intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn học: Thơ đi sứ của sứ thần Trung Quốc đến Việt Nam từ thế kỷ X - XVII

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:267

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đi sâu khảo sát mảng TĐS của sứ thần Trung Quốc, sẽ đóng góp cho việc tìm hiểu mối quan hệ văn học toàn diện giữa hai nước thời trung đại. Qua những bài TĐS đó, có thể nắm bắt được mối quan hệ bang giao đặc biệt trong thời phong kiến, những nội hàm văn hóa, lịch sử và phong tục tập quán giữa hai nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Thơ đi sứ của sứ thần Trung Quốc đến Việt Nam từ thế kỷ X - XVII

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------------ LÝ NA (LI NA) THƠ ĐI SỨ CỦA SỨ THẦN TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X - XVIII LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------------ LÝ NA (LI NA) THƠ ĐI SỨ CỦA SỨ THẦN TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X - XVIII CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KIM SƠN HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ hết sức tận tình của ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, các thầy giáo, cô giáo của trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhất là các thầy cô giáo của Khoa Văn học và Phòng đào tạo Sau đại học; các thầy cô và bạn đồng nghiệp Khoa Tiếng Việt của Học viện Ngoại ngữ - Đại học Dân tộc Quảng Tây Trung Quốc. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến quý thầy cô cà các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi rất mong muốn đƣợc tiếp thu những ý kiến nhận xét, chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, của hội đồng chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để khắc phục những thiết sót, hạn chế để luận án đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 07 năm 2016 Ngƣời viết Lý Na (Li Na)
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các công trình nghiên cứu khác có liên quan và đƣợc trích dẫn trong Luận án có chú thích rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo. Mọi nhận định, kiến giải, kết luận là của bản thân, không sao chép từ bất kì một tài liệu nào. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 07 năm 2016 Ngƣời viết Lý Na (Li Na)
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 TĐS Thơ đi sứ 2 TXH Thơ xƣớng họa 3 ĐVSKTT Đại Việt sử ký toàn thƣ 4 LTHCLC Lịch triều hiến chƣơng loại chí 5 TKTT Tứ khố toàn thƣ 6 KVTL Kiến văn tiểu lục 7 BSTL Bắc sứ thông lục 8 ANCL An Nam chí lƣợc 9 VNCHN Viện Nghiên cứu Hán Nôm 10 VSTGCM Việt sử thông giám cƣơng mục 11 ĐNTL Đại Nam thực lục 12 GCC Giao Châu cảo 交州稿 13 SGC Sứ Giao cảo 使交稿 14 VLC Vạn lý chí 萬里志 15 GHTC Giao Hành Trích cảo 交行摘稿 16 SGT Sứ Giao tập 使交集 17 SGN Sứ Giao ngâm 使交吟
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Ở PHỤ LỤC Bảng 2.2 Danh sách và sứ mệnh của các sứ đoàn Trung Quốc sang Việt Nam Bảng 3.1 Tình hình mất còn của Sứ Giao tập các triều Bảng 3.4 Thống kê số bài TĐS Việt Nam của sứ thần Trung Quốc
  7. MỤC LỤC Mở đầu .......................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................3 2. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................6 3. Phạm vi nghiên cứu và tƣ liệu ..........................................................................9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................10 5. Đóng góp khoa học của Luận án ....................................................................12 6. Bố cục của Luận án.........................................................................................12 7. Quy ƣớc trình bày Luận án .............................................................................13 Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................14 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THƠ ĐI SỨ Ở MỘT SỐ NƢỚC THUỘC VÙNG VĂN HÓA HÁN .........................................................14 1.2. NGHIÊN CỨU THƠ ĐI SỨ CỦA SỨ THẦN VIỆT NAM TỚI TRUNG QUỐC .................................................................................................................15 1.2.1. Sƣu tập danh sách sứ thần hoặc văn bản ............................................16 1.2.2. Dịch thuật, giới thiệu công bố ............................................................16 1.2.3. Nghiên cứu từ các góc độ ...................................................................17 1.3. NGHIÊN CỨU THƠ ĐI SỨ CỦA SỨ THẦN TRUNG QUỐC TỚI VIỆT NAM ...................................................................................................................19 1.3.1. Nghiên cứu của học giả Việt Nam .....................................................19 1.3.2. Nghiên cứu của học giả Trung Quốc..................................................22 1.3.3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu đã triển khai trƣớc đây .........27 1.4. ĐỀ XUẤT HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ..............................29 Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................34 Chƣơng 2. Sứ thần Trung Quốc đến Việt Nam, lƣợc sử thông sứ và giao lƣu văn hóa .....................................................................................................................35 2.1. LƢỢC SỬ SỰ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ THÔNG SỨ ..................35 2.1.1. Nhìn lại quan hệ Trung - Việt trƣớc thế kỷ X ....................................35 2.1.2. Sự hình thành mối quan hệ thông sứ ..................................................35 2.2. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ SỨ ĐOÀN ....................................................38 2.2.1. Thống kê số sứ đoàn Trung Quốc đã sang Việt Nam .........................38 2.2.2. Thƣởng phạt đối với sứ thần ..............................................................41 2.3. NHIỆM VỤ CỦA SỨ ĐOÀN TRUNG QUỐC ..........................................44 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC ĐỘNG, HIỆU QUẢ CỦA CÔNG VIỆC THÔNG SỨ .......................................................................................................................47 Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................51 Chƣơng 3. Tình hình lƣu trữ, diện mạo văn bản, nội dung của thơ đi sứ .........52 3.1. TÌNH HÌNH, DIỆN MẠO VĂN BẢN THƠ ĐI SỨ ...................................52 3.1.1. Tình hình, diện mạo các văn bản .......................................................52 3.1.1.1. Tình hình lƣu trữ của Sứ Giao tập các triều ...................................53 1
  8. 3.1.1.2. Diện mạo các văn bản TĐS ............................................................55 3.1.2. Thống kê tác giả, tác phẩm đi sứ đƣợc lƣu trữ ...................................58 3.2. NỘI DUNG CỦA THƠ ĐI SỨ ....................................................................59 3.2.1. Chủ đề sáng tác ..................................................................................59 3.2.1.1. Chủ đề về chính trị, ngoại giao ......................................................59 3.2.1.2. Chủ đề về sứ trình cũng như hoạt động trên sứ trình ....................71 3.2.1.3. Chủ đề về cảnh vật mới lạ và cuộc sống người dân ......................79 3.2.1.4. Chủ đề về nhớ quê nhớ nhà ............................................................88 3.2.2. Cảm hứng chủ đạo..............................................................................93 3.2.2.1. Ý thức dân tộc .................................................................................93 3.2.2.2. Ý thức trách nhiệm của sứ thần ......................................................95 Tiểu kết chƣơng 3 ...............................................................................................98 Chƣơng 4. Thể loại và đặc điểm của thơ đi sứ .....................................................99 4.1. THỂ LOẠI CỦA THƠ ĐI SỨ .....................................................................99 4.1.1. Chia theo cấu trúc hình thức .............................................................99 4.1.2. Chia theo tiêu chí nội dung .............................................................102 4.2. BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT CỦA THƠ ĐI SỨ ........................................ 113 4.2. 1. Tức cảnh sinh tình .......................................................................... 113 4.2. 2. Thác vật ngôn chí ............................................................................ 116 4.2.3. Tức cổ nghiệm kim ........................................................................... 119 4.2.4. Tức sự thư hoài.................................................................................123 4.3. ĐẶC ĐIỂM THƠ ĐI SỨ ...........................................................................125 4.3.1. Mang đậm tính ký sự ........................................................................125 4.3.2. Tự sự kết hợp với trữ tình ................................................................134 4.3.3. Mang tính lƣu động di chuyển .........................................................137 4.3.4. Không qua nhiều trau chuốt .............................................................139 4.3.5. Chịu sự ảnh hƣởng của các bậc tiền bối...........................................142 Tiểu kết chƣơng 4 .............................................................................................147 Kết luận ..................................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC ...............................................................................................................162 Phụ lục I: CÁC BẢNG BIỂU VỀ SỨ ĐOÀN VÀ TĐS .........................................162 Phụ lục II: TUYỂN DỊCH MỘT SỐ BÀI TĐS VÀ TXH ......................................171 Phụ lục III: DANH MỤC NHAN ĐỀ CÁC BÀI TĐS CỦA SỨ THẦN TRUNG QUỐC......................................................................................................................213 Phụ lục IV: CÁC BẢN SỨ TRÌNH ĐỒ ..................................................................248 2
  9. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam xƣa đƣợc gọi là Giao Chỉ. Năm 679, nhà Đƣờng đặt An Nam Đô hộ phủ nên còn có tên gọi là An Nam. Trong sách cổ Hán văn, Việt Nam thƣờng đƣợc gọi tắt là Giao, Trung Quốc đƣợc gọi tắt là Hoa. Thế kỷ X, Việt Nam trở thành một nhà nƣớc phong kiến độc lập, sau đó hai nƣớc giữ mối quan hệ thông sứ đặc biệt. Vua chúa hai nƣớc cử sứ thần đại diện cho vƣơng triều mình giao vãng công cán với nhau. Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII, phía Trung Quốc đã cử hơn trăm sứ đoàn sang Việt Nam, còn Việt Nam đã cử khoảng hai trăm sứ đoàn sang Trung Quốc. Vai trò của sứ thần hết sức quan trọng trong công việc ngoại giao thời đó, họ phải đấu trí đấu lực, mà thành công của nó nhiều khi đƣa đến những thành quả thật bất ngờ, không kém gì tƣớng lĩnh võ quan. Chẳng hạn, bài 玉堂諸公贈送天使詩 序 Ngọc Đường chư công tặng tống thiên sứ thi tự của 王希賢 (Vƣơng Hy Hiền) có câu: ―長纓致越非難事,寸石強秦君不勞 (Áo mũ xênh xang đi sứ khiến cho vua nƣớc Nam Việt đến chầu chẳng phải là việc khó, dùng mẩu đá mà ép buộc đƣợc nhà Tần mạnh, khiến nhà vua không phải khó nhọc)‖ [40, 402]; hay nhƣ giai thoại về Từ Minh Thiện sang sứ Việt Nam: ―芳谷嘗奉使交阯國,其王子陳日炫 聞公善詩,舉 卮酒 立索吟。公口 占云 云。日炫遂納 款奉 貢,公聲名大振 (Phƣơng Cốc từng sang sứ nƣớc Giao Chỉ, vua Trần là Nhật Huyễn nghe nói ông giỏi làm thơ, bèn nâng cốc rƣợu đứng lên đòi ông ngâm luôn một bài. Ông ứng khẩu đọc ngay ra một bài. Vua Trần sau đó bèn cử sứ đoàn sang nạp cống, tiếng tăm của ông nhân thế mà vang dội)‖ [106, 96]. Làm thơ giỏi mà thúc đẩy vua Trần sang nạp cống có lẽ là hơi quá, nhƣng thông tin này cho biết hoạt động của sứ thần có thể thúc đẩy sự việc đi đến những kết quả tốt đẹp. 3
  10. Việc chọn sứ thần đều phải trải qua một sự lựa chọn cân nhắc thật kỹ càng trong triều đình. Nhìn lại dòng chảy lịch sử, chúng tôi đƣợc biết những ngƣời đƣợc cử đi sứ hầu nhƣ đều là những quan chức tài giỏi lỗi lạc, có tinh thần yêu nƣớc, bác cổ thông kim, ứng đối nhanh trí, thông minh tháo vát, nhất là giỏi về làm thơ văn. Đa số sứ thần là những ngƣời đỗ đạt khoa cử, những nhà văn hóa xuất sắc, có tên tuổi trong triều đình. Trong quá trình đi sứ, sứ thần phải vƣợt qua nhiều gian khổ, phải lƣu tâm quan sát và hỏi han khắp nơi. Vì đƣợc trải nghiệm những điều bất bình thƣờng, còn một trọng trách nữa là khi về phải tâu với vua, nên họ đã ghi lại những sự kiện lịch sử quan trọng mà mình đã đích thân chứng kiến, cũng nhƣ những điều tai nghe mắt thấy mới lạ ở dọc đƣờng, sáng tác ra nhiều tác phẩm văn học. Những tác phẩm này đƣợc chúng tôi gọi là tác phẩm đi sứ. Tác phẩm đi sứ của sứ thần Trung Quốc đến Việt Nam thƣờng đƣợc gọi tắt là Sứ Giao tập, ngƣợc lại, tác phẩm của sứ thần Việt Nam sang Trung Quốc thƣờng đƣợc gọi tắt là Sứ Hoa tập. Các văn tập đi sứ mang tên Sứ Giao văn tập, Sứ Hoa văn tập, An Nam ký sự, Hoa trình văn tập hay Hoàng hoa thi tập1, v.v... tuyệt đại đa số sáng tác bằng chữ Hán cổ, ngoài ra có một số ít sứ thần Việt Nam sáng tác bằng chữ Nôm. Trong những tác phẩm đi sứ, thơ ca chiếm một tỷ trọng khá lớn, là một thể loại hết sức đƣợc sứ thần ƣa chuộng. Những bài thơ đi sứ (dƣới đây xin viết tắt là TĐS) là thơ của các sứ thần làm trong khi đi sứ, nói chuyện bang giao, ghi lại nhật ký hành trình, các cuộc giao tiếp và nghi lễ ngoại giao, miêu tả và phản ánh đất nƣớc và con ngƣời nơi mình đi qua, v.v... Nhƣ vậy là TĐS sẽ đƣợc xác định bằng cả trục thời gian (đi sứ) và bằng cả về nội dung (chuyện đi sứ), do các sứ thần đƣợc lựa chọn từ những trí thức phong kiến xuất chúng, có bản lĩnh chính trị và am hiểu sâu sắc về văn hóa văn học sáng tác. Truyền thống xƣớng họa thơ ở Trung Quốc đã có từ lâu đời, các tầng lớp trí thức sum họp với nhau rất hay xƣớng họa thơ. Chịu ảnh hƣởng của nền văn hóa và 1 Hoàng hoa (皇華) xuất hiện đầu tiên trong Kinh thi, bài 皇皇者華 Hoàng hoàng giả hoa, vốn là bài thơ nói về việc sai khiến sứ thần; sau này gọi tắt là Hoàng hoa, để chỉ việc đi sứ. 4
  11. văn học Hán cổ, sĩ phu Việt Nam cũng đã tạo dựng một truyền thống sáng tác văn học bằng chữ Hán cổ từ rất lâu đời, trong đó gồm cả làm thơ và xƣớng họa thơ. Khi đi sứ Trung Quốc hoặc gặp các sứ đoàn nƣớc khác nhƣ Triều Tiên, Lƣu Cầu ở Kinh đô Trung Quốc, sứ thần Việt Nam thƣờng chủ động xƣớng họa và thù tặng thơ chữ Hán cổ với quan chức Trung Quốc và sứ thần nƣớc bạn để kết bạn và giao lƣu. Ngƣợc lại, khi sứ thần Trung Quốc sang Việt Nam cũng thƣờng xƣớng họa và thù tặng thơ với vua tôi Việt Nam, vua tôi Việt Nam tiếp sứ cũng chủ động xƣớng họa thơ với sứ thần Trung Quốc. Nay tác phẩm TĐS của sứ thần Trung Quốc cũng nhƣ thơ xƣớng họa (dƣới đây xin viết tắt là TXH) giữa họ với vua tôi Việt Nam đƣợc lƣu trữ lại không còn nhiều nữa, nhƣng đó lại là những tác phẩm có giá trị văn học cũng nhƣ lịch sử, nội dung phong phú, hình thức đa dạng, là nguồn tài sản văn học quý giá, là kết tinh của mối quan hệ bang giao và giao lƣu văn hóa giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, lĩnh vực này đến nay vẫn ít ngƣời quan tâm đến. Với tƣ cách là một giáo viên ngƣời Trung Quốc dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc, nghiên cứu sinh có thể đọc cả tƣ liệu Hán cổ và hiện đại, tƣ liệu tiếng Việt, tiếng Anh, yêu thích văn học và lịch sử văn hóa Việt Nam cũng nhƣ Trung Quốc, dƣới sự hƣớng dẫn của chuyên gia am hiểu về Nho học và văn học Việt Nam, với mục đích tìm hiểu hệ thống TĐS của sứ thần Trung Quốc đến Việt Nam mang đậm sắc thái thời phong kiến, nhất là muốn nắm bắt đƣợc đặc điểm và nghệ thuật văn học của mảng thơ đó, đồng thời cũng nhằm tìm hiểu thêm mối quan hệ bang giao nói chung và mối quan hệ giao lƣu văn học giữa tầng lớp trí thức hai nƣớc, chúng tôi đã chọn Thơ đi sứ của sứ thần Trung Quốc đến Việt Nam từ thế kỷ X - XVIII làm đề tài nghiên cứu của Luận án tiến sĩ. Nhìn vào tiêu đề của luận án, có thể cho rằng luận án này trƣớc hết là một công trình nghiên cứu về văn học và ngoại giao Trung Quốc. Nhƣng xét kỹ hơn nó cũng thuộc về chuyên ngành văn học Việt Nam, bởi hoạt động đi sứ của những sứ thần Trung Quốc là hƣớng tới và diễn ra ở Việt Nam, nội dung chủ yếu của nguồn 5
  12. tài liệu liên quan mật thiết và trực tiếp tới Việt Nam, là thứ văn chƣơng có chủ đề - đề tài, cảm hứng chủ đạo từ thực tế và lịch sử Việt Nam. Nên luận án này còn có thể coi là một nghiên cứu bổ sung, hỗ trợ cần thiết cho chuyên ngành Việt Nam học trong đó có nghiên cứu văn học, giúp cho mở rộng tầm nhìn, chuyển đổi góc nhìn để tìm hiểu văn học cũng nhƣ tác phẩm Việt Nam. Đề tài này liên quan đến vài lĩnh vực nhƣ sủ học, bang giao, văn hóa, văn học, v.v... có thể nhìn nhận và phân tích từ các góc độ khác nhau, nhƣng công việc chính của chúng tôi là chỉnh lý văn bản và tác phẩm, bất cứ nhìn nhận từ góc độ nào đều xung quanh hoặc phục vụ cho công việc nghiên cứu văn học, phần nội dung quan trọng nhất trong Luận án. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Vùng đất Việt Nam cả trƣớc khi lẫn sau khi trở thành nhà nƣớc độc lập, đã có không ít ngƣời Trung Nguyên và vùng Hoa Nam Trung Quốc di cƣ sang, có ngƣời sang vì làm ăn buôn bán, có ngƣời chạy sang tránh loạn; có ngƣời sang làm Thái thú nhƣ Tích Quang, Sĩ Nhiếp... Có ngƣời sang vì bị đi đày nhƣ Vƣơng Phúc Trị (bố của Vƣơng Bột), Thẩm Thuyên Kỳ, hay Đỗ Thẩm Ngôn (ông nội của nhà thơ Đỗ Phủ), Giải Tấn... Có ngƣời sang lánh nạn vì không chịu khuất phục vƣơng triều mới, nhằm tìm cơ hội khôi phục giang sơn cũ nhƣ nhóm ngƣời Tống, ngƣời Minh Hƣơng... Có ngƣời sang làm việc giao lƣu với chúa Nguyễn ở Đàng Trong nhƣ nhà sƣ Thích Đại Sán thời nhà Thanh, sang Huế năm 1695 [91], v.v... Tuy nhiên, đối tƣợng nghiên cứu trong Luận án tiến sĩ của chúng tôi chỉ hạn chế ở phạm vi các vị sứ thần đại diện cho triều đình phong kiến Trung Quốc chính thức sang sứ Việt Nam, nhằm thực hiện một sứ mệnh nào đó, đại đa số là ―đại sứ‖ (tức Chánh sứ, Phó sứ), có khi là những ―tùy viên‖ giỏi văn thơ, rất nổi bật đƣợc ghi trong chính sử. Về tác phẩm đi sứ, chủ yếu là mảng TĐS Việt Nam của nhóm sứ thần Trung Quốc này, cùng với các cặp TXH, tặng tiễn, đề vịnh giữa sứ thần Trung Quốc và vua tôi ở Việt Nam. Trƣờng hợp chỉ có thơ tặng của vua tôi Việt Nam, không có bài xƣớng hoặc bài họa của sứ thần Trung Quốc, chúng tôi tạm không đƣa vào phạm 6
  13. vi nghiên cứu. Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu những thông tin lịch sử, văn hóa và văn học thể hiện trong TĐS của sứ thần Trung Quốc đã đến Việt Nam từ thế kỷ X-XVIII, tức tƣơng đƣơng với các thời Tống, Nguyên, Minh và đến tận thời Càn Long nhà Thanh của Trung Quốc. Vì quan hệ hai nƣớc trong thời kỳ đó là quan hệ giữa nƣớc lớn và nƣớc nhỏ, sứ thần Trung Quốc là đại diện cho ―Thiên tử‖ của nƣớc lớn, nên đƣợc phía Việt Nam đƣa tiễn và bảo vệ hết sức cẩn thận, bình dân khó mà có cơ hội tiếp cận đƣợc. Những ngƣời dân tham gia công việc khiêng cáng, hộ vệ sứ đoàn đều là nông dân không có học, không biết chữ Hán, tiếng Hán. Các quan chức Việt Nam phụ trách đón tiếp sứ thần dù rất có học và đại bộ phận xuất thân khoa cử, nhƣng cũng không phải lúc nào muốn gặp sứ thần cũng đƣợc, khi có việc phải tâu, xin phép rồi mới đƣợc vào yết kiến. Có khi quan tiếp sứ chủ động tặng thơ sứ thần rồi, sứ thần Trung Quốc vẫn còn rất nghiêm túc, kiên trì nguyên tắc ―sứ mệnh chưa xong tuyệt không làm thơ và xướng họa thơ‖, nhƣ trƣờng hợp của sứ thần nhà Nguyên là Trần Phu sang sứ năm 1292 [66] và sứ thần nhà Thanh là Lý Tiên Căn sang sứ năm 1669 [88]. Chúng tôi rút ra kết luận rằng: vì có sự ràng buộc về quy định, nên ngƣời Việt Nam có cơ hội xƣớng họa thơ với sứ thần Trung Quốc chỉ có thể là các ông vua, các vị trọng thần tham gia các buổi yết kiến hoặc yến tiệc, nên họ mới có thời gian tiếp xúc với sứ thần nhiều nhất. Tóm lại, phần xƣớng họa thơ giữa sứ thần Trung Quốc với ngƣời Việt Nam cũng chỉ giới hạn giữa sứ thần với vua tôi cấp cao Việt Nam. Vì trong số tác phẩm đi sứ còn lƣu trữ lại đó, có những đề tài, thể loại và cảm hứng tƣơng tự, tùy theo giá trị của tác phẩm và mục đích sử dụng, chúng tôi chỉ chọn dịch khoảng 100 bài thơ mà chúng tôi cho là tiêu biểu và có thể đại diện cho từng thời đại, từng sứ thần, từng đề tài và thể loại. Cũng vì nhiều bài TĐS Việt Nam của sứ thần Trung Quốc quá rải rác và còn tồn nghi, cho nên để đảm bảo tính khoa học, Luận án của chúng tôi chủ yếu dựa vào sáu bộ Sứ Giao thi đƣợc lƣu trữ hoàn hảo và một số thi văn tập liên quan khác của các sứ thần. Xin đƣợc liệt kê: 7
  14. - Giao Châu cảo của Nguyên sứ Trần Phu(元 陳孚《交州稿》)[66] - Sứ Giao cảo của Minh sứ Lỗ Đạc(明 魯鐸《使交稿》)[76] - Vạn lý chí của Minh sứ Trƣơng Hoằng Chí(明 張弘至《萬里志》)[73] - Giao hành trích cảo của Minh sứ Từ Phu Viễn(明 俆孚遠《交行摘稿》)[81] - Sứ Giao tập của Thanh sứ Ngô Quang(清 吳光《使交集》)[87] - Sứ Giao ngâm của Thanh sứ Chu Xán(清 周燦《使交吟》)[89] - Sứ Giao kỷ sự của Thanh sứ Chu Xán(清 周燦《使交紀事》)[89] - Phó Dữ Lệ thi văn tập của Nguyên sứ Phó Dữ Lệ(元 傅與礪《傅與礪詩文集》 )[69] - Thiên Nam hành kỷ của Nguyên sứ Từ Minh Thiện(元 徐明善《天南行紀》)[67] - Thúy Bình thi tập của Minh sứ Trƣơng Dĩ Ninh(明 張以寧《翠屏詩集》)[71] - Văn Giản tập của Minh sứ Tôn Thừa Ân(明 孫承恩《文簡集》)[82] - Vinh tiến tập của Minh sứ Ngô Bá Tông(明 吳伯宗《榮進集》)[78] - Cam Tuyền văn tập của Minh sứ Trạm Nhƣợc Thủy(明 湛若水《甘泉文集》 )[83] - Trúc giản tập của Minh sứ Phan Hy Tăng(明 潘希曾《竹澗集》)[84] - Lâm Đăng Châu tập của Minh sứ Lâm Đƣờng Thần(明 林唐臣《林登州集》)[72] - Chất Am Chương Công thi văn tập của Minh sứ Chƣơng Sƣởng(明 章敞《質菴章 公詩文集》 )[75] - Nhâm Tuất Khóa sứ trình thi tập2, trong đó có thơ của Thanh sứ Đức Bảo, Cố Nhữ Tu và quan chức tiếp sứ Việt Nam(《壬戍課使程詩集》清 德保、顧汝修和越 南阮春暄、陳名冧等)[36] 2 Tìm thấy thơ của Thanh sứ Đức Bảo và Cố Nhữ Tu cũng nhƣ thơ xƣớng họa của quan chức tiếp sứ Việt Nam trong quyển Nhâm tuất khóa sứ trình thi tập, ký hiệu: VHv. 2597, tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Vì ngƣời ta gôm thơ của năm Nhâm tuất 1742 và năm 1761 vào chung một quyển. Nên mới có tên tài liệu không khớp với năm tƣơng ứng. 8
  15. - An Nam sứ sự kỷ yếu của Thanh sứ Lý Tiên Căn(清 李仙根《安南使事紀要》 )[88] 3. Phạm vi nghiên cứu và tƣ liệu - Phạm vi nghiên cứu Quan hệ thông sứ giữa Việt Nam và Trung Quốc đƣợc bắt đầu từ giữa thế kỷ X, kéo dài đến tận những năm 80 của thế kỷ XIX. Tuy nhiên, Luận án của chúng tôi xin đƣợc giới hạn phạm vi trong khoảng thời gian từ thế kỷ X-XVIII. Thứ nhất là vì nghiên cứu hết cả một quá trình dài nhƣ thế là một công việc rất khó, phạm vi quá rộng, tƣ liệu cũng rất nhiều, nên chúng tôi tạm nghiên cứu giai đoạn từ thế kỷ X đến XVIII. Thứ hai vì nội dung, quan niệm của tƣ liệu thế kỷ X-XVIII tƣơng đối thống nhất, thế kỷ XIX thì khác với các thế kỷ trƣớc, phải đƣợc nghiên cứu riêng biệt và dùng thể chế nghiên cứu khác để triển khai trong thời gian tới. Quan hệ hai nƣớc Việt - Trung trƣớc thế kỷ XIX chủ yếu là do triều đình hai nƣớc tự quyết định. Bƣớc vào thế kỷ XIX, tính chất xã hội của đã khác nhiều so với trƣớc, phức tạp và nhiều quan hệ đan xen chồng chéo với nhau, có thêm sự ảnh hƣởng và can thiệp rất mạnh của nƣớc thứ ba. Trƣớc năm 1802, các ông vua Việt Nam thƣờng đƣợc phía Trung Quốc phong vƣơng là Giao Chỉ Quận vương hoặc An Nam Quốc vương. Bắt đầu từ năm 1803 mới đổi quốc hiệu thành Việt Nam. Nên để nghiên cứu những tác phẩm đi sứ của sứ thần Trung Quốc thể hiện rõ nét mối quan hệ thông sứ phƣơng Đông bình thƣờng nhất giữa hai nƣớc Việt - Trung, chúng tôi xin chỉ giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu đến trƣớc thế kỷ XIX. - Phạm vi tư liệu Chúng tôi đã tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn tƣ liệu. Tƣ liệu mà chúng tôi khảo sát trong Luận án, xin đƣợc giới hạn trong phạm vi không gian tra cứu ở các thƣ viện và trung tâm lƣu trữ của Trung Quốc và Việt Nam, chẳng hạn nhƣ: Thƣ viện Quốc gia Bắc Kinh, Trung tâm lƣu trữ Bắc Kinh, Thƣ viện Đại học Bắc Kinh, Thƣ viện Quảng Tây, Thƣ viện Đại học Dân tộc Quảng Tây... (ở Trung Quốc); hay VNCHN, Thƣ viện Quốc gia và Thƣ viện Khoa học Xã hội (ở Việt Nam). 9
  16. Nguồn chính sử của Trung Quốc, chúng tôi tuyển chọn các quyển Thực lục, Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh sử cảo, Hội điển..., từ đó lập ra danh sách các sứ thần đã từng đi sứ Việt Nam và tìm hiểu sứ mệnh hoặc các vấn đề liên quan đến chuyến đi sứ. Nguồn chính sử của Việt Nam, chúng tôi chọn ĐVSKTT, Khâm định VSTGCM, LCHCLC... nhằm khai thác tƣ liệu về các quan chức đã tham gia công việc tiếp đón sứ đoàn. Chúng tôi còn tham khảo thêm các văn tập, bút ký của tủ sách tƣ gia cũng nhƣ địa phƣơng chí của Trung Quốc. Hàng loạt tùng thƣ với quy mô lớn đƣợc ảnh ấn và xuất bản phát hành ở Trung Quốc nhƣ TKTT, Tứ khố cấm hủy tùng san, Tứ khố vị thu lục thư tịch san, Tứ khố tồn mục tùng thư, Tục tu TKTT, v.v… đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi sƣu tập tài liệu; trong đó, những sử tích, văn tập, thi tập của sứ thần liên quan đến Luận án là những tƣ liệu đƣợc chúng tôi quan tâm nhất. Bộ sách Việt Nam Hán Nôm văn hiến thư mục đề yếu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu tài liệu văn tịch. Những thi văn tập của sĩ phu Việt Nam tham gia tiếp đón sứ đoàn Trung Quốc, hay các tập sách nhƣ Thơ văn Lý-Trần, ANCL, LCHCLC, Toàn Việt thi lục, Bang giao lục, KVTL, BSTL, Quế Đường thi tập, Nhâm Tuất khóa sứ trình thi tập..., cũng là nguồn tƣ liệu hết sức quan trọng để chúng tôi tìm ra các bài thơ thuộc phạm vi nghiên cứu và bổ sung thêm tài liệu. Chúng tôi còn thu thập tƣ liệu qua mạng internet, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào công việc nghiên cứu. Tóm lại, nguồn tƣ liệu chính sử dụng trong Luận án gồm bốn loại: một là kỷ yếu lịch sử bang giao giữa Trung Quốc - An Nam; hai là các bài tấu sớ cũng nhƣ văn thƣ, thƣ từ, v.v... liên quan đến An Nam đƣợc lƣu trữ trong văn tập; ba là các quyển Sứ Giao thi, Hành trạng, các bài Mộ chí minh do chính thành viên cùng sứ đoàn soạn thảo; bốn là các quyển thi văn tập của sứ thần Việt Nam hoặc quan chức Việt Nam tiếp đón sứ thần. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp văn bản học. Luận án nghiên cứu TĐS của sứ thần Trung 10
  17. Quốc, qua hoạt động trƣớc tác văn chƣơng của các sứ thần thời xƣa để tìm hiểu các vấn đề mà Luận án chúng tôi quan tâm. Vì liên quan đến cổ văn, nhiều tài liệu đã trải qua vài thế kỷ thăng trầm và nhiều lần sao chép hoặc in ấn lại, nên trƣớc hết chúng tôi phải sử dụng phƣơng pháp văn bản học để chọn lọc văn bản đầy đủ và có độ tin cậy cao phục vụ Luận án. Những văn bản nào đã đƣợc sử quán của triều đình hiệu đính thì chúng tôi ƣu tiên dùng văn bản đó. - Phƣơng pháp văn học sử. Luận án thuộc về lĩnh vực văn học trung đại, do vậy, trên bình diện lý thuyết, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp thuộc lĩnh vực văn học sử, nhƣ phƣơng pháp tiểu sử tác giả, phƣơng pháp lịch sử - xã hội, thi pháp học, văn học so sánh, v.v... Lý luận văn học so sánh gợi dẫn chúng tôi đặt đối tƣợng nghiên cứu vốn thuộc lĩnh vực văn học sử giới hạn ở từng dân tộc riêng rẽ, nay mở rộng sang lĩnh vực của văn học khu vực, khảo sát nó trong văn cảnh giao lƣu văn hóa văn học khu vực Đông Á mà Trung Quốc là hạt nhân, Việt Nam là một nƣớc văn minh văn hiến nằm trong cùng một vùng văn hóa đó. Phƣơng pháp văn học so sánh giúp cho chúng tôi so sánh thơ chữ Hán cổ của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam, qua đó thấy đƣợc trình độ sử dụng và sáng tác văn học chữ Hán của vua tôi Việt Nam. Chúng tôi vừa khái quát hệ thống thể loại, hệ đề tài – chủ đề của tác phẩm, vừa quan sát cận cảnh, khảo sát chất liệu, thủ pháp và đặc điểm nghệ thuật, đi sâu tìm hiểu cấu trúc tầng bậc và giá trị của từng văn bản tác phẩm mà chúng tôi lựa chọn nhƣ những mẫu tiêu biểu để nghiên cứu. Qua nghiên cứu ngôn ngữ thi ca, chúng tôi tìm hiểu cách thức dùng từ và làm thơ của sứ thần. Vì đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là thơ ca, nên thi pháp học là một phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng mà chúng tôi phải sử dụng. - Phƣơng pháp liên ngành. Mỗi chuyến đi sứ đều có bối cảnh và lý do lịch sử cụ thể riêng của nó, Luận án là một đề tài thuộc lĩnh vực văn học nhƣng lại gắn liền chặt chẽ với sử học cũng nhƣ văn hóa học, phƣơng pháp liên ngành giúp chúng 11
  18. tôi quan sát diện mạo và những tác động của nhân tố bên ngoài đối với việc sáng tác và tiếp nhận TĐS của các vị sứ thần, lý giải những vấn đề thuộc văn cảnh lịch sử và văn hóa của các trƣớc tác TĐS. Phƣơng pháp liên ngành sẽ giúp chúng tôi vừa nghiên cứu giá trị văn học, vừa tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của TĐS, có thể nhìn nhận sự kiện toàn diện hơn. - Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng rộng rãi các thao tác nghiên cứu nhƣ: phiên dịch – chú giải, thống kê, biểu đồ, mô tả, phân tích, so sánh, v.v... 5. Đóng góp khoa học của Luận án Luận án có những điểm mới về nội dung: đó là đề tài – chủ đề nghiên cứu. Ở Trung Quốc, đã có ngƣời nghiên cứu về văn học Việt Nam, nhƣng họ chủ yếu nghiên cứu về lịch sử văn học Việt Nam. Cũng có ngƣời nghiên cứu về quan hệ đi sứ giữa hai nƣớc, nhƣng họ chỉ nghiên cứu theo phƣơng pháp sử học. Kết hợp cả văn học cổ và lịch sử quan hệ thông sứ để nghiên cứu toàn diện TĐS thời trung đại và quan hệ hai nƣớc, đó là một công việc mới mẻ, thú vị và hấp dẫn. Luận án đi sâu khảo sát mảng TĐS của sứ thần Trung Quốc, sẽ đóng góp cho việc tìm hiểu mối quan hệ văn học toàn diện giữa hai nƣớc thời trung đại. Qua những bài TĐS đó, có thể nắm bắt đƣợc mối quan hệ bang giao đặc biệt trong thời phong kiến, những nội hàm văn hóa, lịch sử và phong tục tập quán giữa hai nƣớc. Trong quá trình sƣu tập và chỉnh lý mảng TĐS này, chúng tôi sẽ khảo luận tân giải về tác giả của một số bài thơ đã bị ngƣời đời sau làm nhầm lẫn. Qua đọc và phân tích các bài TĐS, chúng tôi sẽ làm rõ một số vấn đề lịch sử, chẳng hạn thời gian và nhân vật liên quan trong sự kiện đi sứ mà sử sách hai nƣớc đều không ghi chép cụ thể, qua đó làm rõ những vấn đề mơ hồ, bổ sung và bổ di cho sử sách. Sau này chúng tôi sẽ dịch Luận án ra tiếng Hán, nhằm giúp cho nhiều ngƣời Trung Quốc hiểu thêm về mối quan hệ văn học thời trung đại giữa Trung Quốc và Việt Nam, cung cấp thêm thông tin cho những ngƣời quan tâm đến vấn đề này. 6. Bố cục của Luận án 12
  19. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận ra, Luận án gồm 4 chƣơng: + Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. + Chƣơng 2: Sứ thần Trung Quốc đến Việt Nam, lƣợc sử thông sứ và giao lƣu văn hóa. + Chƣơng 3: Tình hình lƣu trữ, diện mạo văn bản, nội dung của thơ đi sứ. + Chƣơng 4: Thể loại và đặc điểm của thơ đi sứ. Cùng với các nội dung trên, ở cuối Luận án, chúng tôi đƣa thêm phần Phụ lục để bổ sung đầy đủ chi tiết những vấn đề về tác giả và văn bản tác phẩm TĐS. 7. Quy ƣớc trình bày Luận án Luận án của chúng tôi trình bày theo những quy định chung của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cụ thể: + Viết hoa toàn bộ: nhân danh, địa danh, quốc hiệu. + Viết hoa chữ cái đầu: tên thời đại (Xuân thu, Chiến quốc), tên tác phẩm, tên một đơn vị tổ chức (Thƣ viện Đại học Bắc Kinh, Viện Nghiên cứu Hán Nôm) + In nghiêng: tên tác phẩm (An Nam chí lược, Nam Giao hảo âm) + Chú thích: nếu trích dẫn tƣ liệu thì mở ngoặc vuông [..., ...]; trong đó chữ số đầu là số thứ tự tƣ liệu đƣợc trích, chữ số sau là số trang. + Những bài thơ đƣợc chọn dịch, đã xuất hiện trong chính văn thì không đƣa vào Phụ lục nữa, đƣợc chọn dịch ở Phụ lục thì chính văn không lặp lại nữa. 13
  20. Chƣơng 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Sứ thần là nhà ngoại giao đặc biệt trong thời phong kiến, đa số là những văn quan xuất sắc đã để lại các loại tác phẩm văn chƣơng đi sứ, nên đề tài nghiên cứu về tác phẩm của họ cũng đã nhận đƣợc sự quan tâm ở các mức độ khác nhau của học giả các nƣớc. Nhằm điểm lại những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc của học giả đi trƣớc và chỉ ra hƣớng nghiên cứu của Luận án, dƣới đây chúng tôi xin tổng thuật tình hình nghiên cứu đối tƣợng. 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THƠ ĐI SỨ Ở MỘT SỐ NƢỚC THUỘC VÙNG VĂN HÓA HÁN Hiện nay, đã có học giả của các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Mỹ và khu vực Đài Loan - Trung Quốc, v.v... tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu đề tài TĐS. Tuy nhiên, đại đa số học giả nghiên cứu theo hƣớng từ các nƣớc lân cận vào Trung Quốc, gọi là Yên hành, nhƣ giữa Trung Quốc với bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản, Lƣu Cầu chẳng hạn. Công trình nghiên cứu về TĐS Trung Quốc của sứ thần bán đảo Triều Tiên và TĐS bán đảo Triều Tiên của sứ thần Trung Quốc nhiều nhất, sau đó đến các công trình nghiên cứu về TĐS Trung Quốc của sứ thần Việt Nam và sứ thần Nhật Bản. Công trình nghiên cứu về TĐS Việt Nam của sứ thần Trung Quốc chỉ mới bắt đầu. Chúng tôi xin điểm qua đôi chút về TĐS giữa Trung Quốc – bán đảo Triều Tiên. Về TĐS của sứ thần Trung Quốc đến bán đảo Triều Tiên, từ thời nhà Minh trở đi, các quyển Hoàng hoa tập ghi chép TĐS và TXH giữa sứ thần Trung Quốc và sĩ phu Triều Tiên sau khi hoạt động đi sứ kết thúc thƣờng đƣợc in ấn phát hành, nên đƣợc lƣu trữ tƣơng đối trọn vẹn. Theo thống kê, hiện nay còn lƣu trữ khoảng hơn 20 loại Hoàng hoa tập, đó là những tƣ liệu quý báu để nghiên cứu mối quan hệ giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Năm 2001, Hàn Quốc đã tập hợp các quyển Yên 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2