intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Knights Hospitaller – Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 23 tháng 8, những kẻ bao vây lại tổ chức một cuộc tấn công quy mô lớn. Nhưng nó đã bị đẩy lùi một cách khó tin, thậm chí những người bị thương phía bên kia vẫn tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, giờ thì quân Thổ lại lâm vào hoàn cảnh tuyệt vọng. Ngoại trừ pháo đài St. Elmo, các pháo đài khác vẫn còn nguyên vẹn. Quân đồn trú đã làm việc ngày đêm để vá các lỗ thủng trên tường thành, và việc chiếm Malta dường như càng lúc càng bất khả thi. Một phần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Knights Hospitaller – Phần 2

  1. Knights Hospitaller – Phần 2 Ngày 23 tháng 8, những kẻ bao vây lại tổ chức một cuộc tấn công quy mô lớn. Nhưng nó đã bị đẩy lùi một cách khó tin, thậm chí những người bị thương phía bên kia vẫn tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, giờ thì quân Thổ lại lâm vào hoàn cảnh tuyệt vọng. Ngoại trừ pháo đài St. Elmo, các pháo đài khác vẫn còn nguyên vẹn. Quân đồn trú đã làm việc ngày đêm để vá các lỗ thủng trên tường thành, và việc chiếm Malta dường như càng lúc càng bất khả thi. Một phần tư quân Thổ đã bị mắc bệnh trong những tháng hè kinh khủng. Lương thực và quân trang quân dụng bắt đầu thiếu hụt, quân Thổ ngày càng trở nên mất tinh thần bởi thất bại trong các cuộc tấn công và thương vong. Cái chết của người chỉ huy tài năng Dragut, một cướp biển và là đô đốc hạm đội Thổ ngày 23 tháng 6 thực sự là một đòn chí mạng. Các tướng lĩnh Thổ như Piyale Pasha Mustafa Pasha không lo lắng. Họ có một hạm đội to lớn mà mới sử dụng có một lần. Họ đã không để ý đến mối liên
  2. lạc với các bờ biển châu Phi và không cố ý định trông chừng cũng như ngăn chặn quân tiếp viện Sicily. Pháo đài St. Elmo Ngày 1 tháng 9, quân Thổ thực hiện nỗ lực cuối cùng tấn công những kẻ bị vây hãm đang có tinh thần rất cao, những kẻ bắt đầu thấy hy vọng được giải thoát, trong khi nhuệ khí quân Thổ giảm sút nghiêm trọng và cuộc tấn công thất bại. Người Thổ lúng túng và do dự khi nghe nói quân cứu viện Sicily đã
  3. đến vịnh Mellieħa. Không biết rằng đây chỉ là một đội quân nhỏ, họ ngừng cuộc vây hãm và rút lui ngày 8 tháng 9. Khi quân Thổ rời đi, các Hiệp sĩ còn 600 người có thể chiến đấu được. Những đánh giá đáng tin nhất đ ưa ra số lượng quân Thổ lúc đỉnh điểm là 40000, trong đó có 15000 quay về Constantinople. Cuộc vây hãm này được miêu tả sinh động trong các bức tranh của Matteo Perez d'Aleccio ở đại sảnh của St. Michael và St. George, cũng như Throne Room trong cung điện của các thống lĩnh ở Valletta. Bốn trong các bức mẫu, được Perez d'Aleccio vẽ bằng dầu khoảng từ 1576 đến 1581, có thể tìm thấy ở Cube Room tại Queen's House, Greenwich, London. Sau đó một thành phố mới được xây lại, mang tên Valletta để nhớ tới vị thống lĩnh đã đương đầu với cuộc vây hãm. Năm 1607, thống lĩnh của Hospitaller được phong tước vị Reichsfürst (hoàng thân của Đế Quốc La mã Thần Thánh, mặc dù lãnh thổ của Hội luôn nằm ở phái nam của Đế Quốc). Năm 1630, thống lĩnh được ban quyền ngang với Hồng Y Giáo Chủ, cùng với tước hiệu His Most Eminent Highness. Sau chiến thắng của người Thiên Chúa giáo trước hạm đội Thổ ở trận Lepanto năm 1571, các hiệp sĩ tiếp tục tấn công cướp biển và các thuyền của
  4. người Hồi giáo, căn cứ của họ trở thành trung tâm buôn bán nô lệ vào thế kỷ 18, bán những người châu Phi và người Thổ, đồng thời trả tự do cho nô lệ theo đạo Thiên Chúa. Rối loạn ở châu Âu Hội đã mất nhiều tài sản ở châu Âu sau sự lớn mạnh của đạo Tin Lành và chủ nghĩa quân bình của người Pháp, nhưng vẫn trụ lại được ở Malta. Tài sản của chi nhánh ở Anh bị sung công năm 1540. Năm 1577, vùng Brandenburg ở Đức theo đạo Tin Lành, nhưng vẫn đóng góp chi phí cho Hội cho đến khi vua Prussia chiếm năm 1812. Johanniter Orden đ ược khôi phục như là tổ chức của Knights Hospitaller ở Prussia năm 1852. Các Hiệp sĩ xứ Malta có ảnh hưởng mạnh mẽ trong Hải quân Đế quốc Nga và Hải quân Pháp thời kỳ tiền cách mạng. Khi De Poincy được bổ nhiệm làm thống đốc thuộc địa của Pháp ở St. Kitts năm 1639 thì ông ấy đã là một thành viên xuất chúng của các Hiệp sĩ, và ông ấy bố trí đoàn tùy tùng với các huy hiệu của hội. Ảnh hưởng của Hội ở vùng Caribbe bị lu mờ sau cái chết của ông năm 1660. Ông ấy cũng đã mua hòn đảo Saint Croix như là tài sản cá nhân và nhượng lại cho các Hiệp sĩ. Năm 1665, đảo St. Croix đ ược công
  5. ty Đông Ấn ở Pháp mua lại, chấm dứt sự hiện diện của các Hiệp sĩ ở vùng Caribbe. Năm 1789, nước Pháp nổ ra một cuộc cách mạng và phong trào chống tăng lữ, quý tộc khiến cho nhiều hiệp sĩ và quý tộc Pháp phải bỏ trốn. Rất nhiều nguồn lợi truyền thống của Hội ở Pháp đã bị mất vĩnh viễn. Sắc lệnh bãi bỏ hệ thống phong kiến của Hội đồng lập pháp quốc gia Pháp (1789) đã thủ tiêu Hội ở Pháp. Chính quyền cách mạng Pháp đã chiếm đoạt các tài sản của Hội ở Pháp năm 1792. Mất Malta Các thành lũy của Malta bị Napoleon chiếm năm 1798, trong cuộc chinh phạt Ai Cập. Rất mưu mẹo, Napoleon đòi một cảng an toàn để tiếp tế cho các con tàu của mình, sau đó quay ra chống lại những người chủ ở Valletta. Thống lĩnh Ferdinand von Hompesch zu Bolheim đã không lường trước hay chuẩn bị đối phó với mối đe dọa này, không đưa ra những chỉ đạo cần thiết và dễ dàng đầu hàng Napoleon, biện minh rằng hiến chương của hội không cho phép đánh nhau với người Thiên Chúa giáo. Năm 1799, do bị chỉ trích và chịu sức ép từ triều đình Áo, ông ta đã từ chức và bỏ đi ở ẩn.
  6. Các hiệp sĩ phải giải tán, dù hội vẫn tiếp tục tồn tại dưới dạng thu nhỏ và thương lượng với các chinhd phủ chấu Âu cho sự phục hồi. Hoàng đế Nga Paul I đã che chở cho rất nhiều hiệp sĩ ở St. Petersburg, một hành động làm gia tăng sức mạnh của Knights Hospitaller ở Nga và Hội được thừa nhận trong các tổ chức ở Đế quốc Nga. Các hiệp sĩ lánh nạn ở St. Petersburg đã bầu Tsar Paul làm thống lĩnh của họ, dối địch với thống lĩnh von Hompesch cho đến khi ông này từ chức, và Tsar Paul trở thành thống lĩnh duy nhất. Paul I đã cho mở thêm các tu viện Thiên Chúa giáo ở Nga với không dưới 118 người đứng đầu, thu hẹp phần còn lại ở Hội và mở cửa với tất cả người Thiên Chúa giáo. Paul I được bầu làm thống lĩnh, tuy nhiên ông chưa bao giờ được thông qua bởi các quyết định của giáo hội Chiên Chúa. Đầu những năm 1800, hội bị suy yếu nghiêm trọng do để mất các tu viện trên khắp châu Âu. Cho đến năm 1810 chỉ có 10% thu nhập đến từ các nguồn truyền thống ở châu Âu, còn 90% là do hội ở Nga đóng góp. Điều này một phần do cách tổ chức của Hội đặt dưới quyền các Lieutenant nhiều hơn là các thống lĩnh trong thời kỳ 1805 đến 1879 khi Pope Leo XIII được phục hồi làm thống lĩnh. Điều này báo hiệu sự thay đổi vận mệnh của hội thành một tổ chức nhân đạo và tôn giáo. Bệnh viện lại trở thành công việc chính của hội. Bệnh viện và các hoaatj động phúc lợi của Hội được bảo đảm cân
  7. bằng trong Thế chiến thứ nhất và được đẩy mạnh trong Thế chiến thứ hai dưới thời thống lĩnh Fra' Ludovico Chigi della Rovere Albani (1931-1951). Gần đây hội thực hiện một sứ mệnh ở Malta, sau khi ký một thỏa thuận với chính phủ Malta về việc cho phép họ độc quyền sử dụng pháo đài St. Angelo trong 99 năm. Ngày nay, sau khi được sửa chữa, pháo đài là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa và lịch sử liên quan đến Hội. The Venerable Order of Saint John đã có mặt ở Malta từ cuối thế kỷ 19. Sovereign Military Order of Malta
  8. Năm 1834, Hội thiết lập một tổng hành dinh mới ở Rome. Sovereign Military Hospitaller Order of Saint John of Jerusalem, of Rhodes and of Malta; được biết đến nhiều hơn với tên gọi Sovereign Military Order of Malta (SMOM); là một tổ chức tôn giáo của đạo Thiên Chúa. Đó là một quốc gia có chủ quyền được công nhận bởi các thành viên trong Liên Hợp Quốc và các nước khác. Hội duy trì quan hệ ngoại giao với xấp xỉ 100 quốc gia, và từng ấy đại sứ. Hội phát hành hộ chiếu, tiền tệ, tem và thậm chí cả biển đăng ký xe. Thống lĩnh của Hội phụng sự như là phó vương của Giáo hoàng, ủng hộ Vatican trong các đề nghị, kiến nghị sửa đổi và bỏ phiếu trong công tác ngoại giao quốc tế. Những yêu sách cho chủ quyền quốc gia là vấn đề gây tranh cãi giữa các học giả. Sự phục hồi ở Anh Tài sản của Hội ở Anh đã bị vua Henry VIII tịch thu do những tranh cãi với Giáo hoàng về cuộc hôn nhân tan vỡ của ông với Catherine xứ Aragon, thậm chí đã dẫn tới sự phá bỏ các tu viện. Mặc dù không phải cuộc đàn áp chính thức nhưng việc này đã dẫn tới chấm dứt sử dụng tiếng Anh. Vài Hiệp sĩ Scotland còn lại giao thiệp với Hội bằng tiếng Pháp. Năm 1831, một người Pháp đứng ra thành lập Hội ở Anh, đòi hành động nhân danh Hội ở Italy, cuối cùng được biết đến với tên gọi Venerable Order of St. John of
  9. Jerusalem ở Vương quốc Anh. Họ nhận được Hiến chương Hoàng gia từ Nữ hoàng Victoria năm 1888 và truyền bá qua Vương quốc Anh, Khối Liên hiệp Anh, và nước Mỹ. Tuy nhiên, họ chỉ được Sovereign Military Order of Malta công nhận năm 1963. Các hoạt động được biết đến nhiều nhất là St. John Ambulance và Bệnh viện Mắt St. John ở Jerusalem. Đạo Tin Lành mở rộng ở châu Âu Sau cải cách của đạo Tin Lành, hầu hết tăng lữ người Đức công khai việc tiếp tục tham gia Hội trong khi vẫn chấp nhận đạo Tin Lành. Như vùng Brandenburg, ở Đức ngày nay Hội vẫn tiếp tục đẩy mạnh iệc tìm kiếm sự độc lập đối với tổ chức mẹ theo đạo Thiên Chúa. Từ Đức, đạo Tin Lành mở rộng ra nhiều nước như Hungary, Hà Lan, Thụy Điển. Các chi nhánh này đều có quyền tự trị và có mối liên kết lỏng lẻo với tổ chức ở Anh. Những tổ chức giả mạo Sau sự chấm dứt của Thế chiến thứ hai, lợi dụng việc thiếu vắng các tổ chức ở Cộng hòa Italy, một người Ý tự nhận là hoàng tử Ba Lan và giả mạo là Grand Prior của Podolia cho đến khi bị kiện vì lừa đảo. Một vụ lừa đảo khác như là Grand Prior của Holy Trinity of Villeneuve, nhưng đã từ bỏ sau khi
  10. cảnh sát viếng thăm, dù bề ngoài thì tổ chức vẫn hoạt động ở Malta năm 1975 và sau đó là ở Mỹ năm 1978. Những khoản tiền lớn được gom bởi tổ chwcs ở Mỹ của SMOM vào đầu những năm 1950 đã hấp dẫn một người tên là Charles Pichel khiến ông ta lập ra Sovereign Order of St. John of Jerusalem, Knights Hospitaller c ủa riêng mình năm 1956. Pichel tránh những rắc rối về việc giả mạo bằng cahs tạo ra một lịch sử hoang đường, rằng tổ chức của ông ta thuộc về các Hiệp sĩ chính thống ở Nga năm 1908; mặc dù hoàn toàn là lừa đảo nhưng lại lừa được vài viện sĩ. Sự thật là tổ chức của ông ta chả có liên hệ gì với các Hiệp sĩ. Trước khi thành lập, sự quan tâm của các quy tộc Nga đối với "Hội" của Pichel khiến cho những lời nói dối trở nên đáng tin cậy hơn. Những tổ chức này lại dẫn đến các tổ chức giả mạo khác. Hai chi nhánh của Pichel được cho là đã thành công trong việc có được sự bảo trợ của vua Nam Tư Peter II, và vua Romani Michael. Hội chính thức, cơ sở ở California, trở nên giàu có dưới sự lãnh đạo của Robert Formhals, người trong vài năm, với sự hiúp đỡ của các tổ chức lịch sử như The Augustan Society, đã được nhận là hòang thân Ba Lan của nhà Sangusko.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2