intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm tra thị lực cho bé

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiểm tra thị lực cho bé Việc theo dõi thị lực của trẻ trong năm đầu đời là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Thường xuyên kiểm tra thị lực sẽ giúp bạn phát hiện và khắc phục kịp thời những dị tật, cũng như các căn bệnh về mắt cho trẻ. Sự phát triển thị lực của trẻ trong năm đầu đời thường trải qua các giai đoạn sau: - 1 tháng tuổi: Mắt trẻ thường có những phản ứng với màu sắc và độ sáng của đèn. - 2...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm tra thị lực cho bé

  1. Kiểm tra thị lực cho bé Việc theo dõi thị lực của trẻ trong năm đầu đời là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Thường xuyên kiểm tra thị lực sẽ giúp bạn phát hiện và khắc phục kịp thời những dị tật, cũng như các căn bệnh về mắt cho trẻ. Sự phát triển thị lực của trẻ trong năm đầu đời thường trải qua các giai đoạn sau: - 1 tháng tuổi: Mắt trẻ thường có những phản ứng với màu sắc và độ sáng của đèn. - 2 tháng tuổi: Bé bắt đầu phân biệt được các nét mặt. Mắt trẻ có thể theo dõi được các vật chuyển động. Ở độ tuổi này mắt trẻ rất dễ bị
  2. hiếng vì hệ thần kinh và các cơ mắt của trẻ vẫn còn non yếu. - 3 - 4 tháng tuổi: Trẻ thường quan sát và tỏ ra thích thú với những đồ chơi có nhiều màu sắc. Trẻ có thể nhận biết và trò chuyện với những người đang ở quanh mình bằng các cử động của chân tay hoặc mỉm cười. - 5 tháng tuổi: Trẻ thường nhìn đồ chơi một cách chăm chú. Trẻ đã bắt đầu phân biệt được những người thân như: bố, mẹ, anh chị em… - 6- 7 tháng tuổi: Trẻ thường đưa mắt tìm mẹ hoặc tìm đồ chơi. Trẻ tập trung quan sát và nhìn rất lâu những đồ vật mình đang cầm trong tay.
  3. - 8-10 tháng tuổi: Thị lực của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện. Trẻ đã phân biệt được người thân với người lạ. Trẻ thích xem các chương trình trên TV, đặc biệt là các chương trình ngắn, có hình ảnh động, nhiều màu sắc. - 11 tháng tuổi: Khi hỏi “Mẹ đâu?”, trẻ sẽ đưa mắt nhìn quanh để tìm mẹ. Trẻ thích quan sát tỉ mỉ các chi tiết của đồ chơi. - 12 tháng tuổi: Trẻ đã xác định rõ được khoảng cách của các đồ vật quanh mình. Cần hết sức thận trọng với những biểu hiện bất thường của trẻ Trẻ không thể tự mình báo cho bạn biết khi trẻ gặp các vấn đề về mắt của mình, vì vậy
  4. bạn cần thường xuyên theo dõi trẻ khi trẻ chơi đồ chơi hoặc quan sát các đồ vật xung quanh và chú khi: - Trẻ thường nhìn đồ chơi, tivi ở khoảng cách gần. - Trong khi đi lại, hay vấp hoặc đụng phải đồ vật do không nhìn rõ. .- Trẻ thường nghiêng đầu để nhìn đồ vật cho rõ. - Khi nhìn đồ vật hoặc xem tivi, trẻ nhanh bị mỏi mắt, đôi khi mắt có thể đỏ và chảy nước mắt. - Trẻ hay mệt mỏi, chán ăn và đau đầu. - Trẻ thường hay nháy mắt.
  5. - Khi nhìn vào mắt trẻ thấy đồng tử co giãn không đều. Khi trẻ có những biểu hiện bất thường trên, hãy đưa ngay trẻ đi khám bác sỹ để phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh về mắt cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1