Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945
lượt xem 10
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945 được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm tòi, học hỏi đã khám phá ra được những nét đặc trưng và đặc sắc từ “Giọng điệu thơ Nguyễn Bính”, qua đó góp phần khẳng định vị thế, quan điểm nghệ thuật qua những giọng điệu riêng của Nguyễn Bính trong nền thơ ca của dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC GIỌNG ĐIỆU THƠ NGUYỄN BÍNH TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 NGUYỄN THỊ HIỀN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC GIỌNG ĐIỆU THƠ NGUYỄN BÍNH TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỒ THỊ XUÂN QUỲNH THỊ HIỀN THỊ HIỀN NGUYỄN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- LỜI CẢM TẠ Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ sự động viên chân thành và giúp đỡ tận tình từ thầy cô giáo và bạn bè mà tôi đã vượt qua tất cả khó khăn đó. Đặc biệt tôi xin ghi lại lòng cám ơn thật chân thành đến với cô Hồ Thị Xuân Quỳnh với tư cách là một người cô, người hướng dẫn, đã tận tình hướng dẫn gợi mở cho tôi rất nhiều thắc mắc, băn khoăn để định hướng cho tôi những hướng đi và phương pháp thật cụ thể và đơn giản nhất trong quá trình viết tiểu luận này. Bên cạnh đó tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo và anh chị trong Thư viện Thành phố Cần Thơ, Trung tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ, Thư viện Khoa Sư Phạm trường Đại học Cần Thơ, Thư viện trường Đại học Võ Trường Toản… cảm ơn gia đình, bè bạn đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên tôi rất nhiều thứ trong quá trình hoàn tất luận văn. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hiền i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hiền ii
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) -------------------- 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ....................... Hồ Thị Xuân Quỳnh ........................ 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: ................................Nguyễn Thị Hiền .......................... MSSV: ................ 0956010196 ... ....................Khóa ..................... 02 ........................... 3. TÊN ĐỀ TÀI: Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: ......................................................................................................... 1.2. Thái độ:................................................................................................................ 1.3. Khác:.................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): .................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2.2. Nội dung chính: ................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... iii
- .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2.3. Chú thích, thư mục: ............................................................................................. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2.4. Hình thức trình bày:............................................................................................. 2.4.1. Dung lượng (trang): .................................................................................... 2.4.2. Khuôn khổ: ................................................................................................. 2.4.3. In ấn: ........................................................................................................... 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: .................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 3. Đánh giá, xếp loại: .................................................................................................... Đánh giá: .............................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Xếp loại: ............................................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ……………, ngày………tháng………năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) iv
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn có 3 chương chính: Chương 1: Nêu một số vấn đề chung về tác giả Nguyễn Bính. Ở chương này bao gồm hai nội dung chính sau: - Thứ nhất: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bính, cũng như quan niệm về thơ và một vài nét đặc điểm trong thơ Nguyễn Bính. - Thứ hai: Nêu lên cơ sở lý luận về giọng đệu. Trong phần này chúng tôi nêu sơ lược thuật ngữ giọng điệu, vai trò và những biểu hiện nghệ thuật của giọng điệu. Sau đó đi sâu tìm hiểu trong phần vai trò giọng điệu để thấy được tại sao vai trò lại là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên phong cách của tác giả và đồng thời cũng góp phần tạo nên nét đặc sắc khi thể hiện chủ đề của tác phầm. Chương 2: Biểu hiện giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính. Đây là phần nội dung chính, quan trọng nhất của luận văn, chương này chúng tôi đi sâu vào hai vấn đề chính như sau: - Thứ nhất: Đi tìm hiểu cơ sở hình thành giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính qua các phương diện như: đời sống văn chương, cuộc sống gia đình và bản thân tác giả đã có những ảnh hưởng trong việc hình thành cơ sở giọng điệu trong thơ. - Thứ hai: Tìm hiểu những giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính. Phần này làm rõ trong thơ của Nguyễn Bính có bao nhiêu giọng điệu và phân tích hết tất cả những giọng điệu như giọng điệu chân chất, “quê mùa”, giọng điệu lấp lửng, ngập ngừng, bâng khuâng, lưu luyến, buồn bã, lỡ làng, chua cay, khinh bạc và cuối cùng là giọng điệu trữ tình, đằm thắm, thiết tha, ngọt ngào… Để thấy được tài năng của Nguyễn Bính trong việc thể hiện giọng điệu trong thơ. Chương 3: Phương thứ thể hiện giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính. Sẽ nêu lên bốn vấn đề chính. - Thứ nhất: Thể thơ. Nêu lên các loại thể thơ mà Nguyễn Bính đã vận dung trong thơ của mình. - Thứ hai: Về ngôn ngữ thơ. Tôi sẽ đi sâu tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ thơ của một số nhà nghiên cứu. Sau đó tìm hiểu và phân tích Nguyễn Bính đã sử dụng ngôn ngữ trong thơ của mình ra sao. v
- -Thứ ba: Cách ngắt nhịp trong thơ. Tìm hiểu cách ngắt nhịp truyền thống và cách ngắt nhịp phá cách linh động để diễn tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Bính. -Thứ tư: Hình ảnh thơ. Phát hiện những hình ảnh đơn giản, mộc mạc có trong thơ mà Nguyễn Bính đã dùng. vi
- MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 7 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 8 B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 9 Chương 1. Một số vấn đề chung ........................................................................... 9 1.1. Tác gia Nguyễn Bính .................................................................................... 9 1.1.1. Cuộc đời ................................................................................................ 9 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác ............................................................................... 12 1.1.3. Quan niệm về thơ của Nguyễn Bính ................................................... 14 1.1.4. Vài nét về đặc điểm thơ Nguyễn Bính ................................................ 16 1.2. Lý luận chung về giọng điệu ...................................................................... 19 1.2.1. Thuật ngữ giọng điệu .......................................................................... 19 1.2.2. Giọng điệu - một biểu hiện nghệ thuật ................................................ 21 1.2.3. Vai trò của giọng điệu ......................................................................... 22 1.2.3.1. Giọng điệu-một trong những yếu tố tạo nên phong cách tác giả . 23 1.2.3.2. Giọng điệu góp phần tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm .............. 26 1.2.3.3. Giọng điệu góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm .................... 27 Chương 2. Biểu hiện giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính ................................. 30 2.1. Cơ sở hình thành giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính ................................. 30 2.1.1. Đời sống văn chương........................................................................... 30 2.1.2. Cuộc sống gia đình .............................................................................. 32 2.1.3. Bản thân ............................................................................................... 37 2.2. Những giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính ................................................. 41 2.2.1. Giọng điệu chân chất, “quê mùa” ........................................................ 41 2.2.2. Giọng điệu bâng khuâng, lưu luyến .................................................... 44 2.2.3. Giọng điệu lấp lửng, ngập ngừng ........................................................ 47 2.2.4. Giọng điệu buồn bã, lỡ làng ................................................................ 50 2.2.5. Giọng điệu chua cay, khinh bạc .......................................................... 54 vii
- 2.2.6. Giọng điệu trữ tình, đằm thắm, thiết tha, ngọt ngào ........................... 57 Chương 3. Phương thức nghệ thuật biểu hiện giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính ........................................................................................................................ 62 3.1. Thể thơ ........................................................................................................ 62 3.2. Ngôn ngữ thơ .............................................................................................. 67 3.3. Nhịp thơ ...................................................................................................... 71 3.4. Hình ảnh thơ ............................................................................................... 75 C. PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC viii
- Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phong trào Thơ Mới đã sản sinh ra nhiều nhà thơ trẻ với nhiều bài thơ hay đóng góp cho nguồn thơ ca dân tộc. Nguyễn Bính là nhà thơ nổi bật trong phong trào Thơ Mới với cách thể hiện đề tài làng quê xuất sắc nhất, đã góp cho phong trào Thơ Mới bảy tập thơ, một số truyện thơ và kịch thơ. Nguyễn Bính xứng đáng là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Nguyễn Bính đã tìm tòi tạo dựng cho mình một giọng điệu riêng trong thơ ca đó là một giọng điệu giản dị, gần gũi, mộc mạc với dân gian. Như Hoài Thanh đã từng đánh giá: “Thơ Nguyễn Bính có cái vẻ mộc mạc của những câu hát đồng quê” [21, tr. 46] và nói như nhà nghiên cứu Văn Tân: “Nhà thơ Nguyễn Bính như là một chú bướm…đã xâm nhập rồi bay lượn trên một vùng văn hóa dân gian đặc biệt của dân tộc…ca dao dân ca, và đã hấp thụ được một lượng hương nhụy đáng kể…” . Trong hàng loạt các nhà Thơ Mới, thì Nguyễn Bính đã đem hồn thơ của mình mà giao hòa cùng hồn quê vào hồn dân tộc. Thơ ông có sự tích hợp và phát huy độc đáo những truyền thống thơ ca, văn hóa dân gian và tiếng thơ hiện đại, đã tạo ra một phong cách thơ không trùng lặp với bất kỳ ai. Với sự nghiệp sáng tác phong phú, đa dạng mang tính tư tưởng và thẩm mỹ cao. Nguyễn Bính cùng với các nhà thơ lớn như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên được đánh giá là “Những nhà thơ vào bậc nhất nhì trong phong trào Thơ Mới” [17, tr . 10]. Cùng với sự góp mặt của Nguyễn Bính đã góp thêm phần nào làm nên thắng lợi của phong trào Thơ Mới. Với những câu thơ, ý thơ, vần thơ chất chứa hương vị của đồng nội đã thấm đẫm tình yêu của ông đối với quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Bởi cái tâm hồn mộc mạc mang hương đồng gió nội, vượt qua mọi lớp bụi trần của thời gian vẫn tỏa sáng trong thơ, tỏa sáng trong tâm hồn dân tộc, tỏa sáng nét đẹp nhân bản của con người Việt Nam. Đồng thời tạo cho Nguyễn Bính một gương mặt riêng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Một phần Nguyễn Bính tiếp nối những mạch thơ truyền thống của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương…bên cạnh đó ông tìm tòi, sáng tạo ra những vần thơ thấm đẫm phong vị dân gian với một kho số lượng phong phú, đa dạng ngôn ngữ tiếng việt nhằm nâng GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Hiền 1
- Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945 cao văn hóa truyền thống dân gian đồng thời thổi một sức sống mới vào thơ ca và đưa thể thơ lục bát đến độ hoàn thiện hơn. Những vần thơ của ông giàu chất trữ tình dân gian ngọt ngào như ca dao. Những vần thơ “chân quê” thấm đẫm “hồn quê”, “tình quê” của ông vẫn đang tồn tại trong cuộc sống hôm nay. Chính những vần thơ, trang thơ thấm đẫm “tình quê”, “chân quê” ấy mà người đời ta thường gọi Nguyễn Bính bằng những cái tên hết sức thân thương, dân dã đời thường như: “nhà thơ chân quê”, “thi sĩ của đồng quê”, “thi sĩ của yêu thương”… Mặt khác, những bài thơ của Nguyễn Bính đã từng đưa vào chương trình dạy học của Phổ thông và Đại học. Năm 2008 Nguyễn Bính được truy tặng Giải thưởng HCM về Văn học - Nghệ thuật. Năm 1937, ông được Tự Lực Văn Đoàn trao tặng giải khuyến khích với tập thơ Tâm hồn tôi…Đó là những thành công của ông trong suốt những năm tháng sống và cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp thơ văn mà Nhà nước nhìn lại và ghi nhận cho ông, một hồn thơ chất chứa tình quê cho những xóm làng thân thương của đất Việt. Từ những lý do trên tôi tiến hành khảo sát “Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945” để lý giải tại sao mảng thơ này lại có sức cuốn hút nhiều thế hệ người Việt đến vậy. Qua đó cũng muốn tìm ra dấu ấn riêng về giọng điệu có trong thơ Nguyễn Bính để thấy được những đóng góp của Nguyễn Bính đối với thơ ca dân tộc nói chung và đối với dòng thơ quê cảnh nói riêng. Đồng thời khẳng định vị thế, tôn vinh giá trị nhà thơ Nguyễn Bính trong nền thi ca Việt Nam. Để thấy được Nguyễn Bính là nghệ sĩ của làng quê và là nhà thơ của tình quê, ý quê, hồn quê, chân quê. 2. Lịch sử vấn đề Trong nhiều thập kỷ qua, thơ Nguyễn Bính đã trở thành một đối tượng khá tiêu biểu và độc đáo trong phong trào Thơ Mới nói riêng và thơ ca hiện đại nói chung. Khi Nguyễn Bính “trình làng” bài thơ Cô hái mơ từ đó đã trở nên thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình và lí luận văn học yêu thích thơ ông. Và bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau viết về cuộc đời, tác phẩm Nguyễn Bính với mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nguyễn Bính sáng tác chủ yếu về đề tài làng quê nên đa phần những nghiên cứu, những bài viết của các nhà nghiên cứu dù ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, dù ít hay nhiều cũng đề cập đến đến vấn đề làng quê trong thơ Nguyễn Bính. Thơ GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Hiền 2
- Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945 Nguyễn Bính dường như chứa cái phong vị quê hương đậm đà, mỗi bài thơ, mỗi câu thơ, ý thơ tác giả ngầm đặt vào trong ấy một thứ tình yêu không ngoài ý nghĩa nào cả đó là tình yêu quê hương thiết tha, ngọt ngào, một phần gợi lên, lay động được phần nào nơi sâu thẳm, thiêng liêng nhất trong tâm hồn về một miền quê trong ký ức tuổi thơ. Đó là những hình ảnh: cánh diều, cánh bướm, lá giầu, cây đa, đồng nội…tất cả đã đi vào thơ Nguyễn Bính một cách tự nhiên và đầy ắp tình người, hình ảnh ấy sẽ không tồn tại mãi cho hôm nay, nhưng ngàn đời sau quê hương Việt Nam sẽ mãi còn lưu lại trong ký ức trái tim mỗi người. Đó là lí do mà trên thực tế đang có rất nhiều công trình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính ra đời như: Trước Cách mạng Tháng Tám với thẩm định hay nhất, gợi đúng cái “chân quê” của hồn thơ của Nguyễn Bính phải kể đến bài giới thiệu về Nguyễn Bính của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam xuất bản năm 1942. Hoài Thanh là người đầu tiên nhận ra vẻ đẹp kín đáo, đậm đà của hồn thơ Nguyễn Bính, đồng thời qua đó Hoài Thanh cũng đã cắt nghĩa về sự quan tâm chưa thích đáng của giới nghiên cứu đối với Nguyễn Bính. Hoài Thanh nhận định: “Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và Nguyễn Bính đã đánh thức được người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của quê là những tính tình căn bản của ta…” hoặc là “Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được số đông công chúng mộc mạc nhưng khó lọt vào con mắt của các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: “Thơ như thế này thì có gì? Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu được bằng lí trí, một điều quý vô ngần - “Hồn xưa của đất nước” - Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng chúng ta” [21, tr. 283; 284]. Có thể cho rằng những vần thơ của Nguyễn Bính là chất “chân quê” là “hồn xưa đất nước”, một phẩm chất “quý giá vô ngần” mà chúng ta không thể hiểu được bằng lí trí. Cùng thời với Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại cũng chỉ ra thứ tình quê xác thực được toát lên từ những câu thơ mang dáng vẻ “thực thà”, “hai lần hai là bốn” của Nguyễn Bính. Vũ Ngọc Phan đã đánh giá cao thơ Nguyễn Bính, đặc biệt là mảng thơ viết về làng quê. Trong bài viết Đóng góp của thơ Nguyễn Bính đăng trên báo giáo viên nhân dân, số đặc biệt tháng 07/1969 của Vũ Quần Phương. Ông đã đưa ra những nhận định sâu sắc và toàn diện về hồn thơ Nguyễn Bính, bên cạnh đó Vũ Quần Phương GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Hiền 3
- Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945 còn làm rõ hơn một bước về thơ Nguyễn Bính: “Đó là hồn của làng mạc quê hương, vườn cau mái rạ” [16, tr. 235]. Nguyễn Bính ca ngợi vẻ đẹp chân quê hết mực với cảm xúc yêu thương của một con người xa quê. Ông miêu tả quê hương thật sắc sảo và tinh tế, đẹp và trong sáng cả cảnh lẫn tình quê và duy chỉ có Nguyễn Bính là có thể làm được như vậy. Ông là một nhà thơ của tình yêu nơi thôn xóm, tình yêu của những đêm hội làng. Nguyễn Bính hiểu sâu sắc tâm lí của những chàng trai làng, gái làng thời ấy, có những nét tâm lí gợi lên dáng dấp một thời. “Những cô gái chăn tằm dệt vải chỉ đi từ khung cửi đến nương dâu và cô gái lái đò cũng chỉ quen từ một khúc sông, một cái bến. Chỉ đêm hội làng là dịp hội tụ của trai thôn nọ, gái thôn kia. Những mối tình quê nảy nở bao nhiêu vui buồn, mơ ước, nhớ mong, đau khổ nhưng vẫn xốn xang trong sự tĩnh lặng của quê hương. Ngòi bút của Nguyễn Bính có biệt tài diễn tả những mối tình quê thơ và mộng ấy” [16, tr. 236]. Tạ Tỵ năm 1970 trong Mười khuôn mặt văn nghệ, Tạ Tỵ đã nhận định về Nguyễn Bính là “một thiên tài lỡ dở”. Đồng thời ông đã phân tích từ trong thơ Nguyễn Bính để thấy được những ảnh hưởng không nhỏ đến thi sĩ “chân quê” này. Đoàn Thị Đặng Hương có bài Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca (1993) đã phân tích thơ Nguyễn Bính trên phương diện thi pháp học và kết luận rằng: “Thơ Nguyễn Bính là một “cách tân” trên thi đàn thơ mới”. Tô Hoài viết bài Nhà thơ của tình quê, chân quê, hồn quê năm 1996 lý giải về cái hay, cái thu hút của thơ Nguyễn Bính với nhận định: “Thật rõ ở Nguyễn Bính, khi năng khiếu trong thơ được khơi từ cuộc sống chân thực lý trí và bản năng nhà thơ hòa một tấm lòng” [10, tr. 150] Trần Mạnh Hảo năm 1998 viết: Nguyễn Bính nhà thơ hiện đại đã khẳng định vai trò hiện đại hóa thơ lục bát của Nguyễn Bính cả về mặt tư tưởng, tình cảm, giọng điệu, cách ngắt nhịp. Việt Hùng trong bài Thơ mới và thơ Nguyễn Bính (1999) cho rằng: “Nguyễn Bính là nhà thơ có khuynh hướng dân tộc sâu sắc” với cách phân tích thơ của Nguyễn Bính trên ba phương diện: đề tài, kết cấu thể loại và ngôn ngữ. Trong Một kỷ niệm riêng về Nguyễn Bính nhà văn Tô Hoài đã viết: “Khi nào anh cũng là người của các xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công ăn việc làm vất vả sương nắng. Bởi đấy là cốt lõi cuộc GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Hiền 4
- Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945 đời và tâm hồn thơ Nguyễn Bính. Quê hương là tất cả, mà cũng là nơi in đậm dấu vết của đời mình” [10, tr. 9]. Trong lời giới thiệu tập Chân quê, Mã Giang Lân cũng có boăn khoăn giữa tính chất “chân quê” với Thơ Mới trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính: “Trong thơ Nguyễn Bính bên cạnh những câu thơ duyên dáng, thuần thục như ca dao ta thấy xen vào những câu quá mới nên thơ ông giống ca dao mà cũng khác ca dao”. Có thể cho rằng mỗi tác giả, mỗi nhà văn trên chỉ muốn nghiên cứu để có những tìm tòi phát hiện riêng cho mình những phương diện khác nhau về lĩnh vực đang nghiên cứu. Cũng như khi nhắc đến khía cạnh ngôn ngữ thì trong chuyên luận Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê Hà Minh Đức cho rằng: “Nguyễn Bính thích những ngôn ngữ nhiều màu sắc trong thơ. Nếu Hàn Mạc Tử nói nhiều đến hương vị trong đời, trong thơ thì Nguyễn Bính lại chuộng màu sắc” và Hà Minh Đức kết luận thêm: “Nguyễn Bính là người có công hơn cả trên mảng thơ viết về làng quê. Ông đã khơi dậy ở mỗi người đọc tình cảm quê hương. Ông yêu mến và trân trọng giới thiệu những hình ảnh đẹp, tiêu biểu của làng quê Việt Nam mà mỗi cảnh vật con người đều thắm đượm hồn quê. Nguyễn Bính cũng đã tạo được một phong điệu trữ tình đằm thắm mang nhiều phong vị của câu ca, tiếng hát của làng quê” [5, tr. 23]. Về phương diện nghệ thuật sáng tạo thì Hà Minh Đức kết luận rằng: “Bút pháp và giọng điệu thơ ca của Nguyễn Bính khá đa dạng. Trong thơ của Nguyễn Bính có một dòng viết về làng quê giàu tính chất dân gian và một dòng trữ tình nhiều tâm trạng trăn trở mà có màu sắc hiện đại” [5, tr. 46]. Nguyễn Tuấn Long và Nguyễn Hữu Trọng đã đưa Nguyễn Bính vào Việt Nam thi nhân tiền chiến với một tư cách là một trong những tác giả tiêu biểu và họ cho rằng: “Đối với các thi nhân, thơ và cuộc đời chỉ một. Không ca ngợi những vẻ đẹp xa vời, những bóng dáng mỹ lệ, Nguyễn Bính đã đi sâu vào thế giới tâm tình của những mảnh đời ngang trái, dở dang, phân cách, bẽ bàng, có thể nói với ngòi bút của thi nhân, Nguyễn Bính đã tả chân thực được một nỗi u buồn trầm lắng giải tỏa được tiếng kêu bi thương của những tâm hồn mộc mạc” [5, tr. 56]. Đoàn Hương có bài Nguyễn Bính thi sĩ nhà quê nhận định rằng: “Những bài thơ của Nguyễn Bính không chỉ hay ở những nét tài hoa độc đáo của người thi sĩ chân quê mà làm nặng lòng ta, đắng lòng ta là ở tình người, cái gốc rễ trong cảm xúc của nhà thơ làm nên sức nặng cho thơ người là cái tình người mà ông tiếp nhận GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Hiền 5
- Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945 từ trong cái cội rễ của đời sống tâm linh dân tộc Việt “Cái gốc chân quê” (… ) “Cái giọng thơ riêng của Nguyễn Bính rõ ràng không thể trộn lẫn vào các nhà thơ khác, cái chất, cái hồn quê Việt Nam nguyên vẹn đậm đà như trong các bài dân gian” [12, tr. 98; 102]. Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phê bình trên ta thấy tác giả Nguyễn Bính đã trở thành một đề tài rất phong phú và đa dạng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Từ đó đã thu hút được phần đông sinh viên, học viên Đại học, Cao đẳng lựa chọn thực hiện đề tài tác giả Nguyễn Bính cho luận văn tốt nghiệp của mình. Tóm lại có thể nhận xét một cách khái quát về công trình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính là thơ ông đã được đưa vào công trình nghiên cứu từ rất sớm, song quá trình đó tuy mỗi thời kỳ mỗi giai đoạn có cách nghiên cứu riêng nhưng không để lại một mâu thuẫn hay tranh luận gay gắt nào. Từ những góc độ nghiên cứu, so sánh, đối chiếu khác nhau cuối cùng các nhà nghiên cứu, phê bình thơ điều nhấn mạnh và khẳng định được bản sắc dân tộc nét đẹp “chân quê ” trong thơ Nguyễn Bính. Cũng như những đóng góp của ông trong nền thi ca Việt Nam hiện đại. Gần đây các tác giả chú ý nhiều hơn đến sự kết hợp độc đáo giữa “cái mới” và “vẻ đẹp chân quê”, “giữa tính dân tộc” và “tính hiện đại ” thể hiện ở cả nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Đỗ Lai Thúy có bài Đường về chân quê của Nguyễn Bính đã khẳng định rằng: “Nguyễn Bính đã bộc lộ sâu sắc trong tâm hồn không chỉ của một cá nhân mà của cả một dân tộc. Nguyễn Bính không phải là người “đáo bỉ ngạn”. Ông chỉ là một kẻ quá giang, một người lái đò qua lại giữa hai bờ nông thôn và thành thị, đông và tây, trên khúc sông buổi giao thời” [23, tr. 350]. “Thơ Nguyễn Bính không phải bản khải hoàn ca của cái mới, hay khúc bi ca của cái cũ (… ) Trong thơ ông cũ, mới cùng hiện diện, cùng tồn tại trong một sự tương tranh không ngừng” [23, tr. 364; 365]. Nhưng với tôi thì, thơ Nguyễn Bính là nguồn nước giếng thơi trong mát, ta chỉ thực sự thấy hết ý nghĩa của nó khi phải đối mặt với mênh mông sa mạc. Vâng, sa mạc của chữ nghĩa và sa mạc của hồn người. Bởi thế bảy tâp thơ của Nguyễn Bính ra đời vào thời gian đó đã phần nào khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong hàng ngàn những thi nhân tiêu biểu làm nên “một thời đại trong thi ca”. GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Hiền 6
- Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945 Nhìn chung từ những năm gần đây các giới nghiên cứu, bình luận, phê bình văn học đã đưa ra được nhiều kiến giải có giá trị. Vì thế mà những nét đặc sắc trong thơ ông một lần nữa được soi rọi dưới nhiều góc độ, đặc sắc về nội dung, cách tân sáng tạo về nghệ thuật, về hình thức thể hiện, cảm xúc dạt dào, chan chứa tình quê… Qua đó chưa phát hiện được ý kiến nào nghiên cứu về mặt giọng điệu thơ Nguyễn Bính. Nếu có thì chỉ nêu nhận định chung chung. Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài “Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945” để tập trung khảo sát một cách có hệ thống để làm nổi bật những nét cơ bản của giọng điệu thơ Nguyễn Bính nhằm đưa ra được nét mới, nét riêng độc đáo từ giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính đến cách thể hiện giọng điệu mang những nét đặc sắc riêng tạo nên phong cách của tác giả, tác phẩm. Từ những ý kiến nêu trên của các nhà nghiên cứu sẽ được đưa vào luận văn mục đích kế thừa, tham khảo, bổ sung đầy đủ hơn cho luận văn đang viết. 3. Mục đích nghiên cứu Qua quá trình tìm tòi, học hỏi đã khám phá ra được những nét đặc trưng và đặc sắc từ “Giọng điệu thơ Nguyễn Bính” góp phần khẳng định vị thế, quan điểm nghệ thuật qua những giọng điệu riêng của Nguyễn Bính trong nền thơ ca của dân tộc. Bên cạnh người viết tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và nhiều phương pháp để nghiên cứu một vấn đề khoa học, đồng thời củng cố những kiến thức đã được học để phục vụ cho công tác chuyên môn sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu “Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám 1945 ” được chúng tôi nghiên cứu giới hạn ở phạm vi thơ Nguyễn Bính từ khi ông sáng tác đến năm 1945 với các tập thơ chính như: Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Một nghìn cửa sổ (1941), Mười hai bến nước (1942), Mây tần (1942), Người con gái ở lầu hoa (1942) và một số bài thơ có liên quan khác. Do điều kiện và thời gian còn hạn hẹp nên vấn đề nghiên cứu còn giới hạn. Những sáng tác của ông từ sau năm 1945 chúng tôi chỉ khảo sát những bài thơ nào đã đưa vào chọn lọc trong tuyển tập Nguyễn Bính. Tuy nhiên, người viết còn tìm tòi và khảo sát thêm những tác phẩm của những tác giả cùng thời (như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…) để một phần GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Hiền 7
- Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945 so sánh, đối chiếu từ đó rút ra được những cái nhìn mới mẻ, tổng quát về vấn đề mà luận văn đang cần đến. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã áp dụng các phương pháp khoa học sau: Phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp này nhằm so sánh sự khác biệt và tương đồng giữa Nguyễn Bính với các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới khi viết về làng quê để thấy được nét riêng, nét độc đáo từ trong “Giọng điệu thơ Nguyễn Bính”. Qua đó thấy được vai trò, vị trí và đóng góp của ông đối với nền thi ca Việt Nam. Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống để nhìn nhận vấn đề đặt ra trong quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ, hệ thống nhân vật, giọng điệu, không gian, thời gian, ngôn ngữ, hình ảnh thơ, hệ thống kết cấu văn bản và vân vân… Ngoài hai phương pháp trên chúng tôi còn kết hợp sử dụng các thao tác phân tích, chứng minh, bình giảng theo lối diễn dịch, quy nạp để chứng minh làm rõ vấn đề đang nghiên cứu. GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Hiền 8
- Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945 B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác gia Nguyễn Bính. 1.1.1. Cuộc đời. Nguyễn Bính thuở nhỏ tên là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Năm 1937, Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và được giải khuyến khích của Tự lực Văn Đoàn. Cũng trong thời gian này bài thơ Cô hái mơ xuất hiện trên thi đàn và được dư luận chú ý, đây cũng là thời điểm cái tên Nguyễn Trọng Bính lấy bút danh là Nguyễn Bính bắt đầu xuất hiện và từ đó theo đuổi sự nghiệp văn chương. Họa sĩ Nguyệt Hồ nhớ lại: “Tôi quen với Nguyễn Bính từ khi anh chưa có tiếng tăm gì, ngày ngày ôm tập thơ đến làm quen với các tòa soạn báo. Tôi thích thơ anh và đã giới thiệu anh với Lê Tràng Kiều, chủ bút Tiểu thuyết Thứ Năm, đã đăng bài “Cô hái mơ”, bài thơ đầu tiên của anh đăng báo. Tôi khuyên anh gửi thơ dự thi, và anh đã chiếm giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn…chúng tôi