Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945
lượt xem 1
download
Luận án "Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu hệ thống giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945 cùng các thành tố của nó, luận án sẽ rút ra một số đặc điểm của giáo dục ở Trung Kỳ thời thuộc địa. Việc làm sáng tỏ ảnh hưởng hai mặt do giáo dục Pháp - Việt mang lại đối với Trung Kỳ sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đúng di sản lịch sử thời thuộc địa, đồng thời hiểu rõ hơn bản chất, thủ đoạn trong chính sách cai trị và khai thác và bóc lột Việt Nam của thực dân Pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -----------*----------- DƯƠNG THỊ KIM OANH GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ NĂM 1906 ĐẾN NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -----------*----------- DƯƠNG THỊ KIM OANH GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ NĂM 1906 ĐẾN NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 9229013 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA 2. PGS. TS. TRẦN VŨ TÀI NGHỆ AN - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản thân thực hiện. Các nội dung nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Dương Thị Kim Oanh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4 4. Nguồn tài liệu .......................................................................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 5 6. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 6 7. Bố cục luận án ......................................................................................................... 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời cận đại ................ 7 1.1.1. Công trình nghiên cứu trong nước ................................................................ 7 1.1.2. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 13 1.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục Trung Kỳ thời cận đại .............. 19 1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục đặt ra trong luận án......................................................................................................................... 21 1.3.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................. 21 1.3.2. Những vấn đề tiếp tục đặt ra trong luận án ................................................. 22 Chương 2: GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ GIAI ĐOẠN 1906 - 1917 ................................................................................................................................... 23 2.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách giáo dục ......................................................... 23 2.1.1. Bối cảnh lịch sử và tình hình giáo dục ở Trung Kỳ trước năm 1906 ......... 23 2.1.2. Chính sách giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục ...................................... 28 2.2. Ngân sách và nguồn đầu tư cho giáo dục công .............................................. 35 2.3. Giáo dục phổ thông .......................................................................................... 37 2.3.1. Chương trình và sách giáo khoa ................................................................. 37 2.3.2. Hệ thống trường, lớp, học sinh ................................................................... 40 2.3.3. Tổ chức thi cử và bằng cấp ......................................................................... 48 2.3.4. Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giáo viên ................................................... 49 2.4. Giáo dục nghề ................................................................................................... 52 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 56 Chương 3: GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ GIAI ĐOẠN 1917 - 1945 ................................................................................................................................... 58 3.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách giáo dục ......................................................... 58 3.1.1. Bối cảnh lịch sử và sự ra đời Bộ Học chính Tổng quy............................... 58
- 3.1.2. Những điều chỉnh chính sách giáo dục (1924 - 1945) ................................ 62 3.2. Ngân sách và nguồn đầu tư cho giáo dục công .............................................. 66 3.3. Giáo dục phổ thông .......................................................................................... 71 3.3.1. Chương trình và sách giáo khoa ................................................................. 71 3.3.2. Hệ thống trường, lớp, học sinh ................................................................... 78 3.3.3. Tổ chức thi cử và bằng cấp ......................................................................... 99 3.3.4. Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giáo viên ................................................. 102 3.4. Giáo dục nghề ................................................................................................. 107 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 110 Chương 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ NĂM 1906 ĐẾN NĂM 1945 ................................................... 113 4.1. Đặc điểm giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ ................................................. 113 4.1.1. Hình thành muộn, cơ cấu các bậc học chưa hoàn thiện ............................ 113 4.1.2. Vai trò nhất định của chính quyền Nam triều trong quản lý .................... 115 4.1.3. Yếu tố truyền thống được duy trì trong quá trình hiện đại hoá giáo dục . 118 4.1.4. Mô hình giáo dục theo hàng ngang còn đậm nét ……….……………..…121 4.1.5. Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người Việt……………….………….…….128 4.2. Ảnh hưởng của giáo dục Pháp - Việt đối với Trung Kỳ ............................. 126 4.2.1. Ảnh hưởng tiêu cực .................................................................................. 135 4.2.2. Ảnh hưởng tích cực .................................................................................. 137 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 143 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ……………151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 153 PHỤ LỤC……………...…………………………….…………………………….…
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Mục từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 Cb Chủ biên 2 GV giáo viên 3 HS học sinh 4 KHXH Khoa học xã hội 6 Nxb Nhà xuất bản 7 RSA Phông phủ Khâm sứ Trung Kỳ 8 Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 9 tr. Trang 10 TTLTQG Trung tâm Lưu trữ quốc gia
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Trường tiểu học Pháp - Việt ở Trung Kỳ, 1906 - 1917...................................... 41 Bảng 2.2. Phân bố trường tiểu học Pháp - Việt ở các tỉnh Trung Kỳ, 1912 - 1917……..41 Bảng 2.3. Trường Quốc học Huế, 1906 - 1917 .................................................................... 44 Bảng 2.4. Trường Nho học công lập ở Trung Kỳ, 1912 - 1918 ......................................... 45 Bảng 2.5. Đội ngũ GV trường Pháp - Việt ở Trung Kỳ, 1906 - 1917 ............................... 51 Bảng 3.1. Phân bổ ngân sách giáo dục ở Trung Kỳ, 1919 - 1942 ...................................... 68 Bảng 3.2. Chi phí trung bình cho một HS học trường Pháp - Việt công lập năm 1931 ... 70 Bảng 3.3. Trường Sơ học làng xã ở Trung Kỳ có giờ học tiếng Pháp ............................... 72 Bảng 3.4. Trường Pháp - Việt dạy tiếng Pháp và chữ Hán ở Trung Kỳ, 1933 - 1942 ..... 73 Bảng 3.5. Trường Sơ học làng xã ở các tỉnh Trung Kỳ, 1919 - 1929 ................................ 79 Bảng 3.6. Trường Sơ học làng xã 2 lớp được xây mới ở nông thôn Trung Kỳ, 1926 - 1929 ................................................................................................................................................... 80 Bảng 3.7. Trường Sơ học Pháp - Việt ở Trung Kỳ, 1919 - 1944 ....................................... 82 Bảng 3.8. Trường tiểu học Kiêm bị Pháp - Việt ở Trung Kỳ, 1919 - 1944....................... 83 Bảng 3.9. Trường Cao đẳng tiểu học và trung học ở Trung Kỳ, 1922 - 1944 .................. 89 Bảng 3.10. Trường Pháp - Việt theo dân tộc ở vùng thượng du Trung Kỳ, 1929 - 1942 91 Bảng 3.11. Trường Pháp - Việt ở vùng cao ở các tỉnh Trung Kỳ năm 1930 .................... 92 Bảng 3.12. Trường tư thục ở Trung Kỳ, 1926 - 1944.......................................................... 96 Bảng 3.13. Số bằng được cấp trong các kỳ thi ở Trung Kỳ, 1919 - 1944 ....................... 100 Bảng 3.14. HS trường Quốc học Vinh dự thi và đỗ trong các kỳ thi, 1923 - 1929 ........ 101 Bảng 3.15. Đội ngũ GV trường Pháp - Việt ở Trung Kỳ, 1919 - 1944 ........................... 104 Bảng 3.16. Đội ngũ GV tại các tỉnh, thành phố ở Trung Kỳ, 1922 - 1923...................... 105 Bảng 3.17. Trường Thực hành Công nghiệp Huế, 1923 - 1944 ....................................... 109 Bảng 4.1. Đội ngũ GV ở Trung Kỳ, Nam Kỳ, Bắc Kỳ, 1919 - 1944 .............................. 124
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, LƯỢC ĐỒ Biểu đồ 2.1. Ngân sách phân bổ cho giáo dục công ở Trung Kỳ, 1906 - 1918 ................ 37 Biểu đồ 3.1: Chi phí cho giáo dục trong ngân sách Trung Kỳ, 1919 - 1942 ..................... 67 Biểu đồ 4.1: Trường Pháp - Việt ở ba kỳ, 1922 - 1944. .................................................... 114 Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ trẻ em được đi học tiểu học ở Trung Kỳ và Đông Dương.................. 122 Lược đồ 4.1: Phạm vi phân bố trường Pháp - Việt công ở Trung Kỳ, 1912 - 1939 …. …………...…………..…………………………...……………………………… …113
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tại lễ khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho học sinh, trong đó nhấn mạnh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, giáo dục tạo ra những công dân tốt để xây dựng quốc gia vững mạnh. Rõ ràng, Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới đều coi trọng phát triển giáo dục. Lịch sử giáo dục Việt Nam đã trải nghiệm nhiều mô hình giáo dục khác nhau, chịu ảnh hưởng của giáo dục Trung Hoa, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Anh.., trong đó giáo dục thời thuộc địa có ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều thế hệ trí thức Việt Nam và tác động tới giáo dục Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu giáo dục thời thuộc địa, hiểu được những đặc điểm, từ đó rút ra được những tác động tích cực và tiêu cực tới giáo dục Việt Nam là nhằm góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trong hệ thống giáo dục thời thuộc địa, giáo dục Pháp - Việt đóng vai trò quan trọng nhất về số lượng trường lớp, giáo viên, học sinh và có ảnh hưởng lớn đến giai tầng trí thức Việt Nam. Lập ra thiết chế giáo dục Pháp - Việt, giới chức Pháp và các nhà giáo dục thực dân đã sử dụng nó làm phương tiện để thực thi những tham vọng chính trị, duy trì sự đô hộ. Nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn bản chất của một nền giáo dục thực dân thông qua âm mưu, thủ đoạn của Pháp trong công cuộc xâm lược, cai trị và khai thác ở Việt Nam thời kỳ thuộc địa. Trong quá trình thực dân Pháp triển khai các chính sách giáo dục đã diễn ra sự va chạm giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá phương Tây. Xung đột mạnh mẽ nhất đã diễn ra ở mắt xích “yếu” nhất là giáo dục kiểu mới. Hệ quả là tạo ra một diện mạo mới, tính chất mới cho giáo dục Trung Kỳ. Vậy, bước chuyển của giáo dục Trung Kỳ từ truyền thống sang hiện đại diễn ra như thế nào trong thời kỳ thuộc địa? Chính quyền Nam triều thể hiện vai trò ra sao khi ở vị thế bị kiểm soát? Trong bối cảnh bị đô hộ, lại chịu tác động của khuynh hướng duy tân đến từ các nước Đông Á và cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đến từ phương Tây, diện mạo nền giáo dục mới này đến từ người Pháp hay người Việt? Đây là những vấn đề cần được làm sáng rõ nhằm lí giải cách hành xử, phản ứng của người dân Trung Kỳ trước những yếu tố văn hoá mới, đặc biệt là yếu tố giáo dục mới. 1.2. Chế độ bảo hộ ở Trung Kỳ được xác lập sau khi triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Patenôtre ngày 06/6/1884. Đặc điểm chế độ bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ (An Nam) thể hiện qua việc vua Nguyễn vẫn được tồn tại trên danh nghĩa, các quan chức triều đình tiếp tục nắm quyền cai trị. Pháp cử một Công sứ toàn quyền (sau gọi là Khâm sứ) đặt ở nội thành Huế, 1
- phụ trách điều hành công việc của bộ máy bảo hộ. Đây là một thể thức tồn tại hai chính quyền song song: Chính quyền bảo hộ do Pháp đặt ra và bộ máy quan lại người Việt do triều đình quản lý vẫn giữ nguyên, mặc dù chỉ có quyền lực tượng trưng. So với Bắc Kỳ, sự quản lý của Pháp ở Trung Kỳ lỏng lẻo hơn trong nhiều lĩnh vực, và chính quyền Pháp cũng can thiệp vào giáo dục ở xứ này muộn nhất. Ngoài sự quản lý của người Pháp, nền giáo dục Trung Kỳ còn có sự tham gia điều hành trực tiếp của chính quyền quân chủ Nguyễn. Vì vậy, những gì đã diễn ra với giáo dục ở nơi có diện tích 147.600 km², dân số 4.927.175 triệu người (năm 1906), phân bố trên 17 tỉnh [110] từ năm 1906 đến năm 1945 là điều mà chúng tôi mong muốn được làm rõ trong nghiên cứu này. 1.3. Từ nguồn tài liệu lưu trữ khá phong phú liên quan đến giáo dục thời kỳ thuộc địa tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thư viện ở các tỉnh miền Trung, nguồn báo chí trước năm 1945, nguồn tư liệu số hoá trên Thư viện quốc gia Pháp cho thấy tính khả thi cao của đề tài. Do đó, kết quả của nghiên cứu không chỉ tập hợp các tư liệu về giáo dục ở Trung Kỳ, mà còn là nguồn tài liệu để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học về giáo dục cho các tỉnh miền Trung. Mặc dù đây là nền giáo dục thực dân, vận hành theo chủ ý cai trị của người Pháp, nhưng không phải là không có yếu tố tích cực. Do đó, nghiên cứu đề tài cho phép chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm về xây dựng, triển khai, quản lý, phát triển giáo dục để định hướng cho quá trình đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Những kinh nghiệm về giá trị con người, giá trị dân tộc cao cả từ các thế hệ trí thức sẽ là những bài học quý báu giúp giáo dục Việt Nam tiếp tục kiến tạo, tự tin, bản lĩnh bước vào hội nhập quốc tế. Từ những lí do trên, nghiên cứu sinh đã chọn “Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là “Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945”. Điều đó có nghĩa là luận án tập trung nghiên cứu những bộ phận cấu thành của nền giáo dục Pháp - Việt, gồm: luật giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, các loại hình trường học (trường công, trường tư, trường nghề,…) và những thành tố của nó (chương trình, giáo viên (GV), học sinh (HS), thi cử, bằng cấp, ngân sách,…). Trên cơ sở tìm hiểu tình hình giáo dục Pháp - Việt qua hai giai đoạn lịch sử: 1906 - 1917 và 1917 - 1945, luận án sẽ rút ra một số đặc điểm cùng những ảnh hưởng hai mặt của giáo dục Pháp - Việt đối với Trung Kỳ và với giáo dục Việt Nam thời thuộc địa. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Giới hạn không gian nghiên cứu của luận án là phạm vi xứ Trung Kỳ. Sau Hoà ước Giáp thân năm 1884, thực dân Pháp áp dụng chính sách “chia để trị” 2
- đối với Việt Nam. Từ năm 1887, người Pháp lấy danh xưng Cochinchine (Đàng Trong) đặt cho Nam Kỳ, Tonkin (Đàng Ngoài) cho Bắc Kỳ, phần ở giữa Pháp gọi là Annam (Trung Kỳ). Về mặt hình thức, Trung Kỳ nằm trong Liên Hiệp Pháp (Đông Pháp), tuy còn tồn tại chính quyền Nguyễn nhưng thực quyền chi phối và điều hành là một viên quan chức thuộc địa (Khâm sứ Trung Kỳ). Về mặt hành chính, Trung Kỳ có diện tích 147.600 km², được giới hạn ở phía Bắc từ tỉnh Thanh Hóa đến hết tỉnh Bình Thuận ở phía Nam, bao gồm cả vùng Tây Nguyên, với thủ phủ là Huế. - Phạm vi thời gian: Giới hạn phạm vi thời gian của đề tài từ năm 1906 đến năm 1945. Năm 1906 được xem là mốc bắt đầu cuộc cải giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ với việc thành lập cơ quan quản lý giáo dục là Sở Học chính Trung Kỳ; cùng Hội đồng cải cách giáo dục cải tổ nền giáo dục Nho học đã tạo cơ sở pháp lý cho dục Pháp - Việt hình thành và từng bước mở rộng. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công lật đổ ách thống trị của Pháp - Nhật, xoá bỏ hoàn toàn phong kiến, đưa người dân lao động lên nắm chính quyền. Do yếu tố giáo dục Pháp thâm nhập vào Trung Kỳ từ năm 1896 với việc thành lập trường Quốc học Huế nên để đảm bảo tính lịch sử và logic của vấn đề nghiên cứu, luận án có mở rộng thời gian về trước năm 1906 trong một chừng mực nhất định. Luận án được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1906 - 1917: Đây là giai đoạn Pháp cho thực hiện Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1987 - 1914) sau khi cơ bản hoàn thành công cuộc bình định Trung Kỳ. Để cung cấp nhân lực và hiện thực mục tiêu “đồng hoá”, cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất được Pháp triển khai vào năm 1906. Bên cạnh đó, giáo dục Nho học truyền thống do chính quyền Nam triều quản lý dưới sự giám sát của Bộ Học cũng được cải tổ theo hướng tiệm cận với chương trình giáo dục mới trước khi được sát nhập vào giáo dục Pháp - Việt. Giai đoạn 1917 - 1945: Để tiếp tục thực hiện “sứ mệnh khai hoá” và cung cấp đội ngũ nhân lực cho cuộc đại khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), năm 1917, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut khởi động cải cách giáo dục lần thứ hai bằng việc thực thi Bộ Học chính Tổng quy. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết hai chính quyền đã phối hợp cho áp dụng tại Trung Kỳ từ năm 1919. Từ đây, giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ đã hoàn toàn hoà nhập vào giáo dục Đông Dương và nắm vai trò chủ đạo. - Phạm vi nội dung: Đề tài giáo dục Pháp - Việt là một chủ đề tương đối rộng, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung những vấn đề sau: + Bối cảnh lịch sử, chính sách giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, ngân sách cho giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945; + Tình hình giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ trên các phương diện chương trình, sách giáo khoa, các loại trường, cấp học, bậc học, đội ngũ GV, HS, thi cử, bằng cấp từ năm 1906 đến năm 1945; 3
- + Rút ra một số đặc điểm, ảnh hưởng hai mặt của giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945. Do nguồn tư liệu còn hạn chế nên ngoài những phạm vi nội dung được nêu trên, các nội dung khác sẽ không được trình bày trong luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945 cùng các thành tố của nó, luận án sẽ rút ra một số đặc điểm của giáo dục ở Trung Kỳ thời thuộc địa. Việc làm sáng tỏ ảnh hưởng hai mặt do giáo dục Pháp - Việt mang lại đối với Trung Kỳ sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đúng di sản lịch sử thời thuộc địa, đồng thời hiểu rõ hơn bản chất, thủ đoạn trong chính sách cai trị và khai thác và bóc lột Việt Nam của thực dân Pháp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ bối cảnh lịch sử dẫn đến sự hình thành giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945; + Phân tích các chính sách giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, phân bổ ngân sách cho giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945; + Phục dựng hoạt động của hệ thống giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ thông qua các phương diện chương trình, sách giáo khoa, các cấp học, bậc học, đội ngũ GV, HS, thi cử, bằng cấp qua hai giai đoạn: 1906 - 1917 và 1917 - 1945; + Rút ra đặc điểm, đánh giá ảnh hưởng của giáo dục Pháp - Việt đối với Trung Kỳ và đối với giáo dục Việt Nam trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. 4. Nguồn tài liệu Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Tài liệu lưu trữ: Nguồn tài liệu gốc này bằng chữ Pháp và chữ Hán. Đây là những hồ sơ lưu trữ bao gồm các báo cáo, văn bản, nghị định (thường của Toàn quyền Đông Dương, Khâm sứ Trung Kỳ hoặc của các Công sứ tỉnh) và các đạo dụ của triều Nguyễn liên quan đến giáo dục. Nguồn tài liệu này hiện đang được lưu giữ ở Việt Nam tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Thư viện quốc gia,... Những tài liệu có giá trị tin cậy về mặt sử liệu này sẽ được chúng tôi sử dụng làm cơ sở để đối chiếu với các loại tài liệu khác. - Nguồn tài liệu được xuất bản, in ấn thời Pháp: Nguồn sử liệu từ các Thống kê, Niên giám, Công báo như: Annuaire général de l’Indochine, Annuaire statistique de l’Indochine, Bulletin officiel de l’Indochine francaise, Bulletin administratif de l’Annam, Journal Officiel de l’Indochine Francais; Nguồn báo chí trước năm 1945 như: Trung Bắc tân văn, Tràng An báo, Hà thành ngọ báo, Đông Dương tạp chí, Học báo, Đông Pháp báo, Nam Phong tạp chí,… giúp chúng tôi tiếp cận được số liệu về trường học, cách đánh giá của những người trong cuộc về giáo dục ở Trung Kỳ thời thuộc địa. 4
- Nguồn tài liệu hồi kí của các cựu HS, cựu GV từng tham gia giảng dạy, học tập tại các trường Pháp - Việt ở khu vực Trung Kỳ giai đoạn trước năm 1945 là nguồn tài liệu quan trọng ghi nhận chân thực nhất về những gì đã xảy ra trong trường Pháp - Việt. - Tài liệu chuyên khảo: Nguồn tài liệu này khá phong phú gồm cả tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh được thể hiện đa dạng dưới các hình thức như sách, báo chí, bài nghiên cứu, luận án, các công trình lịch sử ngành giáo dục, hay các công trình về thông sử dân tộc, thông sử địa phương các tỉnh miền Trung, sách về lịch sử văn hoá, xã hội, kinh tế,… có nội dung liên quan đến giáo dục ở Trung Kỳ thời thuộc địa. - Tài liệu điền dã: Khảo sát, thu thập thông tin các trường Pháp - Việt còn tồn tại đến ngày nay, chúng tôi đã thực hiện điền dã tại trường Quốc học Huế, trường Đồng Khánh (nay là trường THPT Hai Bà Trưng), trường Thực hành Công nghiệp Huế (trường Cao đẳng Công nghiệp Huế), trường Quốc học Vinh (trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) và trường Collège Thanh Hoa (trường THPT Đào Duy Từ). Những chuyến đi điền dã trên đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức thực tế có liên quan đến đề tài luận án. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội. Trong nghiên cứu, tác giả luận án đặt đối tượng nghiên cứu trong sự vận động của lịch sử, xã hội Trung Kỳ nửa đầu thế kỷ XX. Mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử, xã hội với sự du nhập của những yếu tố giáo dục mới, sự hình thành và phát triển của nền giáo dục hiện đại ở Trung Kỳ luôn được thể hiện trong nghiên cứu. Đặt sự hình thành và phát triển của nền giáo dục Pháp - Việt trong cách tiếp cận về mối quan hệ giữa chủ nghĩa thực dân với dân tộc thuộc địa, cụ thể ở đây là Trung Kỳ để rút ra những đặc điểm, những được, mất của người dân Trung Kỳ từ nền giáo dục này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết toàn diện vấn đề nghiên cứu, hai phương pháp chuyên ngành được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Với phương pháp lịch sử, chúng tôi sẽ trình bày quá trình hình thành và thực trạng giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ qua hai giai đoạn: 1906 - 1917 và 1917 - 1945 trên các phương diện như: chính sách giáo dục, chương trình, sách giáo khoa, cấp học, bậc học, đội ngũ GV, HS, thi cử, ngân sách,... Trên cơ sở phục dựng một phần lịch sử Trung Kỳ từ 1906 - 1945, luận án xác định rõ bản chất của giáo dục Pháp - Việt là phục vụ khai thác, cai trị thuộc địa ở Trung Kỳ. Trong khi phương pháp lôgic giúp chúng tôi tìm được mối liên hệ giữa thực tế vận động của hệ giáo dục Pháp - Việt với các vấn đề có liên quan như bối cảnh, các chính sách, biện pháp thực thi,… cũng như làm rõ bản chất, âm mưu của thực dân Pháp trong việc phát triển giáo dục. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa 5
- ra những đánh giá vấn đề nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện để rút ra những đặc điểm cùng những ảnh hưởng hai mặt của giáo dục Pháp - Việt đến Trung Kỳ. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp liên ngành như phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, điền dã,... để có cái nhìn đa chiều về giáo dục Pháp - Việt trong bối cảnh xã hội Trung Kỳ từ 1906 - 1945. Phương pháp thống kê sử dụng để liệt kê, tổng hợp số trường, lớp, HS, GV, ngân sách,… nằm rải rác trong các báo cáo của chính quyền Pháp để thiết lập các bảng, biểu đồ, lược đồ minh họa, thuận lợi cho việc đánh giá, so sánh mức độ phát triển của trường học ở Trung Kỳ trước và sau năm 1917. Phương pháp so sánh để tìm ra những điểm chung, điểm riêng trong cách thức quản lý, tổ chức giáo dục ở Trung Kỳ so với Bắc Kỳ, Nam Kỳ và lí giải nguyên nhân. Những chuyến đi điền dã đã cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết kiến thức thực tế về một số trường Pháp - Việt còn hiện diện đến ngày nay. Đây là những “nhân chứng sống” ghi nhận về sự tồn tại của một nền giáo dục do người Pháp xây dựng, điều hành trong suốt những năm đô hộ ở Trung Kỳ. 6. Đóng góp của luận án Nghiên cứu đề tài, luận án có những đóng góp khoa học sau: - Tái hiện lại bối cảnh lịch sử dẫn đến sự thâm nhập, định hình của nền giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945; - Làm rõ tình hình giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ thời thuộc địa qua hai giai đoạn: 1906 - 1917 và 1917 - 1945 trên các phương diện như: chính sách giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, ngân sách, chương trình, sách giáo khoa, bậc học, trường lớp, đội ngũ GV, HS, thi cử. Việc rút ra một vài đặc điểm tiêu biểu, đánh giá ảnh hưởng hai mặt của giáo dục Trung Kỳ thời thuộc địa sẽ là những bài học kinh nghiệm đóng góp cho công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay. - Từ hệ thống hoá nguồn tư liệu tiếng Pháp và tiếng Việt về giáo dục Trung Kỳ thời Pháp thuộc, luận án góp phần bổ sung tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử giáo dục Việt Nam nói chung, lịch sử giáo dục Trung Kỳ nói riêng thời kỳ cận đại; bổ sung tư liệu giảng dạy và học tập lịch sử địa phương cho các tỉnh miền Trung. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được bố cục thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ giai đoạn 1906 - 1917. Chương 3. Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ giai đoạn 1917 - 1945. Chương 4. Đặc điểm, ảnh hưởng của giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945. 6
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của giáo dục Pháp - Việt thời cận đại, một thiết chế giáo dục đặc thù như một biểu trưng cho sự hiện diện của thực dân Pháp ở Việt Nam trong mối liên hệ với chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và mang tính thiết thực cao. Tuy không phải là một hướng nghiên cứu mới, song vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, bởi từ phạm vi nội dung này đã đưa đến nhiều hướng nghiên cứu mới, những gợi mở, kết nối từ giáo dục cận đại đến giáo dục đương đại. Không chỉ đa dạng về các phương diện nghiên cứu, mà những nhận xét đa chiều xuất phát từ các mục đích nghiên cứu khác nhau là những kênh tham khảo cho nghiên cứu sinh. Bằng nhiều hình thức tiếp cận, trực tiếp hay gián tiếp trên các thư viện mở chính thống, nghiên cứu sinh có thể tìm kiếm tư liệu khá thuận lợi. Tuy nhiên, việc xử lý tư liệu, tài liệu lưu trữ gặp nhiều khó khăn bởi các tài liệu này hầu hết đã quá cũ, mờ chữ, mất chữ (có tài liệu niên đại gần 1 thế kỷ). Từ những nguồn tài liệu tiếp cận, nghiên cứu sinh đã tổng hợp và đưa ra những đánh giá theo quan điểm của các tác giả. 1.1. Những công trình nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời cận đại 1.1.1. Công trình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc sớm nhất phải kể đến cuốn “Lịch sử Giáo dục học thế giới” (1958) của Nguyễn Lân [47]. Đây là công trình đầu tiên đề cập đến nội dung giáo dục Việt Nam giai đoạn Pháp xâm lược. Từ thời điểm đó cho đến cuối những năm 60, đề tài về giáo dục Việt Nam thời kỳ cận đại được tiếp tục nghiên cứu những chỉ thể hiện dưới hình thức các bài lẻ tẻ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Năm 1967, Nguyễn Trọng Hoàng đăng bài “Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam” (số 96) [23]; Nguyễn Anh có các bài: “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh thế giới thứ Nhất” (số 98) [1], “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau đại chiến thế giới thứ Nhất đến cách mạng tháng Tám” (số 102) [2] và “Giáo dục vùng dân tộc ít người, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục tư thục ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” (số 107, năm 1968) [3]. Từ những năm 80 trở lại đây, có rất nhiều công trình chuyên khảo về giáo dục Việt Nam giai đoạn trước năm 1945 đã xuất bản. Sớm nhất phải kể đến công trình của Vũ Ngọc Khánh “Tìm hiểu giáo dục Việt Nam trước năm 1945” (1985) [43], “Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám” (1996) của Nguyễn Đăng Tiến [71], “Khoa cử và giáo dục Việt Nam” (2005) của Nguyễn Q. Thắng [85], “Giáo dục Việt Nam thời cận đại” (2006) của Phan Trọng Báu [6], “Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ” (2012) của Trần Thị Phương Hoa [24], “Hội thảo khoa học quốc tế giáo dục Pháp - Việt cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” (2020) của nhiều tác giả [56],... Ngoài ra, trong các công trình thông sử có đề cập đến chính sách giáo dục thuộc 7
- địa như một bộ phận trong chính sách cai trị của Pháp, như cuốn: “Lịch sử cận đại Việt Nam, 1919 - 1930” (tập 4) (1963) do Trần Văn Giầu chủ biên [21], “Đại cương lịch sử Việt Nam” (tập 3) (2005) do Đinh Xuân Lâm chủ biên [48], “Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1945” (2005) của Nguyễn Đình Lễ [49], “Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930”, tập 8, (2007) do Tạ Thị Thúy chủ biên [89], “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX” của Lê Thành Khôi (2014) [46],… hoặc một số công trình về kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc như: “Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ” (1970) của Nguyễn Thế Anh [4], “Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc” (2016) của Nguyễn Văn Khánh [44],… Qua đối tượng là giáo dục Việt Nam thời cận đại, từ nhiều nguồn tư liệu, các nhà nghiên cứu đều xác định thời gian, bối cảnh ra đời và các thành tố cấu thành nền giáo dục Pháp - Việt. Tuy nhiên, xuất phát từ những mục đích khác nhau, hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đưa đến nhiều nhận xét đa chiều. Qua thu thập, phân tích, tổng hợp, chúng tôi chia thành hai khuynh hướng nghiên cứu và đánh giá sau: khuynh hướng đánh giá nền giáo dục Pháp - Việt chỉ có hạn chế và khuynh hướng đánh giá nền giáo dục Pháp - Việt vừa có tích cực vừa có hạn chế. * Đánh giá nền giáo dục Pháp - Việt chỉ có hạn chế: Thiên về nhận định phê phán, lớp học giả đầu tiên tiếp cận đề tài giáo dục thuộc địa như Nguyễn Lân, Nguyễn Trọng Hoàng và Nguyễn Anh đều nhất quán xem mục đích của nền giáo dục Pháp chỉ để thực hiện mục đích thực dân nô dịch, kéo lùi sự phát triển văn hóa xã hội Việt Nam. Trình bày về tổ chức trường học, chương trình và phương pháp giảng dạy của trường Pháp - Việt, Nguyễn Lân xem đây là “một nền giáo dục phản khoa học, thiếu thống nhất khiến việc học tập của học sinh nặng về chủ nghĩa cá nhân, thiên về đi học để đi thi” [47, tr. 205- 206]. Trích dẫn số liệu trong các tài liệu gốc, Nguyễn Trọng Hoàng đã thống kê sơ bộ về tổng số HS đi học: đồng ấu 56%, dự bị 19%, sơ đẳng 13%, nhì đệ nhất 5%, nhì đệ nhị 4%, lớp nhất 3% [23, tr. tr.20] để khẳng định đây là nền giáo dục mang trình độ thấp kém, lạc hậu và nhỏ bé chỉ nhằm mục đích đào tạo ra một lớp người ngoan ngoãn, trung thành, thừa hành những chính sách cai trị. Từ đó tác giả kết luận: “Cả một dân tộc bị thất học”, “các thế hệ HS được đào tạo thì nông cạn, viển vông, vô ích, không giúp được gì cho họ trong cuộc sống, chỉ biết “sáng vác ô đi tối vác về”, “tuyệt đại bộ phận phụ nữ ở nông thôn đều không biết chữ (97,1% - 99,7%)” [23, tr. 21-24]. Ngoài giáo dục công lập, Nguyễn Anh còn tập trung tìm hiểu về loại hình giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục tư thục và giáo dục cho dân tộc ít người. Triển khai các chính sách giáo dục của Pháp theo các giai đoạn lịch sử, Nguyễn Anh cho rằng mục đích cuối cùng của thực dân Pháp chỉ là “đào tạo những người cộng tác bản xứ (chủ yếu là thông ngôn) và trí thức để làm tay sai trong các ngành chính trị, kinh tế, văn hóa” [2, tr. 40]. Do đó tuyệt đại bộ phận trường lớp là những “trường sơ học tạm lập”, nội dung giảng dạy không ngoài việc dạy đọc, viết, tính toán và một vài nội dung sơ đẳng về khoa học thường thức [3, tr. 28]. Thống kê số trường vùng thượng du Trung Kỳ và Bắc Kỳ là 527 trường, số học sinh là 26.218 HS (trong 8
- đó có 1.101 HS người Kinh), Nguyễn Anh kết luận: nhiều vùng không có trường khiến tỉ lệ thất học ở có nơi đến 100% dân số [3, tr. 29]. Trong một thời gian dài, những công trình này được xem là những tài liệu quan trọng không chỉ cung cấp số liệu mà còn định hướng cho các nghiên cứu và đánh giá của nhiều công trình trong và ngoài nước. Trong những năm 80 và 90, nhiều nghiên cứu chuyên khảo về nền giáo dục do Pháp thực thi ở Việt Nam thời thuộc địa được công bố. Dành một phần nhỏ (28/255 trang), cuốn “Tìm hiểu giáo dục Việt Nam trước năm 1945”, Vũ Ngọc Khánh trình bày khá chi tiết về cuộc đấu tranh kéo dài tám mươi năm chống lại chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam. Tác giả cho rằng đế quốc Pháp đã thực hiện một âm mưu xảo quyệt trong giáo dục khi nội dung chương trình xa nhân dân, xa đại chúng, gạt bỏ tiếng nói của dân tộc trong các khoá học [43, tr. 166]. Nền giáo dục mới đã ngăn cản việc mở trường, chặn đường học của con em nhà nghèo, con em cách mạng. Những hệ quả như: “nhiễm sâu chủ nghĩa cá nhân”, “lũng đoạn bao nhiêu tâm hồn thế hệ” [43, tr. 174-178] được nhấn mạnh, tô đậm. Trong nghiên cứu, Vũ Ngọc Khánh có đề cập đến Đông Kinh nghĩa thục, Hội truyền bá Quốc ngữ với vai trò tích cực trong việc truyền bá chữ dân tộc. Thế hệ các “thầy giáo và học sinh Đỏ” xuất thân từ Trung Kỳ như Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Hà Huy Tập, Đặng Thai Mai, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đức Cảnh,… được ghi nhận ở vai trò đóng góp của trí thức vào phong trào cách mạng [43, tr. 217-221]. Tuy cuốn sách chỉ đề cập đến giáo dục phổ thông, không đề cập đến chức năng của giáo dục đại học, nhưng những nhận định về đóng góp của tầng lớp trí thức mới là những gợi mở cho chúng tôi khi nhận xét về ảnh hưởng tích cực của giáo dục Pháp - Việt đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Cấu trúc thành 10 chương và trình bày theo tiến trình lịch sử, cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” (2005) của Bùi Minh Hiền đã trình bày xuyên suốt lịch sử giáo dục Việt Nam từ thời phong kiến cho đến năm 2011. Dành chương 2 (Nền giáo dục Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc) để trình bày về giáo dục Pháp - Việt, tác giả cho rằng chính quyền Pháp đã dùng giáo dục làm công cụ để chinh phục “tâm hồn” người dân thuộc địa. Những thông số về trường học như số trường, số HS, số GV,… đều hướng đến nhận định đây là nền giáo dục “ngu dân”, “nô dịch” nên chỉ phục vụ cho mục đích thực dân chứ không có đóng góp gì cho sự phát triển [35, tr. 66]. Trần Thị Hạnh sau khi trình bày nội dung, chương trình học thông qua hai cuộc cải cách giáo dục đã đi đến nhận xét: Chương trình học bị Pháp hóa cao độ, tiếng mẹ đẻ bị coi thường, rẻ rúng, đề cao tiếng Pháp và văn hóa Pháp, coi tư tưởng thực dân là tư tưởng chính thống [34, tr. 24-26]. Tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu, nhất là những bản báo cáo của chính quyền Pháp, các tác giả đã phác họa cơ bản bối cảnh ra đời và hoạt động của nhà trường Pháp - Việt ở Việt Nam giai đoạn là thuộc địa của Pháp. Qua các thống kê về dân số học đường, số trường lớp, chương trình giảng dạy, GV,... các kết luận đưa ra chủ yếu là những hạn chế của loại hình 9
- trường học mới. Tuy nhiên, đây không phải là tồn tại hay hạn chế trong các công trình nói trên bởi các tác giả không xem những mặt tích cực là nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Bối cảnh lịch sử của dân tộc bấy giờ đang diễn ra cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược bảo vệ độc lập cũng được xem là một nguyên do để các tác giả tập trung đến hạn chế của giáo dục thuộc địa trong các nghiên cứu. Những nhận định trên sẽ giúp chúng tôi nhìn nhận giáo dục Pháp - Việt ở khía cạnh “đen” như cách gọi của nhà nghiên cứu Nguyễn Thuỵ Phương. * Đánh giá nền giáo dục Pháp - Việt vừa có tích cực vừa có hạn chế: Những thập niên gần đây, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Xu hướng hoà bình, hữu nghị “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” đã đưa đến những cởi mở, khách quan hơn trong đánh giá về di sản giáo dục thời thuộc địa. Thiên về cách nhìn đa chiều, Phan Trọng Báu, Nguyễn Đăng Tiến, Phan Ngọc Liên, Trần Thị Phương Hoa,... cho rằng nền giáo dục Pháp - Việt vừa có tích cực vừa có hạn chế. Sử dụng nguồn tư liệu khá phong phú, nhất là tư liệu tiếng Pháp, năm 1995, Phan Trọng Báu cho xuất bản cuốn “Giáo dục Việt Nam thời cận đại”, tái bản năm 2006. Lựa chọn phạm vi nghiên cứu tương đối rộng, tác giả không chỉ trình bày giáo dục trong nhà trường, mà còn trình bày giáo dục từ các hội đoàn, giáo dục trong nhà tù. Trong 9 chương, Phan Trọng Báu đã dành 6 chương (từ chương II-VII) để trình bày về sự hình thành và phát triển của giáo dục Pháp - Việt. Nếu cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906) tồn tại song song hai nền giáo dục Pháp - Việt và phong kiến, thì cuộc các cách giáo dục lần thứ hai đã xoá bỏ giáo dục phong kiến, xác lập và củng cố nền giáo dục Pháp - Việt (1917 - 1929) và hoàn chỉnh từ 1930 - 1945. Nền giáo dục mang tính thực nghiệm hiện đại với đầy đủ các bậc học từ tiểu học đến đại học, ưu thế về phương pháp sư phạm, nội dung học tập đã giúp cá nhân phát triển toàn diện để phục vụ xã hội theo sở trường và năng lực của mình là những đánh giá tích cực của tác giả [6, tr. 233-234]. Hạn chế mà nền giáo dục đem lại là HS không có khả năng hiểu “bản sắc dân tộc” hoặc “tìm biết đầy đủ cội nguồn dân tộc” [6, tr. 237-238]. Đặt dòng giáo dục Pháp - Việt bên cạnh dòng giáo dục cách mạng, Phan Trọng Báu xem giáo dục là một mặt trận trong đấu tranh giải phóng dân tộc, từ đó lý giải sự thất bại trong ý đồ “Pháp hóa” trí thức cũng như “đồng hóa” dân tộc ta bằng “công cụ” giáo dục [6, tr. 240]. Mặc dù các số liệu thống kê đa dạng từ các nguồn tài liệu gốc nhưng số liệu trường học lại chưa được phân biệt giữa Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Mối liên hệ giữa dòng giáo dục thực dân và dòng giáo dục yêu nước chưa được chỉ ra mặc dù đặt gần nhau. Dựa vào ý tưởng của tác giả, chúng tôi sẽ cố gắng kết nối hai dòng giáo dục với nhau, làm rõ mối quan hệ giữa hai yếu tố tưởng chừng như đối nghịch này để dựng nên một bức tranh về giáo dục ở Trung Kỳ thời thuộc địa trong chương 4. Trình bày khái quát về giáo dục Pháp - Việt trong cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám - 1945” (1996), Nguyễn Đăng Tiến và cộng sự cho rằng những chủ trương phát triển nền giáo dục mới của Pháp không xuất phát từ quyền lợi của nhân dân 10
- Việt Nam mà từ quyền lợi của thực dân [71, tr, 216]. Đồng quan điểm với Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Đăng Tiến cũng ghi nhận tích cực về vai trò của Đông Kinh nghĩa thục, xem đây là gợi ý về “một kiểu trường học, một nền giáo dục tích cực đối với sự cường thịnh của quốc gia và sự phát triển của mỗi người” [71, tr. 265]. Nền giáo dục mới gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với tính hệ thống, liên thông theo cấp bậc, chú trọng năng lực cá nhân giúp HS phát triển toàn diện là những lý giải tại sao chỉ có số ít trí thức mới trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp, còn đa số đều đóng góp xây dựng đất nước, cống hiến cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong công trình “Giáo dục và thi cử Việt Nam (Trước cách mạng tháng Tám 1945)” (2006), Phan Ngọc Liên đã chia giáo dục thời Pháp thuộc thành 3 thời kỳ (1858 - 1885; 1886 - 1918; 1919 - 1945) và gọi đây là nền giáo dục tư sản thực dân kết hợp với những yếu tố giáo dục phong kiến [50, tr. 110]. Trình bày sơ lược về hai cuộc cải cách giáo dục (1906 và 1917), tác giả đưa ra nhận xét: chính sách giáo dục, phương pháp dạy học không có sự thay đổi so với trước đó, nội dung chương trình mang rõ tính chất “nhồi sọ”, “ngu dân”, xa rời thực tiễn đất nước, đi ngược lại sự phát triển tự nhiên, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, ca tụng công ơn “khai hóa” của “nước mẹ” (mẫu quốc), gây hận thù với nhân dân các nước láng giềng [50, tr. 121-122]. Tuy nhiên, tác giả cũng ghi nhận những đóng góp tích cực của nhà trường Pháp - Việt như thúc đẩy sự phát triển của xã hội, văn hoá, giáo dục Việt Nam; số trí thức tân học gia tăng;… [50, tr. 124]. Cho rằng Pháp đã thành công trong việc đào tạo lớp người phục vụ cho chế độ cai trị, nhưng ngoài ý muốn chủ quan của Pháp, người dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tốt đẹp, lành mạnh, tiến bộ của giáo dục Pháp để làm phong phú văn hóa, giáo dục của dân tộc mình. Công trình không chỉ giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan về giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, mà những nhận định mặt tích cực của giáo dục Pháp - Việt sẽ được triệt để khai thác để vận dụng triển khai trong chương 4 của luận án. Nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời cận đại, Trần Thị Phương Hoa đã cho công bố một loạt bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu Đông Bắc Á [26], [27], [28], [29],… Năm 2012, Trần Thị Phương Hoa đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam với đề tài “Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến 1945”. Luận án trình bày khá chi tiết về quá trình hình thành, phát triển và vai trò của giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945. Dưới pháp chế mới, nền giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ thể hiện những mặt tích cực cùng những hạn chế của nó. Đây là kiểu nhà trường đông nhất về số lượng và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục ở Bắc Kỳ trước năm 1945, chiếm hơn 95% toàn bộ hệ thống giáo dục. Trường học giảng dạy nhiều môn hiện đại, phụ nữ được đến trường như nam giới,… là những ưu việt của trường học Pháp - Việt [24, tr. 245-246]. Mô hình “hình chóp giáo dục kỳ dị” với hơn 80% số trẻ đến tuổi đi học không được đến trường là 11
- những hậu quả do nền giáo dục mới mang lại [24, tr. 188]. Công trình tuy nghiên cứu trong phạm vi không gian Bắc Kỳ nhưng giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát nhất về chủ trương, chính sách giáo dục của Pháp thời thuộc địa. Những thông số về trường Pháp - Việt ở Bắc Kỳ sẽ là cơ sở cho chúng tôi sử dụng để đối sánh với giáo dục Trung Kỳ. Dựa trên những tài liệu và văn bản khai thác được từ các trung tâm lưu trữ nước ngoài, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền thuộc địa Pháp, năm 2020, Nguyễn Thụy Phương cho ra mắt độc giả cuốn “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa - Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen” [57]. Tác giả tập trung phân tích và đưa ra đánh giá mặt hạn chế của giáo dục_ “huyền thoại đen”, mặt tích cực_ “huyền thoại đỏ” theo cách gọi của sử gia Marc Ferro. Mặc tích cực: đặt nền móng cho một hệ thống giáo dục hiện đại, hình thành giới tinh hoa bản địa Pháp học,…; những tiêu cực như: hạn chế số lượng, kiềm tỏa chất lượng, trình độ, sau 80 năm vẫn còn hơn 90% dân số mù chữ [57],… là những nhận định về di sản thời thuộc địa được tác giả nhấn mạnh. Công trình nghiên cứu khoa học nghiêm cẩn và khách quan đã giúp chúng tôi có thêm nguồn tư liệu quý, chính xác sẽ được sử dụng như một tham chiếu khi thực hiện các thống kê về số trường, lớp, HS, GV,… cũng như đưa ra những nhận định, điểm đặc trưng riêng khác biệt của giáo dục Trung Kỳ với giáo dục ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Kết hợp với Đại học Aix-Marseille, Đại Sứ quán Pháp, Viện Pháp Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và Học viện Phật giáo tại Huế, tháng 12/2020, trường Đại học sư phạm Huế đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về đề tài “Giáo dục Pháp - Việt cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” [56]. Với tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, hội thảo đã làm sáng tỏ những quy chế giáo dục, chương trình, nội quy, phương pháp giảng dạy, nhân sự,… trong nhà trường Pháp - Việt ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Những thông tin về tình hình giáo dục trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cùng những chuyển biến về giáo dục thông qua các thành tố của nó là những gợi mở cho những đánh giá về đặc điểm, ảnh hưởng của giáo dục Pháp - Việt đối với Trung Kỳ trên cả hai phương diện tích cực và hạn chế. Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, những công trình thông sử trong nước đã trình bày một phần hay toàn bộ nội dung thời kỳ cận đại, trong đó đề cập đến chính sách giáo dục như một bộ phận của chính sách cai trị của Pháp và là nhân tố quan trọng của xã hội Việt Nam dưới thời các viên Toàn quyền ở Đông Dương. Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930”, tập 8, Tạ Thị Thúy đã đóng góp một góc nhìn mới, khách quan và khá toàn diện về những mặt tích cực, tiêu cực về chính sách giáo dục của Pháp thực thi ở Việt Nam thời thuộc địa. Trường học được lập và tổ chức theo mô hình hiện đại, vận hành theo kiểu công nghiệp: học chính quy, được tổ chức chặt chẽ theo hệ thống ngành dọc, giống như nhà máy - tập trung và đúng giờ giấc; chương trình học theo từng cấp, từng hệ, tương đối được thống nhất, với phương pháp giảng dạy được đưa vào từ chính quốc. Việc bỏ chữ Hán và một phần chữ Quốc ngữ sẽ thay đổi dần lối tư duy và những kiến thức rập 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 587 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 324 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 236 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây (1998 - 2010)
195 p | 191 | 51
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 164 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 152 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 144 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020
258 p | 15 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 32 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây
27 p | 130 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 40 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn