intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)

Chia sẻ: Trương Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

67
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.) được thực hiện với mục tiêu nhằm nhân giống thành công cây đu đủ đực bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào nhằm cung cấp nguồn cây giống cho nhu cầu sản xuất dược liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------- NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH IN VITRO CÂY ĐU ĐỦ ĐỰC (CARICA PAPAYA L.) LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG THÁI NGUYÊN – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------- NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH IN VITRO CÂY ĐU ĐỦ ĐỰC (CARICA PAPAYA L.) Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Mã số: 8 42 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Lan Cơ quan: Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS.Vũ Thị Lan. Mọi trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong một công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên. Thái Nguyên, ngày 21 tháng 5 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Vũ Thị Lan - Giảng viên Khoa Công nghệ sinh học - Trường Đại học Khoa học, cô đã định hướng nghiên cứu, tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, bộ phận Sau Đại học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học và các thầy cô giáo, cán bộ trong Khoa, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của các anh chị kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh ủng hộ, khuyến khích, động viên tạo động lực để tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình làm luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ phía thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó! Thái Nguyên, ngày 21 tháng 5 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Hương Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1.1. Giới thiệu chung về cây đu đủ ................................................................... 3 1.1.1. Nguồn gốc ........................................................................................ 3 1.1.2. Phân loại .......................................................................................... 3 1.1.3. Đặc điểm hình thái và sinh thái của cây đu đủ .................................. 4 1.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dược liệu của cây đu đủ đực .............. 9 1.2. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ............................................... 15 1.3. Tình hình nghiên cứu cây đu đủ bằng phương pháp nuôi cấy mô trên thế giới và Việt Nam ....................................................................................... 20 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................. 20 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................. 22 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24 2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 24 2.1.1. Vật liệu thực vật ............................................................................. 24 2.1.2. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm ..................................................... 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................... 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25 2.3.1. Phương pháp khử trùng mẫu cấy. ................................................... 25 2.3.2. Phương pháp nuôi cấy tạo mô sẹo ........................................................ 25 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo ................. 26 2.3.4. Phương pháp tạo cây hoàn chỉnh .......................................................... 27 2.4. Điều kiện thí nghiệm ................................................................................ 27 2.5. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................ 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 28 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ khử trùng mẫu cấy ..................... 28 3.1.1. Ảnh hưởng của chế độ khử trùng đến hiệu quả khử trùng mẫu ....... 28 3.1.2. Ảnh hưởng của độ tuổi mẫu đến hiệu quả khử trùng ...................... 31 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng (IAA, NAA, BAP và NAA) đến khả năng hình thành mô sẹo.................................. 34 3.2.1. Ảnh hưởng của loại vật liệu nuôi cấy đến khả năng tạo mô sẹo .......... 34 3.2.2. Ảnh hưởng của của các chất kích thích sinh trưởng đến sự hình thành mô sẹo.................................................................................................... 35 3.3. Nghiên cứu tái sinh chồi từ mô sẹo .......................................................... 39 3.4. Nghiên cứu khả năng nhân nhanh chồi đu đủ đực ................................... 42 3.5. Nghiên cứu khả năng tạo rễ cho chồi đu đủ đực...................................... 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế độ khử trùng đến hiệu quả khử trùng đối với ngọn đu đủ ............................................................................... 27 Bảng 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi mẫu đến hiệu quả khử trùng sau 2-4 tuần nuôi cấy..................................................................... 30 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của loại vật liệu đến khả năng tạo mô sẹo ................... 32 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của của các chất kích thích sinh trưởng đến sự hình thành mô sẹo (sau 4 tuần nuôi cấy) ............................................... 34 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và NAA đến khả năng tái sinh chồi của callus đu đủ (Sau 4 tuần nuôi cấy).......................................... 38 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tổ hợp BAP và NAA đến khả năng nhân nhanh chồi đu đủ (Sau 4 tuần nuôi cấy) ................................................... 40 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ IBA, α-NAA đến khả năng tạo rễ của chồi đu đủ đực ............................................................................... 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Các loại cây đu đủ ....................................................................... 5 Hình 1.2 Các loại hoa đu đủ ....................................................................... 6 Hình 1.3 Cụm hoa lưỡng tính .................................................................... 7 Hình 1.4 Cụm hoa đơn tính cái ................................................................. 7 Hình 1.5 Cụm hoa đực ............................................................................. 7 Hình 2.1 Cây đu đực dùng trong nghiên cứu. ................................................. 23 Hình 3.1 Mẫu trước và sau khử trùng ............................................................ 30 Hình 3.2 Khử trùng mẫu với các độ tuổi khác nhau .................................. 33 Hình 3.3 Nuôi mô sẹo ............................................................................ 37 Hình 3.4 Chồi tái sinh từ mô sẹo .................................................................... 40 Hình 3.5 Nhân chồi ........................................................................................ 42 Hình 3.6 Tạo cây hoàn chỉnh .................................................................. 45 Hình 3.7 Rễ cây đu đủ đực in vitro ........................................................... 46 Hình 3.8 Quy trình nhân giống cây đu đủ đực ......................................... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT 2,4 D 2,4 – Dichloro phenoxy acetic acid B5 Gamborg’s Cs Cộng sự CT Công thức CĐ Chế độ ĐC Đối chứng IBA Indole butyric acid MS Murashige & Skoog (1962) NAA  - Naphthalene axetic acid NC Nhân chồi NC Môi trường nhân chồi MS Môi trường tạo mô sẹo TB Trung bình TC Môi trường tái sinh chồi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đu đủ (Carica papaya L.) thuộc họ Caricaceae là loài cây ăn trái phổ biến ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Đu đủ phân bố ở hầu hết các nước trên thế giới thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin và Châu Úc. Đu đủ có nhiều ưu điểm thích nghi với nhiều loại đất đai và khí hậu khác nhau, cây sớm cho trái và mang trái quanh năm, hàm lượng chất dinh dưỡng cao đặc biệt là vitamin A (cao gấp mười lần so với chuối, dứa và gần gấp đôi xoài). Cây đu đủ là loài đa tính, có đu đủ đực, đu đủ cái và cây đu đủ lưỡng tính. Ở Việt Nam cây đu đủ được trồng phổ biến, nhưng hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới đều chú trọng trong việc phát triển cây đu đủ theo hướng cây cho nhiều trái, trồng cây đu đủ cái và đu đủ lưỡng tính mà chưa quan tâm đến cây đu đủ đực. Đu đủ đực có nhiều ứng dụng về mặt dược liệu trong các bài thuốc đông y cổ truyền. Các bộ phận của cây đu đủ đực có nhiều giá trị về mặt y học. Hoa đu đủ đực là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc đông y chữa các bệnh như ho, viêm họng, mất tiếng, viêm cuống phổi, ho gà, chữa tiểu dắt, tiểu buốt, đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ. Lá của cây đu đủ đực dùng rửa vết thương, tẩy vết máu trên quần áo, vải. Rễ của cây đu đủ đực chữa rắn cắn, cá đuối cắn.... Đu đủ rất giàu enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp đẹp da, mau lành các tổn thương trên da. Đu đủ cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết, hồi phục sự tươi trẻ cho làn da. Chính vì vậy, cây đu đủ rất có giá trị về mặt kinh tế cũng như giá trị y học, giúp cải thiện đời sống người nghèo vùng nông thôn. Hiện nay, các giống đu đủ của Việt Nam cũng như trên thế giới đều rất dễ bị nhiễm các bệnh virus. Malaysia đã phải đối mặt với tình trạng cây đu đủ chết do bị nhiễm nhiều loại bệnh như: khảm đu đủ, bệnh phấn trắng, thối rễ do nấm..., có đến 800 ha cây đu đủ bị chết đã khiến cho nền kinh tế nước này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 bị thiệt hại tới 58 triệu USD hàng năm [54]. Các nhà khoa học đã nghiên cứu xác định được các loại virus gây bệnh ở đu đủ như bệnh khảm lá, virus gây bệnh đốm vòng, virus gây bệnh quắt ngọn làm cho cây tàn lụi nhanh, giảm năng suất, sản lượng nghiêm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Mặt khác giá thành hạt giống đu đủ nhập nội cao. Trong khi đó việc lai hữu tính và nhân giống bằng hạt đã làm phân ly các đời sau, mất dần các đặc tính tốt của cây bố mẹ dẫn đến thoái hóa giống. Đã có những nghiên cứu như lai tạo để chọn ra giống mới chống chịu bệnh đốm vòng (Siar và cộng sự, 2005; Chan 2005); chuyển gen kháng bệnh đốm vòng vào cây đu đủ (Drew và cộng sự, 2005) hoặc sử dụng phương pháp nuôi cấy mô in vitro để sản xuất cây đu đủ sạch bệnh [31], [34], [53], tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về nhân giống cây đu đủ đực để phục vụ cho nhu cầu sản xuất dược liệu. Với sự phát triển của công nghệ tế bào thực vật, trong đó phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật đã cho thấy rõ những ưu điểm của nó là tạo ra nguồn cây giống sạch bệnh, sinh trưởng, phát triển khỏe, độ đồng đều và hệ số nhân giống cao. Đây là giải pháp lựa chọn phù hợp để tạo ra nguồn cây giống đu đủ đực sạch bệnh cung cấp cho nhu cầu cây giống trong sản xuất dược liệu ngày càng tăng hiện nay. Chính vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nhân giống thành công cây đu đủ đực bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào nhằm cung cấp nguồn cây giống cho nhu cầu sản xuất dược liệu. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu chế độ khử trùng mẫu cấy. - Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo mô sẹo. - Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo. - Nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây đu đủ 1.1.1. Nguồn gốc Cây đu đủ có tên khoa học là: Carica papaya, cây có nguồn gốc ở vùng đất thấp từ miền nam Mexico qua miền đông Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ. Được người Tây Ban Nha đưa tới Philipin vào khoảng năm 1550. Từ đây cây được đưa vào khu vực nhiệt đới châu Á, châu Phi. Hiện nay cây đu đủ phân bố ở hầu hết các nước trên thế giới thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin và Châu Úc.Ở Việt Nam, đu đủ được trồng rộng rãi trong phạm vi cả nước. Cây đủ đủ là cây rất quen thuộc được trồng ở khắp mọi nơi, từ một vài cây quanh nhà, bờ đê đến xen canh cây lâu năm. Cây đu đủ còn có tên gọi khác là phan qua thụ, phiên mộc, mác rẩu (dân tộc Tày) [14]. Xét về mặt giới tính, đu đủ có ba loại giới tính là:cây đực, cây lưỡng tính và cây cái. Cây đu đủ đực có nhiều ứng dụng về mặt dược liệu trong các bài thuốc đông y cổ truyền, tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về loại cây đu đủ đực này. Các giống được trồng hiện nay chủ yếu là giống địa phương đã bị lai tạp nhiều nên không còn giữ đúng đặc tính ban đầu của giống. 1.1.2. Phân loại Cây đu đủ được phân loại theo quyển Medicinal- Plants (1887) của Koehler như sau: Tên Việt Nam: Đu Đủ Danh pháp hai phần Carica papaya L. Loài: C.papaya Chi Carica Họ: Đu đủ Caricaceae Bộ: Brassicales Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 Lớp: Hai lá mầm Nhiều loài đu đủ khác cũng được trồng ở một vài nơi để lai tuyển chọn giống như: C. candamarcencis Hook (đu đủ núi); C. cundinamarcensis Linden; C. quercifolia Benth and Hook (đu đủ lá cây giẽ); C. chryso pétala Heilb; C. pentagona Heilb (đu đủ năm góc, còn có tên là Babacao, tái dài, không hột, ruột vàng, mùi vị giống như dưa gang tây (melon); C. microcarpa Jacq (đu đủ nhỏ trái); C. cauliflora Jacq; gracilis Sohms; C. perythrocarpa Linden and André [17]. 1.1.3. Đặc điểm hình thái và sinh thái của cây đu đủ a) Đặc điểm hình thái và sinh thái của cây đu đủ Đu đủ (Carica papaya L.). Loài cây ăn quả thuộc họ đu đủ (Caricaeae). Cây thân cột mềm, mang nhiều sẹo lá to; lá lớn, tập trung ở đỉnh, cuống dài rỗng, phiến lá xẻ thùy chân vịt; toàn cây có nhựa mủ trắng đục. Hoa tạp tính: trên cùng một cây có hoa đực và hoa lưỡng tính hoặc hoa cái và hoa lưỡng tính [9]. Đu đủ có thể xếp thành 3 loại trên phương diện giới tính: cây đực, cây lưỡng tính và cây cái. Khuynh hướng thay đổi giới tính phần lớn do thời tiết gây ra ví dụ như khô hạn và thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì khuynh hướng sản xuất hoa đực càng lớn. Đu đủ đực chỉ mang toàn hoa đực trên phát hoa. Phát hoa có cuống dài và phân nhánh. Hoa đực không cuống, nhỏ, đường kính 0,4 - 0,5 cm, dài 4-5 cm, không bầu noãn, có 10 nhị đực với 2 túi phấn trên mỗi nhị [10]. Hoa của đu đủ: hoa trắng nhạt hay xanh nhạt, khác gốc. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành chùy có cuống hoa rất dài. Hoa cái có tràng dài hơn tràng của hoa đực, mọc thành chùy ở kẽ lá. Theo khung phân loại của Storey (1941), hoa đu đủ được chia ra thành 6 kiểu cơ bản: Hoa đơn tính cái: có bầu nhụy và không có nhị đực. Hoa lưỡng tính 5 nhị (pentandria) có 5 chỉ nhị, bầu nhụy có 5 rãnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 Hoa lưỡng tính dị hình (carpelloid) có từ 6 đến 9 nhị, bầu nhụy có rãnh dị hình. Hoa lưỡng tính thon dài (elongata) có bầu nhụy kéo dài, bề mặt trơn, phẳng. Hoa lưỡng tính nhụy thoái hóa (barren) có 10 nhị, không có bầu nhụy. Cây đu đủ đực Cây đu đủ cái Cây đu đủ lưỡng tính Hình 1.1. Các loại cây đu đủ Theo phân loại của Oschae và cộng sự (1975), trích trong tài liệu của Singh (1990), cụm hoa đu đủ được phân thành 3 nhóm: Cụm hoa đơn tính cái (cụm hoa ngắn, chỉ mang hoa đơn tính cái), cụm hoa lưỡng tính (cụm hoa ngắn, có thể mang hoa lưỡng tính 5 nhị, hoa lưỡng tính thon dài, hoa lưỡng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 tính bất dục và hoa lưỡng tính dị hình), Cụm hoa đực (cụm hoa có cuống dài, mang chủ yếu là hoa đực, có thể mang một vài hoa lưỡng tính thon dài ở đầu ngọn cành hoặc nhánh của cụm hoa). Hoa đơn tính cái Hoa lưỡng tính năm nhị Hoa lưỡng tính dị hình Hoa lưỡng tính thon dài Hoa lưỡng tính bất dục Hoa đực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 Hình 1.2. Các loại hoa đu đủ [7] Hình 1.3. Cụm hoa lưỡng tính ( B1 – B4) [7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 Hình 1.4. Cụm hoa đơn tính cái ( A1, A2) [7]. Hình 1.5. Cụm hoa đực (C1, C2) [7]. Quả đu đủ: Quả thịt, hình trứng to, dài 20-30 cm, đường kính 15-20 cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam. Trong ruột quả có rất nhiều hạt đen to bằng hạt tiêu, xung quanh có lớp nhầy [13]. Thân, rễ: đu đủ thuộc loại thân mềm, bản mộc, thân già có màu xám xanh, nâu xám hay nâu đỏ. Thân mang nhiều sẹo lá, sẹo phát hoa và dễ bị bọng ruột. Độ bọng ruột càng lớn khi cây càng già, do đó dù thân có đường kính khá lớn (đôi khi đường kính đạt 15-20cm) nhưng khá giòn và mọng nước nên cây dễ bị gió mạnh làm gãy cây. Hầu hết rễ đu đủ đâm nhánh ngang mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi, nhưng mọc xuống sâu kém, rễ mềm và rất sợ đọng hoặc úng nước. b) Đặc điểm sinh thái của cây đu đủ: Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát. Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 độ, khi nhiệt độ cao 30-35oC hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều 250- 300mm/tháng, cây sẽ sinh trưởng kém. Nhiệt độ dưới 0oC làm cây chết, hư hại nặng nề. Nếu tưới quá nhiều nước thì rễ, lá bị hư hại nhiều, cây phát triển chậm, yếu. Cây đu đủ không chịu đựng được gió to. Đu đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chua thích hợp pH từ 5,5- 6,5. Đất trồng đu đủ phải giàu chất hữu cơ, tơi xốp, đất không hoặc ít phèn, thuận tiện cho việc tưới nước và thoát nước tốt khi có mưa lớn. Vùng đồng bằng phải lên luống thật cao và đường mương thoát nước phải sâu để dễ thoát nước. Chuẩn bị đất: Đất trước khi trồng nên đánh luống rộng 2-2,5m. Giữa các luống có rãnh sâu 30cm để thoát nước. Thời vụ: Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy nhiên hạn chế sâu bệnh có thể bố trí trồng đu đủ vào đầu mùa mưa (tháng 4-5). Những vùng chủ động tưới tiêu trồng vào cuối mùa mưa (tháng 10- 11) [5]. 1.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dược liệu của cây đu đủ đực Thành phần hóa học của đu đủ: Trong các thành phần của cây như thân, rễ, lá đều chứa một chất nhựa mủ (latex). Trong nhựa mủ có enzyme papain, các axit amin: leuxin, tyrosin, chất béo, axit malic và enzyme thủy phân, enzyme papain có tác dụng phân giải các chất đạm, protein để giải phóng các axit amin như alanin, arginin, tryptophan. Tác dụng phân huỷ các chất đạm của enzyme papain tiến hành ở môi trường axit, trung tính hoặc hơi kiềm, tốt nhất ở pH 6,4-6,5. Nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của enzyme khá cao, có thể tới 80-85oC, nhưng cao hơn 90oC sẽ mất hoạt tính. Ở nhiệt độ thường, khi cho enzyme papain tiếp xúc với lòng trắng trứng thì lòng trắng trứng mất tính sánh sền sệt. Trong lá, hạt (chủ yếu ở lá) có một chất ancaloit đắng gọi là cacpain và glucoxit gọi là cacpozit. Cacpain kết tinh dưới dạng khối lăng trụ đơn (prisme monoclinique) nóng chảy ở 121oC, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Tác dụng của cacpain gần như digitalin là thuốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 10 trợ tim. Trong hạt và các bộ phận khác, người ta còn thấy các tế bào chứa myrozin và các tế bào khác chứa kali myronat. Khi giã hạt với nước, myrozin và kali myronat tiếp xúc với nhau sẽ cho tinh dầu có mùi diêm sinh, hắc giống chất isothioxynat alyl. Trong rễ, người ta thấy có nhiều kali myronat, trong lá nhiều myrozin, trong vỏ hạt nhiều myrozin và không có kali myronat. Theo Hooper hạt đu đủ có: 26,3% dầu; 24,3% chất anbuminoit; 17% sợi; 15,5% hydrat cacbon; 8,8% tro và 8,2% nước [13]. Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của đu đủ như: Khảo sát tinh sạch Enzyme Chymopapain trong mủ trái đu đủ Việt Nam [18]; Nghiên cứu hoạt tính sinh học của flavonoid từ lá đu đủ cho thấy hàm lượng flavonoid chiếm khoảng 0,78 % trọng lượng lá khô. Ngoài tác dụng kháng khuẩn các flavonoid còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư biểu mô người mà không gây tác hại xấu đối với tế bào lympho bình thường [11]. Hồ Thị Hà và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học, đồng thời đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, kháng khuẩn và chống oxy hóa của hợp chất alkaloid mới được đặt tên là Carpainone (1) từ lá cây Đu đủ [5]. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng các thành phần của cây đu đủ đực để chữa bệnh. Vị của lá và hoa đu đủ đực rất đắng nhưng vẫn hoàn toàn có thể dùng nấu canh ăn hoặc làm rau trộn gỏi... Tác dụng dược lý của các thành phần của cây đu đủ như sau: Enzyme papain có tác dụng như enzyme pepsin của dạ dày và nhất là giống enzyme trypsin của tụy tạng trong sự tiêu hóa đạm. Enzyme papain làm cho một số vi khuẩn Gram dương và Gram âm ngừng phát triển. Những vi khuẩn như Staphylococci, vi khuẩn Salmonella rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain. Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng giảm độc đối với toxin và toxanbumin. Chất cacpain làm chậm nhịp tim, có người đã dùng thay thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 11 thuốc chữa tim. Gần đây, người ta đã phát hiện thấy hạt đu đủ có chất kháng sinh mạnh [13]. Hoa đu đủ đực trị ho cho trẻ sơ sinh và người lớn là cách chữa trị ho được lan truyền rộng dãi trong dân gian và được rất nhiều người tin dùng. Hoa đu đủ đực trị ho hiệu suất cao và bảo đảm an toàn đặc biệt là cho trẻ sơ sinh. Hoa đu đủ đực trị ho có phản ứng rất nhanh, với nguyên vật liệu dễ tìm kiếm và hoàn toàn có thể phối kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để tạo nên một hỗn hợp trị ho hiệu quả. Theo tài liệu Rau ngon thuốc quý của nhà xuất bản Dân trí (năm 2015) [14], bác sỹ Đoàn Lư đã sưu tầm được bốn bài thuốc đông y có thành phần chính là hoa đu đủ đực chữa ho như sau: Bài thuốc 1: Hoa đu đủ đực 30g nấu lấy nửa chén nước, hòa tan với đường cho trẻ em uống ngày 2 lần. Bài thuốc thứ 2: Hoa đu đủ đực 20g, tẩm mật sao, bách bộ 12g, phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Trẻ em 1-5 tuổi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1- 4g. Trẻ 6-10 tuổi mỗi lần 5-8g. Bài thuốc thứ 3: Hoa đu đủ đực 15g, trần bì 20g tẩm nước gừng, sao, lá lốt 40g, nghệ vàng 15g, chua me đất hoa vàng 30g, cam thảo đất 20g, lá chanh non 30g, rau má 40g, vỏ rễ dâu 30g tẩm mật sao vàng, vỏ cây khế chua 30g sao vàng. Sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 5-7 ngày. Bài thuốc thứ 4: Hoa đu đủ đực 50g, dây tơ hồng 50g, rau má 35g, lá xương sông 20g, lá hẹ 15g. Tất cả sắc với 1500ml lít nước còn 500ml. Lọc, thêm 75g đường trắng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml. Ho gà là đường hô hấp bị nhiễm trùng bởi một loại vi khuẩn có tên là Bordetella, căn bệnh này nguy hiểm và nó xảy ra ở mọi lứa tuổi, chính vì như vậy chúng ta rất cần được điều trị thật sớm, cũng như cần điều trị dứt điểm. Trị ho bằng hoa đu đủ đực phối kết hợp một số ít loại thảo dược, sẽ đem đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
97=>1