LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà giang
lượt xem 98
download
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nứơc trong đó có đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, những năm qua ngành ngân hàng đã thực hiện được chiến lược đổi mới mạnh mẽ từ mô hình tổ chức đến phương thức hoạt động của mình. Về mô hình tổ chức từ hệ thống ngân hàng một cấp chuyển thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, hệ thống các ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng tăng cường huy động, khai thác mọi nguồn vốn, tích cực đầu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà giang
- LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà giang
- Lời nói đầu Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nứơc trong đó có đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, những năm qua ngành ngân hàng đã thực hiện được chiến lược đổi mới mạnh mẽ từ mô hình tổ chức đến phương thức hoạt động của mình. Về mô hình tổ chức từ hệ thống ngân hàng một cấp chuyển thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, hệ thống các ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng tăng cường huy động, khai thác mọi nguồn vốn, tích cực đầu tư cho các thành phần kinh tế, đổi mới công tác thanh toán và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Do đó, đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng liên tục ở tốc độ cao, lạm phát được kiểm soát ở mức độ hợp lý, giá trị đồng tiền ổn định. Với công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã đem lại những thành tựu ban đầu đáng kể, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Nền kinh tế nước ta dần dần đẩy lùi lạm phát, sản xuất được mở rộng thu nhập của dân cư được nâng cao và bước đầu có tích luỹ cho tái đầu tư. Những thành tựu đó có đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính cung cấp vốn cho các ngành kinh tế, thúc đẩy và tăng đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế. Hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và NHNo & PTNT (NHNo & PTNT nói riêng là một trong những ngành có vốn lớn nhất để giúp cho nền kinh tế nói chung và cho nông nghiệp - nông thôn nói riêng phát triển, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi khu vực nông thôn. Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, đời sống của nông dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Những kết quả đó có sự đóng góp to lớn của NHNo & PTNT với phương châm "đi vay để cho vay", Ngân hàng Nông nghiệp đã huy động được một khối lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhiều thành phần khu vực nông nghiệp - nông thôn. Định hướng đầu tư vốn của Ngân hàng Nông nghiệp là tiếp cận khách hàng, đưa vốn đến người sản xuất. Vị trí của hộ sản xuất trong việc phát triển kinh tế hàng hoá
- trong nông nghiệp là vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực dồi dào cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đồng thời nó cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, tạo công văn việc làm, tận dụng mọi nguồn lực lao động trong nông thôn, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội nhất là trong khu vực nông thôn hiện nay. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy rõ sự cần thiết phải chuyển hướng nhanh đối tượng tín dụng từ khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Đây là sự chuyển hướng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác đi vào thị trường tín dụng nông thôn và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thị trường tín dụng nông thôn là mảnh đất còn chứa ẩn nhiều tiềm năng mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải vươn tới để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là xoá đói - giảm nghèo. Song hiện nay quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với kinh tế hộ sản xuất còn hạn hẹp do nhiều vướng mắc và trở ngại. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nhằm tìm ra nguyên nhân và cách tháo gỡ là rất cần thiết. Qua thời gian học tập tại trường ĐHTCKT Hà Nội và quá trình thực tập nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang. Em chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang -” làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp. Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương. Chương I: Hộ sản xuất và vai trò tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của hộ sản xuất. Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà giang.
- Chương I hộ sản xuất và vai trò của tín dụng Ngân hàng nông nghiệp đối với sự phát triển của hộ sản xuất Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo lần thứ V đã đề ra là " Xoá bỏ triệt để quan liêu, bao cấp trong giá, lương, tiền là yêu cầu hết sức cấp bách, là khâu đột phá có tính chất quyết định để đẩy mạnh sản xuất, làm chủ thị trường, ổn định và cải thiện một bước đời sống nhân dân" Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã kêu gọi toàn Đảng, toàn dân phải triệt để thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, để xây dựng và phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Vốn ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho các mục tiêu lớn của Chính phủ như xây dựng cơ sở vật chất, chi cho quốc phòng an ninh, văn hoá xã hội... Bản thân các thành phần kinh tế trong điều kiện cơ chế mới có sự cạnh tranh cần vốn để phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, do đó nhu cầu về vốn là rất lớn, nhất là khi Nhà nước cho phép các thành phần kinh tế được tự do đầu tư sản xuất trong khuôn khổ pháp luật dưới nhiều hình thức. Như vậy vấn đề đặt ra là việc cung ứng vốn cho các nhà sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế như thế nào?. điều đó có thể thực hiện được bằng nhiều cách khác nhau thông qua nhiều nguồn như: vốn tự có của các thành phần kinh tế, vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài... Nhưng trong đó có thể nói nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng nhất, vì chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian, kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng - tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, thanh toán vốn giưã các thành phần kinh tế có mở tài khoản tại ngân hàng và có trách nhiệm hoàn trả cho khách hàng khi họ rút vốn.
- Khi nền kinh tế mở cửa các thành phần kinh tế được khuyến khích tự do phát triển, kinh tế ngoài quốc doanh đã thực sự trỗi dậy phát triển nhộn nhịp, đa dạng và phong phú. Xét cụ thể về loại hình doanh nghiệp thì kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm : Hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất... Hiện nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã mở rộng quan hệ Quốc tế nhiều tổ chức Quốc tế tài trợ vốn, đầu tư vốn cho nông nghiệp, lâm nghiệp nhiều nguồn vốn được hình thành. Song hiện nay nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp vẫn là người bạn đồng hành chủ yếu cuả các hộ sản xuất. 1.1. Vị trí, vai trò của kinh tế hộ sản xuất 1.1.1. Vị trí: Nước ta là một nước nông nghiệp thuần tuý với trên 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chiếm giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và phát triển kinh tế của đất nước. “Chỉ khi nào nông thôn được công nghiệp hoá - hiện đại hoá, khi học vấn, kiến thức và công nghệ tiên tiến nằm trong tay nông dân, được bà con sử dụng thành thạo và vững chắc thay cho “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, khi xưởng máy mọc lên ở các làng mạc, thị trấn, ngành nghề phát triển rộng khắp, một bộ phận đáng kể nông dân trở thành công nhân công nghiệp, hình thành cục diện mới ở các vùng nông thôn thì lúc đó mới có thể nói công nghiệp hoá - hiện đại hoá được hoàn thành cơ bản trên phạm vi cả nuớc”(1). Chính vì lẽ đó kinh tế nông nghiệp nông thôn mà chủ nhân là hộ sản xuất có vị trí vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Hộ sản xuất ra đời là một yêu cầu bức xúc của ngành kinh tế, thể hiện chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Từ khi Chỉ thị 100 khoán 10 ra đời, kinh tế hộ sản xuất đã hình thành và phát triển đa dạng. Thực chất hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm mà mình làm ra. Nói cách khác hộ sản xuất là chủ thể trong mọi mối quan hệ sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Đặc trưng của kinh tế hộ sản xuất.
- Hộ sản xuất là bộ phận quan trọng hợp thành tổng thể nền kinh tế quốc dân, có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế quốc dân khác và có những đặc điểm riêng sau: *Đặc trưng thứ nhất: Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân, các hộ sản xuất ở nông thôn nước ta đang chuyển dần từ cơ chế khép kín, tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Ngày nay các hộ nông dân không đủ làm duy nhất một nghề nông mà đã biết kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp kinh doanh ngành nghề phụ theo hướng ai có khả năng gì thì làm nghề đó. Sự chuyển đổi nói trên đã giúp cho các hộ sản xuất ở nông thôn bớt lệ thuộc vào yếu tố thời tiết, mùa vụ góp phần nâng cao thu nhập cho hộ, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. * Đặc trưng thứ hai: Quy mô sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ sản xuất ở các vùng, các khu vực và các tỉnh thành khác nhau có sự chênh lệch đáng kể. Thậm chí đối với các hộ sản xuất trong cùng một vùng cũng có sự khác biệt về qui mô, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ lực lượng lao động, khả năng vốn tự có, sở dĩ có sự khác biệt nói trên một phần là do mỗi vùng mỗi khu vực có những đặc điểm riêng về điều kiện địa lý, khí hậu nhưng phần lớn là do sự khác biệt về tiềm năng kinh tế giữa các vùng. Bên cạnh đó cũng có một yếu tố khác ảnh hưởng tới quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ sản xuất đó là khả năng của chính bản thân các hộ đó. Do có sự chênh lệch lớn về quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật giữa các hộ, cùng với sự tồn tại của một số lượng lớn các hộ sản xuất nhỏ lẻ, tất yếu sẽ dẫn đến quá trình tích tụ và tập trung về ruộng đất, cơ sở vật chất kỹ thuật, quá trình tích tụ và tập trung này sẽ góp phần giảm bớt chất phân tán lạc hậu của nền kinh tế tiểu nông tạo điêù kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng sản xuất kinh tế hộ. * Đặc trưng thứ ba: Cùng với sự chuyển hoá nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, kinh tế hộ sản xuất cũng sẽ suất hiện thêm nhiều hình thức tổ chức kinh tế hộ sản xuất khác nhau như hộ nhận khoán, hộ nhận thầu, hộ gia đình là hộ thành
- viên của hợp tác xã, nông trường, tập đoàn sản xuất, doanh nghiệp Nhà nước. Sự xuất hiện các hình thức tổ chức mới đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ sản xuất, tăng thu nhập của hộ. Tuy nhiên các hình thức tổ chức như thế này cũng chịu mức độ rủi ro rất lớn vì vậy Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ thích hợp để kinh tế hộ sản xuất củng cố và nâng cao vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Với những đặc trưng kể trên kinh tế hộ sản xuất được coi là nhân tố quyết định sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay và trong tương lai, quan tâm phát triển kinh tế hộ sản xuất, làm cho hộ nghèo giảm bớt, hộ giàu thêm nhiều là vấn đề quan trọng trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới hiện đại rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đây là vấn đề lớn quan trọng. Hộ sản xuất thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, song phần lớn hiện nay trong tổng số lao động nằm trong các ngành sản xuất vật chất thì riêng ngành nông nghiệp chiếm hơn 70%. Hộ sản xuất vừa sản xuất vừa làm nghề phụ kinh doanh để tăng thu nhập cho gia đình nâng cao đời sống . 1.1.3. Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất. 1.1.3.1. Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất. * Trước Chỉ thị 100. Sản xuất nông nghiệp nông thôn tồn tại dưới hình thức tập trung như hợp tác xã, nông trường quốc doanh... người lao động làm việc theo kiểu ghi công tính điểm, họ không có quyền gì trong vấn đề lựa chọn kế hoạch sản xuất, ăn chia, phân phối hay sở hữu tư liệu sản xuất. Lúc này khái niệm hộ sản xuất chưa có, hiệu quả sản xuất kém. * Sau Chỉ thị 100 và khoán 10. Khi chủ trương của Nhà nước được đưa ra thực hiện việc giao khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm người lao động thì hình thức hộ sản xuất nhận khoán ra đời. Họ là người nhận ruộng khoán và tự mình mua sắm vật tư sản xuất, tiến hành đầu tư thâm canh trên ruộng của mình và chỉ phải nộp sản phẩm theo quy định cho tập thể. Nhất là khi có quyết 652 của Nhà nước thực hiện giao ruộng đất lâu dài cho hộ gia đình thì kinh
- tế sản xuất đã được thực sự phát triển theo hướng đa năng trong tất cả các ngành nông - lâm - ngư - diêm nghiệp... Cùng trong bối cảnh đó, do biết sắp xếp bố trí lao động phù hợp mà các hộ tiểu thủ công nghiệp, hộ thương nghiệp dịch vụ đã hình thành, củng cố ngày càng phát triển. 1.1.3.2. Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trước đây kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển một cách ỳ ạch, hiệu quả thấp, vì vậy việc bố trí lao động chưa hợp lý, cách tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm chưa khích lệ được người lao động. Nhưng từ khi hộ sản xuất ra đời, kinh tế hộ sản xuất phát triển rộng rãi thì việc tận dụng lao động về mặt số lượng, cường độ đã được sử dụng hợp lý. Chính vì vậy, hộ sản xuất đã tự chủ trong tất cả các khâu công việc: Từ việc mua sắm vật tư thiết bị sản xuất đến việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng đất, từng địa phương, từng thời kỳ nhằm thu được hiệu quả cao và tăng cường được khối lượng hàng hoá cho xuất khẩu Việt Nam từ một nước nghèo, đói ăn đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Đó là do có sự đóng góp to lớn của kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp nông thôn. Không những thế, việc khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng, khai thác mặt nước trồng thuỷ - hải sản... đã được thực hiện tốt, tạo ra sự phong phú về sản phẩm, đa dạng về chủng loại. Những làng nghề mọc lên cùng với truyền thống, kinh nghiệm lâu đời của cha ông đã góp phần làm cho bộ mặt kinh tế nông nghiệp nông thôn được đổi mới toàn diện. * Kinh tế hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ là một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong quá trình và hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Kinh tế hộ sản xuất có ưu thế là mức đầu tư cho một lao động thấp đặc biệt là trong ngành nông nghiệp, nông thôn do cấu tạo hữu cơ thấp qui mô sản xuất nhỏ. Kết quả nghiên cứu ở nước ta trong những năm qua cho thấy vốn đầu tư ban đầu cho một hộ gia đình là 1,3 triệu đồng cho một lao động, xí nghiệp tư nhân là 3 triệu đồng cho một
- lao động, xí nghiệp quốc doanh là 12 triệu đồng trên một lao động ( chỉ là vốn cố định, chưa kể vốn lưu động). Như vậy chi phí cho một lao động trong hộ sản xuất thấp. Trong điều kiện hiện nay, nước ta còn nghèo, vốn tích luỹ trong nước còn ít thì với đặc điểm kể trên kinh tế hộ sản xuất là một hình thức tổ chức kinh tế phù hợp, nâng cao thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước nói chung và nông thôn nói riêng. * Kinh tế hộ sản xuất nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên, công cụ lao động. Việc giao quyền sử dụng, quản lý lâu dài đất đai, tài nguyên cho hộ sản xuất đã tạo ra động lực mới thúc đẩy các hộ chăm lo sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên của các hộ sản xuất được gắn liền với hiệu quả sử dụng tài nguyên nên các hộ đã có những biện pháp thích hợp làm tăng độ màu mỡ của đất, kết hợp việc khai thác với duy trì, bảo vệ tài nguyên. Hộ sản xuất với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ sẽ phải tự chịu trách nhiệm và đã toàn quyền sử dụng đối với các công cụ sản xuất của mình, do đó họ sẽ tìm mọi cách thức, biện pháp để sử dụng chúng có hiệu quả nhất, kết hợp với việc bảo quản tốt để có thể sử dụng lâu dài. * Khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hoá của nền kinh tế hộ. Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh, các đơn vị kinh tế tự chủ nói chung, các hộ sản xuất nói riêng có quyền quyết định mục tiêu, quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ với thị trường, tự hạch toán lỗ lãi để muốn tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường thì các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng sản xuất. Thường xuyên nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với như cầu của thị trường, phải kết hợp với việc hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán để khích thích nhu cầu người tiêu dùng. Một trong những ưu điểm lớn nhất của kinh tế hộ sản xuất là có được bộ máy gọn nhẹ, năng động do đó sẽ dễ dàng nắm bắt được thay đổi của thị trường để kịp thời nghiên cứu, điều chỉnh, triển khai phương thức sản xuất mới. Bên cạnh đó bộ máy tổ chức, quản lý gọn nhẹ còn góp phần làm giảm chi phí quản lý, từ đó giá thành sản phẩm hạ làm tăng thêm khả năng cạnh trạnh của sản phẩm trên thị trường.
- Tóm lại hộ sản xuất là một hình thức tổ chức kinh tế năng động, hiệu quả, có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường. * Thúc đẩy sự phân công lao động dẫn tới chuyên môn hoá và do đó tạo khả năng hợp tác lao động trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi. Một trong những đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ sản xuất đó là sự chênh lệch về quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật giữa các hộ sản xuất, sự chênh lệch này dẫn đến tình trạng các hộ thuộc loại có thu nhập thấp thường không có khả năng tổ chức kinh doanh nhiều loaị hàng hoá hay trồng trọt, chăn nuôi nhiều loại cùng một lúc do đó giữa các hộ sản xuất thường có sự phân công lao động theo hướng ai giỏi nghề gì, có điều kiện tự nhiên, kỹ thuật vốn để sản xuất mặt hàng nào thì làm nghề đó. Các ngành nông lâm, ngư, diêm nghiệp thông thường các hộ sản xuất này thường chỉ chuyên môn hoá vào việc trồng trọt một loại cây, hay chăn nuôi một loại gia súc nào đó, vì như vậy họ sẽ có điều kiện tập trung vốn, kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hộ sản xuất thường tập trung vào một loại hàng hoá. Đối với các hộ kinh doanh dịch vụ đặc biệt là ở nông thôn thì sự chuyên môn hoá cũng được thể hiện rõ một số ở nông thôn đã tập trung đầu tư để kinh doanh các dịch vụ như tuốt lúa, xay xát thuê, bơm nước thuê... Để quá trình chuyên môn hoá đạt kết quả cao thì một yêu cầu tất yếu sẽ xuất hiện đó là sự hợp tác lao động giữa các hộ sản xuất với nhau chuyên môn hoá sẽ làm cho năng suất lao động tăng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn, trong khi đó hợp tác hoá sẽ làm cho quá trình sản xuất hàng hoá được hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bản thân các hộ sản xuất và thị trường. Tóm lại : Hộ sản xuất là một hình thức tổ chức kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phân công lao động dẫn tới chuyên môn hoá từ đó tạo ra khả năng hợp tác lao động trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi. 1.1.3.3. Xu hướng vận động của kinh tế hộ sản xuất: + Xu hướng phát triển không đều giữa các hộ sản xuất: Trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại được thì các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng sản xuất, tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có khả
- năng vốn, kỹ thuật để mở rộng phát triển sản xuất. Kinh tế hộ sản xuất cũng chịu ảnh hưởng lớn của quy luật nói trên trong nền kinh tế thi trường, hộ nào có trình độ quản lý, có vốn, có sức lao động, có điều kiện kỹ thuật thì sẽ có khả năng phát triển ngành nghề của mình theo ý muốn ngược lại những hộ nào không có đủ điều kiện ở trên thì họ sẽ bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chủ động tiến hành sản xuất được, do vậy họ đã nghèo lại càng nghèo thêm . Như vậy, việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường một mặt làm tăng số hộ giàu ở nước ta lên, mặt khác cũng làm tăng hố sâu phân cách giàu nghèo dẫn đến có sự phát triển không đều giữa các hộ sản xuất. + Xu hướng phát triển đa dạng các loại hình, các quy mô sản xuất: Tuỳ thuộc vào khả năng về vốn, lao động, điều kiện tự nhiên các hộ sản xuất sẽ lựa chọn đối tượng, phương án sản xuất kinh doanh, qui mô sản xuất sao cho có hiệu quả nhất. Nhờ vậy mà kinh tế hộ sản xuất phát triển đa dạng, các hộ có kinh nghiệm, có ruộng đất, không đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật sẽ tập trung vào việc trồng lúa hoặc một số loại cây trồng, vật nuôi như chè, cà phê, mía, cây ăn quả, trâu bò, lợn gà... còn đối với hộ có điều kiện về vốn, kỹ thuật thì tổ chức sản xuất kinh doanh tổng hợp chặt chẽ giữa trồng và chăn nuôi với kinh doanh ngành nghề phụ. + Xu hướng liên doanh liên kết hợp tác trong quá trình sản xuất: Để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường các hộ sản xuất phải bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, liên kết với nhau để nâng cao cạnh tranh. Chính sự liên kết đó sẽ tạo ra các hình thức hợp tác mới, sự liên doanh, liên kết hợp tác giữa các hộ sản xuất không đồng nghĩa với việc tập trung sản xuất những đơn vị nhỏ thành những xí nghiệp, hợp tác xã mà là hợp tác để tăng sức mạnh của từng đơn vị sản xuất. Khi trình độ sản xuất phát triển, có nhiều vấn đề hộ sản xuất không tự giải quyết được như những thông tin thị trường, khoa học công nghệ do đó sự phát triển kinh tế hộ đòi hỏi tất yếu phải hình thành các hình thức hợp tác kinh tế mới. 1.2. vai trò của tín dụng Ngân hàng trong việc phát triển kinh tế hộ. 1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng.
- Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội . Theo giáo trình “Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng nâng cao"thì tín dụng được định nghĩa như sau: “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu". Trong các giai đoạn và thời kỳ phát triển khác nhau của nền sản xuất hàng hoá, do có nhiều điều kiện tác động khác nhau nên có nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Đối với đề tài này, ta chỉ nghiên cứu về tín dụng ngân hàng “ Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, còn một bên là các thể nhân và các pháp nhân khác nhau trong nền kinh tế quốc dân " (Giáo trình “ lý thuyết tiền tệ “ - Đại học tài chính kế toán Hà nội - 1998 ). 1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế hộ sản xuất Ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Đối với Nhà nước thì tín dụng ngân hàng còn là một công cụ đắc lực, hữu hiệu trong quản lý kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, cá nhân, thì tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ cho sự thiếu hụt tạm thời về vốn sản xuất. Đặc biệt là cơ chế quản lý mới hiện nay, Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài cho từng hộ sản xuất, mỗi hộ sản xuất gìơ đây trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, phải tính toán mức chi phí bỏ ra, khả năng thu nhập, xác định mức vốn cần thiết đầu tư cho sản xuất, khả năng cấp vốn tự có, số vốn cần phải đi vay do đó trong nền kinh tế thị truờng, tín dụng ngân hàng có vai trò rất lớn đối với quá trình phát triển của hộ sản xuất. 1.2.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển nền kinh tế: Khi chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường thì nhu cầu trao đôỉ hàng hoá giữa các hộ sản xuất trong cùng một vùng hay giữa các vùng với nhau, ngày một gia tăng. Các hộ sản xuất ngày nay chỉ chỉ chuyên môn hoá sản xuất các loại nông sản hàng hoá có lợi nhất và họ loại dần các loại nông sản phẩm sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp. Các hộ sản xuất bán cho xã hội sản phẩm hàng hoá mà họ sản xuất ra, đồng thời mua từ thị trường những hàng hoá mà họ cần để đạt được điều đó các hộ sản xuất cần nhiều vốn để mua vật tư, đầu tư đổi mới kỹ thuật, mua sắm máy móc
- thiết bị, trong khi vốn tự có của các hộ còn rất hạn chế, nên các hộ sản xuất cần tới sự trợ giúp của ngân hàng để mở rộng sản xuất được liên tục. Vì thế tín dụng ngân hàng nó cực kỳ quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay. 1.2.2.2. Thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất trên cơ sở đó góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn: Tại một thời điểm nhất định trong xã hội luôn xuất hiện một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, đồng thời cũng xuất hiện những tổ chức kinh tế, cá nhân cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nghiệp vụ của ngân hàng là tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho các đơn vị, cá nhân tạm thời thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Ngân hàng tập trung đầu tư tín dụng cho các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triuển của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của hộ sản xuất, khuyễn khích các hộ kinh doanh có hiệu quả hơn nữa để được ngân hàng trợ giúp cho vay. Đầu tư là quá trình tất yếu vừa hạn chế được rủi ro tín dụng cho ngân hàng, vừa thúc đẩy sự tăng trưởng kink tế. Ngân hàng thương mại với tư cách là trung gian tài chính, là cầu nối tiết kiệm và đầu tư đã thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất trên cơ sở đó góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn. 1.2.2.3. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ đắc lực cho các ngành kinh tế: Thông qua hệ thống ngân hàng cụ thể là hoạt động tín dụng ngân hàng Nhà nước đã góp phần tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp thời gian dài, mức vốn lớn. Trong điều kiện nước ta hiện nay, nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng đáp ứng phần lớn với nhu cầu cần thiết cho xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng sản xuất ở nông thôn chưa phát triển, kết cấu hạ tầng còn kém lại chịu ảnh hưởng khắt khe của điều kiện tự nhiên, đơn vị sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, năng suất lao động còn thấp, ruộng đất và người lao động còn thiếu, phương pháp canh tác kỹ thuật còn lạc hậu, khối lượng hàng hoá sản xuất ra chưa nhiều. Vì vậy trong gia đoạn tới Chính phủ cần tập trung đầu tư hỗ
- trợ cho nông nghiệp như việc nâng cấp cơ sở hạ tầng ở nông thôn và các điều kiện yếu tố khác cho sản xuất nông nghiệp như trạm bơn điện, hệ thống thuỷ lợi, cải tiến công cụ lao động. 1.2.2.4. Tín dụng ngân hàng góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn: Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính tời vụ cao nên tại thời điểm chưa thu hoạch được, chưa có hàng hoá để bán thì người nông dân thường ở trong tình trạng thiếu thu nhập để đáp ứng nhu cầu về chi tiêu tối thiểu, từ đó tạo điều kiện để nạn cho vay nặng lãi hoành hoành, đặc biệt cơ bản của tín dụng cho vay nặng lãi là lãi suất cho vay rất cao, làm cho hộ sản xuất đã khó khăn lại càng khó khăn hơn và không bao giờ thoát khỏi vòng quẩn đó được. Nạn cho vay nặng lãi không những không thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn kìm hãm sản xuất, đẩy người nông dân đến chỗ nghèo túng hơn, gây ra tiêu cực ở nông thôn. Đứng trước tình hình trên ngân hàng đã nắm bắt được thực tế và tiến hành cho vay trực tiếp đối với hộ sản xuất. Tạo điều kiện cho hộ sản xuất tiếp xúc với vốn vay ngân hàng, các ngân hàng đã đơn giản hoá các thủ tục cho vay, tổ chức mạng lưới ngân hàng tới tận các thôn xóm để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất, khuyến khích người sản xuất chủ động trong đầu tư, đổi mới sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần làm giàu cho bản thân và cho xã hội. Tín dụng ngân hàng thông qua việc mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất đã góp phần phát triển kinh tế hộ, giải quyết được vần đề cho vay nặng lãi ở nông thôn, ngăn chặn được tình trạng một số kẻ có tiền lợi dụng bót lột người lao động để thu siêu lợi nhuận. 1.2.2.5. Tín dụng ngân hàng kiểm soát bằng đồng tiền và thúc đẩy sản xuất thực hiện chế độ hạch toán kinh tế: Các ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài chính hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán có khả năng kiểm soát bằng đồng tiền đối với hoạt động của nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng thanh toán. Để thực hiện được món vay, cán bộ tín dụng phải nắm được tình hình sản xuất kinh doanh trước, trong và sau khi cho vay có đạt được hiệu quả hay không để tiếp tục
- đầu tư mở rộng sản xuất. Qua đó tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được các hoạt động của hộ sản xuất. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng là vay vốn phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn khi sử dụng vốn vay các hộ sản xuất phải thực hiện đầy đủ các cam kết đã ghi trong hợp đồng tín dụng, phải trả nợ đúng hạn và các điều kiện kèm theo khác, như vậy để sản xuất kinh doanh có hiệu qủa, có đủ lợi nhuận trang trải lãi vay ngân hàng thì các hộ sản xuất phải hạch toán kinh tế. 1.2.2.6. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy hộ sản xuất tiếp cận mở rộng sản xuất hàng hoá: Ngân hàng đã tạo ra một bước chuyển hướng quan trọng trong phương thức sản xuất của hộ sản xuất khi được ngân hàng đầu tư vốn, hộ sản xuất phải hạch toán kinh tế sao cho vốn vay được sử dụng có hiệu nhất, để tăng thu giảm chi nhằm thu lợi nhuận, để hoàn trả cả vốn và lãi vay cho ngân hàng. Muốn vậy hộ sản xuất phải nghĩ tới thị trường để tiêu thụ sản phẩm thì mới thu được lợi nhuận cao, giúp hộ sản xuất hình thành những biện pháp tốt nhất để tiếp cận và thích nghi với thị trường như nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi các loại cây trồng vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu thị trường, cải tiến cách thức sản xuất để tiết kiệm vật tư, giảm chi phí, thu hiệu quả cao nhờ sự tài trợ vốn của ngân hàng để mở rộng qui mô sản xuất, nhờ đó tính chất sản xuất hàng hoá cũng được tăng lên. 1.2.2.7. Vai trò của tín dụng ngân hàng về mặt chính trị xã hội: Tín dụng ngân hàng không những thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn có vai trò to lớn về mặt chính trị xã hội. Tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong cả nước nói chung và ở nông thôn nói riêng đặc biệt là với một nước có trên 80% dân số sống ở nông thôn. Tín dụng ngân hàng thông qua cho vay mở rộng sản xuất đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, hạn chế được tệ nạn xã hội. Tín dụng ngân hàng góp phần làm giảm bớt những tệ nạn xã hội trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển kinh tế đa thành phần, tạo thêm công ăn việc làm cho hộ sản xuất, tăng thu nhập, hạn chế bớt những phân hoá bất hợp lý trong xã hội, giữ vững
- được nền tảng an ninh chính trị, góp phần củng cố lòng tin của dân chúng nói chung và của các hộ sản xuất nói riêng vào sự lãnh đạo cuả Đảng và Nhà nước. Tóm lại: Tín dụng ngân hàng có vi trò to lớn đối với hộ sản xuất cả về mặt kinh tế lẫn xã hội, chính trị để tín dụng ngan hàng đến với hộ sản xuất, các ngân hàng phải ngày càng tự hoàn thiện mạng lưới tổ chức, biện pháp nghiệp vụ của mình để góp phần đáp ứng một cách thuận tiện, kịp thời nhu cầu vốn cho hộ sản xuất tạo điều kiện cho hộ sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh ngoài những nỗ lực của bản thân ngân hàng thì Nhà nước, các ngành, các cấp có liên quan cũng cần phải xây dựng các chính sách kinh tế phù hợp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các ngân hàng ngày càng được mở rộng và đạt hiệu qủa cao hơn. 1.2.3. Đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất : Tín dụng ngân hàng là hoạt động quan trọng đối với mỗi ngân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Đối với nền kinh tế tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách kinh tế của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đối với ngân hàng tín dụng ngân hàng là một hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng do đó đánh giá đúng hiệu quả tín dụng sẽ giúp các ngân hàng, các ngành có liên quan đưa ra được các biện pháp thích hợp để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra và là mục tiêu lợi nhuận của bản thân ngân hàng, hiệu quả tín dụng ngân hàng được thể hiện trên các mặt sau: - Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, hiệu quả tín dụng ngân hàng trước tiên được thể hiện trong các chỉ tiêu kinh tế xã hội nói chung của một số quốc gia. Tín dụng ngân hàng chỉ thực sự mạng lại hiệu quả cho nền kinh tế khi nó làm tăng tổng sản phẩm quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm lạm phát, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị tr ường
- quốc tế tín dụng ngân hàng thực sự có hiệu quả khi nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước. - Mức độ lợi nhuận mà ngân hàng thu được với phương châm đi vay để cho vay, do đó, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng phụ thuộc lớn vào khả năng mở rộng đầu tư, cụ thể là hoạt động ngân hàng có tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi, có thực hiện cho vay nhiều, sử dụng vốn có hiệu qủa thì mới tồn tại và đứng vững được. Đối với các ngân hàng, hiệu quả tín dụng được thể hiện cụ thể nhất, dễ nhận ra nhất đó chính là lợi nhuận mà ngân hàng có được. Một ngân hàng được coi là có hiệu quả cao nếu có mức lợi nhuận thu được năm sau cao hơn năm trước. Mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu trong cơ chế thị trường hiện nay, ngân hàng thương mại là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập cho nên việc đảm bảo an toàn tín dụng là rất quan trọng hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào mức lãi suất mà ngân hàng thu được, mà còn phụ thuộc vào khả năng thu hồi an toàn của mỗi đồng vốn bỏ ra theo đúng kỳ hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng để tạo ra rủi ro các ngân hàng thương mại phải chấp hành đầy đủ các qui định, qui chế về an toàn tín dụng do ngân hàng Nhà nước ban hành, thẩm định cẩn thận trước khi cho vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của người vay. + Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất. Chỉ tiêu 1: Doanh số cho vay hộ sản xuất Tổng số hộ sản xuất Chỉ tiêu này phản ánh số vốn mà hộ sản xuất vay được từ ngân hàng, tín dụng ngân hàng được coi là có hiệu quả khi doanh số cho vay cao, số hộ được vay nhiều và số tiền vay trên mỗi lượt hộ lớn. Chỉ tiêu 2: Dư nợ cho vay hộ sản xuất trung, dài hạn Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất Dư nợ cho vay trung và dài hạn phải đạt một tỷ trọng nhất định trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất thì các hộ mới đủ vốn để cải tạo cơ sở vật chất sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngăn chặn. Mục tiêu của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
- nông thôn Việt Nam là dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm 30% tổng d ư nợ cho vay hộ sản xuất. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu định tính phản ánh hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất như tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thu nhập hộ sản xuất. + Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư tín dụng cho hộ sản xuất đối với ngân hàng: Dư nợ cho vay bình quân Chỉ tiêu 1: Hiệu quả sử dụng vốn = x 100% Nguồn vốn huy động bình quân Các ngân hàng thương mại huy động vốn để cho vay, do đó cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng thông qua mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, với mỗi đồng tiền gửi vào các ngân hàng sau khi giữ lại một tỷ lệ nhất định dưới dạng tiền dự trữ thì phải cố gắng cho vay càng nhiều càng tốt. Như vậy ngân hàng được coi là kinh doanh có hiệu quả khi có hiệu suất sử dụng vốn cao, hợp lý, an toàn. Chỉ tiêu 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ sản xuất hàng năm. Chỉ tiêu 3: Doanh số thu nợ hộ sản xuất Doanh số cho vay hộ sản xuất Tín dụng hộ sản xuất được coi là có hiệu quả đối với ngân hàng khi doanh số cho vay cao kết hợp với tỷ lệ doanh số thu nợ hộ sản xuất trên doanh số cho vay hộ sản xuất hợp lý để hạn chế bớt ruỉ ro. Dư nợ quá hạn hộ sản xuất Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng hộ sản xuất. Tín dụng hộ sản xuất chứa đựng nhiều rủi ro mà mỗi rủi ro là một cách thức đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay do đó việc đảm bảo thu hồi vốn vay đúng thời hạn là hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định
- hiệu quả tới đúng hộ sản xuất đối với ngân hàng để tránh những rủi ro từ phiá khách hàng, ngân hàng không nên dựa dẫm vào tài sản thế chấp mà phải chủ động đầu tư vào hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ít rủi ro nhất. 1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiẹu quả tín dụng đối với hộ sản xuất : + Về phiá khách hàng: - Do sử dụng vốn vay sai mục đích. - Do tình hình tài chính của hộ sản xuất có biến đổi. - Do năng lực quản lý yếu kém và trình độ áp dụng công nghệ có phù hợp không. - Những vấn đề liên quan đến sự thay đổi thị trường cung cấp đầu vào. - Khách hàng thiếu sự sẵn sàng hoàn trả vốn vay.. + Về phía ngân hàng: Chấp hành không nghiêm các qui trình cho vay. - Cán bộ tín dụng trình độ chuyên môn còn yếu, đạo đức nghề nghiệp còn hạn chế. - Yếu kém về mặt quản lý và điều hành. - Không chấp hành những qui định của pháp luật... + Nhân tố khách quan: - Tình hình kinh tế xã hội của quốc gia - Cơ chế chính sách thay đổi - Những nguyên nhân khác từ bên ngoài quốc gia. - Các yếu tố tự nhiên và những vấn đề liên quan khác ... 1.2.3.3. Qui trình và phương thức cho vay Căn cứ vào nghị định số 14/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính Phủ và thông tư số 01/TT-NH ngaỳ 26/3/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định " Về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn và phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn" Với mục đích là tạo điều kiện và
- khuyến khích những hộ vay vốn sản xuất kinh doanh vay vốn để phát triển sản xuất hàng hoá nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, công nghiệp, mở ngành nghề mới và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả thiết thực, tạo công ăn việc làm, góp phần xây dựng xã hội văn minh dân giàu nước mạnh. Nông nghiệp nông thôn là ngành khu vực có tỷ suất lợi nhuận thấp, rủi ro, cho nên để đảm bảo hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng qui định: Hộ sản xuất phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong đơn xin vay và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai trái trong quá trình sử dụng vốn vay, vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn ngoài ra vốn vay còn phải được đảm bảo bằng giá trị tài sản thế chấp. Khi các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ xét duyệt cho vay nếu các hộ có đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng quy định như: - Các hộ phải tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ đúng hạn cả gốc và lãi. - Có dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. - Có khả năng tài chính và có các nguồn thu nhập hợp pháp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng. - Cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu vay từ 10 triệu đồng trở lên và các hộ sản xuất phải có vốn tự có bằng tiền, giá trị vật tư, hay ngày công lao động đóng góp vào tổng số vốn của dự án sản xuất kinh doanh. Hộ sản xuất phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương, những hộ ở địa phương khác đến phải có xác nhận của UBND nơi có hộ khẩu thường trú và được UBND nơi đến cho phép sản xuất kinh doanh. Hộ sản xuất phải chấp nhận sự kiểm tra giám sát của ngân hàng trước, trong và sau khi cho vay. Đồng thời hộ sản xuất phải cung cấp cho ngân hàng những tài liệu có liên quan đến việc sử dụng vốn vay đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank
99 p | 944 | 423
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu Gạo
88 p | 450 | 136
-
Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
112 p | 680 | 125
-
Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội
37 p | 408 | 115
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
88 p | 250 | 98
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển bằng Container ở Việt Nam
41 p | 331 | 90
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh NHNo & PTNN Nam Hà Nội
133 p | 226 | 75
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội
83 p | 185 | 66
-
Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
89 p | 229 | 65
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNNo & PTNT Đông Hà Nội
75 p | 194 | 56
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Hotel Continental Saigon
103 p | 217 | 55
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự
59 p | 215 | 54
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
127 p | 174 | 42
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của công ty TNHH Phi Long
63 p | 158 | 37
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội
64 p | 176 | 32
-
Luận văn - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
82 p | 107 | 17
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hà Tây
28 p | 125 | 13
-
Luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”
29 p | 118 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn