intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (1970-2010)

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:197

139
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nhằm phục dựng quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 1970 đến năm 2010; làm sáng rõ vị trí, vai trò của Đài Truyền hình Việt Nam với tư cách là một kênh thông tin quan trọng trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, góp phần phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (1970-2010)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                         BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM NGUYỄN VĂN PHÚ  QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN  CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM  (1970 ­ 2010) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ             HÀ NỘI ­ 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.   Các số  liệu sử  dụng trong luận án là trung thực. Những kết   luận và đánh giá trong luận án không trùng lặp và chưa công   bố trong bất kỳ công trình khác                                    Tác giả Luận án                                    Nguyễn Văn Phú
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2.  Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của luận án 5 6. Bố cục của luận án 6 CHƯƠNG   1:  TỔNG   QUAN   VỀ   TÌNH   HÌNH   NGHIÊN   CỨU  7 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.  TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước 7 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 18 1.2.  NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CÁC CÔNG  20 TRÌNH TRÊN ĐàGIẢI QUYẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN  TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những vấn liên quan đến đề tài luận án các công trình trên  20 đã giải quyết 1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 21 CHƯƠNG 2: ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ  23 PHÁT SÓNG THỬ NGHIỆM (1970 ­ 1985) 2.1.  MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 23 2.2.  NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ  25 PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 2.2.1. Những chủ  trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về  26 phát triển truyền hình ở Việt Nam  2.2.2. Các tổ chức tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam 30 2.2.3. Đài Truyền hình Việt Nam ra đời 35 2.3.  GIAI ĐOẠN PHÁT SÓNG THỬ NGHIỆM VÀ ỔN ĐỊNH VỀ TỔ  37
  4. CHỨC (1970­1978) 2.3.1. Thử nghiệm phát đen trắng 38 2.3.2. Tiếp quản và vận hành trở  lại các đài truyền hình  ở  miền  52 Nam 2.4.  GIAI ĐOẠN PHÁT THỬ NGHIỆM TRUYỀN HÌNH MÀU (1978­1985) 59 2.4.1. Truyền hình màu và quá trình phát sóng thử nghiệm 59 2.4.2. Phát hình màu ­ bước ngoặt trong quá trình phát triển của  61 Đài Truyền hình Trung ương 2.5. ĐÀI TRUYỀN HÌNH TRUNG ƯƠNG VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN, XÂY  64 DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1970­1985) CHƯƠNG 3: ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG GIAI  71 ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP (1986­2010) 3.1. ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU, NHIỆM VỤ  71 MỚI 3.2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (1986­ 75 1998) 3.2.1. Đổi mới về tổ chức, hệ thống quản lý  75 3.2.2. Đổi mới nội dung chương trình 82 3.2.3. Đổi mới các trung tâm phục vụ chương trình 89 3.2.4. Đổi mới về trang thiết bị kỹ thuật 91 3.3.  ĐÀI   TRUYỀN   HÌNH   VIỆT   NAM   BƯỚC   VÀO   GIAI   ĐOẠN   PHÁT  98 TRIỂN ỔN ĐỊNH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1998 ­ 2010) CHƯƠNG 4:  NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH  111 NGHIỆM 4.1. NHẬN XÉT 111 4.1.1.  Đài Truyền hình Việt Nam ngay từ  khi ra đời đã xác định  111 bước đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của  đất nước 4.1.2. Thể  hiện tinh thần dựa vào sức mình là chính, đồng thời  114 biết tranh thủ  sự  giúp đỡ  hiệu quả  của các nước Xã hội  chủ nghĩa 4.1.3. Nhanh chóng tiếp quản, khôi phục và vận hành các cơ  sở  117
  5. truyền hình  ở  miền Nam sau ngày 30.4.1975 để  phục vụ  nhân dân ngay trong giai đoạn phát sóng thử nghiệm 4.1.4.  Đài Truyền hình Việt Nam thường  xuyên  làm tốt chức  119 năng Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp  luật Nhà nước và cung  ứng dịch vụ  công; góp phần giáo  dục, nâng cao dân trí, phục vụ  đời sống tinh thần của  nhân dân 4.1.5. Mạnh dạn đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả công tác  125 truyền thông, góp phần vào sự  nghiệp xây dựng, bảo vệ  Tổ quốc và hội nhập quốc tế 4.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 128 4.2.1. Đài Truyền hình Việt Nam ra đời và phát triển luôn gắn với   128 sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước 4.2.2. Nhận thức đúng vai trò của truyền hình trong chiến lược  130 phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của quốc gia 4.2.3. Coi trọng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân  132 viên có đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng,   giỏi về chuyên môn nghiệp vụ 4.2.4. Đổi mới tư  duy trong lựa chọn công nghệ  tiên tiến, làm  135 tiền đề cho  sự phát triển ổn định và hội nhập quốc tế 4.2.5. Chủ  động trong xây dựng các chương trình truyền hình,  137 phản ánh kịp thời các sự  kiện kinh tế, văn hóa xã hội,  quốc phòng an ninh KẾT LUẬN 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐàCÔNG  149 BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
  6. TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Ban Biên tập BBT 2 Tổ chức cán bộ TCCB 3 Cộng hòa dân chủ CHDC 4 Cộng hòa liên bang CHLB 5 Cộng sản Việt Nam CSVN 6 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CTHĐBT 7 Nhà xuất bản Nxb 8 Phát thanh ­ truyền hình PT­TH 9 Phó Giáo sư ­Tiến sĩ PGS­TS 10 Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM 11 Truyền hình TH 12 Truyền hình Trung ương THTW 13 Truyền hình Việt Nam THVN 14 Tiếng nói Việt Nam TNVN 15 Tổng biên tập TBT 16 Ủy ban nhân dân UBND 17 Trung tâm truyền hình Việt Nam TTTHVN 18 Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNH­HĐH 19 Ban Chấp hành Trung ương BCHTW 20 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  CHXHCN 21 Trung tâm TT 22 Đài Truyền hình Trung ương ĐTHTW 23 Kế hoạch ­ Tài chính KH­TC
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm 1926­1946, truy ền hình thế  giới xuất hiện rồi nhanh   chóng trở thành một hiện tượng nổi bật trong gi ới truy ền thông, giải trí.  Tiên nghiệm về  tương lai của nó, các nhà kỹ  thuật, kinh doanh và chính  trị  đã quan tâm đầu tư  lớn cho lĩnh vực này. Nhờ  đó, đến những năm   1950­1960, truyền hình phát triển mạnh mẽ  và làm nên một cuộc cách  mạng trên lĩnh vực điện tử viễn thông. Những thập niên cuối thế kỷ XX,  đầu thế kỷ XXI, truyền hình phát triển mạnh mẽ và luôn giữ vai trò quan   trọng trong đời sống. Hoạt động của truyền hình đã mang lại những lợi  ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội to lớn cho các quốc gia sử dụng nó.   Trong khi truyền hình thế  giới phát triển nhanh chóng, người dân đã có  thói quen xem truyền hình hằng ngày, thì mãi đến những năm 60, 70 của   thế kỷ XX, Việt Nam m ới có truyền hình. Ngày   7.9.1970,   Đài   Tiếng   nói   Việt   Nam   phát   sóng   thử   nghiệm  thành công chương trình truyền hình đen trắng đầu tiên, đây là dấu mốc  lịch sử đã ghi nhận Truyền hình Việt Nam ra đời, đánh dấu sự kiện quan   trọng trong lịch sử  báo chí cách mạng Việt Nam. Cùng với các loại hình  báo chí khác, Truyền hình Việt Nam ra đời đúng vào thời điểm quyết  định của lịch sử  dân tộc đang rất cần có thêm loại báo hình làm phương   tiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và toàn  dân giành  thắng lợi  toàn  diện trong cuộc  kháng  chiến chống  Mỹ   cứu   nước. Những năm 60 của thế  kỷ  XX, khi c ả  n ước ph ải g ồng mình tập  trung sức người, sức của cho cu ộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì 
  8. 2 Đảng, Chính phủ  và Ban Tuyên huấn Trung  ương đã giao trách nhiệm  cho Tổng cục Thông tin và Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng phương án  phát triển truyền hình. Việc phát triển loại hình báo chí mới không chỉ  phục vụ  nhiệm vụ  chính trị, mà đã đến lúc Việt Nam (miền Bắc Việt   Nam) cần phải có truyền hình để  phục vụ  đời sống văn hóa tinh thần  của nhân dân. Với uy tín của mình, Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhận sự  ủy thác của Đảng, Bác Hồ  thực hiện sứ  mệnh cao cả  đó. Đây là nhiệm  vụ  đầy khó khăn, thử  thách nhằm đặt nền móng cho ngành truyền hình  trong tương  lai, làm  phong phú  thêm truyền thống báo chí  cách  mạng  nước nhà. Khi miền Bắc đang trong lộ trình chuẩn bị nhân lực và thiết bị  cho  truyền hình thì  ở  miền Nam, Mỹ  và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã  xây dựng thành công hai đài phát sóng truyền hình tại Sài Gòn, phục vụ  cho bộ  máy tâm lý chiến của họ. Trong bối cảnh  đó, việc cho ra  đời   truyền hình đã trở lên cấp thiết hơn bao gi ờ h ết. Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam đi   cùng với những giai đoạn thăng trầm của lịch sử dân tộc và đã có những đóng  góp xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thước   phim tư liệu lịch sử và chương trình truyền hình được phát sóng đều đặn hàng   ngày là kết quả lao động sáng tạo của nhiều thế hệ, nhất là đối với thế  hệ  đầu tiên đặt nền móng gây dựng sự  nghiệp truyền hình. Từ  một tổ  làm  truyền hình buổi ban đầu, phát triển thành Ban Biên tập Vô tuyến truyền hình   (1971) và sau đó trở  thành Đài Truyền hình Trung  ương (1977), Đài Truyền  hình Việt Nam (1987), những người làm truyền hình đều trở  thành “người   chép sử  bằng hình  ảnh”, màn  ảnh nhỏ  là tấm gương phản ánh đời sống xã  hội. Các thế hệ của Đài Truyền hình Việt Nam đã có những đóng góp xứng  
  9. 3 đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng một   nước Việt Nam hòa bình, độc lập, giàu mạnh. Đài Truyền hình Việt Nam  không chỉ là công cụ của Đảng, Nhà nước trên mặt trận tư tưởng mà còn là  diễn đàn của nhân dân, là chiếc cầu nối liền với người Việt Nam  ở  nước   ngoài và bạn bè thế giới. Vượt qua mọi khoảng cách địa lý, làn sóng của Đài  Truyền hình Việt Nam đã cất lên tiếng nói của một quốc gia độc lập, thống  nhất, có chủ quyền . Nhưng, lịch sử không chỉ  từ ký ức, mà còn là những bài học tổng kết   kinh nghiệm, vốn quý, là động lực cho con đường hướng tới tương lai. Bước   vào thế  kỷ  XXI, khoa học công nghệ  phát triển  ở  trình độ  cao, các phương   tiện nghe nhìn trở  nên mới mẻ, năng động, hiệu dụng, là cơ  hội đồng thời   cũng là thách thức của Đài Truyền hình Việt Nam. Mặt khác, thế  giới đang   trong thời đại bùng nổ thông tin, những công nghệ mới cho phép cá nhân hóa,  di động hóa, kết nối và tương tác tức thời, làm thay đổi cơ bản phương thức   giao tiếp xã hội, định hướng toàn bộ  các hoạt động truyền thông đa chiều   giữa các cá nhân, tổ  chức và doanh nghiệp và qua đó làm thay đổi phương   thức quản lý nhà nước. Sự thay đổi của công nghệ truyền hình và phát triển  của các loại hình báo chí truyền thông đã làm gia tăng nhanh chóng vai trò, vị  thế  của nó trong đời sống xã hội, trên tất cả  các lĩnh vực hoạt động, Đài  Truyền hình Việt Nam phải làm gì để giữ vững vai trò và vị thế ấy? Quá trình hình thành, phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam là lịch   sử của quá trình đi từ không đến có, từ khó khăn đến phát triển ổn định và   vươn lên để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của một đài truyền  hình quốc gia. Mặc dù cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo  nghiên cứu một cách có hệ  thống về  vấn đề  này, nhưng cũng đã có nhiều  tác phẩm, bài viết và công trình khoa học đề  cập trực tiếp hoặc gián tiếp  
  10. 4 đến đề tài này từ nhiều góc độ và mức độ khác nhau.  Với mong muốn có một cái nhìn tổng quan, toàn diện về lịch sử hình  thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam, qua đó, luận án đúc rút  được một số  bài học làm cơ  sở  thực tiễn cho công tác quản lý, khai thác,  quy hoạch truyền hình trong thời đại bùng nổ truyền thông đa phương tiện  hiện nay, và cũng là để  góp phần “khỏa lấp” khoảng trống về  mảng vấn   đề  quan trọng mà đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ  thống,   toàn diện. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Quá trình  hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (1970­2010)” để  làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm phục dựng quá trình hình thành và phát triển của   Đài  Truyền hình Việt Nam từ năm 1970 đến năm 2010; Làm sáng rõ vị trí, vai trò  của Đài Truyền hình Việt Nam với tư cách là một kênh thông tin quan trọng  trên lĩnh vực chính trị, tư  tưởng, góp phần phục vụ  công cuộc xây dựng và   bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ: ­ Phân tích làm rõ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về tính tất   yếu đưa tới sự hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam; ­ Phục dựng các giai đoạn xây dựng và phát triển của Đài Truyền hình  Việt Nam; ­ Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò quản  lý của Nhà nước đối với quá trình hình thành, phát triển của  Đài Truyền 
  11. 5 hình Việt Nam từ năm 1970 đến năm 2010; ­ Nhận xét về  sự  hình thành, quá trình hoạt động, phát triển và sự  đóng góp của Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 1970 đến năm 2010, từ đó   đúc kết một số bài học kinh nghiệm về phát triển truyền hình ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu  ­ Không gian: Đài Truyền hình Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam. ­ Thời gian: Từ  năm 1970 đến năm 2010 (tức là từ  khi Đài Truyền  hình Việt Nam phát sóng buổi đầu tiên đến năm 2010). Tuy nhiên, để  đảm   bảo tính lô­gic của vấn đề  nghiên cứu, giới hạn thời gian của luận án có  thể từ trước năm 1970 khi đề cập đến quá trình “thai nghén”. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án này dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác ­ Lê Nin,  tư  tưởng Hồ  Chí Minh; đường lối ­ chủ  trương của Đảng, chính sách ­   pháp luật của Nhà nước đối với báo chí cách mạng và hoạt động của báo   chí, trong đó có “báo hình”.  4.2. Nguồn tài liệu ­ Các Văn kiện của Đảng và Nhà nước có liên quan đến báo chí,   truyền hình. ­ Ký sự, phóng sự, hồi tưởng của các thế  hệ  cán bộ  làm công tác   truyền hình từ năm 1966 đến năm 2010. ­ Báo cáo tổng kết hằng năm của Đài Truyền hình Việt Nam. ­ Một số chương trình truyền hình có liên quan đã được phát sóng.
  12. 6 ­ Những tác phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học của các học giả trong   và ngoài nước về truyền hình. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Để  thực hiện luận án này, tác giả  đã sử  dụng phương pháp lịch sử  kết hợp với phương pháp lô­gic là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng kết hợp   một  số  phương   pháp  khác  như:  thống  kê,  phân  tích  tổng  hợp,  so   sánh,  phỏng vấn nhân chứng, khảo sát thực tiễn.  5. Đóng góp của luận án ­ Về lý luận + Khái quát lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền   hình Việt Nam từ năm 1970 đến năm 2010. + Khẳng định tính đúng đắn và tất yếu về  chủ  trương phát triển   truyền hình ở Việt Nam của Đảng và Nhà nước. + Góp phần khẳng định vai trò quan trọng của “báo hình” trên lĩnh vực  truyền thông trong tiến trình hội nhập đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã   hội. ­ Về thực tiễn + Luận án bổ sung những tư liệu mới về quá trình hình thành và phát   triển Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng, báo chí cách mạng Việt Nam nói  chung. + Phản ánh tương đối đầy đủ  và khách quan các bước phát triển và  vai trò của Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 1970 đến năm 2010.  + Đúc kết một số  nhận xét và bài học kinh nghiệm, làm cơ  sở  thực   tiễn cho công tác quản lý, khai thác, quy hoạch truyền hình trong thời đại  bùng nổ của truyền thông đa phương tiện hiện nay. 6. Bố cục của luận án
  13. 7 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận   án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận   án Chương   2:   Đài   Truyền   hình   Việt   Nam   ra   đời   và  phát   sóng   thử  nghiệm (1970­1985) Chương 3: Đài Truyền hình Việt Nam trong giai đoạn đổi mới và hội  nhập quốc tế (1986­2010) Chương 4: Nhận xét và một số bài học kinh nghiệm. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI  LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Do chức năng và vai trò của truyền hình trong đời sống chính trị, kinh   tế, xã hội của đất nước; vị  trí quan trọng của truyền hình trong hệ  thống 
  14. 8 báo chí cách mạng nói chung mà lâu nay Đài Truyền hình Việt Nam luôn   được giới  khoa học, nhất là những người  trực tiếp làm truyền hình và  giảng viên  ở  các trường báo chí truyền thông quan tâm, nghiên cứu dưới  nhiều góc độ. Liên quan đến đề tài có thể chia thành hai nhóm: Nhóm thứ  nhất là những công trình nghiên cứu trong nước.  Ở  nhóm  công trình này có thể phân chia thành hai mảng: 1) Những tác phẩm nghiên  cứu về báo chí ­ truyền hình nói chung; 2) Những tác phẩm nghiên cứu về  Đài Truyền hình Việt Nam. Nhóm thứ hai là những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về truyền   hình. Các công trình trên được thể  hiện dưới nhiều hình thức như  công  trình tổng kết, đề án, nghiên cứu chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí  khoa học chuyên ngành, kỷ yếu, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn cao học   và luận án tiến sĩ thuộc về hoặc liên quan tới truyền hình. 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu trong nước Khoảng thời gian 40 năm (1970­2010), Đài Truyền hình Việt Nam  song hành cùng lịch sử  dân tộc với biết bao biến động, cũng từ  đó có rất   nhiều công trình khoa học, sách, giáo trình, tham luận, kỷ yếu, hồi  ức... về  truyền hình nói chung, Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng đã được công  bố. Sau đây là một số  công trình, tác phẩm tiêu biểu phản ánh trực tiếp  hoặc gián tiếp liên quan đến đề tài luận án: 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài ­ Trần Thế  Phiệt (1998), Lịch sử  nghiên cứu lý luận báo chí  ở  Việt   Nam, Đề  cương bài giảng chuyên luận dành cho đào tạo sau đại học Phân  viện Báo chí và Tuyên truyền. Chuyên luận đưa ra phương pháp nghiên cứu   lý luận báo chí nói chung, trong đó có truyền hình.
  15. 9 ­ PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (1999),“Cơ sở lý luận báo chí”, Nxb Văn hóa  ­ Thông tin, Hà Nội 1999 và “Cơ sở lý luận báo chí” Nxb Lý luận Chính trị,  Hà Nội 2005, Giáo trình đã đề  cập đến khái niệm về  báo chí, trong đó có  phân tích sâu về  phương pháp luận, báo chí cách mạng, truyền hình trong   hệ thống báo chí Việt Nam. ­ Hai công trình của nhà báo Phan Quang do Nxb Chính trị  Quốc gia  Hà Nội  ấn hành và bài đăng trên báo Người lao động đều đề  cập đến  truyền hình Việt Nam trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng  và trong tiến trình hội nhập, đó là  “Về  diện mạo báo chí  Việt Nam tiểu   luận và chân dung”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001 và “Báo chí Việt   Nam lộ  trình hội nhập quốc tế: chuẩn bị  thỏa đáng chưa?”,   Báo Người  Lao động số 3336, 21.6.2005.  ­ Hà Quang Nhiếp (chủ biên),“Định hướng hoạt động và quản lý báo   chí trong điều kiện kinh tế  thị  trường  ở  nước ta hiện nay” , Nxb Chính trị  Quốc gia, Hà Nội 2002. Cuốn sách tập trung luận giải và đưa ra một số  đánh giá về  sự  tác  động của kinh tế  thị  trường  với báo chí nói chung,  truyền hình Việt Nam nói riêng, đồng thời chỉ ra một số giải pháp về quản   lý báo chí. ­  Hà Đăng (2002), “Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên   báo chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc  gia, Hà Nội 2002. Tác giả đánh giá khái quát về  thực trạng đội ngũ những  người làm báo, đồng thời đưa ra những giải pháp về  xây dựng đội ngũ  phóng viên, và hệ  quả  của nó đến nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí,  truyền hình. ­ Vũ Quang Hào (2004),  “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển”,   Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội 2004. Thông qua việc khảo cứu về báo chí,  
  16. 10 truyền hình của Thụy Điển, cuốn sách đúc rút một số  kinh nghiệm trong   công tác đào tạo và quản lý báo chí ở Việt Nam. ­ PGS.TS Tạ  Ngọc Tấn (2004),“Hồ  Chí Minh về  vấn đề  báo chí”,  Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004, cuốn sách phân tích và hệ thống hóa   một số  quan điểm làm báo của Chủ  tịch Hồ  Chí Minh. Sách cung cấp   những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng  Việt Nam. ­ Nguyễn Vũ Tiến (2005), “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo   chí trong thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005. Tác giả  phân tích và làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí,  trong đó có truyền hình trong sự  nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập  quốc tế.  ­ PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2006),“Tác phẩm báo chí”, Nxb Lý luận  chính trị, Hà Nội 2006. Sách giới thiệu cách thức tiếp cận và thực hiện các tác   phẩm báo chí, những kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm mang tính nghề  nghiệp. Sách có đề  cập tới lịch sử  ra đời của Đài Truyền hình Việt Nam  nhưng rất vắn tắt. ­ Đại học Quốc gia Hà Nội (2007),“Cơ  chế  tác động của báo chí”,  đăng trên Tạp chí Khoa học, Số 3.2007. Bài viết đã phân tích và làm rõ cơ  chế  tác động của báo chí đối với đời sống và hình thành dư  luận xã hội.   Sức sống của báo chí, trong đó có truyền hình có được là nhờ  tác động  nhiều chiều, trong đó là khán giả tạo nên luồng dư luận xã hội. Đài Truyền   hình Việt Nam không nằm ngoài cơ chế tác động đó. ­ Hữu Thọ (2007),“Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, Nxb Giáo dục, Hà  Nội 2007. Từ  kinh nghiệm thực tiễn của một nhà báo có nhiều từng trải  nghề nghiệp, tác giả nêu lên những vấn đề lý luận nghiệp vụ vừa sâu sắc, 
  17. 11 vừa mới mẻ, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ những người làm báo sau. ­ TS.Đinh Thị  Thúy Hằng (2008),“Báo chí thế  giới: xu hướng phát   triển”, Nxb Thông tấn, Hà Nội 2008. Cuốn sách nói về  bản chất của báo  chí, truyền hình hoạt động của các tập đoàn báo chí truyền hình thế  giới,   trong đó tác giả đã đưa ra một số dự báo về xu hướng phát triển của truyền   hình trên thế giới cũng như ở Việt Nam. ­ Đức Dũng (2008),“Toàn cầu hóa và những cơ  hội, thách thức đối   với báo chí, truyền thông đại chúng Việt Nam”, tác giả đề cập đến những  thời cơ, thuận lợi của báo chí, truyền thông ở Việt Nam, trong đó có truyền  hình và những thách thức, đối với báo chí, truyền thông trên con đường phát   triển. ­ Bộ  Thông tin và Truyền thông (2009),“Đề  án Số  hóa truyền dẫn,   phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020”. Đề án nhằm định  hướng cho sự phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phù hợp với thực tế  và thông lệ quốc tế, góp phần phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình  tại Việt Nam (Năm 2009). ­ Trần Trọng Đăng Đàn (2010),“Điện  ảnh Việt Nam ­ Tập 1,2,3,4”,   Nxb Tổng hợp TP.HCM xuất bản năm 2010, tác giả  đã công phu sưu tầm  tư liệu về lịch sử điện ảnh trong nước và thế giới, trong đó có liên quan tới  truyền hình và thống kê số  lượng phim tài liệu truyền hình từ  những năm  1945 đến năm 2010. Tuy đề  cập đến những tác giả, tác phẩm sản xuất  phim tài liệu truyền hình, nhưng vắng bóng những nội dung về lịch sử phát  triển của Đài Truyền hình Việt Nam. ­ Đào Hữu Dũng, Viện Đại Học Quốc Tế Josai (J.I.U.),Tokyo (2012),  “Quảng cáo truyền hình trong kinh tế  thị  trường ­ Phân tích và đánh giá”,  Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ  Chí Minh, 2012. Cuốn sách đưa ra những 
  18. 12 mốc lịch sử  phát triển của truyền hình thế  giới, những số  liệu về  sự  phát  triển của truyền hình thế giới thế kỷ XX, đồng thời phân tích, đánh giá các  yếu tố tác động tới sản xuất chương trình truyền hình và quảng cáo truyền  hình trong nước và thế giới. ­ Đài Truyền hình Việt Nam (2012), Kỷ yếu Hội thảo Chuyển đổi số   hóa trong sản xuất và phát sóng, tổ chức ngày 20.12.2012. Kỷ yếu phân tích  xu hướng tất yếu của truyền hình trong kỷ nguyên số hóa, những ưu điểm,   hạn chế và những bước đi của truyền hình Việt Nam trong lộ trình số hóa. ­ PGS.TS Nguyễn Thế  Kỷ  (2013),  “Báo chí ­ dưới góc nhìn thực   tiễn”, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 2013 về bức tranh toàn cảnh  nền báo chí Việt Nam, những vấn đề  then chốt trong công tác lãnh đạo,   quản lý báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. ­ Cũng liên quan tới mảng truyền hình với cuộc chiến tranh chống   Mỹ, tác giả  Trần Ngọc Thạch, trên trang điện tử  www.tgvn.com.vn có bài  “Báo chí Mỹ  và cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”, bài viết cung cấp  số  liệu về  các báo, đài, trong đó có ba hãng truyền hình lớn của Mỹ  là  ABC, NBC và CBS đưa tin về  chiến tranh Việt Nam. Những sự  thật về  cuộc chiến tranh Việt Nam được phơi bày trên truyền hình Mỹ  đã tạo nên  làn sóng phản đối cuộc chiến của Mỹ   ở  Việt Nam ngay trong lòng nước  Mỹ, trở thành “cuộc chiến trên truyền hình”. 1.1.1.2. Những  tác phẩm nghiên cứu  trực tiếp đến đề tài ­ Các tài liệu của Đài Tiếng nói Việt Nam: “40 năm xây dựng và phát   triển”(1985), là tập tài liệu đầu tiên Đài Tiếng nói Việt Nam xuất bản.   Năm 1995, Đài Tiếng nói Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị  Quốc gia ­  Sự thật xuất bản cuốn sách “Nửa thế kỷ Tiếng nói Việt Nam”. Đây là tập  tài liệu của những người xây đắp nền móng Đài phát thanh Quốc gia ghi 
  19. 13 lại những sự  kiện quan trọng trong cuộc đời làm nghề  phát thanh. Năm  2000, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị  Quốc  gia ­ Sự thật xuất bản cuốn sách “Tiếng nói Việt Nam ­ Cầu nối Đảng với   dân”, tập hợp những bài viết, bài nói của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo   của Đảng, Nhà nước về Đài Phát thanh Quốc gia. Tháng 9.2005, Đài Tiếng   nói Việt Nam xuất bản cuốn sách “60 năm Tiếng nói Việt Nam”. Đây được  coi là cuốn sử  vàng truyền thống Ngành Phát thanh. Sách cung cấp nhiều   thông tin quan trọng liên quan đến truyền hình Việt Nam khi còn là một bộ  phận của Đài Tiếng nói Việt Nam. Tuy nhiên, đây là tập hợp những bài  viết, hồi ký của nhiều tác giả  trong thời gian làm phát thanh nên rất ít  những tư liệu nói về quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình  Việt Nam giai đoạn 1970­2010. Trên cơ  sở  tư  liệu tích lũy, được các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà  khoa học lịch sử, các nhà báo có bề  dày kinh nghiệm cộng tác, năm 2015,  Đài Tiếng nói Việt Nam cho ra đời cuốn “70 năm Đài Tiếng nói Việt Nam   (1945­2015)”  nhân dịp kỷ  niệm 70 năm Ngày thành lập. Cuốn sách đã tái  hiện quá trình hình thành, phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam qua các  thời kỳ  lịch sử, các thế  hệ  phát thanh, các nhiệm kỳ  lãnh đạo, trong đó có   một  phần nói   đến sự  ra  đời  của  Đài Truyền hình Việt Nam ­  thời  kỳ  Truyền hình Việt Nam còn là một bộ  phận của Đài Tiếng nói Việt Nam.  Tuy không đề  cập đầy đủ  về  quá trình hình thành và phát triển của Đài   Truyền hình Việt Nam (1970­2010) nhưng đây là tư  liệu tham khảo quan   trọng có giá trị đối với luận án. ­ Thái Minh Tần, Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học  kinh tế Quốc dân, Hà Nội“Mở rộng mạng lưới Truyền hình Quốc gia cho   phù hợp với cung cầu về truyền hình  ở  Việt Nam hiện nay” (1993). Luận 
  20. 14 án đã sớm đề cập đến vấn đề “xã hội hóa” lĩnh vực truyền hình, giải quyết   vấn đề kinh tế truyền hình trong điều kiện xã hội phát triển. Luận án có đề  cập tới cơ  cấu, tổ  chức chức của Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn  1993­1997, tuy nhiên luận án cũng mới chỉ  dừng  ở  khía cạnh “cung, cầu”  với hệ thống giải pháp xã hội hóa truyền hình. ­ Trần Lâm (1995),  “Truyền hình Việt Nam một phần tư  thế  kỷ”,   cuốn sách của Nhà báo, Nxb Chính trị  Quốc gia, Hà Nội 1995. Đây là hồi  ức của một cán bộ  lãnh đạo có nhiều năm gắn bó với Đài Tiếng nói Việt  Nam và Đài Truyền hình Việt Nam. Cuốn sách đã sơ  lược quá trình thành  lập và phát triển của truyền hình Việt Nam giai đoạn 1970 ­ 1994. Tuy  nhiên, đây được coi là cuốn sử  liệu ghi chép lại những sự  kiện chính của  Đài Truyền hình Việt Nam  ở  miền Bắc thời kỳ đầu, chưa có những đánh   giá tổng quan. ­ Đinh Quang Hưng, Luận án tiến sỹ  khoa học kinh tế, Trường Đại  học kinh tế  Quốc dân, Hà Nội “Những phương hướng và biện pháp chủ   yếu nhằm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về   truyền hình  ở  Việt Nam hiện nay”  (1996). Luận án phân tích thực trạng  chất lượng các sản phẩm truyền hình và chỉ ra các yếu tố tác động làm cho  sản phẩm của ngành truyền hình Việt Nam chưa đáp  ứng nhu cầu ngày  càng khắt khe của khán giả. Tuy luận án không đề  cập đến quá trình hình   thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam, nhưng những lý giải về  nguyên nhân và một số đề xuất về mô hình, lộ trình, phương pháp hợp tác  giữa các đài truyền hình với các đối tác trong việc xã hội hóa truyền hình. ­  Đinh Phong“Buổi phát hình  đầu tiên của  Đài Truyền hình Giải   phóng”(1996), tác giả  nguyên là Phó Giám đốc Đài Truyền hình TPHCM.   Bài viết trên trang Người lao động điện tử đã kể  lại quá trình tiếp quản, 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2