Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
lượt xem 14
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu một cách hệ thống những thành tựu mà Nguyễn Tuân thể hiện trong thể loại truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám; tiếp cận nhà văn cũng như tập truyện theo hướng nghiên cứu thi pháp học. Từ mục đích trên, giúp chúng ta phần nào cảm nhận được toàn vẹn, sâu sắc và có hệ thống về thế giới nghệ thuật của nhà văn, để từ đó thấy những đóng góp của Nguyễn Tuân đối với quá trình cách tân và hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC THI PHÁP TẬP TRUYỆN VANG BÓNG MỘT THỜI CỦA NGUYỄN TUÂN PHAN VĂN ĐẠT Hậu Giang, năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC THI PHÁP TẬP TRUYỆN VANG BÓNG MỘT THỜI CỦA NGUYỄN TUÂN Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS.NGUYỄN HOA BẰNG PHAN VĂN ĐẠT Hậu Giang, năm 2013
- LỜI CẢM TẠ Luận văn tốt nghiệp một mặt giúp người viết cũng cố kiến thức chuyên ngành, mặt khác giúp làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, do đề tài khá sâu rộng, tài liệu ít ỏi và đây là lần đầu tiên người viết thực hiện khóa luận tốt nghiệp nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong được sự góp ý quý báu của các thầy cô. Người viết xin chân thành cảm tạ sâu sắc đến thầy Nguyễn Hoa Bằng - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo người viết để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Người viết cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Võ Trường Toản, quý thầy cô bộ môn khoa Khoa Học Cơ Bản đã tạo điều kiện cho người viết thực hiện khóa luận này. Sinh viên thực hiện PHAN VĂN ĐẠT
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng là đề tài này là do chính tôi thực hiện, các tài liệu thu thập và kết quả được phân tích tìm hiểu trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng khít với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện PHAN VĂN ĐẠT
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) ---------------------------- 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN HOA BẰNG 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHAN VĂN ĐẠT MSSV: 0956010057 KHÓA: II 3. TÊN ĐỀ TÀI: THI PHÁP TẬP TRUYỆN VANG BÓNG MỘT THỜI CỦA NGUYỄN TUÂN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: ...................................................................................................... 1.2. Thái độ: ............................................................................................................. 1.3. Khác: ................................................................................................................ ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): .................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.2. Nội dung chính: ................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
- ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.3. Chú thích, thư mục: ........................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.4. Hình thức trình bày: .......................................................................................... 2.4.1. Dung lượng (trang): .................................................................................... 2.4.2. Khuôn khổ: .................................................................................................. 2.4.3. In ấn: ........................................................................................................... 2.4.4. Trình bày: .................................................................................................... 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ..................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 3. Đánh giá, xếp loại: ...................................................................................................... Đánh giá: ............................................................................................................... ................................................................................................................................ Xếp loại: ................................................................................................................ ................................................................................................................................ ………, ngày tháng 04 năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên)
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................2 3. Mục đích yêu cầu ..........................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5 Chương 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP, THI PHÁP TRUYỆN; KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN TUÂN VÀ VANG BÓNG MỘT THỜI 1.1. Lí luận chung về thi pháp và thi pháp truyện ............................................6 1.1.1. Về Thi pháp ..................................................................................................6 1.1.2. Về Thi pháp học ...........................................................................................7 1.2. Khái quát về Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời ...................................9 1.2.1. Về Nguyễn Tuân ..........................................................................................9 1.2.2. Về tập truyện Vang bóng một thời .............................................................18 Chương 2 THI PHÁP NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN VANG BÓNG MỘT THỜI 2.1. Thi pháp nhân vật .......................................................................................23 2.1.1. Lí luận chung về Thi pháp nhân vật...........................................................23 2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vang bóng một thời ...............24 2.2. Thi pháp thời gian nghệ thuật ...................................................................31 2.2.1. Lí luận chung về Thi pháp thời gian nghệ thuật ........................................31 2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong Vang bóng một thời .......................................32 2.3. Thi pháp không gian nghệ thuật................................................................37 2.3.1. Lí luận chung về Thi pháp không gian nghệ thuật.....................................37 2.3.2. Thi pháp không gian nghệ thuật trong Vang bóng một thời .....................38
- Chương 3 THI PHÁP CHI TIẾT NGHỆ THUẬT, CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU, NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT 3.1. Thi pháp chi tiết nghệ thuật .......................................................................42 3.1.1. Lí luận chung về Thi pháp chi tiết nghệ thuật............................................42 3.1.2. Thi pháp chi tiết nghệ thuật trong Vang bóng một thời ............................42 3.2. Thi pháp cốt truyện.....................................................................................46 3.2.1. Lí luận chung về Thi pháp cốt truyện ........................................................46 3.2.2. Thi pháp cốt truyện trong Vang bóng một thời .........................................47 3.3. Thi pháp kết cấu..........................................................................................50 3.3.1. Lí luận chung về Thi pháp kết cấu .............................................................50 3.3.2. Thi pháp kết cấu trong tập Vang bóng một thời........................................51 3.4. Thi pháp ngôn từ nghệ thuật......................................................................55 3.4.1. Lí luận chung về Thi pháp ngôn từ nghệ thuật ..........................................55 3.4.2. Thi pháp ngôn từ nghệ thuật trong Vang bóng một thời ...........................56 PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Là một nghệ sĩ có cá tính mạnh mẽ, lối sống tự do phóng túng, Nguyễn Tuân không chịu nổi cái gì chung chung, nhạt nhạt, bằng phẳng, hời hợt, quanh quẩn đơn điệu. Với trào lưu văn học lãng mạn, có thể nói Nguyễn Tuân là “một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là trước cách mạng tháng Tám” (Nguyễn Đăng Mạnh). Ông là cây bút tài hoa và độc đáo có vị trí trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Tài hoa trong việc vẽ người, dựng cảnh; độc đáo trong việc vận dụng linh hoạt, khéo léo của ngôn ngữ. Phong cách sống của Nguyễn Tuân hết sức độc đáo: chơi ngông với thiên hạ để trao đổi học vấn và tài hoa của mình để có thể đứng từ đỉnh cao của tài nghệ mà trêu ghẹo lại cái thế giới tầm thường; hèn hạ, xám xịt của tầng lớp tư sản, con buôn, viên chức…trong cái ngông đó vẫn phản phất “cái thơm tho” của người nghệ sĩ chân chính [4,tr.130]. Nguyễn Tuân là nghệ sĩ luôn trân trọng nâng niu cái đẹp và suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trở thành hương vị “đặc sản” được ông chăm chút, khám phá kĩ lưỡng đến mức cầu kì. Vang bóng một thời là minh chứng của sản phẩm đáng quý đánh dấu bước đường trở lại tìm cái đẹp xưa mà các nhà văn ta thường sao lãng. Nguyễn Tuân thuộc số những nhà văn yêu tha thiết và hiểu sâu sắc tiếng mẹ đẻ, một kho từ vựng phong phú mà ông đã cần cù tích lũy với lòng yêu say mê tiếng việt. Với lối văn gợi nhiều liên tưởng, phức tạp nhưng người đọc lại say mê hứng thú lạ thường: “Nguyễn tuân đã có một cơ hội dùng đôi đũa thần sáng tạo để huy động, phù phép cho đội quân chữ nghĩa đi vào trật tự của một áng văn” [1,tr.165]. Khi đọc văn ông ta có thể hiểu được nhiều điều về con người, hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Song, được lĩnh hội những kiến thức về các ngành nghệ thuật khác nhau. Tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám đã tạo ra không khí xa lạ so với các tác phẩm văn học cùng thời. Hầu hết các nhà văn thời kì này lại cho ra đời những tác phẩm hợp thời đại, tìm mọi cách tháo bỏ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên số phận những con người nhỏ bé, bày tỏ khát vọng giải phóng cái tôi cá nhân với những tên tuổi như: Thạch Lam, Khải Hưng, Nhất Linh…các nhà văn hiện thực: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng…lại khai thác nổi thống khổ, sự bần cùng của những kiếp người GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 1 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân “thấp cổ bé họng”. Riêng Nguyễn Tuân ông lại chọn cho mình con đường lùi dần về quá khứ để khuây nỗi buồn thực tại mong tìm kiếm, nhặt nhạnh những giá trị mang đậm chất truyền thống còn vướng sót. Lẽ đó, truyện ngắn Vang bóng một thời mang theo những dòng cảm xúc bất tận của những lớp người và cả bạn đọc về trào lưu văn học qua thời. Nhà văn Nguyễn Tuân là ngòi bút theo khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa, được rất nhiều người chú ý đến bởi các đề tài, bút pháp nghệ thuật của ông khác lạ. Mỗi tác phẩm “là trí tuệ, là tình cảm, là lối sống, là cái đẹp” của con người Việt Nam đã được hung đúc từ nghìn xưa. Vì thế người viết đã lựa chọn đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình là “Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân”. Từ đề tài trên tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề thi pháp độc đáo trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời . 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Tuân là người luôn khao khát đi tìm “cái đẹp và cái thật” thế nhưng cái xã hội “ô phèng” đã cản trở người nghệ sĩ tìm đến cái đẹp chân chính há dễ chút nào. Do đó mà nhà văn đã phải đi tìm cái đẹp trong quá khứ, tìm ngay trong tâm tưởng cảm giác của tác giả. Ở giai đoạn này hầu hết các văn nghệ sĩ đều mang chung nỗi đau thế sự. Muốn tìm cách giải thoát nhưng không có điều kiện tiếp thu tư tưởng cách mạng, không tìm đâu ra phương hướng đấu tranh chẳng biết làm gì hơn ngoài việc cho ra đời những trang văn bế tắc. Nguyễn Tuân cũng không nằm ngoài các văn nghệ sĩ ấy.Tuy quay lưng với xã hội đương thời nhưng rõ ràng Nguyễn Tuân không quay lưng với những phong tục truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc. Ông là người “khơi lại đóng tro tàn của dĩ vãng, tìm lại những cái đẹp của ngày qua, một thời vang bóng” [2,tr.186] (Phan Cự Đệ). Ông viết về vẻ đẹp xưa với bao sự tiếc nuối khôn nguôi. Vang bóng một thời đã đưa tên tuổi nhà văn vào vị trí cao trên văn đàn văn học Việt Nam. Như vậy, có nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân chỉ biết hưởng thụ cái đẹp mà vùi mình vào trong những thú tiêu dao. Nhưng thật ra chính sự say mê thú chơi tao nhã của dân tộc đã cứu thoát Nguyễn Tuân trước bế tắc cuộc sống. Tác giả Văn Tâm cho biết: trong Vang bóng một thời con người bất mãn với thực tại, rồi đi tìm nguồn an ủi cũ trong vẻ đẹp truyền thống “Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong xã hội và văn hóa cổ truyền dân tộc” [2,tr.196]. Đổ Đức Hiểu trong bài viết “chất thơ GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 2 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời” đã đi sâu vào phân tích từng mô típ ở truyện: “có thể thấy ở Vang bóng một thời ba mô tip nghệ thuật tạm gọi là “mô tip chiều máu”, “mô tip sương mờ”, “mô tip liêu trai”. Vang bóng là chất thơ bao trùm ba mô tip trên; “một thời” chỉ rõ một thời kì lịch sử cụ thể, “lúc giao thời” (…) Nguyễn Tuân chắt lọc một chất thơ trong sáng để sáng tạo bản nhạc 12 cung bậc, 12 truyện của Vang bóng một thời [1,tr.130]. Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về một số tác phẩm của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám đã ca ngợi: “Tác phẩm đầu tay của ông là một văn phẩm gần tới sự toàn thiện toàn mỹ. Đó là tập Vang bóng một thời”. Trong số rất nhiều nhà nghiên cứu về Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh chính là người dành nhiều tâm huyết cho các tác phẩm của Nguyễn Tuân nhất, nghiên cứu một cách toàn vẹn và sâu sắc nhất về nhà văn độc đáo này. Bàn về Vang bóng một thời, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng tác phẩm thể hiện tinh thần “dân tộc”: “Tìm hiểu Nguyễn Tuân thấy lòng yêu nước , tinh thần dân tộc là một lực lượng tinh thần thực sự, tuy không đủ mạnh để có thể chuyển hẳn ngòi bút theo một khuynh hướng văn học tiến bộ nào, nhưng quả là một lực kiềm chế đối với đà lôi kéo của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hưởng lạc” [2,tr.296]. Mỗi nhà văn, nhà phê bình đều có cách nhìn riêng về Nguyễn Tuân. Tất cả đều khẳng định vị trí và đóng góp của ông trên văn đàn nghệ thuật. Khi nói đến sự cầu kì tinh tế của những nhân vật trong thi phẩm thì nhà văn Thạch Lam bày tỏ: “Viết về đề tài xưa là một việc làm tốn nhiều công sức nhưng mà dễ. Phải thực sự yêu mến và muốn giữ lại những vẻ đẹp đã qua thì mới đủ sức làm sống lại cả một thời xưa cũ” [3,tr.154]. Hiện nay, nghiên cứu về Nguyễn Tuân có rất nhiều công trình của các học giả trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào 2 mảng chính đó là: tập truyện Vang bóng một thời và các tập Tùy bút. Khi nghiên cứu về tập truyện ngắn Vang bóng một thời ta nhận được nhiều ý kiến phê bình khác nhau: trong bài viết “Đọc Vang bóng một thời”, Thạch Lam đã tỏ thái độ yêu mến và cảm phục nhà văn Nguyễn Tuân đồng thời ca ngợi Vang bóng một thời “là một sản phẩm đáng quý, đánh dấu bước đường trở lại tìm cái đẹp xưa mà các nhà văn ta thường sao lãng” [2,tr.183]. Trái với ý kiến của Thạch Lam, Hà Văn Đức lại đưa ra nhận xét: “Vang bóng một thời chỉ nói về những thú tiêu dao hưởng lạc của con người thời ấy. Tính chất tiêu cực của tác phẩm là đề lên như mẫu mực sống thời ăn GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 3 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân chơi cầu kì, đài cát của một lớp người thuộc tầng lớp thống trị củ, tuy đã thất thế đầu hàng thực dân, nhưng còn cố đóng vai trò quý tộc bằng nghệ thuật hành lạc hơn đời” [1,tr.109]. Ý kiến của Phan Cự Đệ trong “Đọc lại Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân” ông cho rằng Nguyễn Tuân đã đi tìm cái đẹp ngay cả trong những hành động tàn bạo, “đao phủ” “qua những loại hình khác nhau, Nguyễn Tuân đều tìm thấy ở họ những nét đẹp của nghệ thuật, một lối sống khá lập dị cầu kì đôi khi cái đẹp vị nghệ thuật của ông xuất hiện vào những trường hợp khá oái ăm, tàn nhẫn: cái đẹp của một nghệ thuật “ném bút chì” cái đẹp của nghệ thuật chém treo ngành “rất ngọt”. Khi nói về nhân vật trong Vang bóng một thời, theo Nguyễn Lâm Điền và Trần Văn Minh cho rằng: “Vang bóng một thời đa phần là những con người tài cao phận thấp, chí khí uất. Vì mang nặng nổi sầu thất thế, sinh bất phùng thời nên nảy sinh tâm lý cầu an hưởng lạc nhằm cố giữ “thiên lương” cho càng vững” [5.tr59]. Cùng với quan điểm đó Phan Cự Đệ nhận xét: “Nhân vật trong Vang bóng một thời là một lớp người đã tàn tạ, một lớp nhà nho mà cuộc đời đã đến lúc xế chiều” [2,tr.185]. Trãi qua nhiều năm đến nay Vang bóng một thời vẫn là tập truyện nhiều cuộc tranh luận trong giới văn nghệ sĩ phê bình ở giai đoạn trước 1945. Tác phẩm là minh chứng cho sư nghiệp sác tác văn chương đích thực của nhà văn trong sự nghiệp của mình. Có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu chỉ ra những điểm quan trọng về bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân vận dụng qua tập truyện Vang bóng một thời. Đây là nguồn quan trọng cho tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề: “Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân” là một đóng góp có ý nghĩa của đề tài trong việc đào sâu hiểu rõ hơn về bút pháp độc đáo thiên tài, cũng như khám phá về bản chất xã hội lúc giao thời. 3. Mục đích nghiên cứu Chọn đề tài Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân người viết muốn đạt hai mục đích: một là, tìm hiểu một cách hệ thống những thành tựu mà Nguyễn Tuân thể hiện trong thể loại truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám; hai là, tiếp cận nhà văn cũng như tập truyện theo hướng nghiên cứu thi pháp học. Từ mục đích trên, giúp chúng ta phần nào cảm nhận được toàn vẹn, sâu sắc và có hệ thống về thế giới nghệ thuật của nhà văn, để từ đó thấy những đóng góp của GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 4 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân đối với quá trình cách tân và hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện đại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Phạm vi tư liệu nghiên cứu: Người viết chủ yếu dựa vào tập truyện “Vang bóng một thời”. Bên cạnh đó, có thể hiểu sâu hơn vấn đề thi pháp tập truyện này. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu về “Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân, người viết đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp đối chiếu – so sánh để thấy được thi pháp của tác giả ở giai đoạn trước và sau 1945, cũng như sự thành công của Nguyễn Tuân so với các tác giả khác. Phương pháp phân tích – tổng hợp: để chỉ ra nét đặc sắc trong tác phẩm. thấy được ngòi bút sáng tạo độc đáo, cũng như tấm lòng đáng quý của nhà văn đối với quê hương đất nước mình. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 5 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân Chương 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP, THI PHÁP TRUYỆN; KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN TUÂN VÀ VANG BÓNG MỘT THỜI 1.1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP VÀ THI PHÁP TRUYỆN 1.1.1. Khái niệm về thi pháp Thi pháp là đối tượng nghiên cứu của thi pháp học. Người ta nói đến thi pháp tác giả này tác giả kia, thể loại này thể loại khác, thi pháp giai đoạn này với giai đoạn khác…thi pháp đang trở thành mối quan tâm của những người muốn đi sâu nghiên cứu văn học. Nhà nghiên cứu Rôman Giacốpxơn trong công trình “ngôn ngữ học và thi pháp học” (1960) định nghĩa: Thi pháp là bộ môn của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu “chức năng thơ của phát ngôn thơ” tức là những cách thức làm cho phát ngôn trở thành lời thơ. Có rất nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau chung quy có 2 cách hiểu chủ yếu: Một là: hiểu thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật (gần với mỹ học). Hai là: hiểu thi pháp như là những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm, tác giả, thể loại…(gần với phân tích, phê bình các hiện tượng văn học cụ thể). 1.1.1.2. Các ý kiến khác nhau về thi pháp Trần Đình Sử trong “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam”. Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài mà là “nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình thành với nghệ thuật”. Nó là mỹ học nội tại của sáng tác nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời con người và bản thân nghệ thuật.Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác giả, tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, bao trùm là cả nền văn học. Chữ “Thi” ở đây dùng để chỉ toàn bộ văn học nói chung chứ không phải chỉ riêng về thơ. Thi là cách nói quen thuộc mang nội dung lịch sử, ghi dấu ấn của một GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 6 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân thời kì lịch sử khá dài, khi mà mọi loại hình văn học từ anh hùng ca, truyện, kịch…đều được diễn đạt bằng thơ. Còn “Pháp” là phương pháp, nguyên tắc, nói như vậy thi pháp là phương pháp, nguyên tắc làm văn, làm thơ…có thể nói, phép tắc căn bản nhất của nó là sáng tạo, hư cấu nghệ thuật, tất nhiên không phải là nguyên tắc làm cho nó méo mó đời sống mà là để thể hiện đời sống một cách nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Pháp TS-Tôđôrốp trong công trình thi pháp học (1975) định nghĩa: Thi pháp là các nguyên tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra các tác phẩm cụ thể. Nói cụ thể hơn là nghiên cứu tính văn học, chất văn học của tác phẩm văn học nói chung. Như vậy, thi pháp là toàn bộ quá trình sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, bắt đầu từ việc thai nghén nuôi dưỡng cảm hứng cho đến việc chọn giọng điệu, thể loại…đi tìm thi pháp của một tác giả, tác phẩm…chủ yếu không phải xem xét tác phẩm nói những gì mà xem tác giả nói như thế nào, bằng một hình thức nghệ thuật ra sao có như vậy ta mới có thể lĩnh hội được đời sống bằng hình tượng nghệ thuật mới thai nghén tác phẩm nghệ thuật chân chính. 1.1.2. Về thi pháp học 1.1.2.1. Khái niệm về thi pháp học Viện sĩ Nga V.V Vinôgrađrốp xác định : “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc. Các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt…không chỉ các hiện tượng của ngôn từ văn học, mà còn là bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác văn học dân gian” [6,tr7]. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp bao gồm mấy bộ phận sau: Một là: Lý luận về thi pháp của một giai đoạn văn học lịch sử cụ thể. Ở đây sẽ bao gồm lí luận về thi pháp vốn có của giai đoạn văn học, được tác giả công chúng thứa nhận. Hai là: Hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong bản thân sáng tác của giai đoạn văn học được xét. Hệ thống này do tồn tại tiềm tàng trong sáng tác nên cần được miêu tả ra, đồng thời nó cũng không trùng khít với thi pháp học lý thuyết của giai đoạn văn học. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 7 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân Ba là: Lý luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệ thống thi pháp tiềm tàng trong thực tế văn học và lý giải mới đối với lý luận thi pháp đã có trong lịch sử Vậy, ba bộ phận của thi pháp này liện hệ với nhau trong một mối quan hệ khăng khít. Lý luận thi pháp lịch sử là siêu ngôn ngữ thành văn của thi pháp xã hội một thời. Lý luận thi pháp học hiện đại dùng để miêu tả lý luận thi pháp lẫn thi pháp của một giai đoạn. Nhìn chung, có thể xác định thi pháp học là bộ phận chuyên biệt của nghiên cứu văn học, chuyên nghiên cứu tính đặc thù và các nguyên tắc nghệ thuật của văn học. 1.1.2.2. Đối tượng của thi pháp học Đối tượng của thi pháp học là hình thức mang tính nội dung. Vì vậy, khi nghiên cứu hình thức tức là nghiên cứu tính xác định của nội dung. Hình thức có tính hệ thống: Tức một yếu tố nếu để tách riêng biệt thì không có ý nghĩa gì về hình thức, nhưng khi đặt trong hệ thống nó lại mang ý nghĩa. Như vậy chỉ trong tính hệ thống thì hình thức mới bộc lộ đầy đủ, trọn vẹn cả trong tính cụ thể sinh động lẫn trong ý nghĩa của nó. Hình thức mang tính quan niệm: Có 2 bình diện: hình thức cụ thể cảm tính và hình thức quan niệm (cái lí của hình thức) thi pháp học yêu cầu phải nghiên cứu logic của hình thức. Logic đó gắn liền với một quan niệm về cuộc sống, một chiều sâu phản ánh hiện thực. Từ đó thi pháp học giúp phát hiện nội dung trong tính xác định của nó. Hình thức mang tính chất tinh thần: tác phẩm nghệ thuật chỉ tồn tại trong tinh thần. Tức là tồn tại trong thụ cảm của người đọc. Hình thức nghệ thuật là một hình thức tinh thần, người đọc cần nghiên cứu khi tiếp xúc và tìm ra nguyên bản tinh thần đó. Với thi pháp hình thức nghệ thuật không chỉ là những từ ngữ, những hình ảnh mà xuyên qua những cái đó là thế giới tinh thần, là hình thức mang tính quan niệm. 1.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu thi pháp Phương pháp hệ thống: Tính hệ thống là những mối quan hệ có tính qui luật. Trong đó mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, giữa cái chung và cái riêng là quan trọng nhất. Một tác phẩm văn học là một sự thống nhất giữa tính độc đáo và tính lặp lại. chính sự lặp lại đó bộc lộ tính quy luật, tính hệ thống. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 8 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân Phương pháp lịch sử: Khi ta quan niệm thi pháp nghiên cứu hệ thống hình thức có tính lịch sử. Nguyên tắc lịch sử đòi hỏi chúng ta phải chứng minh được tính tối ưu của nó (hệ thống hình thức đó trong thời đại, nếu không sẽ hiện đại hóa tác phẩm cổ xưa). 1.2. KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN TUÂN VÀ VANG BÓNG MỘT THỜI 1.2.1. Về Nguyễn Tuân 1.2.1.1. Cuộc đời Nguyễn Tuân sinh ngày 10-7-1910 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội, trong gia đình có truyền thống nho học. Nhưng lúc này nho học đã thất thế, phải nhường chỗ cho Tây học. Cả một thế hệ vốn gắn bó với cửa khổng sân trình trở nên lỗi thời, lạc lõng xã hội giao thời Tây Tàu nhố nhăng, nên nảy sinh tư tưởng bất đắc chí, sinh bất phùng thời ( trong đó có cụ Tú Hải Vân, thân sinh của Nguyễn Tuân một trong những vị tú tài của khoa thi Hán học cuối cùng). Bối cảnh xã hội và hoàn cảnh gia đình đặc biệt ấy đã in dấu ấn sâu sắc trong cá tính, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Là một tri thức giàu tính dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân đã trải qua những năm tháng vô cùng khổ sỡ, có lúc bế tắc tuyệt vọng ở giai đoạn trước 1945. Năm 1928 đang học năm thứ 4 bật Thành chung ở trường Nam Định, Nguyễn Tuân bị đuổi học và bị cấm vào làm việc ở bất cứ công sở nào trên toàn cõi Đông Dương trong vòng 5 năm (vì tham gia bãi khóa chống giáo viên Pháp xúc phạm người Việt Nam trên lớp học). Sau đó, ông cùng một nhóm bạn vượt biên giới sang Lào, rồi sang Thái Lan, bị bắt ở Băng Cóc, đưa về giam ở Thanh Hóa. Hơn một năm sau, khi ra tù Nguyễn Tuân lại có ý định xê dịch trái phép vào Sài Gòn, nhưng mới đến Vinh thì lại bị bắt đưa về quản thúc ở Thanh Hóa. Kể từ đó Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng . Ông lao vào con đường ăn chơi trụy lạc, “phóng túng hình hài” thành kẻ “đại bắt đắc chí”, như một người “hư hỏng hoàn toàn”. Năm 1938, tham gia vào đoàn làm phim “Cánh đồng ma” quay tại Hồng Kông. Năm 1941, ông lại bị bắt giam ở trại tập trung Vụ Bản, Nho Quan, Ninh Bình (vì có giao du, chứa chấp một người bạn thân Nhật). GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 9 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân Từ năm 1942 đến 1945 Nguyễn Tuân ngày càng bế tắc, suy sụp và đã có ý định tự sát. Cách mạng tháng Tám đã cứu sống cuộc đời cũng như trang viết Nguyễn Tuân. Ông hân hoan chào đón cuộc đời lịch sử, tự “lột xác” và chân thành đứng vào hàng ngũ nhà văn cách mạng. Năm 1950, Nguyễn Tuân được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Từ 1948 - 1958, là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. Trong suốt hai cuộc kháng chiến, Nguyễn Tuân luôn hăng hái tham gia vào các nẻo đường chiến dịch, tiếp tục đi nhiều sẳn sàng có mặt ở những tuyến lửa đạn ác liệt, dùng văn chương ngợi ca đất nước anh hùng và cùng nhân dân đánh giặc. Nguyễn Tuân mất ngày 28-7-1987 tại Hà Nội, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật vào năm 1996. Nguyễn Tuân là một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông được bộc lộ qua niềm tự hào và thái độ nâng niu những giá trị văn hóa truyền thống. Ông có lòng say mê tha thiết tiếng mẹ đẻ, hết mực trân trọng những kiệt tác văn chương cổ điển (của Nguyễn Du, Tú Xương, Tản Đà…) những câu hò , điệu hát dân gian, say mê thưởng ngoạn phong cảnh quê hương đất nước và những thú chơi tao nhã của cha ông như: uống trà tàu, chơi hoa, nhắm rượu đánh bạc bằng thơ… Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ rất mực tài hoa và uyên bác bên cạnh việc sáng tác viết văn, ông còn am hiểu tường tận nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau. Vì thế trong quá trình sáng tác ông thường vận dụng sáng tạo ngôn từ vào trong tác phẩm với nhiều gốc độ khác nhau để làm tăng tính hấp dẫn và thẩm mĩ cho trang viết của mình. Vì thế, đọc văn ông, người đọc không chỉ có khoái cảm thẩm mĩ từ nghệ thuật ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc, họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, địa lý, điện ảnh,… Nguyễn Tuân mỗi khi cầm bút dường như lại đặt cho mình yêu cầu: phải chứng tỏ cho được cái tài hoa, uyên bác hơn đời của mình. Vũ Ngọc Phan vì lẽ ông là một nhà văn “đứng hẳn ra một trường phái riêng cả về lối văn lẫn về tư tưởng” [2,tr.255] một cái ngông chủ nghĩa ở thanh niên tri thức giàu sức sống nhưng bế tắc. Trên con đường thể hiện cái độc đáo của mình. Nguyễn Tuân đã có những tìm tòi tích cực, đạt tới những giá trị thẩm mĩ thật sự am hiểu tường tận cả Hán học lẫn Tây GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 10 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân học, nhưng ông vẫn giữ tấm lòng yêu mến tha thiết ngôn ngữ truyền thống. Rất mực đề cao và quan tâm giữ gìn cốt yếu nhân cách nghệ sĩ vì thế Nguyễn Tuân rất căm ghét những thói xấu xa đê tiện, rởm đời, vô văn hóa. Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Cho nên, công việc viết văn đối với ông hết thảy là để khẳng định cái tôi cá nhân độc đáo. Nguyễn Tuân là người hết sức coi trọng sự trung thực-trung thực với mình, trung thực với người. Đọc lại những bài viết của ông, những ngày liền sau cách mạng tháng Tám và thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, thấy ông lắm khi cũng tả khuynh ấu trĩ và có những suy nghĩ giản đơn như ai. Nhưng vì ông chân thành nghĩ thế và viết thế nên ông đã tạo ra được những áng văn lôi cuốn, đầy xúc động (Vô đề, đường vui…). Lẽ đó mà trãi dài hơn nữa thế kỉ trong cuộc đời cầm bút sáng tạo nghệ thuật nhà văn Nguyễn Tuân luôn nghiêm túc. Cả khi đã ở đỉnh cao nghề nghiệp, ông vẫn không bao giờ tỏ ra lơi lõng, hời hợt mà ngược lại, nghiêm khắc với chính mình. Có lần ông nói rất tự nhiên: tôi đọc lại “Vang Bóng Một Thời”, tôi thấy phục tôi quá! Bởi vì ngày xưa tôi đã hiểu gì về quan điểm lao động, thế mà sao tôi lại biết ca ngợi những người thợ mộc trong các truyện “trên đỉnh non tản”. Hồi ấy tôi cũng chưa hề lên núi Ba Vì. Sau này đến thời kháng chiến mới lên. Vậy mà sao tôi tả chính xác thế…”. [4,tr.184] có lẽ trong đời sống văn học nước ta, Nguyễn Tuân là cây bút cuối cùng sống theo kiểu Tản Đà, nghĩa là sống như một văn nhân tài tử . Là nhà văn “suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật”. (Nguyễn Đình Thi), tự nhận mình là người “sinh ra để thờ nghệ thuật với hai chữ viết hoa” Vang bóng một thời tập truyện đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám chính là một trận đường quan trọng hành trình đi tìm cái đẹp của nhà văn. Trước cách mạng tháng Tám, ở thời kỳ mà xã hội Việt Nam đảo điên không có sự phân hóa rõ rệt, buổi Tây-Tàu nhố nhăng đầy rẫy với mọi quan niệm, mọi thứ giá trị xô bồ, vậy mà Nguyễn Tuân đã đứng hẳn về phía dân tộc và truyền thống dũng cảm chống lại lối sống xu thời. Hầu hết sáng tác của ông thời kỳ này đề tập trung làm nổi bật cái “tôi” tác giả tài hoa, khinh bạc, muốn “nổi loạn” chống lại xã hội phàm tục. Trên trang viết Nguyễn Tuân, những “vẻ đẹp xưa” chợt sống dậy trong niềm tiếc nuối khôn nguôi. Dù điều kiện bây giờ không cho phép nhà văn bộc lộ những tâm tư tình cảm đối với dân, với nước nhưng người đọc vẫn cảm nhận GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 11 SVTH: Phan Văn Đạt
- Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân được trong sáng tác của Nguyễn Tuân một “tấm lòng An Nam” chân thành và hết mực thủy chung. Cái “tấm lòng An Nam hoàn toàn” ấy đã hướng Nguyễn Tuân tuy bất hòa đối với cuộc sống trên quê hương mình. Tuy bi quan bế tắc không hiểu được lối thoát của lịch sử, nhưng không hoàn toàn tuyệt vọng khi nghĩ đến những gì là vẻ đẹp của quê hương mình, của truyền thống văn hóa nghệ thuật dân tộc. Đó là yếu tố luân lý, đạo đức trong tác phẩm nhà văn, tạo nên những trang viết có giá trị chân chính. Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân vẫn viết đều đặn và ngày càng tỏ ra sâu sắc trong tư tưởng nghệ thuật để vươn đến những đỉnh cao mới. Nhà văn có dịp đi nhiều, vừa đi vừa mở lòng đón nhận bao nhiêu thanh sắc của cuộc sống mới. Nếu như trước cách mạng tháng Tám ông chỉ có thể bộc lộ tâm sự yêu nước thương dân một cách thầm kín, thì giờ đây con người tài hoa uyên bác ấy đủ sức cất cao ngòi bút ngợi ca đất nước và con người Việt Nam trong thời đại mới. Quan niệm về cái đẹp không còn cực đoan như trước mà đã hài hòa với những chuẩn mực chung của cộng đồng. Chính nhờ có sự giáo dục của Đảng và thực tiễn cách mạng, nhờ mối liên hệ ngày càng máu thịt hơn đối với đời sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân, Nguyễn Tuân ngày càng vượt qua được tình trạng “giằng co” giữa chủ nghĩa cá nhân hưởng lạc kêu ngạo và lòng yên mến đất nước được thanh thoát hơn, để trở thành một cây bút có sức sống dồi dào, thấm nhuần tư tưởng cao đẹp trong thời đại mới. 1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác Tác phẩm tiêu biểu: Trước 1945: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút 1 (1941), Tùy bút 2 (1943), Tóc chị hoài (1943), Nguyễn (1945). Sau 1945: Chùa đàn (1946), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (tập 1/1955, tập 2/1956), Sông đà (1960), Hà nội ta đánh mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1994). Trước cách mạng tháng Tám: GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 12 SVTH: Phan Văn Đạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 134 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 40 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 46 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 53 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 31 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 20 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 24 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 24 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 24 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 22 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 30 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 18 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 15 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 26 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn