intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lợi ích và rủi ro của các khách sạn và nhà hàng nhượng quyền trong điều kiện toàn cầu hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Lợi ích và rủi ro của các khách sạn và nhà hàng nhượng quyền trong điều kiện toàn cầu hóa đề cập một số lợi ích và rủi ro đối với các khách sạn, nhà hàng nhượng quyền, từ đó đề xuất một số ý kiến trao đổi về phát triển hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lợi ích và rủi ro của các khách sạn và nhà hàng nhượng quyền trong điều kiện toàn cầu hóa

  1. LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA CÁC KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG NHƯỢNG QUYỀN TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Nguyễn Thị Nguyên Hồng(*) BENEFITS AND RISKS OF HOTEL AND RESTAURANT FRANCHISING IN CONDITIONS OF GLOBALIZATION Abstract Vietnam joined the World Trade Organization (WTO) and as well as other members of the organization to fully implement the Agreement, including the Agreement on Intellectual Property Rights Related to Trade (TRIPS),... The increasing demand for these types of products and services that have become franchise business model suited to rapid development in the hotel and restaurant industry. Franchise accounts for about 50% of hotel rooms in the world today. Franchise hotel will offer significant benefits also lead to certain risks, bring advantages to investors instead they have to build from scratch. Hotels in Vietnam should be put in very careful situation before entering into the franchise business model. The paper addresses some of the benefits and risks for the hotel, restaurant franchise from which it proposes an exchange of opinions on the development of concessions in the hotel and restaurant business in Vietnam in conditions of globalization today. * 1. Vài nét về quyền sở hữu trí tuệ và nhượng quyền trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng "nhượng quyền" 1.1. Hiệp định TRIPS Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cũng như các thành vìên khác trong Tổ chức phải thực hiện đầy đủ các Hiệp định: Hiệp định Thương mại và Thuế quan (GATT), Hiệp định Thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS),... Sở hữu trí tuệ có thể được định nghĩa một cách khái quát là sở hữu sự sáng tạo của trí tuệ con người. Quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) là quyền hợp pháp chi việc sử dụng những sáng tạo này. Các thành vìên của Tố chức thương mại thế giới đều phải cam kết thực hiện các nghĩa vụ cơ bản như giảm các rào cản thương mại, cải cách thủ tục thương mại và đặc biệt là cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định TRIPS được 160 nước thành vìên hiện tại của WTO bắt buộc áp dụng và cũng sẽ áp dụng cho các thành viên tương lai. Khi được áp dụng đầy đủ, hiệp định này sẽ tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gần như trên toàn thế giới - tạo ra sức mạnh chưa có hiệp ước quốc tế nào đạt tới. Hiệp định TRIPS bao trùm tất cả các quyền sở hữu trí tuệ chính, gồm cả các lĩnh vực và quyền chưa được luật quốc tế hay trong một số trường hợp cả luật quốc gia của các nước công nghiệp đề cập tới. Vìệc thực thi hiệp định này sẽ áp đặt các thay đổi về luật sở hữu trí tuệ của một số nước thành vìên WTO không có bất kỳ ngoại lệ nào. Những thay đổi này cũng tác động mạnh đến luật quy định và các thủ tục hiện hành của các nước đang phát triển như Vìệt Nam. Các điều khoản chính của hiệp định TRIPS có thể phân chia thành 5 nhóm: tiêu chuẩn; thực thi; giải quyết tranh chấp; các quy định và nguyên tắc chung; và những thỏa thuận chuyển đối. Về lâu dài, vìệc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo ngay tại (*) PGS.TS., Trưởng Khoa Khách sạn - Du lịch, Trường Đại học Thương mại.
