đồng cảm của độc giả và các nhà phê bình. Trong đó nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định thơ Nguyễn Duy có một vẻ đẹp “ không có gì so sánh được ”, [20; tr.383]. Đây có thể xem như là bước khởi đầu thuận lợi cho con đường thơ của Nguyễn Duy. Ta có thể thấy, cảm hứng chủ đạo của tập thơ này là hòa chung vào cảm hứng ca ngợi lòng tự hào, tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của dòng văn 10
- học cách mạng. Ở giai đoạn này Nguyễn Duy viết nhiều về đề tài chiến tranh và ông tập trung ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cái tôi cá nhân hòa vào cái ta chung của cộng đồng dân tộc. Con người phải gác lại những nhu cầu vật chất để phục vụ cho lí tưởng cao đẹp. Đọc thơ ông trong giai đoạn này, chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh của một bà mẹ nghèo trong Hơi ấm ổ rơm với tấm lòng đôn hậu, sống hết mình vì cách mạng: Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm bà mẹ đón tôi trong gió đêm nhà mẹ chật nhưng còn mê chỗ ngủ mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm (Hơi ấm ổ rơm) Đối tượng gợi lên cảm hứng cho nhà thơ ở đây không phải là những nhân vật kì vĩ, lớn lao mà đó chỉ là những bà mẹ quê nghèo xơ xác, cùng với những chàng trai, những cô gái vô danh với tấm lòng đôn hậu, sống hết mình cho lí tưởng cách mạng. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thơ Nguyễn Duy không chỉ dừng lại ở hình ảnh một bà mẹ nữa mà được nâng lên cả một dân tộc qua hình ảnh cây tre. Từ hình ảnh tre Việt Nam, người đọc liên tưởng đến dân tộc Việt Nam và những phẩm chất vô cùng cao đẹp hiện lên hiên ngang, kiên cường bất khuất trong mưa bom, lửa đạn: Bão bùng thân bọc lấy thân tay ôm tay níu tre gần nhau thêm thương nhau tre không ở riêng lũy thành từ đó mà nên hỡi người (Tre Việt Nam) Với một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, Nguyễn Duy đã cảm nhận được ý nghĩa bề sâu của cuộc sống từ những sự vật, sự việc rất đỗi bình thường. Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu thơ Nguyễn Duy ở giai đoạn này, chúng ta sẽ bắt gặp một tinh thần đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ được thể hiện qua một tấm lòng chân thành, một tiếng nói trữ tình và sâu lắng. Bên cạnh đó, Nguyễn Duy cũng sớm biểu hiện cái tôi trầm tư mang tính triết lí. 11
- Nguyễn Duy tham gia kháng chiến lúc còn trẻ, cùng với một tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ vào lúc này, ông nhìn đời bằng con mắt tươi vui, hồ hởi: Đời tôi là tia nắng mai lòng tôi là trang giấy mới hồn tôi là cơn gió thổi (Trống giục) Thơ Nguyễn Duy còn tạo nên những giọng điệu ngọt ngào, tha thiết với thiên nhiên và con người trong cuộc sống. Nhà thơ rất thành công trong việc đưa chất liệu dân gian vào trong thơ làm tăng thêm sự mộc mạc, dịu dàng và gần gũi với cuộc sống đời thường. Chân thành nhưng sâu sắc và đậm đà tình người, tình đời trong cuộc sống: Hạt gạo nuôi hết thẩy chúng ta no riêng cái ấm nồng nàn như lửa cái mộc mạc lên hương của lúa đâu dễ chia cho tất cả mọi người (Hơi ấm ổ rơm) Bằng giọng điệu lạc quan của người thắng trận và giọng điệu triết lí của một người từng trải trước cuộc đời, ông đã cảm nhận sự phong phú, đa dạng của cuộc sống: Thắng rồi trận đánh thọc sâu lại về với mái tăng - bầu trời vuông sục sôi bom lửa chiến trường tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng (Bầu trời vuông) Đó là tấm lòng tha thiết của người thắng trận. Bên cạnh đó, nhà thơ còn thể hiện giọng triết lí sâu sắc: Năm qua đi tháng qua đi tre già măng mọc có gì lạ đâu (Tre Việt Nam) Cũng như bao tác giả cùng thời, Nguyễn Duy đã ca ngợi và khẳng định cái đẹp. Nhà thơ giãi bày những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình nhưng qua đó hướng đến cái chung của cả dân tộc. Cái tôi cá nhân hòa vào cái ta chung của cộng 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 145 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 58 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 60 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 60 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 34 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 27 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù
88 p | 37 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 31 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thành ngữ trong ca dao Nam bộ
89 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 18 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 29 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn