intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LỚP CHĂM SÓC HÔ HẤP

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ ngày 22 tháng 7 đến ngày 02 tháng 8 năm 2002, tại Đại Giảng Đường trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã có lớp tập huấn về chăm sóc hô hấp do trường kết hợp với đoàn Giáo sư và điều trị viên hô hấp Hoa Kỳ tổ chức. Các giảng viên đến từ 6 tiểu bang: Seattle, Mississipi, Tennessy, Philadelphia, Kansas, và Hawai. Trưởng đoàn là Giáo sư Paul J. Mathews, nguyên chủ tịch Hội Chăm sóc hô hấp Hoa Kỳ, hiện giảng dạy tại Trung tâm Y khoa của Đại học Kansas....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LỚP CHĂM SÓC HÔ HẤP

  1. LỚP CHĂM SÓC HÔ HẤP Từ ngày 22 tháng 7 đến ngày 02 tháng 8 năm 2002, tại Đại Giảng Đường trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã có lớp tập huấn về chăm sóc hô hấp do trường kết hợp với đoàn Giáo sư và điều trị viên hô hấp Hoa Kỳ tổ chức. Các giảng viên đến từ 6 tiểu bang: Seattle, Mississipi, Tennessy, Philadelphia, Kansas, và Hawai. Trưởng đoàn là Giáo sư Paul J. Mathews, nguyên chủ tịch Hội Chăm sóc hô hấp Hoa Kỳ, hiện giảng dạy tại Trung tâm Y khoa của Đại học Kansas. Về phía Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Ban tổ chức bao gồm các giảng viên của bộ môn Lao và Bệnh Phổi, Nội, Sinh lý học, đơn vị Huấn luyện kỹ năng, Khoa Y tế công cộng, Phòng nghiên cứu Khoa học và Khoa Thăm dò chức năng của bệnh viện Đại học Y Dược, do TS.BS. Phạm Long Trung chịu trách nhiệm chính.
  2. Học viên đăng ký chính thức là 393 người gồm Bác sĩ , Điều dưỡng, Kỹ thuật viên đến từ khắp mọi miền đất nước, từ Thái Nguyên đến Cà Mau. Các trường Đại học Y Cần Thơ, Y Tây Nguyên, TT Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch và các bệnh viện lớn như: BV. Bạch Mai, BV. Chợ Rẫy, BV. Phụ Sản, Bệnh viện Nhi đồng 1, Viện Tim, BV. 175… đều gửi người đến học, sinh viên cũng được phép vào tham dự tự do. Đại giảng đường 500 chỗ lúc nào cũng kín người trong suốt khóa học (2 tuần lễ). Nội dung tập huấn bao gồm từ vật lý các chất khí, sinh lý hô hấp, khí máu, thở máy, cấp cứu hồi sinh, vật lý trị liệu, ổn định và chuyển bệnh, ngưng thở lúc ngủ cho đến các vấn đề về tổ chức khoa hô hấp và nâng cao chất lượng chăm sóc hô hấp. Lớp học lý thuyết bắt đầu từ 8 giờ đến 12 giờ buổi sáng và thực tập từ 13 giờ đến 17 giờ buổi chiều. Ban tổ chức đã hết sức cố gắng để đưa tài liệu được dịch ra tiếng Việt đến cho học viên kịp thời. Khâu phiên dịch trực tiếp từ bài giảng, trong các buổi thực tập và trả lời các thắc mắc cũng được đảm bảo. Phần thực tập buổi chiều được thực hiện với các dụng cụ chăm sóc hô hấp hiện đang được sử dụng tại Hoa Kỳ. Tất cả các học viên đều theo dõi được từng động tác nhỏ nhờ có máy camera phóng lớn hình lên màn ảnh. Đơn vị Huấn luyện kỹ năng đã có đóng góp lớn cho sự thành công của 10 buổi thực tập này.
  3. Các kỹ năng được giới thiệu bao gồm: oxy liệu pháp, khí dung liệu pháp, vật lý trị liệu, thở máy, đọc kết quả khí máu và cấp cứu hồi sinh. Những vấn đề mới trong cấp cứu hồi sinh như dùng mask bỏ túi, và dùng một loại piston để đẩy khí vào bệnh nhân, tiện lợi hơn cách bóp bóng rất nhiều. Dụng cụ này khi quay ngược lại có thể dùng để hút đàm nhớt. Kết thúc lớp học, Giáo sư Khoa trưởng Đặng Vạn Phước đã đánh giá như “một lớp học của những người dũng cảm” từ Ban tổ chức đến Ban giảng huấn cũng như học viên của cả nước. Buổi lễ bế mạc được tổ chức trang trọng, các giảng viên đã nhận được quà, thư cám ơn, plaques kỷ niệm và tài liệu từ Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, Ban tổ chức và học viên. Ngoài tập tài liệu hơn 300 trang, các học viên còn được phát giấy chứng nhận tham gia lớp học. Đĩa CD gồm các bài giảng cũng được phát hành. Đơn vị Huấn luyện kỹ năng đã được nhận tất cả các dụng cụ mà các giảng viên đã đem qua để bước đầu xây dựng phòng kỹ năng chăm sóc hô hấp của trường. Những vấn đề sau lớp học là nhanh chóng đào tạo điều dưỡng chuyên ngành chăm sóc hô hấp cho cả nước. Họ sẽ là những người đứng giữa Bác sĩ và máy móc, bệnh nhân thực hiện các y lệnh của Bác sĩ về các kiểu thở máy, khí dung, oxy liệu pháp, thăm dò chức năng hô hấp… để Bác sĩ rảnh tay lo những vấn để phức tạp hơn trong điều trị. Vấn đề này đã được Gs. Paul J
  4. Mathews bàn bạc với Gs. Đỗ Đình Hồ, Khoa trưởng khoa Điều dưỡng và Kỹ thuật y học. Việc tổ chức các lớp học tương tự nhưng cao hơn, sâu hơn cho các Bác sĩ, nhất là các vấn đề quanh việc thở máy, ngưng thở lúc ngủ là những điều học viên đã yêu cầu nhiều nhất trong các phiếu góp ý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2