CHƯƠNG 3<br />
<br />
LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ, CUNG VÀ CẦU<br />
Trong chương này và chương kế tiếp chúng ta xem xét những công cụ kinh tế vi mô cơ bản<br />
sử dụng để phân tích các chính sách và các tác động môi trường. Điểm chính của phương<br />
pháp kinh tế đối với việc ra quyết định là đánh giá lợi ích và chi phí của các hoạt động. Các<br />
hoạt động kinh tế, bao gồm hoạt động môi trường, bao giờ cũng có hai mặt hay có sự đánh<br />
đổi: một mặt chúng tạo ra giá trị, còn mặt khác là tốn kém chi phí. Chúng ta phải đo lường<br />
các lợi ích và chi phí, sau đó đánh giá sự đánh đổi này cho mỗi hoạt động. Đầu tiên chúng<br />
ta xem xét vấn đề giá trị, sau đó là các khoản chi phí.<br />
<br />
GIÁ SẴN LÒNG TRẢ (WTP)<br />
Khái niệm cơ bản trong kinh tế học là các cá nhân có sự ưa thích về hàng hóa và dịch vụ;<br />
khi phải lựa chọn, họ có thể nói được là họ thích hàng hóa này hơn hàng hóa khác, hoặc<br />
thích một nhóm hàng hóa này hơn nhóm hàng hóa khác. Trong nền kinh tế hiện đại, có<br />
hàng nghìn dịch vụ và hàng hóa khác nhau, vì vậy trong các ví dụ ở chương này, chúng ta<br />
chỉ xem xét vào một hàng hóa duy nhất, đó là trái táo. Giá trị của hàng hóa này đối với một<br />
người là cái mà họ sẵn lòng trả và có thể từ bỏ để có nó. Từ bỏ cái gì? Nó có thể là bất cứ<br />
cái gì mà họ phải từ bỏ đi để lấy hàng hóa, nhưng chúng ta sẽ nói về sức mua là để dễ phân<br />
tích. Vì vậy, giá trị của một món hàng đối với một người nào đó chính là giá họ sẵn lòng<br />
trả cho món hàng ấy.<br />
Cái gì quyết định cho giá sẵn lòng trả của một người để giành lấy được một loại hàng hóa<br />
hay dịch vụ, hoặc một tài sản môi trường? Đó là một phần câu hỏi về vấn đề giá trị của cá<br />
nhân. Có người sẵn sàng từ bỏ nhiều thứ để viếng thăm Canadian Rockies còn những<br />
người khác thì không. Có người sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để có môi trường sống yên<br />
tĩnh, còn người khác thì không. Có người đánh giá cao việc cố gắng bảo tồn môi trường<br />
sống của các loại cây và động vật hiếm, còn người khác thì không. Cũng rõ ràng là tài sản<br />
có ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả; một người càng giàu thì họ càng có khả năng chi trả cho<br />
các loại hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn. Giá sẵn lòng trả (WTP), nói cách khác, cũng<br />
phản ánh khả năng chi trả.<br />
Ví dụ: Giá sẵn lòng trả cho táo sạch – một thực nghiệm<br />
Các nhà kinh tế có thể suy ra WTP từ hành động của con người khi họ mua hàng hóa và<br />
dịch vụ. Giả sử bạn ngồi ở một tiệm tạp hóa và phỏng vấn người ở khu vực hàng trái cây<br />
và rau quả. Bạn chọn một khách hàng mà họ sẽ mua táo sạch và hỏi người những câu hỏi<br />
như sau:<br />
1. Nhà bạn có táo sạch không? (giả sử câu trả lời là không)<br />
2. Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu cho một kg táo sạch hơn là không có nó? (giả sử người<br />
khách hàng trả lời là 4,50 đôla1)<br />
1<br />
<br />
Mỗi món hàng tất nhiên được ấn định giá trên mỗi đơn vị. Người mua hàng biết được giá này. Điều mà<br />
người phỏng vấn đang hỏi là sự suy nghĩ của người được hỏi về việc họ chịu trả những mức giá khác nhau<br />
trên mỗi đơn vị được mua. Loại trao đổi này thường diễn ra ở chợ nơi mà người mua và người bán thương<br />
lượng về số lượng và giá.<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
1<br />
<br />
3. Bây giờ bạn đã mua kilogram táo sạch đầu tiên rồi; vậy bạn sẽ sẵn lòng trả cho trái<br />
táo thứ hai là bao nhiêu?<br />
4. Bạn sẽ sẵn lòng trả cho những kilogram táo thêm vào là bao nhiêu? (Tiếp tục hỏi<br />
cho đến khi câu trả lời là 0)<br />
Hình 3-1 trình bày dữ liệu dưới dạng đồ thị và bảng<br />
Hình 3-1: Bảng dữ liệu giá sẵn lòng trả cho táo sạch<br />
Giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với táo<br />
Số<br />
kg/tuần<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
$<br />
<br />
5<br />
4<br />
3<br />
2<br />
<br />
WTP<br />
$5,00<br />
4,50<br />
4,00<br />
3,50<br />
3,00<br />
2,50<br />
2,00<br />
1,50<br />
1,00<br />
0,50<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
Số kg táo<br />
<br />
Dữ liệu WTP từ 0 đến 5 đôla được biểu diễn bên trái của hình. Dữ liệu<br />
WTP được minh họa thành các hình chữ nhật đại diện cho mỗi kg được<br />
mua thêm vào. WTP giảm khi số đơn vị tiêu thụ gia tăng.<br />
<br />
Những ví dụ sau mô tả mối quan hệ cơ bản của kinh tế học: Khái niệm về giá sẵn lòng trả<br />
giảm dần.<br />
Khi số đơn vị mua tăng, giá sẵn lòng trả cho từng đơn vị hàng hóa tăng thêm<br />
thường giảm xuống.<br />
Sẽ bất tiện khi làm việc với các đồ thị có dạng bậc như hình 3-1. Nếu chúng ta giả định<br />
rằng con người có thể tiêu thụ từng phần nhỏ của hàng hóa và các giá trị là số nguyên, thì<br />
chúng ta sẽ có được đường giá sẵn lòng trả là một đường liên tục, giống như ở hình 3-2.<br />
Trong đồ thị này chúng ta có thể chọn ra từng điểm để minh họa. Nó cho thấy rằng ở mức<br />
số lượng là 4 đơn vị, giá sẵn lòng trả cho một đơn vị thêm nữa (cái thứ tư) là 3 đôla/kg. Giá<br />
sẵn lòng trả của một người cho 8 đơn vị là bao nhiêu? Câu trả lời là: 1 đôla/kg.<br />
Có sự khác biệt rất quan trọng giữa tổng giá sẵn lòng trả (Total WTP) và giá sẵn lòng trả<br />
biên (Marginal WTP), bởi đó là vấn đề mà chúng ta sẽ tiếp tục đề cập đến ở các chương<br />
sau. Giả định một người mua 2 kg táo; dọc theo đường WTP, anh ta có thể sẽ sẵn lòng trả<br />
3,50 đôla cho kg thứ ba. Đó là giá sẵn lòng trả biên, trường hợp này là đối với kilogram<br />
thứ ba.<br />
Giá sẵn lòng trả biên diễn tả giá sẵn lòng trả của một người cho một đơn vị<br />
dịch vụ hay hàng hóa tăng thêm.<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
2<br />
<br />
Hình 3-2: Giá sẵn lòng trả trong trường hợp hàm số liên tục<br />
<br />
$<br />
<br />
5<br />
4<br />
<br />
b<br />
<br />
3<br />
2<br />
<br />
a<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
Soá kg<br />
taùo<br />
Dữ liệu từ hình 3-1 đựơc biến đổi thành đường thẳng do người tiêu dùng được<br />
phép mua từng phần nhỏ của các đơn vị. Tổng giá sẵn lòng trả (WTP) cũng<br />
được biểu diễn cho 4 kg táo. Nó là tổng diện tích a cộng b<br />
<br />
Tổng giá sẵn lòng trả được đo là phần diện tích nằm dưới đường WTP từ 0 đến số lượng<br />
được tiêu dùng. Ví dụ dưới đây cho thấy cách tính tổng WTP.<br />
Ví dụ: Ước tính tổng giá sẵn lòng trả (WTP) cho táo sạch<br />
Giả sử một người tiêu thụ 4 kg táo/tuần<br />
Tính tổng giá sẵn lòng trả (WTP) từ biểu đồ thanh ở hình 3-1. Tổng giá sẵn lòng trả là tổng<br />
chiều cao của các hình chữ nhật nằm giữa trục gốc và số lượng 4 kg.<br />
Tổng là 4,50 + 4,00 + 3,50 + 3,00 = 15,00 đôla<br />
Tính tổng giá sẵn lòng trả trong phiên bản của đường sẵn lòng chi trả ở hình 3-2. Tổng giá<br />
sẵn lòng trả là toàn bộ phần diện tích nằm dưới đường giá sẵn lòng trả từ điểm gốc đến<br />
điểm 4 kg.<br />
Sử dụng phương pháp hình học đơn giản để tính. Tổng giá sẵn lòng trả cho 4 kg là diện<br />
tích a cộng diện tích b.<br />
Diện tích a là hình chữ nhật có chiều cao là 3$ và rộng là 4: ta có 3$<br />
<br />
4 = 12$<br />
<br />
Diện tích b là hình tam giác có chiều cao là 2$ = (5$ - 3$) và cạnh đáy bằng 4 = (4 – 0).<br />
1<br />
Giá trị của diện tích b là [ (2$ 4$)] = 4$.<br />
2<br />
Diện tích a + b = 16$ = tổng giá sẵn lòng trả.<br />
Vấn đề: Tại sao diện tích a cộng diện tích b trong hình 3-2 lớn hơn một ít so với tổng giá<br />
sẵn lòng trả được tính theo biểu đồ hình thanh ở hình 3-1? Câu trả lời là biểu đồ hình thanh<br />
là ước lượng xấp xỉ của đường liên tục. Sử dụng số nguyên và không sử dụng đường liên<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
3<br />
<br />
tục sẽ cho giá trị thấp của tổng giá sẵn lòng trả. Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng đường<br />
liên tục.<br />
<br />
Cầu<br />
Có cách khác để biểu diễn mối quan hệ giá sẵn lòng trả biên. Đây chính là đường cầu.<br />
Đường cầu cá nhân cho thấy số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà cá nhân này có nhu cầu<br />
(nghĩa là: mua và tiêu thụ) ở một mức giá cho sẵn. Thông tin từ hình có thể giúp cung cấp<br />
cho ta mối quan hệ đại số của đường cầu. Số lượng cầu giảm xuống khi giá táo tăng lên.<br />
Với QD là lượng cầu, là hệ số cắt và là độ dốc của phương trình. Khi đó hàm số đường<br />
cầu có dạng chung là:<br />
QD =<br />
<br />
- P<br />
<br />
Hệ số cắt có thể tìm thấy ở hình 3-1 hoặc hình 3-2 tại mức giá mà lượng cầu là 0. Đó là tại<br />
mức giá bằng 5$. Độ dốc của phương trình là sự thay đổi lượng cầu chia cho sự thay đổi<br />
mức giá .<br />
Nhìn vào số liệu trong hình 3-1, chúng ta thấy rằng cứ mỗi đơn vị sản phẩm tăng lên thì giá<br />
giảm đi 50 cent. Vì vậy độ dốc của chúng là -2. Hàm số cầu của táo lúc này sẽ là QD = 10 –<br />
2P. Tuy nhiên, đường cầu của táo, theo qui định trong kinh tế học (đường thẳng trong hình<br />
3-2) có giá nằm ở trục tung và lượng cầu nằm ở trục hoành. Điều này có nghĩa là chúng ta<br />
tìm ra lời giải cho phương trình QD = - P dưới dạng P hơn là QD. Nó được gọi là<br />
đường cầu nghịch đảo và mối quan hệ hàm số nói chung là<br />
P = / - (1/ ) QD<br />
Thay thế các giá trị và vào phương trình ta có P = 5 – 0,5QD. Đây là phương trình<br />
được minh họa ở hình 3-2.<br />
Đường cầu của táo là đường thẳng, nhưng trong thực tế có thể là đường cong. Mối quan hệ<br />
tuyến tính của đường cầu hàm ý là số lượng cầu thay đổi đồng nhất với giá hàng hóa.<br />
Tuy nhiên đối với nhiều hàng hóa thì điều này có thể không đúng. Ví dụ xem xét trường<br />
hợp hàng hóa là nước. Ở các mức giá thấp và tỷ lệ tiêu thụ cao, nghiên cứu cho thấy rằng<br />
với việc tăng giá ở một lượng tương đối nhỏ sẽ dẫn đến việc giảm đáng kể lượng cầu. Ở<br />
những mức giá cao và lượng cầu thấp, việc tăng giá sẽ có ảnh hưởng nhỏ hơn nhiều; nó sẽ<br />
tạo ra lượng cầu giảm ở mức ít hơn. Đây là đường cầu nó lõm về phía gốc; tương đối<br />
phẳng ở mức giá thấp và dốc lên ở mức giá cao. Hình 3-3 minh họa đường cầu đối với<br />
nước.<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
4<br />
<br />
Hình 3-3: Đường cầu đối với nước<br />
$<br />
Giá/<br />
3<br />
m)<br />
<br />
30<br />
20<br />
10<br />
<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
200<br />
<br />
300<br />
<br />
400<br />
<br />
500<br />
<br />
3<br />
<br />
Nước sử dụng (m )<br />
<br />
Đường cầu phi tuyến cho thấy một mức tăng nhỏ trong giá có thể dẫn đến lượng nước sử<br />
3<br />
dụng giảm mạnh khi giá ở mức thấp. Việc tăng giá từ 10$ lên 20$/m sẽ giảm việc sử dụng<br />
3<br />
nước từ 400 xuống 200 m . Nhưng việc tăng thêm 10$ nữa, từ 20$ đến 30$, sẽ làm giảm<br />
3<br />
lượng tiêu thụ chỉ 50 m , từ 200 đến 150.<br />
<br />
Tổng cầu/Giá sẵn lòng trả<br />
Đường cầu cá nhân/đường giá sẵn lòng trả biên đối với hàng hóa hay dịch vụ là một cách<br />
để khái quát hóa khả năng và thái độ tiêu dùng cá nhân của một người đối với hàng hóa đó.<br />
Những mối quan hệ sẽ khác nhau giữa các cá nhân, bởi vì thị hiếu và sở thích của họ<br />
không giống nhau. Người với thu nhập cao thì tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn. Khi<br />
nghiên cứu các vấn đề thực về chính sách kiểm soát ô nhiễm và chất lượng môi trường, các<br />
nhà kinh tế học thường tập trung mối quan tâm của họ vào cách cư xử của các nhóm người<br />
hơn là các cá nhân đơn lẻ. Mối quan tâm chính là tổng cầu hay giá sẵn lòng trả của một<br />
nhóm người đã được xác định rõ.<br />
Đường tổng cầu đối với một hàng hóa thị trường là tổng theo trục hoành các<br />
đường cầu cá nhân thường được nhóm theo khu vực địa lý (ví dụ như thành<br />
phố, tỉnh hoặc một quốc gia).<br />
Hình 3-4 minh họa cách xây dựng đường tổng cầu của táo sạch. Giả sử chỉ có 2 khách<br />
hàng là Alice và Bruce. Hai người này đại diện cho những loại người tiêu dùng khác nhau<br />
ở vùng Vancouver. Alice thật sự thích táo sạch, trong khi Bruce thì chẳng quan tâm lắm<br />
đến chúng; anh ta chỉ thích nó như với táo thường khác. Alice có đường cầu được biểu thị<br />
như là Hình 3-2. Đường cầu của Bruce thì dốc đứng hơn so với đường cầu của Alice,<br />
chứng tỏ anh ta có sở thích khác.<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
5<br />
<br />