intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:236

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015, luận án nhằm phục dựng lại một cách có hệ thống diện mạo hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 trên các phương diện: chủ trương chính sách, nguồn vốn đầu tư các công trình dự án, triển khai thực hiện các công trình dự án, thành tựu và hạn chế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH _________________________________________________ NGUYỄN NGỌC HUYỀN HỆ THỐNG THỦY NÔNG Ở VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH _________________________________________________ NGUYỄN NGỌC HUYỀN HỆ THỐNG THỦY NÔNG Ở VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 922.9013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN 2. TS. ĐẶNG NHƢ THƢỜNG NGHỆ AN, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án do chính tôi khai thác từ nhiều nguồn tài liệu. Đề tài nghiên cứu và các kết luận của luận án chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Ngọc Huyền
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i MỤC LỤC .................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................................... iv PHỤ LỤC CÁC BẢN ĐỒ ........................................................................................... v PHỤ LỤC CÁC BẢNG, HÌNH .................................................................................. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 5 5. Đóng góp của luận án.......................................................................................... 7 6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................ 8 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................... 9 1.1. Các công trình nghiên cứu về thủy nông vùng Tây Nam Bộ của tác giả trong và ngoài nƣớc................................................................................................. 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nƣớc ................................. 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả nƣớc ngoài ................................. 18 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu .................................................................... 21 1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ................................................ 23 Chƣơng 2. HỆ THỐNG THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 .................................................................................................. 24 2.1. Vài nét về vùng đất Tây Nam Bộ..................................................................... 24 2.2. Khái quát hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ trƣớc năm 1954 ................. 27 2.3. Hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 1975 .............. 33 2.3.1. Chủ trƣơng và chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ........... 33 2.3.2. Quá trình đầu tƣ xây dựng các công trình dự án thủy nông ................... 41 2.3.3. Bộ máy quản lý và điều hành.................................................................. 45 2.3.4. Những thành tựu và hạn chế ................................................................... 47 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 60
  5. iii Chƣơng 3. HỆ THỐNG THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015 .................................................................................................. 62 3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ sau năm 1975 ................................................................................................................. 62 3.1.1. Một số thành quả và bài học của hệ thống thủy nông trƣớc năm 1975 ........... 62 3.1.2. Tình hình miền Nam sau năm 1975 ........................................................ 64 3.1.3. Sự chuẩn bị của Đảng, Chính phủ đối với thủy nông Nam Bộ .............. 67 3.2. Bộ máy quản lý và điều hành thủy nông. ......................................................... 70 3.3. Quá trình đầu tƣ xây dựng và những thành tựu ............................................... 71 3.3.1. Giai đoạn 1975 - 1985 ............................................................................ 72 3.3.2. Giai đoạn 1986 - 1996 ............................................................................ 84 3.3.3. Giai đoạn 1997 - 2015 ............................................................................ 92 3.4. Một số hạn chế ................................................................................................. 106 Chƣơng 4. TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THỦY NÔNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 2015 ........................................................................................................... 109 4.1. Giai đoạn 1954 - 1975 ...................................................................................... 109 4.1.1. Đối với kinh tế ........................................................................................ 109 4.1.2. Đối với xã hội ......................................................................................... 116 4.2. Giai đoạn 1975 - 2015 ...................................................................................... 119 4.2.1. Đối với kinh tế ........................................................................................ 119 4.2.2. Đối với xã hội ......................................................................................... 134 Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................... 144 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 150 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... PL1
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 2.1. Xuất khẩu lúa gạo từ năm (1955 - 1964) ...................................................... 57 Bảng 3.3. Thông tin phát triển thủy điện Mê Kông ...................................................... 100 Bảng 4.1. Khối lƣợng đào kênh và diện tích lúa trồng trong những năm 1955 - 1975 .......... 111 Bảng 4.3. Sản xuất lúa gạo của Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955 - 1975 ................ 114 Bảng 4.7. Sự phát triển du lịch ở ĐBSCL (1975 - 2015).............................................. 131 Bảng 4.9. Sản lƣợng xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL ...................................................... 133 Bảng 4.10. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL .................................................. 133 Bảng 4.12. Tỷ lệ Bác sĩ /1 vạn dân ............................................................................... 140 Biểu Biểu đồ 3.1: Chiều dài kênh đào ở Tây Nam Bộ giai đoạn 1975 - 1985 ...................... 83 Biểu đồ 4.1. So sánh sự phát triển của giao thông đƣờng bộ vùng Tây Nam Bộ ở hai thời điểm 2005 và 2015 ........................................................................................ 129 Biểu đồ 4.2. Cơ cấu chi tiêu của vùng Đồng Tháp Mƣời năm 2015 ............................ 136 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thong ......................................................... 138 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp ............................................................. 139
  7. v PHỤ LỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ 1. Mạng lƣới kênh đào ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp .......................................... 1 Bản đồ 2. Đƣờng thuỷ ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp ....................................................... 1 Bản đồ 3. Giao thông đƣờng thuỷ ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp ..................................... 2 Bản đồ 4. Máng thuỷ lợi Bắc Kỳ ở Rạch Giá - Hà Tiên năm 1943 .............................. 2 Bản đồ 5. Sông, kênh đào vùng Đồng Tháp Mƣời thời thuộc Pháp ............................. 3 Bản đồ 6. Kênh đào vùng Đồng Tháp Mƣời thời thuộc Pháp ...................................... 3 Bản đồ 7. Kênh Rạch Giá - Hà Tiên và 4 kênh phụ, kèm theo bản kỹ thuật thiết kế các kênh ............................................................................................................ 4 Bản đồ 8. Vùng và thời gian nhiễm phèn ở vùng Tây Nam Bộ .................................... 4 Bản đố 9. Bản đồ vùng thủy lợi chính và 120 phân vùng tƣới tại ĐBSCL .................. 5 Bản đồ 10. Hệ thống kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao ......................................................... 5 Bản đồ 11. Các dự án Cống Âu thuyền của tỉnh Bạc Liêu ........................................... 6 Bản đồ 12. Quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL .............................................................. 6 Bản đồ 13. Quy hoạch lũ ĐBSCL ................................................................................. 7 Bản đồ 14. Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng Tháp Mƣời ............................................... 7 Bản đồ 15. Sơ đồ hệ thống kênh Hồng Ngự ................................................................. 8 Bản đồ 16. Thủy nông vùng Tứ giác Long Xuyên ....................................................... 9 Bản đồ 17. Sơ đồ công trình đắp đập làm hồ chứa nƣớc ngọt sông Cửa Trung ........... 9 Bản đố 18. Ảnh cống ngăn mặn Cái Lớn - Cái Bé ....................................................... 10 Bản đồ 19. Hệ thống thủy lợi Bán đảo Cà Mau ............................................................ 10
  8. vi PHỤ LỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng Bảng 2.1. Xuất khẩu lúa gạo năm 1955 - 1964 ............................................................. 11 Bảng 2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu ở miền Nam năm 1955 - 1975 ......................... 11 Bảng 3.2. Các công trình kênh rạch đƣợc mở rộng, nạo vét năm 1986 - 1996 ............ 12 Bảng 3.4. Thống kê các công trình tiểu thủy nông nội đồng Tây Nam Bộ năm 1997 - 2015 ................................................................................................................... 13 Bảng 4.2. Xuất khẩu lúa gạo ở vùng Tây Nam Bộ năm 1955 - 1975 ........................... 14 Bảng 4.4. Lƣợng gạo xuất khẩu từ cảng Sài Gòn năm 1955 - 1975 ............................. 15 Bảng 4.5. Sản lƣợng lúa cả năm của vùng Tây Nam Bộ năm 1997 - 2015 .................. 16 Bảng 4.6. So sánh vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng các phƣơng tiện khác nhau giữa khu vực Tây Nam Bộ và cả nƣớc (số liệu năm 2015) .......................... 17 Bảng 4.8. Sản lƣợng thủy sản nuôi theo tỉnh ở ĐBSCL năm 1986 - 2015 ................... 17 Bảng 4.11. Cơ cấu giáo dục ở Tây Nam Bộ năm 1995 - 2015 ..................................... 18 Bảng 4.13. Tỷ lệ Dƣợc sĩ/ 1 vạn dân năm 1975 - 2015 ................................................ 19 Bảng 4.14. Lao động ngành y tế ở Tây Nam Bộ so với cả nƣớc .................................. 19 Bảng 4.15. Thống kê kênh đào ở vùng Tây Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XXI ........................................................................................... 20 Hình Hình 1. Đào kênh Chợ Gạo ........................................................................................... 35 Hình 2. Khánh thành kênh Tổng đốc Lộc ở vùng Đồng Tháp Mƣời năm 1898 ........... 35 Hình 3, 4. Chiếc xáng đào kênh ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp ........................................ 36 Hình 5. Gàu xáng chứa 375 lít ...................................................................................... 37 Hình 6. Xáng múc đang thi công kênh Xà No (1939 - 1940) ....................................... 38 Hình 7. Kênh Xà No năm 1959 ..................................................................................... 38 Hình 8. Sơ đồ kênh Xà No hôm nay ............................................................................. 39 Hình 9. Kênh Xà No hôm nay....................................................................................... 39
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bộ NN&PTNT Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL Ủy hội sông Mê Kông quốc tế MRC Quyết định - Bộ Nông nghiệp - Xây dựng QĐ-BNN-XDCB cơ bản Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II TTLTQG II
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp. Nông nghiệp gắn liền với thủy lợi là mối quan hệ đã đƣợc xác lập từ rất lâu trong lịch sử dân tộc. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp trồng lúa nƣớc, đƣợc xem là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng đảm bảo cho việc tƣới, tiêu nƣớc và phục vụ đời sống dân sinh. Chính vì thế, thủy nông là vấn đề sống còn của nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nƣớc và quan trọng hơn, thủy nông phải đi trƣớc một bƣớc để tạo điều kiện cho nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa phát triển. Xuất phát từ lí do trên, các chính quyền trong mọi thời kỳ của lịch sử Việt Nam đều rất quan tâm phát triển thủy nông nói riêng và thủy lợi nói chung. 1.2. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, có nhiều đóng góp tích cực trong nền kinh tế nói chung, đặc biệt là trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thủy nông ở Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định, nhƣ: biến đổi khí hậu, các hiểm họa khí hậu và thiên tai đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trên toàn thế giới; lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nƣớc biển và các hiện tƣợng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động trầm trọng hơn đến bộ phận cƣ dân, thiệt hại thƣờng xảy ra trên diện rộng, ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, du lịch, cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế nói chung. 1.3. Thực tế lịch sử đã khẳng định, sự tồn tại và phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 gắn liền với một hệ thống thủy nông, kênh rạch, cống, thuỷ nông nội đồng, trạm bơm... Đây chính là cầu nối cho các hoạt động kinh tế, xã hội và gắn kết các thành phần kinh tế, các nguồn lực với nhau trong quá trình phát triển và hội nhập của vùng đất này. Tuy nhiên, bài toán đặt ra hiện nay là cần phải tham khảo cách giải quyết từ thực tiễn xây dựng hệ thống thủy nông ở Tây Nam Bộ dƣới thời Nhà Nguyễn, thời thuộc Pháp... Trên cơ sở đó, Tây Nam Bộ cũng cần triệt để khai thác ƣu thế, thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại để phát triển bền vững; nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, hiện đại hóa
  11. 2 cơ sở hạ tầng để có động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; tận dụng lợi thế địa - chính trị của vùng, kết nối các trung tâm giao thƣơng kinh tế, xã hội quan trọng… nhằm hình thành và phát triển hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đúng với bản chất vốn có của nó. 1.4. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế, chính trị và xã hội ở vùng Tây Nam Bộ từ nhiều ngành khoa học khác nhau, nhất là khoa học lịch sử. Tuy nhiên, số công trình khoa học nghiên cứu về thủy lợi, thủy nông mà cụ thể nghiên cứu về việc tổ chức, thực hiện đào vét kênh rạch, đắp đê ngăn lũ lụt, chống biến đổi khí hậu và nƣớc biển xâm nhập mặn..., giải quyết việc tƣới tiêu đồng ruộng, đẩy mạnh chính sách trọng nông của vùng Tây Nam Bộ chƣa nhiều và cũng chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mực của các nhà Sử học trong và ngoài nƣớc. Vì thế, đây thực sự là một khoảng trống khi nghiên cứu về tình hình kinh tế nông nghiệp nói chung và thuỷ nông nói riêng ở Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến nay. Với những lí do kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử nhằm tái hiện lại một cách sinh động bức tranh thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015, luận án nhằm phục dựng lại một cách có hệ thống diện mạo hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 trên các phƣơng diện: chủ trƣơng chính sách, nguồn vốn đầu tƣ các công trình dự án, triển khai thực hiện các công trình dự án, thành tựu và hạn chế… Bên cạnh đó, luận án còn đánh giá tác động của hệ thống thuỷ nông đối với đời sống kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định; đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay.
  12. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với tính chất là công trình nghiên cứu độc lập về đề tài: “Hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015", nhiệm vụ cụ thể của luận án là: - Tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu nghiên cứu về hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ. - Trình bày điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015. - Phục dựng quá trình đầu tƣ xây dựng, phát triển hệ thống thuỷ nông; thành tựu và hạn chế của thủy nông Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015. - Đánh giá tác động của hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ đối với phát triển kinh tế, xã hội và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, phát triển hệ thống thủy nông vùng. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 dƣới góc độ Sử học. Nội dung cụ thể gồm: Điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ; Quá trình đầu tƣ xây dựng các dự án, công trình thủy nông của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975); của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam sau khi đất nƣớc thống nhất (1975 - 2015); Những thành tựu và hạn chế của hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015; Tác động của hệ thống thủy nông đối với sự phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian: Phạm vi không gian chủ yếu đƣợc nghiên cứu trong đề tài là ở vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam theo giới hạn hành chính từ năm 1954 đến năm 2015, với sự thay đổi tên gọi qua từng thời kỳ.
  13. 4 Năm 1954, sau Hiệp định Giơnevơ, Mỹ thực hiện quá trình hoạch định và triển khai chính sách nhằm hỗ trợ Ngô Đình Diệm dựng lên chính quyền bù nhìn ở Nam Việt Nam. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm dùng lại cách gọi Nam Phần đã có từ năm 1948 (gồm Đông Nam Phần và Tây Nam Phần) và tiếp tục duy trì cho đến năm 1975. Trong khoảng thời gian từ năm 1954 - 1975, Tây Nam Phần có 17 tỉnh: An Giang, An Xuyên, Ba Xuyên, Bạc Liêu, Châu Đốc, Chƣơng Thiện, Định Tƣờng, Long An, Phong Dinh, Vĩnh Bình, Sa Đéc, Vĩnh Long. Trong những năm 1975 - 2015: Sau năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nƣớc. Địa giới hành chính vùng Tây Nam Bộ tiếp tục có sự thay đổi. Tây Nam Bộ hiện nay có 13 tỉnh/thành (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau). Trên cơ sở những biến động hành chính của vùng đất này diễn ra trong khoảng thời gian và không gian luận án nghiên cứu, trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm vùng “Tây Nam Bộ” theo cách gọi hiện nay. Bởi địa danh Tây Nam Bộ sẽ phản ánh đầy đủ hơn hệ thống kênh đào từ sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông (trừ tỉnh Tây Ninh), sông Vàm Cỏ đến sông Tiền, sông Hậu. Do đó, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ ở 13 tỉnh/thành ngày nay, đó là: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. * Phạm vi thời gian: Chúng tôi xác định phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 1954 - khi Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết (20/7/1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Nam - Bắc ở vĩ tuyến 17 cho đến năm 2015 - năm tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XII, đất nƣớc có nhiều chuyển biến quan trọng; đặc biệt nhất là đối với vùng Tây Nam Bộ. Năm 2015 cũng là năm hạn hán lớn, xâm nhập mặn 11/13 tỉnh và biến đổi khí hậu diễn ra khá nghiêm trọng ở vùng Tây Nam Bộ. Trong đó, chúng tôi chia thời gian nghiên cứu làm hai giai đoạn với hai chế độ chính trị - xã hội, cụ thể nhƣ sau: - Giai đoạn thứ nhất (1954 - 1975), tƣơng ứng với thời gian Chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát từ vĩ tuyến 17 ranh giới quân sự tạm thời trở vào Nam (gọi là Nam Phần Việt Nam).
  14. 5 - Giai đoạn thứ hai (1975 - 2015), tƣơng ứng với năm 1975 đất nƣớc thống nhất và sau đó một năm Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời, với 3 thời kỳ: 1975 - 1985, 1986 - 1996, 1997 - 2015. * Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây: - Điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015; - Phục dựng một cách có hệ thống quá trình đầu tƣ xây dựng các dự án, công trình thủy nông của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975), của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam sau khi đất nƣớc thống nhất (1975 - 2015). Tuy nhiên, giai đoạn 1954 - 1975, do hạn chế về nguồn tƣ liệu, nên giai đoạn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về những vấn đề thủy nông liên quan đến sự quản lý, đầu tƣ của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa; - Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, rút ra những thành tựu và hạn chế của thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015; đồng thời, phân tích, đánh giá tác động của hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ đối với kinh tế, xã hội và rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đầu tƣ, đấu thầu xây dựng, sử dụng, quản lý hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ để làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền địa phƣơng trong công cuộc xây dựng và phát triển hệ thống thủy nông hiện nay. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau: * Tài liệu lưu trữ: Chúng tôi chủ yếu tiếp cận và khai thác nguồn tƣ liệu lƣu tại TTLTQG II (Thành phố Hồ Chí Minh): Phông Phủ Thủ tƣớng, Bộ Công chánh và Giao thông, Phủ Tổng ủy Dinh Điền và Nông vụ, Bộ sƣu tập hình ảnh…; Tại thƣ viện Bộ Nông nghiệp: Phông Thủy nông, Thủy lợi, Đê điều, Kênh rạch... Tất cả các tài liệu lƣu trữ khai thác từ TTLTQG II, Thƣ viện Bộ Nông nghiệp, các sở ban ngành đều là văn bản gốc, có những nội dung liên quan đến chính sách quản lý, quy hoạch, tổ chức xây dựng, khai thác hệ thống thủy nông công lộ, đƣờng bộ, đào kênh, vét kênh,
  15. 6 cống bọng, đê điều, giao thông đƣờng thủy… Đây là những tài liệu phản ánh một cách chân thực, chính xác toàn bộ hoạt động xây dựng, khai thác, phát triển hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015. Vì thế, đây là nguồn tƣ liệu chính dùng để thực hiện đề tài luận án. * Tài liệu nghiên cứu: Một nguồn tài liệu khác rất quan trọng cũng đƣợc chúng tôi khai thác, kế thừa, đó là các công trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo liên quan đến lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế - xã hội có nội dung liên quan đến Tây Nam Bộ nói chung, về hệ thống thủy nông ở Tây Nam Bộ và Việt Nam nói riêng đƣợc xuất bản trong và ngoài nƣớc; Các bài viết công bố trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế, xã hội từ năm 1954 đến năm 2015 nhƣ: Tạp chí Thủy lợi, Tạp chí Nông nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử...; Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham khảo các luận án, luận văn, tham luận khoa học nghiên cứu về thủy nông Tây Nam Bộ đã đƣợc công bố bằng các xuất bản phẩm hoặc là công bố trên Website của các trƣờng Đại học, Học viện, Viện Nghiên cứu… * Tài liệu điền dã: Để bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng nguồn tài liệu điền dã. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhiều lần trực tiếp điền dã; gặp các cán bộ thủy nông (có ghi âm, chụp hình); khảo sát trên một số tuyến kênh đào nhƣ: kênh Vĩnh Tế, kênh Xà No, kênh T5, T6, T4 và một số cống ngăn mặn ở tỉnh Kiên Giang, Hà Tiên, An Giang… Nguồn tài liệu này tƣơng đối phong phú và đa dạng, nếu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp khoa học sẽ góp phần thiết thực cho quá trình nghiên cứu luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài đặt ra, trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm Mác xít, chúng tôi đã vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành, kết hợp với các phƣơng pháp liên ngành. Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic là hai phƣơng pháp nghiên cứu
  16. 7 chủ yếu của đề tài. Trong quá trình sƣu tầm và xử lý tƣ liệu, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp giám định, phê phán để xác định độ tin cậy của nguồn tƣ liệu nghiên cứu, tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, quan điểm lập trƣờng của tác giả, đối chiếu với các sự kiện, đánh giá tính khách quan của các sự kiện lịch sử; đồng thời sử dụng thêm các phƣơng pháp liên ngành nhƣ: phƣơng pháp khảo sát thực địa, bản đồ, phỏng vấn, chụp ảnh… để phục dựng lại các sự kiện lịch sử. Trong quá trình xử lý tƣ liệu, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và phƣơng pháp logic để khái quát hóa, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận xét, đánh giá về hệ thống thủy nông Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên khôi phục lại bức tranh toàn diện và có hệ thống về hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 qua hai giai đoạn lịch sử 1954 - 1975, 1975 - 2015 trên các phƣơng diện: những yếu tố tác động đến thủy nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015; quá trình đầu tƣ, triển khai thực hiện các dự án thuỷ nông; thành tựu và hạn chế… Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá tác động của thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đối với đời sống kinh tế, xã hội. - Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề thủy nông, thủy lợi nói riêng; kinh tế, xã hội của Tây Nam Bộ nói chung từ năm 1954 đến năm 2015. Từ đó, luận án góp phần bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử vùng Tây Nam Bộ, trong đó có hƣớng nghiên cứu tiếp cận về thuỷ nông. - Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở để tiến hành biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phƣơng ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học Phổ thông trên địa bàn Tây Nam Bộ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp thêm những luận chứng, luận cứ để các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền địa phƣơng tham khảo trong quá trình quy hoạch, xây dựng, phát triển hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ hiện nay.
  17. 8 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Chƣơng 2. Hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 1975 Chƣơng 3. Hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1975 đến năm 2015 Chƣơng 4. Tác động của hệ thống thủy nông đối với sự phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015
  18. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu về thủy nông vùng Tây Nam Bộ của tác giả trong và ngoài nƣớc 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước * Các sách nghiên cứu: Sau Cách mạng tháng Tám (1945), giới Sử học mới bắt đầu chú ý nghiên cứu về kinh tế, xã hội nông thôn, làng xã Việt Nam. Mở đầu là cuốn Kinh tế làng xã Việt Nam của Vũ Quốc Thúc, 1951. Đây là luận án Tiến sĩ Luật học nghiên cứu một cách tổng thể về kinh tế, làng xã Việt Nam. Công trình khoa học này đƣợc tiến hành một cách công phu và có nhiều giá trị tham khảo về mặt tƣ liệu. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế, xã hội của nông thôn, làng xã Việt Nam, đặc biệt là vấn đề thuỷ nông chỉ thực sự đƣợc giới sử học đặc biệt quan tâm nghiên cứu kể từ sau năm 1975. Nhiều chuyên khảo có giá trị ra đời, tiêu biểu nhƣ: ĐBSCL của Lê Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984; Một số vấn đề phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL của Võ Tòng Xuân, Nxb Mũi Cà Mau, 1985; Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa (Chủ biên), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987; Nông nghiệp ĐBSCL của Dƣơng Hồng Hiên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1989; ĐBSCL vị trí và tiềm năng (Mekong Delta - its location and potentialities) của Trần Hoàng Kim, Nxb Thống kê, 1990; ĐBSCL - Nghiên cứu phát triển do Nguyễn Công Bình (Chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995; Thủy nông ở ĐBSCL của Lê Sâm, Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 1996; Nguyễn Đinh Hƣơng, Sản xuất và đời sống các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở ĐBSCL - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999; ĐBSCL - Lịch sử và lũ lụt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; Đỗ Hoài Nam - Đặng Phong (Chủ biên), Những bước đột phá của vùng ĐBSCL trên chặng đường đổi mới kinh tế, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006; Kinh tế - xã hội và môi trường vùng ngập lũ ĐBSCL do Đào Công Tiến (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, 2022…
  19. 10 Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến ĐBSCL sau năm 1975 kể trên, đáng chú ý hơn cả là các công trình tiêu biểu sau: Võ Tòng Xuân xuất bản cuốn Một số vấn đề phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Mũi Cà Mau, 1985. Ông là ngƣời con vùng đất An Giang và là “cha đẻ của cây lúa” ở ĐBSCL - chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu chi tiết về vấn đề phát triển nông nghiệp ở vùng Tây Nam Bộ. Nội dung của cuốn sách nói về cây lúa và cách làm nông nghiệp sao cho có hiệu quả nhất đối với bà con nông dân; hƣớng dẫn nông dân chọn giống, cách bón phân, cách làm cỏ; giúp bà con nông dân đối xử tốt với cây lúa, đạt sản lƣợng lúa cao nhất; góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Chính vì vậy, cuốn sách đã trở thành tài liệu có giá trị, phản ánh chân thực Lịch sử, Địa lý, xã hội, con ngƣời vùng đất Tây Nam Bộ, đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài. Trần Hoàng Kim trong cuốn ĐBSCL vị trí và tiềm năng (Mekong Delta - its location and potentialities), Nxb Thống kê, 1990, giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về một vùng đất màu mỡ, ẩn chứa nhiều tiềm năng vô giá. Với cấu trúc ba phần: 1. Thế mạnh một vùng đất; 2. Gƣơng mặt những miền quê; 3. Bằng chứng của sự khẳng định, đã cung cấp cho một lƣợng thông tin cơ bản, khá phong phú và đa dạng về hôm qua, hôm nay và ngày mai của vùng đất “Chín rồng” nói chung và từng địa phƣơng trong vùng nói riêng. Nguyễn Ngọc Trân (Chủ nhiệm đề tài) - Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc, với đề tài Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL, 60A, B, ĐBSCL: Tài nguyên - môi trƣờng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh, 1990. Công trình nghiên cứu gồm có: Phần mở đầu trình bày những vấn cấp bách đặt ra do yêu cầu phát triển vùng ngập lụt của Đồng bằng sông Cửu Long; Chƣơng 1: Giới thiệu khái quát đặc điểm của lũ của đồng bằng thuộc đất Campuchia trƣớc khi vào Việt Nam và làm rõ khả năng tách riêng bài toán lũ cho Việt Nam bằng cách cắt hai mặt ở Banam và PhnomPenh; Chƣơng 2: Giới thiệu mô hình giải quyết vấn đề tải và trữ lũ trên các băng tải theo bãi các kênh lạch; Chƣơng 3: Phân tích định lƣợng hai trận lũ 1978 và 1984, làm rõ đặc điểm dòng chảy lũ ở Việt Nam và ảnh hƣởng của những hoạt động con ngƣời đối với chế độ lũ, đánh giá khả năng tải trên đong trong các
  20. 11 thành phần dòng chảy lũ qua Việt Nam; Chƣơng 4: Làm rõ mối quan hệ giữa kiến thiết phát triển đồng bằng gần đây và sắp tới với sự vận động của lũ. Chứng minh các bờ bao, các con đƣờng và khu dân cƣ đã tác động mạnh mẽ vào lũ làm thay đổi tƣơng quan giữa các dòng chảy, từ đó dự báo tình huống có thể xảy ra nếu lũ đến nhƣ năm 1978. Trong thời kỳ triều lên xáo trộn và nƣớc mặn rút đi trong thời kỳ triều xuống tạo thành sự mặn hóa đều đặn trong không gian, thời gian dƣới tác động của hai yếu tố cơ bản: lƣu lƣợng nƣớc ngọt từ nguồn xuống và thủy triều thể hiện qua biên độ, cƣờng suất. Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến một số nội dung nghiên cứu của luận án. Lê Sâm trong cuốn Thủy nông ở ĐBSCL, Nxb Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 1996, đã nghiên cứu một cách khái quát về tình hình thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ. Theo ông, các công trình thủy nông giữ vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trƣờng nói chung và đặc biệt là cải tạo đất để làm nông nghiệp, nâng cao sản lƣợng lúa gạo, làm ngọt hóa hàng trăm ngàn ha, biến những vùng đất phèn mặn thành những cánh đồng lúa màu mỡ. Có thế thấy, công trình nghiên cứu của Lê Sâm đã trở thành tài liệu tham khảo có giá trị, tin cậy trong quá trình thực hiện luận án. Nhà nghiên cứu Sơn Nam với các công trình tiêu biểu nhƣ: Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 1997; Đất Gia Định xưa, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh; Sài Gòn xưa - Dấu ấn 300 năm tiếp cận với Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2008; Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2009… đã ít nhiều đề cập đến sông ngòi, kênh rạch, kênh đào ở vùng đất Tây Nam Bộ trong các tác phẩm điền dã hay các chuyên khảo về quá trình khẩn hoang, phát triển vùng Nam Bộ. Những số liệu thống kê về khối lƣợng đào kênh, hoặc miêu tả hoạt động đào kênh ở các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Rạch Giá thời thuộc Pháp tuy đƣợc đề cập ngắn gọn nhƣng các công trình này đã giúp chúng tôi có thêm nguồn tƣ liệu để đối chiếu, so sánh với nội dung đề tài nghiên cứu. Nhà nghiên cứu Phan Khánh với các công trình tiêu biểu nhƣ: Sơ thảo Lịch sử thuỷ lợi Việt Nam từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 12 năm 1995, Nxb Chính trị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2