  2. các nước đang phát triển và có lợi đối với các nước đang phát triển. Nhưng hiện nay TRIPS đang có xu hướng bất lợi cho các nước đang phát triển và kém phát triển, bởi vì các phát minh sáng chế hiện nay chủ yếu là của các nước phát triển. TRIPS bảo vệ quyền của người tạo ra sáng chế phát minh và quy định ai sử dụng sáng chế phát minh cũng đều phải trả tiền. Trong khi đó, các nước đang phát triển lại hầu như có rất ít phát minh sáng chế, họ muốn sử dụng các thành tựu phát minh của các nước phát triển mà không phải trả tiền. Hiện có 9 loại tài sản đang được thừa nhận và bảo hộ bởi các công ước quốc tế, trong đó có nhãn hiệu thương mại phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau (Công ước Paris, Hiệp định Madrid, Hiệp ước về Luật nhãn hiệu thương mại). Tuy nhiên, trong các ngành dịch vụ nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng là các doanh nghiệp lớn thường có xu hướng nhượng quyền thương hiệu, hình thành nên một hệ thống các khách sạn nhượng quyền "franchise". 1.2. Nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ thương mại đúng pháp luật về dịch vụ, tên kinh doanh hay biểu tượng quảng cáo, giữa doanh nghiệp và cá nhân hay một doanh nghiệp khác (gọi chung là người nhượng quyền và người nhận quyền), để tìm kiếm các quyền để sử dụng vào kinh doanh. Sự thỏa thuận này phụ thuộc vào phương pháp quản lý kinh doanh giữa hai bên. Trong một hình thức đơn giản nhất, một nơi cấp quyền kinh doanh có quyền đối với tên hay thương hiệu của mình và có thể bán quyền đó cho một chi nhánh (một người nhận quyền) nào đó. Đó được coi là cấp tên thương hiệu hay tên sản phẩm. Ở một hình thức phức tạp hơn, hoạt động nhượng quyền xây dựng một mối quan hệ rộng hơn và luôn phát triển tồn tại giữa hai bên. Người nhận quyền thường yêu cầu một dạng dịch vụ đầy đủ, bao gồm: Lựa chọn địa điểm; đào tạo; cung cấp sản phẩm; kế hoạch marketing; vốn đầu tư. Nhìn chung, một người nhận quyền sẽ có quyền kinh doanh mặt hàng hay dịch vụ mà được cung cấp bởi người nhượng quyền sẽ cần thiết phải có những chất lượng tiêu chuẩn của người nhượng quyền. Theo Luật Thương mại Việt Nam 2006, Điều 284 thì "Nhượng quyền thương mại là hoạt động Thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành vìệc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện: - Vìệc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức Tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gán với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong vìệc “điều hành công vìệc kinh doanh”. 1.3. Nhượng quyền kinh doanh khách sạn, nhà hàng Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ những thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức có 2 - 3 điểm bán lẻ cùng hình thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã thực sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn. Vào thập niên 60-70, nhượng quyền bùng nổ và phát triển mạnh trong lĩnh vực khách sạn ở Mỹ, Anh và một số nước khác. Hình thức nhượng quyền chiếm khoảng 50% tổng số phòng khách sạn hiện nay trên thế giới. Hình thức này đặc biệt phát triển tại Mỹ. 10 tập đoàn kinh doanh khách sạn nổi tiếng nhất thế giới hiện nay đều cung cấp nhượng quyền. Vì vậy, trong thực tế có nhiều khách sạn, nhà hàng mang biểu tượng là Holiday Inn, ITT Sheraton, Hilton, Choice, Quality, McDonald's, KFC... thực tế do các nhà đầu tư địa phương độc lập sở hữu.
  3. Quá trình toàn cầu hóa trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả các lĩnh vực. Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có 1 hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tương ứng 1/7 tổng lao động ở Mỹ, có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời. Ở châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống nhượng quyền thương mại với 167.500 cửa hàng, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ euro, tạo ra hơn 1.5 triệu vìệc làm. Ở Anh, nhượng quyền là một trong những hoạt động tăng trường nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 doanh nghiệp nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu hút một lượng lao động lớn với khoảng 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ. Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu riêng ở khu vực châu Á đã tạo doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi năm, Tại Nhật Bản, nhượng quyền thương mại phát triển mạnh từ năm 1996, đến nay đã có trên 1.200 hệ thống nhượng quyền thương mại và trên 250.000 cửa hàng nhận nhượng quyền thương mại, doanh thu từ công nghệ nhượng quyền thương mại là khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%. Nhượng quyền thương mại vào Trung Quốc từ năm 1980. Đến nay, nước này đã có trên 2.500 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 150.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Nhượng quyền thương mại mặc dù là một hình thức kinh doanh có xu hướng phát triển mạnh mẽ, song, kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực khách sạn cũng phải có những điều kiện nhất định. Khi tiến hành nhượng quyền, các khách sạn nhượng quyền sẽ chuyển giao phương thức kinh doanh của mình cho các khách sạn nhận quyền để hoạt động. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất để đánh giá đối tác "mua" franchise vẫn là khả năng tài chính của bên mua. Thật ra, khách sạn dự kiến "mua" franchise mới là chủ thể xem xét phương thức kinh doanh của khách sạn nhượng quyền có thực sự mang lại lợi nhuận và an toàn hay không, để quyết định vìệc đầu tư, "mua" franchise của khách sạn nhượng quyền đó. Khách sạn nhận quyền (còn gọi là các đại lý đặc quyền) có thể là một cá nhân, một nhóm các nhà đầu tư hay một tập đoàn nhỏ, khi mua quyền kinh doanh khách sạn, nhà hàng phải trả một khoản lệ phí ban đầu từ 50.000 đến 2 triệu USD. Các thương hiệu nhượng quyền thành công nhất thế giới do tạp chí Entrepreneur bình chọn đều có mức phí này khá cao. 1. Subway. Ngành kinh doanh: thực phẩm (bánh mì kẹp thịt, salad); Phí nhượng quyền: 74.900 USD - 222.800 USD. 2. Dunkin' Donuts. Ngành kinh doanh: thực phẩm (bánh ngọt, bánh rán); Phí nhượng quyền: 179.000 USD - 1,6 triệu USD. 3. Jackson Hewitt. Ngành kinh doanh: cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thuế; Phí nhượng quyền: 48,600 USD - 91.800 USD. 4. Domino's Pizza. Ngành kinh doanh: thực phẩm (pizza, bánh mỹ); Phí nhượng quyền: 141.400 USD-415.100 USD. 5. Sonic Drive-In. Ngành kinh doanh: nhà hàng ăn nhanh drive-in (lái xe vào tận quầy); Phí nhượng quyền: 861.300 USD. 6. McDonald's. Ngành kinh doanh: thực phẩm (hamburger, gà rán, salad); Phí nhượng quyền: 506.000 USD -1,6 triệu USD. 7. Papa John's Int'l. Ngành kinh doanh: thực phẩm (pizza); Phí nhượng quyền: 250.000 USD. (Nguồn: www.Lantabrand.com)
  4. Bên cạnh đó, các khách sạn nhượng quyền còn phải trả phí bản quyền hoạt động theo một tỷ lệ trên doanh thu phòng hàng tháng. Các khách sạn nhượng quyền của Holiday Inn phải trà tiền bản quyền là 4% doanh thu phòng. Những khoản lệ phí bổ sung có thể phải trả cho nhà nhượng quyền là quảng cáo, sử dụng hệ thống đăng ký đặt phòng qua máy vì tính và các dịch vụ khác. Trong kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh khách sạn, nhà hàng nói riêng, sự hài lòng của khách hàng là cần thiết nhất, hơn cả công suất phòng, công suất sử dụng. Báo cáo hàng năm của Hiệp hội J.D Power và Danh mục đo lường sự thỏa mãn khách hàng ở các khách sạn thuộc Hiệp hội Bắc Mỹ đã đưa ra 6 tiêu chuẩn đo lường độ thỏa mãn khách hàng: làm thủ tục check in/ check out, trang trí phòng cho khách, thức ăn thức uống, dịch vụ của khách sạn, dịch vụ cộng thêm, chi phí và tiền phòng. Còn đối với chuỗi khách sạn sẽ được đánh giá theo 6 yếu tố: độ sang trọng, đẳng cấp cao, dịch vụ trọn gói trung đẳng, dịch vụ giới hạn trung đẳng, ngân sách/tài chính và dịch vụ mở rộng. Khách hàng đóng vai trò là người giám định giá trị sản phẩm mới và dịch vụ của các chuỗi khách sạn. Vì vậy, để đảm bảo cho khách hàng được tiêu dùng dịch vụ với tiện nghi, lợi ích như nhau tại mọi địa điểm thì nhượng quyền khách sạn, nhà hàng là xu hướng tất yếu trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng. 2. Lợi ích và rủi ro của các khách sạn, nhà hàng nhượng quyền Nhượng quyền kinh doanh khách sạn mang lại những lợi thế cho nhà đầu tư thay vì họ phải tự xây dựng từ đầu. Ở Vìệt Nam, mặc dù khái niệm này chưa được phố biến, nhưng trên thực tế cũng đã phát triển nhiều thương hiệu như Hilton của BJackstone, Sofitel của tập đoàn Accor, khách sạn Legend (Marriott), Phở 24, Kinhdo Food, khách sạn Ramada,... Tại sao hình thức nhượng quyền thương mại lại đươc phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng như vậy? Đơn giản bởi đây là một phương thức kinh doanh "đôi bên cùng có lợi", cho cả hai bên nhượng quyền và nhận quyền. 2.1. Lợi ích Những lợi ích từ nhận quyền của các khách sạn, nhà hàng có thể có được gồm: - Ít rủi ro: Lợi ích ban đầu của vìệc thuê nhượng quyền là tính ít rủi ro. Với tỉ lệ thất bại 90% trong 3 năm đầu, vìệc bắt đầu một sự nghiệp mới - một thương hiệu mới là khá nguy hiểm. Bản thân chủ khách sạn hay nhà hàng không chỉ đưa ra sản phẩm hay dịch vụ hấp dẫn của mình mà còn phải nắm bắt được quá trình hoạt động, tìm và tiến tới mục tiêu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra. Vìệc thuê nhượng quyền sẽ giảm thiểu những rủi ro mà thực tế kinh doanh đặt ra nhờ lợi thế cạnh tranh của bên nhượng quyền, tăng những hiệu quả của nó với sự hỗ trợ từ phía thương hiệu mạnh và marketing, địa điểm và đào tạo. - Thử trước khi mua. Một lý do khác để mua nhượng quyền là sự đầu tư vào loại hình kinh doanh được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào tiêu thụ. Bên mua nhượng quyền có thế thử sức trước khi mua để chắc chắn là nó có phù họp với họ không. Các tập đoàn khách sạn, nhà hàng có tiếng tăm thường bán loại hình kinh doanh đã thành công, đã xác định rõ phương thức hoạt động, các sản phẩm dịch vụ đã được tiêu thụ mạnh. - Sức mạnh kinh doanh theo nhóm: Các khách sạn nhận quyền có thể mua các yếu tố sản xuất đầu vào với giá thấp thông qua các tập đoàn khách sạn nhượng quyền, vì vậy tất cả các khách sạn nhận quyền đều có khả năng thắng lợi. Các khách sạn, nhà hàng nhượng quyền thương hiệu thường có sự công nhận của quốc gia hay địa phương. Trong khi điều này có thể không đúng đối với chi nhánh mới. - Sự trung thành của người tiêu dùng: Nhượng quyền kinh doanh sẽ cung cấp hệ thống dịch vụ khách sạn, nhà hàng nhất quán trong quá trình hoạt động, tạo tiêu chuẩn hóa dịch vụ toàn cầu. Nhờ vậy mà người tiêu dùng sẽ được nhận chất lượng và giá trị sử dụng
  5. đồng đều, có hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Một hệ thống nhất quán mang lại những ưu điểm của lợi thế theo qui mô nhận diện thương hiệu, duy trì sự trung thành của khách hàng. - Áp dụng thành công mô hình kinh doanh đã được thiết lập: Các khách sạn, nhà hàng nhượng chuyền kinh doanh cũng sẽ cung cấp hoạt động hỗ trợ quản lý cho các khách sạn nhận quyền, bao gồm thủ tục tài chính, đào tạo và quản lý nhân vìên, qui trình quản lý. Các khách sạn nhận quyền sẽ vượt qua được sự thiểu kinh nghiệm. Rất nhiều yếu tố của kế họach kinh doanh là những thủ tục tiêu chuẩn được đặt ra bởi nơi cấp quyền kinh doanh. Nhưng phần khó khăn nhất là tạo lập lĩnh vực kinh doanh mới, thậm chí đối với cả những người quản lý kinh nghiệm nhưng thiếu kiến thức. - Hỗ trợ marketing chuyên nghiệp: Một trong những thuận lợi lớn nhất của vìệc cấp quyền kinh doanh là họat động marketing hỗ trợ từ phía các khách sạn cung cấp nhượng quyền. Nơi cấp quyền kinh doanh có thể trả chi phí cho vìệc phát triển những chiến dịch quảng cáo chuyên nghiệp. Vìệc marketing trong phạm vì quốc gia hay địa phương đều có lợi cho tất cả các khách sạn được nhượng quyền, đồng thời, các khách sạn cung cấp quyền kinh doanh cũng sẽ chia sẻ chi phí trong hoạt động marketing và giúp phát triển chương trình marketing có hiệu quả cho khách sạn nhận quyền. - Hỗ trợ tài chính: Các khách sạn được nhượng quyền trong quá trình hoạt động có thể nhận được sự giúp đỡ trong vấn đề tài chính từ các khách sạn cung cấp nhượng quyền. Các khách sạn cung cấp nhượng quyền thường tạo ra những sắp xếp với những nguồn cho vay để cho một chi nhánh vay tiền, những cam kết hỗ trợ từ phía các khách sạn cung cấp nhượng quyền luôn tăng các khả năng hỗ trợ các khoản nợ cho các khách sạn nhận quyền. 2.2. Rủi ro Bên cạnh những lợi ích ở trên thì hình thức nhượng quyền trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng cũng có nhiều rủi ro, nhiều tình huống có thể xảy ra đòi hỏi các khách sạn, nhà hàng nhận quyền phải đầu tư thời gian và tiền bạc để mang lại hiệu quả. - Trước hết, các khách sạn mua nhượng quyền do được hưởng lợi từ thương hiệu đã có uy tín mang lại nên phải đóng phí nhượng quyền và chia sẻ một phần lợi nhuận cho chủ thương hiệu theo định kỳ hàng tháng (royalty fee) và do vậy, sẽ gặp rủi ro khi kinh doanh không hiệu quả. - Các khách sạn nhượng quyền trao quyền cho một bên khác để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình, đương nhiên cũng phải chịu rủi ro khi bên nhận quyền thực hiện không đúng các ý tưởng này, khiến công vìệc kinh doanh bị đổ bể, gây ấn tượng xấu cho hệ thống kinh doanh của mình "con sâu làm rầu nồi canh"; đồng thời làm giảm giá trị thương hiệu cũng như công vìệc kinh doanh của mình. - Các khách sạn nhận quyền phải thực hiện hệ thống kinh doanh của khách sạn nhượng quyền một cách cứng nhắc, không thể được chủ động trong ý tưởng của riêng mình vào kinh doanh. Bởi vì một đặc điểm trong các hệ thống nhượng quyền thương mại là các cơ sở kinh doanh phải hoàn toàn tương đồng để khách hàng có thể nhận ddwwocj giá trị toàn cầu khi đến bất cứ cơ sở kinh doanh nào trong hệ thống. Điều này nhiều khi hạn chế tính sáng tạo trong công vìệc kinh doanh, hạn chế chính công vìệc, hiệu quả kinh doanh của bên nhượng quyền. Do đó, mua nhượng quyền hay tự xây dựng một mô hình kinh doanh với thương hiệu độc lập là quyết định tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu của mỗi chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư không thích hợp mua nhượng quyền thì sẽ không bao giờ hài lòng và hợp tác tốt với chủ thương hiệu hay người bán franchise. Còn chủ thương hiệu thì sẽ không bao giờ chấp nhận duy trì hợp đồng nhượng quyền cho các đối tác luôn "sáng tạo" và không tuân theo những tiêu chuẩn chung của hệ thống chuỗi cửa hàng. Vì tính đồng nhất có vai trò quyết định trong sự thành bại của một hệ thống nhượng quyền.
  6. - Ngoài ra, cũng có rất nhiều khách sạn nhượng quyền nước ngoài muốn lợi dụng vị trí "bề trên" của mình đế áp đặt, o ép các khách sạn nhận quyền Vìệt Nam, nhất là phải chịu áp dụng những quy tắc hoàn toàn phi lý và cuối cùng dẫn đến toàn bộ hệ thống bị đổ bể. 3. Một số ý kiến trao đổi về phát triển hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng ở Việt Nam Để có được những lợi ích cao nhất và giảm thiểu những rủi ro do hình thức nhượng quyền kinh doanh khách sạn mang lại, các khách sạn Vìệt Nam cần rất thận trọng khi đưa ra quyết định này: Trước hết, các khách sạn Vìệt Nam trước khi tham gia vào hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, cần tìm hiểu kỹ lưỡng xem đây có phải là một hình thức kinh doanh có thể thành công với điều kiện hiện nay của khách sạn không. Phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền đã thành công trong một vài cơ sở chưa chắc sẽ thành công trong điều kiện môi trường, khả năng của khách sạn nhận quyền. Bởi vì thông thường, số vốn bỏ ra đầu tư vào một cơ sở nhượng quyền thương mại là khá lớn so với vìệc tự lập cơ sở kinh doanh riêng. Nếu tự lập cơ sở kinh doanh riêng thì có thể "liệu cơm gắp mắm", nhưng đã tham gia vào một hệ thống nhượng quyền thương mại, thì phải tuân thủ những ý tưởng đã được định sẵn. Vì thế, nếu không cẩn thận rủi ro sẽ là tương đối cao. Thứ hai, nhiều hợp đồng nhượng quyền thương mại yêu cầu khách sạn nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyền cố định, kể cả khi hoạt động kinh doanh không có lãi. Đây là vấn đề mà khách sạn nhận quyền phải cân nhắc kỹ, liệu khả năng tài chính dự phòng của mình có đủ để đáp ứng nghĩa vụ này không. Thứ ba, nhiều hợp đồng nhượng quyền thương mại trao quyền rất lớn cho các khách sạn nhượng quyền trong việc chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng. Khách sạn nhận quyền nên nghiên cứu, đàm phán kỹ những điều khoản này bởi vì bên nhượng quyền có thể lợi dụng những điều khoản này để chấm dứt hoặc không gia hạn hợp đồng cho bên nhận quyền, gây thiệt hại, bất lợi cho bên nhận quyền. Thứ tư, nếu bên nhận quyền là một nhà đầu tư năng động, sáng tạo, thích những ý tưởng của riêng mình, thì việc tham gia vào một hệ thống nhượng quyền thương mại là không hợp lý bởi vì đã vào hệ thống này họ sẽ phải liên tục chấp hành "mệnh lệnh" của bên nhượng quyền, kể cả những "mệnh lệnh" mà bên nhận quyền cho là bất hợp lý. Thứ năm, một hệ thống nhượng quyền thương mại tốt phải có sự tương tác giữa khách sạn nhận quyền và khách sạn nhượng quyền. Khách sạn nhượng quyền nên có những hình thức đào tạo, hỗ trợ, tư vấn cho khách sạn nhận quyền. Mặt khác, khách sạn nhận quyền cũng cần có cơ hội được phản ánh, đóng góp ý kiến cho khách sạn nhượng quyền. Nếu quan hệ mang tính chất quá "một chiều", không tính đến lợi ích của cả đôi bên thì cả bên nhượng quyền và các bên nhận quyền cũng cần cân nhắc lại. Thứ sáu, khách sạn nhận quyền nên kiểm tra kỹ lưỡng động cơ nhượng quyền của khách sạn nhượng quyền, tránh trường hợp khách sạn nhượng quyền chỉ muốn khoản tiền phí trước mắt của khách sạn nhận quyền mà không quan tâm đến lợi ích lâu dài của khách sạn nhận quyền và hệ thống kinh doanh nói chung. Thứ bảy, khách sạn nhận quyền cũng nên lựa chọn các khách sạn nhượng quyền một cách cẩn thận. Một khách sạn nhận quyền kinh doanh không tốt có thể gây tổn hại rất lớn cho khách sạn nhượng quyền và rộng hơn là cho cả hệ thống. Sự thành công của khách sạn nhận quyền cũng chính là sự thành công của khách sạn nhượng quyền. Thứ tám, các khách sạn nhượng quyền hay yêu cầu các khách sạn nhận quyền đóng góp lập các quỹ chung như quỹ quảng cáo, quỹ khuyến mại. Việc sử dụng tiền từ các quỹ này phải thật sự minh bạch, không nên gây mất lòng tin của các khách sạn nhận quyền từ việc sử dụng những quỹ này.
  7. Thứ chín, cũng như bất cứ ngành nghề nào kinh doanh nhượng quyền cũng có rủi ro thất bại và đòi hỏi người chủ phải sâu sát và dành riêng một quỹ thời gian nhất định cho khách sạn. Kinh doanh nhượng quyền như hình thức "nhân bản vô tính". Nhưng trên thực tế thì các khách sạn mua nhượng quyền cũng có thể có những thay đôi nhỏ từ trang trí nội thất đến cách thức phục vụ để phù hợp hơn với nhu cầu địa phương. Người mua nhượng quyền phải sẵn sàng cho việc mình phải điều hành khách sạn của mình, có thể như một nhân viên. Cuối cùng, các nhà lập pháp nên tạo một cơ chế để các khách sạn nhượng quyền cung cấp thật đây đủ thông tin cho các khách sạn nhận quyền có thể có một quyết định đúng đắn và có trách nhiệm, tránh các rủi ro có thể xảy ra với các bên như nêu trên. Như vậy, trong một thế giới không biên giới, toàn cầu hóa du lịch tác động rất lớn đến những xu hướng kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, giải trí,... Các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ những thuận lợi và khó khăn, những lợi ích nhận được và rủi ro tiềm tàng để có quyết định chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành du lịch Việt Nam và đẩy nhanh sự hội nhập du lịch Việt Nam với du lịch trong khu vực và trên thế giới. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Thúy Hồng (2007), Sở hữu trí tuệ theo quy định của WTO và Thực tiễn triển khai tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển thương mại các hoạt động sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ các định chế của WTO và hoạt động sở hữu trí tuệ trong các trường đại học, cao đẳng, Trường Đại học Thương mại năm 2008. 2. Luật Thương mại Việt Nam 2005. 3. Denny G. Rutherford & Michael J. O’Fallon, Quản lý và vận hành khách sạn (Tài liệu dịch), Nxb Công ty Tân Thăng Long, 2009. 4. Website: http://www.lantabrand.com; http://www.pfdc.com.vn. TÓM TẮT Vìệt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cũng như các thành vìên khác trong tổ chức phải thực hiện đầy đủ các Hiệp định, trong đó có Hiệp định về quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS),... Sự gia tăng nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ khiến nhượng quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp khách sạn và nàh hàng. Hình thức nhượng quyền chiếm khoảng 50% tổng số phòng khách sạn hiện nay trên thế giới. Nhượng quyền kinh doanh khách sạn mang lại những lợi ích lớn đồng thời cũng đưa đến những rủi ro nhất định, mang lại những lợi thế cho nhà đầu tư thay vì họ phải tự xây dựng từ đầu. Các khách sạn của Vìệt Nam cần rất thận trọng trước khi tham gia vào hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Bài viết đề cập một số lợi ích và rủi ro đối với các khách sạn, nhà hàng nhượng quyền, từ đó đề xuất một số ý kiến trao đổi về phát triển hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2