intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:343

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học thông qua việc nghiên cứu, đề xuất hệ thống biện pháp tác động trực tiếp đến đối tượng GV. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của GV nói chung để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VŨ THỊ THU HƯƠNG PH¸T TRIÓN N¡NG LùC D¹Y HäC §äC HIÓU V¡N B¶N TH¤NG TIN CHO GI¸O VI£N NG÷ V¡N TRUNG HäC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VŨ THỊ THU HƯƠNG PH¸T TRIÓN N¡NG LùC D¹Y HäC §äC HIÓU V¡N B¶N TH¤NG TIN CHO GI¸O VI£N NG÷ V¡N TRUNG HäC Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Ngữ văn - Tiếng Việt Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Thu Hương HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Thị Thu Hương. Các số liệu đều trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong công trình nào khác. Tác giả Vũ Thị Thu Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Thị Thu Hương - người đã tận tình hướng dẫn, động viên lúc gặp khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện công trình nghiên cứu. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các nhà quản lí, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn tại các nhà trường THCS và THPT cụm Sơn Tây - Ba Vì, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình khảo sát thực tiễn và thực hiện luận án. Xin cảm ơn Chi ủy, Ban Giám hiệu, các đồng chí đồng nghiệp Trường THPT Minh Quang, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về thời gian giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình, các anh chị, các bạn đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này. Tác giả Vũ Thị Thu Hương
  5. iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................5 6. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................6 7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN.......8 1.1. Những nghiên cứu về văn bản thông tin (VBTT) và dạy học đọc hiểu văn bản thông tin .......................................................................................................8 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ....................................................................8 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam....................................................................18 1.2. Những nghiên cứu về năng lực dạy học Ngữ văn và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên Ngữ văn ...............................................................................22 1.3. Những nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản và năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin .......................................................................25 1.3.1. Nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản ....................................25 1.3.2. Nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin .....................27 1.4. Nhận xét từ kết quả tổng quan........................................................................30 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN TRUNG HỌC .....................................................31 2.1. Văn bản thông tin .............................................................................................31 2.1.1. Khái niệm, phân loại văn bản thông tin .....................................................31 2.1.2. Vai trò, đặc điểm của văn bản thông tin .....................................................33 2.1.3. Yêu cầu đọc hiểu văn bản thông tin trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) ...................................................................................40
  6. iv 2.2. Năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin của giáo viên Ngữ văn .........44 2.2.1. Khái niệm năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ...........................44 2.2.2. Cấu trúc năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ..............................46 2.3. Phát triển nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn trong môi trường thực tiễn hành nghề ...........................................................49 2.3.1. Khái niệm phát triển nghề nghiệp ..............................................................49 2.3.2. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên Ngữ văn ...........................50 2.3.3. Những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới giáo dục .................................................................................................................51 2.4. Thực trạng năng lực dạy đọc hiểu văn bản thông tin và phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học.............53 2.4.1 Thực tiễn nhận thức và thực hiện dạy học đọc hiểu văn bản thông tin của giáo viên Ngữ văn ..........................................................................................53 2.4.2. Thực tiễn vấn đề bồi dưỡng, tập huấn, trang bị tri thức về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn .....................................................59 * Tiểu kết chương 2 .................................................................................................62 Chương 3: TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU ...63 VĂN BẢN THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN TRUNG HỌC ..........63 3.1. Các yêu cầu trong phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học ......................................................................63 3.1.1. Đảm bảo phát huy được vai trò chủ thể của giáo viên Ngữ văn trung học qua hoạt động tự học, tự bồi dưỡng ...............................................................63 3.1.2. Bám sát yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản thông tin bậc trung học của chương trình môn Ngữ văn 2018 và đặc điểm, cấu trúc của loại văn bản thông tin.....65 3.1.3. Đảm bảo sự hợp tác giữa chuyên gia và giáo viên Ngữ văn trong phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ..............................................67 3.1.4. Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học .....................................67 3.2. Biện pháp phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học ..................................................................................69 3.2.1. Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ..69
  7. v 3.2.2. Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học ..........................................................................74 3.2.3. Sử dụng mô hình kết hợp song song giữa trực tuyến và trực tiếp để bồi dưỡng năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn ....109 3.2.4. Vận dụng hoạt động nghiên cứu bài học trong phát triển năng lực dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học ..........................................................122 3.2.5. Đánh giá năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin của GV Ngữ văn ......126 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................132 Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................133 4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .............................................................133 4.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................133 4.3. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm ..............................................................134 4.3.1. Đối tượng thực nghiệm .............................................................................134 4.3.2. Phạm vi thực nghiệm ................................................................................135 4.4. Tổ chức thực nghiệm......................................................................................135 4.5. Tài liệu thực nghiệm ......................................................................................136 4.6. Cách thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm .................................136 4.6.1. Đánh giá kết quả tập huấn qua phiếu khảo sát ........................................136 4.6.2. Đánh giá kết quả tổ chức sinh hoạt chuyên môn và việc lưu trữ hồ sơ giáo viên .............................................................................................................137 4.6.3. Đánh giá năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy của giáo viên ....................139 4.6.4. Đánh giá năng lực thực hiện giờ dạy học ĐHVBT của giáo viên ...........142 4.7. Kết luận thực nghiệm.....................................................................................146 Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1.PL
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Từ, cụm từ 1 BGD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 CT Chương trình 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 ĐC Đối chứng 5 ĐHVBTT Đọc hiểu văn bản thông tin 6 GD Giáo dục 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 9 KTĐG Kiểm tra, đánh giá 10 NCBH Nghiên cứu bài học 11 NL Năng lực 12 THPT Trung học phổ thông 13 THCS Trung học cơ sở 14 TPVC Tác phẩm văn chương 15 TPVH Tác phẩm văn học 16 TN Thực nghiệm 17 TNKQ Trắc nghiệm khách quan 17 KHBD Kế hoạch bài dạy 19 SHCM Sinh hoạt chuyên môn 20 SGK Sách giáo khoa 21 STT Số thứ tự 22 VB Văn bản 23 VBTT Văn bản thông tin 24 VBVC Văn bản văn chương 25 VBVH Văn bản văn học 26 VHVN Văn học Việt Nam
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Chuẩn đọc hiểu VBTT cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 ......................17 Bảng 2.1. So sánh tỉ lệ VBVH và VBTT trong chương trình đánh giá GD của Mỹ năm 2009 .........................................................................................35 Bảng 2.2. Các loại VBTT trong CT môn Ngữ văn năm 2018 ...............................38 Bảng 2.3. Mô tả những cách thức cơ bản trong tổ chức thông tin của VBTT .......39 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát nhận thức của GV Ngữ văn trung học về vấn đề NL dạy học ĐHVBTT ...........................................................................54 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát hứng thú, động lực của GV về vấn đề phát triển NL dạy học ĐHVBTT ...........................................................................54 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát những thuận lợi, khó khăn của GV Ngữ văn trung học khi tổ chức dạy học ĐHVBTT cho HS...........................................55 Bảng 2.7. Nhận thức của GV về mức độ cần thiết của việc phát triển NL dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học ...........................................59 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát hoạt động tổ chức phát triển NL dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học ..................................................60 Bảng 3.1. Các chỉ báo của NL dạy học ĐHVBTT (NL thực hiện) .......................71 Bảng 3.2. Mô tả đường phát triển NL dạy học ĐHVBTT .....................................73
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát những thuận lợi, khó khăn của GV Ngữ văn trung học khi tổ chức dạy học ĐHVBTT cho HS ............................55 Biểu đồ 2.2. Mô tả nhận thức của GV về mức độ cần thiết của việc phát triển NL dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học ..........................59 Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát ý kiến GV Ngữ văn tham gia tập huấn, bồi dưỡng (1) .........................................................................................137 Biểu đồ 4.2. Kết quả khảo sát ý kiến GV Ngữ văn tham gia tập huấn, bồi dưỡng (2) ..137 Biểu đồ 4.3. Kết quả đánh giá việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn 138theo nghiên cứu bài học ..........................................................................138 Biểu đồ 4.4. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THCS ở chỉ báo A1..............................................................................................140 Biểu đồ 4.5. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THPT ở chỉ báo A1..............................................................................................140 Biểu đồ 4.6. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THCS ở chỉ báo A2 .......................................................................................140 Biểu đồ 4.7. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THPT ở chỉ báo A2 .......................................................................................140 Biểu đồ 4.8. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THCS ở chỉ báo A3 .......................................................................................140 Biểu đồ 4.9. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THPT ở chỉ báo A3 .......................................................................................140 Biểu đồ 4.10. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THCS ở chỉ báo A4 .......................................................................................141 Biểu đồ 4.11. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THPT ở chỉ báo A4 .......................................................................................141 Biểu đồ 4.12. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THCS ở chỉ báo A5 .......................................................................................141 Biểu đồ 4.13. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THPT ở chỉ báo A5 .......................................................................................141 Biểu đồ 4.14. Kết quả đánh giá NL tổ chức dạy học ĐHVBTT đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT môn Ngữ văn của giáo viên THCS .........144 Biểu đồ 4.15. Kết quả đánh giá NL tổ chức dạy học ĐHVBTT đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT môn Ngữ văn của giáo viên THPT ..........144
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. VBTT đơn phương thức và VBTT đa phương thức ..............................32 Hình 2.2. Thông điệp 5K để chung sống an toàn với dịch Covid – 19 .................36 Hình 2.3. Thông điệp 5T về “pháo đài” chống dịch Covid – 19 trong giãn cách xã hội ......................................................................................................37 Hình 2.4. Minh họa cấu trúc năng lực theo mô hình tảng băng ............................49
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phát triển năng lực đội ngũ giáo viên là một yếu tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra Nền giáo dục phổ thông Việt Nam đang thực hiện bước chuyển mạnh mẽ từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực của người học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định các yêu cầu cần đạt về nội dung, phương pháp giáo dục, phương pháp kiểm tra đánh giá v.v… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Đổi mới chương trình, hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học là vấn đề khoa học và thực tiễn của giáo dục (GD) nước ta hiện nay. Trong đó, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (GV) là một trong những yếu tố hàng đầu. Đội ngũ GV có vai trò to lớn và là nhân tố quyết định chất lượng GD. Cho nên, song song với việc đổi mới quá trình đào tạo sinh viên sư phạm, việc đào tạo lại đội ngũ GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nền GD Quốc gia theo hướng phát triển năng lực (NL) là một trong những yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ cần phải: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”. Quan điểm định hướng này là tiền đề, cơ sở và “môi trường pháp lí” thuận lợi cho việc đổi mới đồng bộ từ chương trình, sách giáo khoa, công tác quản lí, phương pháp dạy học, đến công tác đào tạo GV tại các trường sư phạm và công tác tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo lại cho đội ngũ GV ở các nhà trường. Vấn đề đào tạo, đào tạo lại GV có vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay trên toàn quốc đội ngũ GV hiện có là 858.772 người. Trong đó, GV trung học cơ sở là 310.953 người, chiếm 36,2%, GV trung học phổ thông là 150.721 người, chiếm 17,55% [11]. Hầu hết đội ngũ GV được đào tạo để thực hiện việc dạy học chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông theo hướng tiếp cận nội dung. Cho nên, khi chuyển hướng sang dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và NL, đa số đội ngũ GV này gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Vì vậy, nếu không quan tâm đến việc đào tạo lại GV thì công cuộc đổi mới giáo dục sẽ khó có thể thành công như mong đợi. 1.2. Văn bản thông tin có vai trò ngày càng quan trọng trong nhịp sống của xã hội hiện đại Với khả năng "đem cả thế giới đến mọi nhà" bằng lượng thông tin khổng lồ,
  13. 2 internet thực sự đang là một phương tiện truyền thông mang tính toàn cầu. Thế giới như thu hẹp lại, chỉ còn trong một màn hình phẳng. Để góp phần chuyển tải lượng thông tin khổng lồ đó, VBTT chiếm vị trí không nhỏ. Hằng ngày, con người thường xuyên tiếp xúc với loại văn bản (VB) này để giải quyết công việc hoặc đơn thuần là đáp ứng các nhu cầu về thông tin trong thời đại công nghiệp 4.0 (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư). Chỉ cần bước ra đường, chúng ta sẽ thấy từ các thành phố lớn sầm uất đến những miền thôn quê nhỏ bé, VBTT đều hiện hữu khắp mọi nơi. Ở những nơi dân cư tập trung đông đúc hoặc các nút giao ngã ba, ngã tư thường xuất hiện rất nhiều pa - no lớn quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, dự án phim, dự án bất động sản, v.v… Bên cạnh vô số pa-no như thế, trên vỉa hè, lối đi bộ, bến xe buýt, đường phố, đường làng, … còn xuất hiện rất nhiều ap - phíc (poster) với phần thiết kế đa dạng, đẹp mắt nhằm quảng bá một sự kiện, một sản phẩm hay một vấn đề nào đó đang “hot” trên thị trường … Dù pa-no có kích thước lớn, số chữ không nhiều, ap- phic có kích thước vừa, không quá lớn như pa-no, nhưng chúng đều là những VBTT có tác dụng giúp người đi đường dễ dàng nắm bắt nội dung thông tin nhanh chóng, liên tục và tiết kiệm được thời gian. Tại nơi công sở (bao gồm các cơ quan quản lí nhà nước các cấp và các cơ quan hành chính sự nghiệp có tư cách pháp nhân) các phòng, ban giao dịch công việc hàng ngày với nhau hoặc với đối tác chủ yếu bằng VBTT. Trong mỗi gia đình, VBTT đóng vai trò không thể thiếu. Đó là các bản hướng dẫn sử dụng đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng các đồ đạc trong nhà như ti vi, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa, bếp từ, máy hút bụi, v.v… Với cá nhân mỗi con người, đặc biệt là giới trí thức, học sinh, sinh viên, … VBTT là công cụ giúp họ học tập, nghiên cứu, làm việc, giao tiếp mỗi ngày. Đề kiểm tra, đánh giá năng lực của HS, sinh viên ở các cơ sở giáo dục hầu hết được ra dưới dạng VBTT. Đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn từ năm 2014 đến năm 2019; đề thi Tốt nghiệp THPT đợt 1 và đợt 2 năm 2020, 2021, 2022 của Bộ GD-ĐT đều có phần đọc hiểu với nội dung là các VB ngoài chương trình SGK. Trong đó, VBTT được người ra đề rất quan tâm. Như thế có thể khẳng định, VBTT chiếm vị trí không thể thiếu trong nhịp sống của xã hội hiện đại. Việc chương trình (CT) giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 của Bộ GD - ĐT chú trọng đến vấn đề đọc hiểu văn bản thông tin (ĐHVBTT), càng cho thấy loại VB này có vai trò và vị trí quan trọng cả trong nhà trường cũng như trong đời sống. 1.3. Thực tiễn đào tạo lại và bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình mới tuy đã có những đổi mới, song cần tiếp tục nghiên cứu để đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo nhiệm vụ phát triển nghề nghiệp cho giáo viên Những năm gần đây, việc đào tạo lại và bồi dưỡng NL sư phạm cho GV được tiến hành mạnh mẽ trên cơ sở huy động các nguồn lực khác nhau. Mục tiêu của việc
  14. 3 làm này là nhằm đáp ứng được chuẩn đầu ra và chuẩn nghề nghiệp cho GV. “Chương trình bồi dưỡng đã giúp giáo viên cập nhật các phương pháp mới và vận dụng vào thực tiễn dạy học. Nội dung các khóa bồi dưỡng có sự thống nhất và bổ sung cho sự thiếu hụt trong chương trình đào tạo ở các trường sư phạm khi tập trung vào các phương pháp/kĩ thuật dạy học môn học” [28]. Tuy vậy, thực tế thu hoạch của các đợt tập huấn chưa được như mong muốn. CT bồi dưỡng tuy đã có những hỗ trợ tích cực cho học viên, nhưng chủ yếu mới ở những học viên là “GV cốt cán”, chưa quan tâm được đến tất cả các đối tượng GV. Thêm nữa, do đặc thù nghề nghiệp, nội dung bồi dưỡng chỉ thực sự "ngấm" và chuyển hoá thành NL của người GV khi được liên tục thể nghiệm, học tập từ thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở những trao đổi nghiêng về lí thuyết. Như thế, cần có một "chương trình" bồi dưỡng diễn ra liên tục, song song với quá trình dạy học của người GV khi thực hiện chương trình GD mới. Vấn đề phát triển NL cho GV nói chung, GV Ngữ văn nói riêng vì thế, càng cần được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD theo định hướng phát triển phẩm chất và NL. Theo đó, phát triển NL dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học trong quá trình đào tạo lại cũng là một yêu cầu cấp thiết cần được quan tâm. Việc làm này có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi VBTT là một loại VB mới được đưa vào chương trình, đa số GV còn lúng túng khi tiếp cận tên gọi “văn bản thông tin”. Chưa bàn đến việc họ sẽ phải nghiên cứu để hiểu sâu sắc khái niệm, vai trò, đặc điểm của loại VB này mới có thể dạy HS “đọc” và “hiểu” tốt, chúng ta vẫn có thể hình dung được những khó khăn của GV khi xây dựng kế hoạch giáo dục, thiết kế bài dạy và chuẩn bị các công cụ kiểm tra đánh giá HS. Mặt khác, nội dung đề cập của VBTT rất phong phú, đa dạng nên người GV phải không ngừng tự học để bồi đắp cho mình một “kho tri thức bách khoa” về mọi vấn đề trong đời sống xã hội (khoa học, y tế, giáo dục, kinh tế, lịch sử, địa lí…) mới có thể tự tin khẳng định mình trước đồng nghiệp, trước học sinh. Trong những năm qua, các khóa tập huấn, bồi dưỡng của “Chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán” do Bộ GD-ĐT tổ chức (với 9 mô-đun) cũng đã đề cập đến VBTT và việc hướng dẫn học viên tiếp cận phương pháp dạy học đọc hiểu loại VB này cho HS ở các mô-đun 2 và 4. Song, trên thực tế làm thế nào để phát triển NL dạy học ĐHVBTT cho tất cả GV Ngữ văn trung học một cách hiệu quả nhất lại là vấn đề không ít khó khăn. Quan tâm đến việc góp phần giải quyết vấn đề này, chính là xuất phát điểm thôi thúc chúng tôi tiếp cận đề tài: Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm phát triển NL dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học thông qua việc nghiên cứu, đề xuất hệ thống biện pháp tác
  15. 4 động trực tiếp đến đối tượng GV. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của GV nói chung để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ: - Tổng hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu về vấn đề phát triển NL dạy học đọc hiểu VBTT trong nước và trên thế giới để tổng quan vấn đề, xác định điều gì đã được giải quyết, điều gì cần tiếp tục nghiên cứu. - Nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề phát triển năng lực dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học. - Đề xuất các biện pháp phát triển NL dạy học đọc hiểu VBTT cho GV Ngữ văn trung học. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NL dạy học ĐHVBTT và biện pháp phát triển NL dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu VBTT được dạy học ở tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển NL dạy học đọc hiểu VBTT của GV Ngữ văn trung học trong bộ môn họ đảm nhiệm - môn học Ngữ văn. Phạm vi khảo sát và thực nghiệm của đề tài tập trung vào đối tượng giáo viên Ngữ văn tại các trường THCS và THPT công lập thuộc cụm Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội. Trên thực tế, địa bàn cụm Sơn Tây - Ba Vì rộng, bao gồm cả vùng có điều kiện phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, GD và vùng núi sâu xa, khó khăn về mọi mặt từ cơ sở vật chất trường lớp, đến đời sống của bà con dân tộc thiểu số. Quả vậy, các trường trung học thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây, thị trấn Quảng Oai có điều kiện dạy học tốt, đối tượng học sinh (HS) khá, giỏi nhiều hơn, động lực học tập của HS khá mạnh mẽ, mối quan tâm của phụ huynh tới vấn đề học hành của con em cũng chặt chẽ, thường xuyên hơn. Vì thế, GV Ngữ văn tại các trường này có điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng cao tay nghề trong thực tiễn công việc. Ngược lại, trên địa bàn huyện Ba Vì có nhiều trường thuộc vùng núi, nhiều HS là người dân tộc thiểu số, nên điều kiện dạy- học của GV, HS,… có những khó khăn nhất định. Như vậy, việc nghiên cứu thực tế, tìm cách tác động vào đối tượng GV Ngữ văn tại cụm Sơn Tây - Ba Vì có thể cung cấp những cơ sở thực tiễn sinh động cho vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
  16. 5 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Nhóm phương pháp này được sử dụng trong việc xác định các cơ sở lí luận cho đề tài. Cụ thể như sau: + Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu lí luận trong và ngoài nước bằng cách phân tích từng khía cạnh, vấn đề cụ thể hoặc liên kết các khía cạnh, vấn đề tương đồng với nhau. + Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại, sắp xếp các tài liệu lí luận theo từng nội dung có dấu hiệu giống và khác nhau về bản chất, từ đó hệ thống hóa thành những luận điểm quan trọng để tổng quan vấn đề nghiên cứu. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng để thu thập những thông tin về xu hướng phát triển chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn của Việt Nam và thế giới; những thông tin về thực trạng NL dạy học ĐHVBTT và vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả đọc hiểu loại VB này ở trường trung học. Nhóm phương pháp này bao gồm: + Phương pháp khảo sát, điều tra: Điều tra bằng bảng hỏi để thu thập các thông tin liên quan đến hiểu biết của GV và HS về VBTT và vấn đề dạy học ĐHVBTT tại Cụm Sơn Tây- Ba Vì, thành phố Hà Nội; quan sát, dự sinh hoạt chuyên môn của các tổ/nhóm chuyên môn Ngữ văn ở một số trường trong cụm để nắm bắt trực tiếp tình hình vận dụng hoạt động nghiên cứu bài học trong dạy học ĐHVBTT của GV. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp này được sử dụng để xem xét, xác nhận, kiểm tra tính đúng đắn, khả thi của các biện pháp mà luận án đã đề xuất đến ở chương 3; thử nghiệm được lựa chọn thực hiện với một số biện pháp trong các biện pháp được tác giả đề xuất. Quá trình thực hiện và kết quả đạt được khi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm sẽ được trình bày và phân tích kĩ trong chương 4 của luận án. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, vấn đề bồi dưỡng NL dạy học đọc hiểu cho GV Ngữ văn đã được triển khai. Song, do những yếu tố chủ quan và khách quan, hoạt động này chưa thực sự bắt đầu từ việc xác định chuẩn năng lực, sau đó mới tiến hành xác định nội dung, cách thức bồi dưỡng phù hợp. Vì vậy, nếu nghiên cứu xây dựng được chuẩn NL dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn, làm cơ sở để xây dựng chuyên đề bồi dưỡng và đánh giá đồng thời sử dụng mô hình kết hợp song song vào hoạt động nghiên cứu bài học trong bồi dưỡng thì năng lực dạy học ĐHVBTT của GV Ngữ văn sẽ được phát triển.
  17. 6 6. Đóng góp mới của luận án - Về lí luận: Trên cơ sở cập nhật, hệ thống hóa các thành tựu nghiên cứu về VBTT, luận án nghiên cứu làm rõ khái niệm và cấu trúc NL dạy học đọc hiểu VBTT, đường phát triển NL dạy học ĐHVBTT, vấn đề phát triển NL dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học và chuẩn đánh giá NL dạy học ĐHVBTT của GV Ngữ văn trung học. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung về lí luận đào tạo GV trong việc dạy học đọc hiểu ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. - Về thực tiễn: Luận án đề xuất các biện pháp phát triển NL dạy học đọc hiểu VBTT cho GV Ngữ văn trung học nhằm đáp ứng thực tiễn đổi mới mạnh mẽ theo hướng phát triển phẩm chất và NL học sinh ở nhà trường trung học hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương với nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn. Nội dung chương là sự tổng hợp các hướng nghiên cứu liên quan đến VBTT, dạy học ĐHVBTT từ các tài liệu trong nước và nước ngoài; năng lực dạy học Ngữ văn và phát triển năng lực dạy học cho GV Ngữ văn; năng lực dạy học đọc hiểu VB và năng lực dạy học ĐHVBTT. Luận án sử dụng cách tổng quan dựa trên việc thu thập, phân loại tài liệu; phân tích, tổng hợp các luận điểm khoa học quan trọng được rút ra từ các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề. Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề phát triển năng lực dạy học đọc hiểu VBTT cho GV Ngữ văn trung học Nội dung chương trình bày những cơ sở khoa học cho việc triển khai các chương tiếp theo của luận án, đó là những cơ sở lí luận và thực tiễn về các vấn đề: VBTT- khái niệm, vai trò và yêu cầu đọc hiểu; năng lực dạy học ĐHVBTT của GV Ngữ văn; phát triển nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp của GV Ngữ văn trong môi trường thực tiễn hành nghề; thực trạng NL dạy ĐHVBTT và phát triển NL dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học. Chương 3: Tổ chức phát triển năng lực dạy học đọc hiểu VBTT cho giáo viên Ngữ văn trung học Nội dung chương trình bày, phân tích 4 yêu cầu và đề xuất 5 biện pháp phát triển NL dạy học ĐH VBTT cho GV Ngữ văn trung học. Theo đó, 4 yêu cầu được đề cập là: 1- Đảm bảo phát huy được vai trò chủ thể của giáo viên Ngữ văn trung học qua hoạt động tự học, tự bồi dưỡng; 2- Bám sát yêu cầu cần đạt về ĐHVBTT bậc trung học
  18. 7 của CT môn Ngữ văn 2018 và đặc điểm, cấu trúc của loại VBTT; 3- Đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ giữa chuyên gia và GV Ngữ văn trong phát triển năng lực dạy học ĐHVBTT; 4- Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp trong phát triển năng lực dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học. Các biện pháp để phát triển năng lực dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học gồm: 1- Xây dựng chuẩn NL dạy học đọc hiểu VBTT; 2- Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng về dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học; 3- Sử dụng mô hình kết hợp song song trong bồi dưỡng năng lực dạy học ĐHVBTT của GV; 4- Vận dụng hoạt động nghiên cứu bài học trong phát triển năng lực dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học; 5- Đánh giá năng lực dạy học ĐHVBTT của giáo viên Ngữ văn. Chương 4: Thực nghiệm sư phạm Nội dung chương mô tả tiến trình thực nghiệm và dựa vào kết quả thực nghiệm để bước đầu đánh giá hiệu quả, mức độ khả thi của hệ thống biện pháp phát triển NL dạy học ĐHVBTT do đề tài đề xuất, đó là cơ sở quan trọng để chúng tôi rút ra kết luận của luận án. Chương này gồm các mục sau: Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm; nội dung thực nghiệm; đối tượng và phạm vi thực nghiệm; tổ chức thực nghiệm; tài liệu thực nghiệm; cách thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm; kết luận thực nghiệm.
  19. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN 1.1. Những nghiên cứu về văn bản thông tin (VBTT) và dạy học đọc hiểu văn bản thông tin 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Những nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của văn bản thông tin: Thuật ngữ Informational text, dịch nghĩa tiếng Việt là văn bản thông tin (VBTT), xuất hiện trong nghiên cứu của Nell K. Duke và một số nhà khoa học từ trước những năm 2000. Đến nay, nghiên cứu về VBTT đã có những thành tựu nhất định, làm tiền đề cho các công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học ĐHVBTT tiếp sau. Tuy nhiên, trong lí luận về phương pháp dạy học Ngữ văn, khái niệm VBTT chưa hoàn toàn được sử dụng đồng nhất. Khảo sát tư liệu, chúng tôi thấy có 3 quan niệm nổi bật là: VBTT là một bộ phận của VB phi hư cấu (non-fiction texts); VBTT là loại văn bản bao chứa các tiểu loại trong đó có VB phi hư cấu; VBTT trong mối quan hệ với văn bản văn học (VBVH). Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể từng quan niệm: Quan niệm thứ nhất: VBTT là một bộ phận của VB phi hư cấu. Từ góc nhìn này, một số nghiên cứu xác định VBTT thuộc phạm trù văn bản phi hư cấu, là một bộ phận trong thế giới của các văn bản phi hư cấu. Điểm giống của nó với các văn bản phi hư cấu được nhiều tác giả (như Nell K. Duke, I wai. Y, Katie Surber) quan tâm đề cập: “Văn bản thông tin là một tập hợp con của các phạm trù rộng lớn phi hư cấu. Mục đích chính của nó là để thông báo cho người đọc về thế giới tự nhiên hay xã hội [120, tr.205]. “Đây là loại văn bản được viết ra để truyền đạt, mô tả hay giải thích những thông tin phi hư cấu, chứa nhiều lớp từ vựng kĩ thuật và yêu cầu người đọc phải có một kiến thức nền phù hợp” [112, (dẫn theo 69, tr.15)]. “Các văn bản thông tin là một loại phi hư cấu, đề cập đến các vấn đề thực tiễn” [114]. Mặt khác, trong "đại gia đình văn bản phi hư cấu”, loại VBTT được xác định có những đặc điểm khác biệt. Điều này được thể hiện khá rõ ở một số nghiên cứu sau: Trong Reading & writing informational texts in the primary grades (Đọc và viết VBTT trong các lớp tiểu học), Nell K.Duke đã phân tích sâu, chỉ ra sự khác biệt giữa VBTT và các loại văn bản phi hư cấu ở 3 phương diện mục đích, đặc điểm và định dạng:
  20. 9 Về mục đích: VBTT chuyển tải thông tin về tự nhiên hay xã hội. Các VB phi hư cấu khác chuyển tải thông tin về cuộc sống cá nhân (như tiểu sử), cung cấp biện pháp hay cách tạo văn bản, kể một sự kiện hay một chuỗi sự kiện đã xảy ra. Nell K. Duke nhấn mạnh: Mục đích đầu tiên của VBTT là truyền tải thông tin về thế giới tự nhiên hay xã hội, đặc biệt là, từ người đã đoán biết được thông tin đến người không dự đoán được bằng những đặc điểm ngôn ngữ như tiêu đề và từ vựng chuyên môn cho mục đích đó. Do đó, theo định nghĩa của chúng tôi, tiểu sử là VB phi hư cấu chứ không phải là VBTT, vì mục đích của nó là truyền tải thông tin về cuộc sống của cá nhân. Biện pháp hay cách tạo VB cũng là VB phi hư cấu vì mục đích của nó là nói về cách làm chứ không phải truyền tải thông tin về điều gì. Hình thức kể chuyện phi hư cấu hay còn gọi là “những câu chuyện có thật” là các VB phi hư cấu vì mục đích là kể về một sự kiện hay một chuỗi sự kiện đã xảy ra. Điều này không có nghĩa là tiểu sử, VB biện pháp, VB kể chuyện phi hư cấu hay các thể loại phi hư cấu không quan trọng mà chỉ là chúng không giống với VBTT [120, tr.16-17]. Về đặc điểm: VB phi hư cấu (như tiểu sử) tập trung vào cá nhân và thông tin chi tiết về thời gian. Ngược lại, VBTT nói về mọi thứ và theo cách vượt thời gian (ví dụ: “Cá mập sống trong nước”); do đó chúng có đặc trưng bao quát. Những đặc điểm chung khác của VBTT bao gồm sự trình bày và sự lặp lại của một chủ đề, sự miêu tả thuộc tính với các sự kiện đặc thù, sự so sánh với các cấu trúc phân loại. Các từ vựng thuật ngữ, các minh hoạ có thật hay hình ảnh, nhãn dán hay chú thích. Các trợ giúp có điều hướng như phụ lục, số trang, tiêu đề và các thiết bị đồ họa đa dạng như biểu đồ, bảng và đồ thị. Rất nhiều trong số chúng không được tìm thấy ở các loại VB phi hư cấu khác nhau [120, tr.18]. Về định dạng: VBTT có nhiều loại: Sách tham khảo (như cuốn bách khoa toàn thư hay sách hướng dẫn)… báo chí, tạp chí, ap- phic, những cuốn sách nhỏ, trang mạng hay đĩa CD (...). VB phi hư cấu chỉ có trong những cuốn sách [120, tr.19]. Theo Non-fiction texts explained for primary school parents (Giải thích về VB phi hư cấu dành cho phụ huynh tiểu học) đăng trên Theschollrun.com, VB phi hư cấu là tất cả các VB “dựa trên sự thật và cuộc sống thực, chứ không phải là một câu chuyện hư cấu” [125]. Trong khi, “VBTT là một loại của văn bản phi hư cấu cung cấp thông tin về một điều cụ thể (ví dụ: Ai Cập cổ đại, tái chế hoặc núi lửa). Các VBTT đôi khi được gọi là báo cáo không theo trình tự thời gian (không theo niên đại) bởi chúng cung cấp thông tin về một cái gì đó mà không đề cập đến thứ tự xảy ra" [111].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2