thân nhau từ đó, khoảng 1936 - 1940, quãng đầu đời thơ của anh…” Vào những năm 1937 - 1942 đây là thời điểm đánh dấu bước ngoặt lớn lao nhất cũng là điểm sáng nhất trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám. Đây là những năm Nguyễn Bính chưa hết cái bỡ ngỡ từ quê ra tỉnh, được đi nhiều nơi, biết thêm nhiều thứ làm cho một tâm hồn trẻ vừa chớm nở bắt gặp những điều kiện thuận lợi đã tăng nguồn cảm hứng dạt dào, từ những suy tư của lối sống, sự xa hoa của đô thị, xa cách quê hương…đã tạo nên một hoài niệm day dứt một điểm nhìn nghệ thuật đặc biệt trong suy nghĩ của bản thân ông đối với quê hương, vì lẽ đó thời gian này hai tập thơ Xuân tha hương và Oan nghiệt của ông phần nào viết ra nhằm bộc bạch những suy tư, cái cảm xúc chân thật ngay ở chính suy nghĩ trong trái tim mình từ bản sắc “chân quê” của “hương đồng gió nội” mà thôi. Tới năm 1943, Nguyễn Bính cùng với Vũ Trọng Can và nhà thơ Tế Hanh ở Huế rồi cả ba trình diễn vở kịch thơ Bóng giai nhân, buổi diễn bị thất thu về tài chính, và Nguyễn Bính nằm lại cố đô, thắm thía với mưa dầm xứ Huế. Cơn phấn GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Hiền 9
- Giọng điệu thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám 1945 chấn ngày ra đi nay lụi đần và giọng điệu thơ Nguyễn Bính bắt đầu có chất gì đó chua cay, khinh bạc, với những năm tháng phiêu lưu trên bước đường vô định ấy. Hỡi ơi! Trời đất vô cùng rộng Nào biết tìm đâu một mái nhà (Đêm mưa đất khách) Năm 1944. Nguyễn Bính tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Năm 1946 - 1947 ông được giao phụ trách Hội Văn nghệ Cứu quốc tỉnh Rạch Giá. Từ năm 1948 - 1951, Nguyễn Bính công tác ở liên khu miền Tây. Thời kỳ này Nguyễn Bính sáng tác đều đặn, kịp thời động viên tinh thần kháng chiến của các chiến sĩ, đồng bào thời đó. Năm 1952, Nguyễn Bính về U Minh sống trong nhà một bà má có cô con gái tên là Hồng Châu. Từ đó Hồng Châu trở thành vợ của Nguyễn Bính và có với nhà thơ hai đứa con gái là Hồng Cầu và Hương Mai Năm 1953, Nguyễn Bính trở lại Đồng Tháp Mười. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, lên bến Sầm Sơn (Thanh Hóa), sau đó về Hà Nội, ở nhà anh cả Trúc Đường và công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1956, ông làm chủ bút báo Trăm Hoa nhưng do không đủ tiền tự túc mua giấy in báo nên báo chỉ ra được 3 số. Tới năm 1958, Nguyễn Bính túng thế phải quay về cư trú ở Nam Định, làm việc tại Ty Văn hóa Thông tỉnh Nam Định, dưới sự kềm cặp của “nhà văn” Chu Tấn và quan chức địa phương. Cuối năm 1965, anh em Ty văn hóa nhân dịp chuẩn bị số báo tết đón xuân Bính Ngọ (1966). Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, Nguyễn Bính làm việc sôi nổi, hào hứng đặc biệt. Nguyễn Bính thuộc Truyện Kiều từ đầu chí cuối, vốn coi cụ Tiên Điền như một vị tổ sư nên chuẩn bị việc kỷ niệm này. Nguyễn Bính viết không mỏi, ông viết Bài ca quê hương, ca ngợi đất nước mình có nền nhạc, nền thơ, kho tàng văn học dân gian đồ sộ. Tình yêu của thi sĩ giờ đây đã hóa thành tình yêu của quê hương đất nước, đồng bào dân tộc. Quê hương tôi có ca dao tục ngữ Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi Quê hương tôi có bà Trưng bà Triệu Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh SVTH: Nguyễn Thị Hiền 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
71 p | 50 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 56 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 59 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 87 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 52 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bi kịch người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
84 p | 37 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
87 p | 41 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 54 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 37 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
73 p | 33 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù
88 p | 32 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 31 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal
86 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet
67 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn