intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

42
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Tôn giáo và mối quan hệ giữa tôn giáo và nghệ thuật; cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử; cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ NGUYỄN THỊ YẾN CẢM HỨNG VÀ CHẤT LIỆU TÔN GIÁO TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ VÀ HUY CẬN TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2009
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN THỊ YẾN CẢM HỨNG VÀ CHẤT LIỆU TÔN GIÁO TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ VÀ HUY CẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Lýluận văn học – Mã số 60 22 32 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trần Khánh Thành Hà Nội - 2009
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 4 2.1 Hàn Mặc Tử..................................................................................................... 4 2.2 Huy Cận ........................................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 7 4 .Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 4.1. Phương pháp hệ thống ................................................................................... 7 4.2. Phương pháp khảo sát thống kê..................................................................... 7 4.3. Phương pháp phân tích, so sánh.................................................................... 7 5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 8 Chương 1: TÔN GIÁO VÀ CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG VĂN HỌC9 1.1. Giới thuyết chung về tôn giáo ....................................................................... 9 1.1.1. Tôn giáo và nguồn gốc của tôn giáo .......................................................... 9 1.1.2. Bản chất của tôn giáo ............................................................................... 15 1.2. Cảm hứng tôn giáo trong văn học .............................................................. 18 Chương 2: CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ ......... 22 2.1. Hàn Mặc Tử - Một con chiên ngoan đạo mà bất hạnh ............................ 22 2.2. Từ cảm hứng thơ đến cảm hứng tôn giáo trong thơ là sự khao khát vươn đến cái tột cùng của Hàn Mặc Tử ..................................................................... 26 2.2.1. Cảm hứng trong thơ .................................................................................. 26 2.2.2. Cảm hứng tôn giáo trong thơ .................................................................... 28 2.2.3. Sự khao khát đến cái tột cùng của Hàn Mặc Tử ..................................... 34 2.3. Thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới tôn giáo sống động nhiều màu sắc ........ 39 2.4. Đức tin là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật của Hàn Mặc Tử ................................................................................................. 44 Chương 3: CẢM HỨNG VÀ CHẤT LIỆU TÔN GIÁO TRONG THƠ HUY CẬN ...........................................................................................................50 3.1. Huy Cận nhà thơ của tình đời và niềm khát vọng sự sống vĩnh hằng ............ 50 3.1.1. Vài nét về cuộc đời Huy Cận ..................................................................... 50 3.1.2. Hành trình sáng tạo thơ của Huy Cận..................................................... 50 3.2. Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận trước Cách mạng Tháng Tám ..........................................................................................................51 3.2.1. Niềm tâm sự của kẻ mất thiên đường ....................................................... 51 1
  4. 3.2.2.Triết lý Đạo gia và khát vọng tiêu dao trong vũ trụ ................................... 55 3.3. Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận sau Cách mạng Tháng Tám ..........................................................................................................58 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 69 2
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, ra đời sớm và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân loại. Đã từ lâu, tôn giáo và nghệ thuật có mối quan hệ gắn bó và thâm nhập lẫn nhau, đôi khi thật khó phân biệt đâu là tác phẩm văn học và đâu là giáo lý của tôn giáo. Tôn giáo là đề tài hấp dẫn và là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ, nhà văn. Nhiều kiệt tác nghệ thuật thế giới hướng về đề tài tôn giáo. Tôn giáo là vùng lãnh địa hấp dẫn để các nhà thơ, nhà văn thể hiện khao khát tột cùng của mình về cái đẹp và về miền bí ẩn khuất lấp trong tâm hồn con người, góp phần hướng con người vươn tới cái thiện. Trong lịch sử văn học Việt Nam, mối quan hệ giữa văn học và tôn giáo khá mật thiết. Thời kì trung đại, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng khá đậm của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Đặc biệt thời Lý -Trần, Phật giáo chi phối rất sâu rộng đề tài, cảm hứng văn học, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong tiến trình văn học Việt Nam. Bước sang thời kỳ hiện đại, cùng với sự giao lưu văn hóa Đông – Tây, mối quan hệ giữa văn học và tôn giáo có thêm nhiều sắc thái mới. Bên cạnh sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học và các tôn giáo truyền thống phương Đông, lại có thêm sự ảnh hưởng không kém phần mạnh mẽ của Thiên Chúa giáo được truyền bá từ phương Tây trong thế kỷ XIX vào đầu thế kỷ XX. Những nguồn ảnh hưởng qua lại đó được thể hiện khá tập trung ở thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận. Dù màu sắc và mức độ khác nhau nhưng Hàn Mặc Tử và Huy Cận đều sử dụng khá nhiều chất liệu tôn giáo và lấy cảm hứng tôn giáo để sáng tạo những thi phẩm độc đáo, tạo nên một thế giới nghệ thuật hấp dẫn, đầy không khí thiêng liêng. Đó chính là lý do thôi thúc chúng tôi chọn Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận làm đề tài luận văn thạc sĩ, xem đó như là một hướng để khám phá và nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận. 3
  6. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Hàn Mặc Tử Năm 1987, khi Nhà xuất bản Văn học ấn hành Tuyển tập Hàn Mặc Tử nhà thơ Chế Lan Viên viết lời giới thiệu có cái nhan đề khá độc đáo: Hàn Mặc Tử, anh là ai? Cho đến bây giờ giới nghiên cứu dù tốn biết bao giấy mực cũng chưa thể trả lời cho thật thấu đáo câu hỏi “Hàn Mặc Tử, anh là ai?”. Hàn Mặc Tử là một tài năng lớn, độc đáo với một hồn thơ mãnh liệt mà kì dị. Thơ ông có cảnh quê, tình quê nồng nàn, rạo rực và có cả cảnh máu cuồng, hồn điên rất kinh dị. Hàn Mặc Tử tự nhận mình là “thi sĩ của đội quân thánh giá”, khơi mạch thơ ở Đức Chúa trời. Chính cảm hứng và chất liệu tôn giáo đã góp phần tạo nên một thế giới thơ độc đáo nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử. Nhìn tổng quan, lịch sử nghiên cứu Hàn Mặc Tử có ba giai đoạn lớn với những mốc thời gian tương đối xác định: Một là trước 1945, hai là từ 1945- 1987, ba là từ 1987 đến nay. Trước 1945, hầu hết là những ý kiến thiên về khẳng định, đề cao tài năng Hàn Mặc Tử ở những công trình như Thi nhân Viêt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, nhất là công trình Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn của Trần Thanh Mại và những bài báo khác đều ca ngợi tên tuổi của Hàn Mặc Tử như một vì sao chổi lạ xoẹt ngang bầu trời thi ca Việt Nam. Từ 1945-1987, việc nghiên cứu Hàn Mặc Tử hình thành hai khu vực phía Bắc và phía Nam. Phía Bắc do điều kiện chiến tranh và quan điểm nhìn nhận còn khắt khe nên việc khẳng định còn dè dặt và chật hẹp. Trong khi đó ở phía Nam lại có phần thái quá trong việc đề cao thơ Hàn Mặc Tử. Từ 1987 đến nay, không khí đổi mới đã giải phóng tư duy, khơi nguồn sáng tạo cho các nhà phê bình nghiên cứu văn học, việc đánh giá các hiện tượng văn học trong quá khứ cởi mở và khách quan hơn. Nhiều nhà Thơ mới đã được nhìn nhận theo một tinh thần mới. Lần đầu tiên Tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử được ấn hành trên toàn quốc. Nhà thơ Chế Lan Viên đánh giá rất cao người bạn thơ cùng trường phái với mình. Từ đây, việc nghiên cứu Hàn Mặc Tử lại trở nên 4
  7. hưng thịnh hơn bao giờ hết. Thơ Hàn Mặc Tử được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông như một trong những gương mặt sáng giá nhất của phong trào Thơ mới, được đưa vào giảng dạy ở Đại học như một tác gia của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ văn Hàn Mặc Tử được tái bản nhiều lần. Những công trình nghiên cứu, sưu tầm, hồi ký, chuyên khảo, chuyên luận, bình giảng về tác phẩm của Hàn Mặc Tử lần lượt ra đời. Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi, khám phá ngày càng sâu sắc hơn về những di sản tinh thần của Hàn Mặc Tử, có một số nhà nghiên cứu đã tìm đến miền linh thiêng, bí ẩn trong thơ ông. Tiêu biểu là các bài: Ảnh hưởng Đạo phật trong thơ Hàn Mặc Tử (Quách Tấn), Hàn Mặc Tử với đức tin, Đạo và đời trong thơ Hàn Mặc Tử (Yến Lan). Những bài viết này bước đầu đã phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử, tạo những điểm tựa quan trọng để tác giả thực hiện luận văn này. Yếu tố tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử là điều dễ nhận thấy. Nhưng ảnh hưởng của nó thuộc những phương diện nào trong thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử? Thuộc phạm trù tình cảm (Đức tin tôn giáo?) hay tư duy nghệ thuật (Tư duy tôn giáo)? Và tôn giáo ở Hàn Mặc Tử chỉ thuần là Công giáo hay gồm cả Phật giáo? Từ những câu hỏi đó người viết có thể tìm câu trả lời trong khi đến với thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử 2.2 Huy Cận Huy Cận đã đi qua một chặng đường thơ dài hơn nửa thế kỷ. Thời kỳ nào thơ Huy Cận cũng thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu và đông đảo bạn đọc. Đến nay đã có hơn 100 bài tiểu luận, chuyên luận về thơ Huy Cận ở nhiều góc độ khác nhau, từ một bài thơ, một chặng đường sáng tác hay một đặc điểm nổi trội, một nguồn cảm hứng lớn cho đến những công trình có tính chất hệ thống và khái quát hơn trên góc độ thi pháp, thế giới nghệ thuật thơ Huy Cận. Các nhà thơ, các nhà phê bình nghiên cứu văn học như Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Trương Chính, Lê Đình Kỵ, Trinh Đường, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Văn Long, Trần Khánh Thành, Trần Đình Sử, Vũ Quần Phương, Đỗ Lai Thúy...đều có những bài tiểu luận, chuyên luận sâu sắc về Huy Cận. Các tác giả đều trân trọng những đóng góp của Huy Cận trên cả hai chặng đường thơ, trước 5
  8. và sau cách mạng. Nhiều ý kiến đã lý giải được quá trình vận động cảm hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ, phác thảo được những nét đặc sắc phong cách thơ Huy Cận về tình yêu sự sống, nỗi khắc khoải không gian, giọng điệu trầm lắng,… những tiểu luận đánh giá phê bình này được tập hợp lại khá đầy đủ trong hai công trình: Huy Cận đời và thơ - Trần Khánh Thành tuyển chọn và giới thiệu [31]; Huy Cận về tác gia và tác phẩm - Trần Khánh Thành, Lê Dục Tú tuyển chọn và giới thiệu [32]. Nhìn chung lịch sử nghiên cứu thơ Huy Cận có thể thấy chia làm hai giai đoạn, trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám: Năm 1940, tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận ra mắt bạn đọc cùng với lời giới thiệu hết sức nhiệt thành của nhà thơ Xuân Diệu. Với tâm hồn nhạy cảm, với sự thấu hiểu của một tri âm tri kỉ, Xuân Diệu đã chỉ ra được những nỗi niềm của Huy Cận trong thơ. Nỗi buồn nhân thế, tình cảm yêu đời tha thiết, khả năng lắng nghe linh hồn trời đất của Huy Cận đã được Xuân Diệu lý giải thuyết phục. Trong Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã chỉ ra một nét nổi trội trong hồn thơ Huy Cận: “Có lẽ thi nhân trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian, có lẽ người đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ vô cùng đưa đến” [30]. Như vậy, bên cạnh việc đánh giá Huy Cận như một tiếng thơ tiêu biểu, đặc sắc của phong trào Thơ mới, các nhà phê bình nghiên đã chỉ ra được một số đặc điểm trong cảm quan nghệ thuật của Huy Cận, bước đầu đã nhận ra cõi thiêng liêng, cổ kính, thanh cao trong Lửa thiêng Sau Cách mạng Tháng Tám, Huy Cận cho ra đời nhiều tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em, Những năm 60, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Ngày hằng sống ngày hằng thơ,… đã thu hút được sự chú ý của đông đảo giới phê bình nghiên cứu. Hàng loạt các bài báo, tiểu luận đã kịp thời khẳng định những thành quả mới của Huy Cận. Các tác giả đều chủ yếu tâp trung đi sâu vào những đổi mới cơ bản, tích cực trong hồn và trong thơ Huy Cận sau cách mạng. Có hai chuyên luận khá công phu về toàn bộ sự nghiệp thơ của Huy Cận. Đó là Thế giới thơ Huy Cận (1987) của Xuân Diệu và Thi pháp thơ Huy Cận (2002) của Trần Khánh Thành. Trong Thi pháp thơ Huy Cận, Trần Khánh Thành đã phân tích quan niệm của Huy Cận về 6
  9. phần hồn của con người trong cuộc sống và trong cõi trời xưa cõi biếc. Trong nhiều tiểu luận viết về thơ Huy Cận, chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến hai tiểu luận: Ngọn lửa thiêng trong đời và trong thơ của Hà Minh Đức và Huy Cận, sự khắc khoải không gian của Đỗ Lai Thúy. Giáo sư Hà Minh Đức tuy còn dè dặt nhưng bước đầu đã đặt vấn đề “Phải chăng Huy Cận đã chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nào để rồi hình dung ra bên cạnh cõi đời là một địa ngục hay thiên đường?‟‟ Còn Đỗ Lai Thúy cắt nghĩa nỗi khắc khoải không gian trong Lửa thiêng là niềm tâm sự của kẻ mất Thiên đường. Ông đã chỉ ra ảnh hưởng của Thiên chúa giáo trong nhiều bài thơ của Huy Cận. Đây cũng là những gợi mở cần thiết để tác giả tìm hiểu cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cảm hứng và chất liệu tôn giáo được thể hiện trong thơ Hàn Mặc Tử và thơ Huy Cận. * Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các tác phẩm thơ viết về tôn giáo và có liên quan đến tôn giáo trong thơ của Hàn Mặc Tử và Huy Cận. 4 .Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp hệ thống Để chỉ ra những nét đặc trưng, khác lạ về Tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và thơ Huy Cận. Coi thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử và thơ Huy Cận như một chỉnh thể thống nhất, là một thế giới tinh thần của thi sĩ. Trong đó tôn giáo đóng vai trò như thế nào trong sáng tạo nghệ thuật? 4.2. Phương pháp khảo sát thống kê Nhằm chứng minh thế giới thơ Hàn Mặc Tử dày đặc những cảm hứng và niềm tin tôn giáo chúng tôi tiến hành thống kê những bài thơ có liên quan đến tôn giáo để tiến hành khảo sát tìm ra những đặc điểm riêng trong thế giới nghệ thuật của hai tác giả. 4.3. Phương pháp phân tích, so sánh Để thấy được cái riêng, cái nổi bật, đặc trưng trong thơ Hàn Mặc Tử so với Huy Cận và so với các tác giả khác cùng thời (1930-1945). Từ đó thấy được giá trị, chỗ đứng của niêm tin tôn giáo trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. 7
  10. 5. Kết cấu của luận văn Gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1: Tôn giáo và mối quan hệ giữa tôn giáo và nghệ thuật Chương 2: Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử Chương 3: Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Huy Cận 8
  11. Chương 1 TÔN GIÁO VÀ CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG VĂN HỌC 1.1. Giới thuyết chung về tôn giáo 1.1.1. Tôn giáo và nguồn gốc của tôn giáo Tôn giáo là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều cách trả lời khác nhau cho câu hỏi “Tôn giáo là gì?”. Từ góc độ nhân loại học, Tylor cho rằng “Tôn giáo là lòng tin vào những vật linh” [29, tr.16]; từ góc độ ngôn ngữ học, Maxmuller xem "tôn giáo là niềm tin vào các vị thần" [29, tr.16]; trên bình diện văn hoá học, AJ.Troibi quan niệm "Tôn giáo là một yếu tố của văn hoá, là một hiện tượng văn hoá" [29, tr.17]; từ góc độ bản thể, Durkhein định nghĩa: Tôn giáo là hệ thống cố kết những tín ngưỡng và thực hành có liên quan đến các sự vật thiêng liêng, gắn với một cộng đồng tinh thần gọi là giáo hội. Nhìn chung các cách định nghĩa trên đây do nhìn nhận tôn giáo một cách phiến diện nên chưa phản ánh được một cách toàn diện hiện tượng tôn giáo. Trên cơ sở tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể quan niệm, tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, bao gồm ý thức tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo, mà sự tồn tại phát triển của nó là do sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người. Như vậy, tôn giáo là sản phẩm của xã hội, của những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa người với người. Chính con người sinh ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sinh ra con người, tôn giáo không phải là hiện tượng tự nhiên tồn tại trước con người, ngoài xã hội loài người. Ph.Ăngghen khẳng định: “Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta những sức mạnh từ bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh của thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian” [8, tr.544]. Một tôn giáo cụ thể thường bao gồm ba yếu tố: Ý thức tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo. Trong quá trình vận động, phát triển của tôn giáo, ý thức tôn giáo, tổ chức tôn giáo và các hoạt động tôn giáo luôn luôn tác động 9
  12. biện chứng lẫn nhau. Nhưng vai trò, vị trí của chúng không ngang bằng nhau. Trong bất cứ tôn giáo nào, ý thức tôn giáo luôn luôn là yếu tố giữ vai trò cơ bản, quyết định nhất. Ý thức tôn giáo vừa là yếu tố không thể thiếu của mọi tôn giáo, vừa quy định phương hướng, nội dung, hình thức, sự vận động, phát triển của các tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo; đồng thời nó còn tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Các hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của tôn giáo. Chúng vừa góp phần củng cố, duy trì ý thức tôn giáo, vừa làm cho ý thức tôn giáo phát triển sống động trong đời sống tinh thần mỗi giáo dân và cộng đồng tôn giáo. Ngày nay, bằng những công cụ, phương tiện hiện đại, các nhà khoa học đã khẳng định, con người đã xuất hiện cách đây ít nhất từ 2 đến 3 triệu năm, thậm chí 5 triệu năm. Nhưng, hình thức tín ngưỡng đầu tiên cũng mới xuất hiện nhiều nhất chỉ cách đây 2,5 đến 4 vạn năm, và những tôn giáo đầu tiên chỉ xuất hiện cách đây khoảng 2,5 đến 3 nghìn năm. Khi đó, lực lượng sản xuất đã có bước phát triển đáng kể, xã hội đã xuất hiện chế độ tư hữu, phân công lao động lần thứ hai giữa lao động trí óc và lao động chân tay đã diễn ra, trong xã hội đã xuất hiện những người chuyên làm “nghề” tôn giáo. Rõ ràng, loài người đã tồn tại rất lâu không cần đến tôn giáo, không cần đến “ý niệm”, "ma", "quỷ", "thần", "thánh" mà vẫn phát triển bình thường trong hạnh phúc yên vui. Và nhất định đến một lúc nào đó "đám mây mù tôn giáo" cũng sẽ mất đi khi những điều kiện nuôi dưỡng nó không còn. Tuy nhiên, bàn về lịch sử nguồn gốc của tôn giáo đã được các nhà tư tưởng luận giải rất khác nhau. Các nhà duy tâm khách quan đều xuất phát từ "tinh thần thế giới", "ý niệm tuyệt đối" để giải thích sự vận động của xã hội. Vì thế, họ đều cho rằng, ý thức tôn giáo có trước xã hội loài người, tồn tại vĩnh hằng quyết định sự ra đời và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và con người. Một số nhà duy tâm chủ quan cho tôn giáo là thuộc tính vốn có của ý thức con người không phụ thuộc vào hiện thực khách quan. Các nhà duy vật trước C.Mác mà đỉnh cao là Lútvích Phoiơbắc đã phân tích sâu sắc nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Lútvích Phoiơbắc viết: "Cảm giác về sự phụ thuộc là cơ sở của tôn giáo" [20, tr.51], và một nguyên nhân khác của 10
  13. lòng tin vào Thượng đế: con người áp dụng quan niệm về sự sáng tạo có tính mục đích của mình vào giới tự nhiên. C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá rất cao cống hiến của Lút- vích Phoiơbắc. Nhưng do lập trường duy tâm và phương pháp nhận thức siêu hình các vấn đề xã hội, Lútvích Phoiơbắc đã không thấy được ý thức của con người nói chung, tình cảm tôn giáo nói riêng cũng là sản phẩm xã hội lịch sử. Vì thế, ông đã không thấy được nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Trên cơ sở thành tựu của các ngành khoa học, xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã giải quyết khoa học, cách mạng vấn đề nguồn gốc tôn giáo. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, ra đời từ nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và nguồn gốc tâm lý Để thực hiện quá trình lao động, con người phải dùng công cụ và phương tiện lao động tác động vào giới tự nhiên, khi công cụ, phương tiện còn rất thô sơ thì con người tỏ ra yếu đuối và bất lực trước giới tự nhiên, họ không giải thích nổi những hiện tượng như: Sấm, sét, bão, lụt, bệnh tật...nên họ khuất phục và sợ hãi. Sự bất lực ấy đã tạo nên ở họ những biểu tượng hoang đường và họ thần thánh hoá các lực lượng tự nhiên. Họ tưởng tượng ra thần sấm, thần sét, thần núi, thần sông... Họ tin rằng các lực lượng đó luôn chi phối cuộc đời họ. Như vậy, sự bất lực của con người (nhận thức hạn chế) trước sức mạnh của giới tự nhiên là một trong những nguồn gốc của tôn giáo. Sự bất lực trong nhận thức của con người được biểu hiện trước hết ở sự thiếu hiểu biết về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Ph.Ăngghen viết: "Bất cứ tôn giáo nào đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội" [9, tr.404], "từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thuỷ của con người về bản chất của chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài xung quanh họ" [9, tr. 443]. Nhưng sự thiếu hiểu biết tự nó chưa phải là nguồn gốc sinh ra tôn giáo, mà chỉ khi nào, trên cơ sở sự thiếu hiểu biết "sự ngu dốt" ấy con người không nhận thức đúng, không tìm ra được phương hướng, biện pháp khắc phục đúng sự thiếu hiểu biết đó, dẫn đến đồng nhất "cái chưa biết" thành cái "không thể biết," thì những ảo ảnh và biểu tượng tôn giáo mới có điều kiện xuất hiện. Nói khác đi, chỉ khi nào con người 11
  14. không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức thế giới, với khả năng hiện có của mình, dẫn tới bất lực, tuyệt vọng thì tôn giáo mới nảy sinh. Mặt khác, nhận thức của con người là sự thống nhất không thể tách rời giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, giữa phương pháp nhận thức gián tiếp và phương pháp nhận thức trực tiếp. Quá trình nhận thức gắn liền với sự hình thành các biểu tượng, phát triển trí tưởng tượng của con người. Đây vừa là sự hơn hẳn, sự khác nhau về chất giữa tâm lý ý thức của con người so với tâm lý động vật, thể hiện rõ nhất sức mạnh của tư duy trí tuệ con người, vừa chứa đựng nhiều nhất những khả năng phản ánh sai lầm, ảo tưởng. V.I Lênin chỉ rõ: "..ngay trong sự khái quát đơn giản nhất, trong ý niệm chung sơ đẳng nhất ... cũng có một phần ảo tưởng" [20, tr.395]. Vì thế, khi con người biến những hình ảnh ảo tưởng, sai lầm, chỉ tồn tại trong tư duy thành một cái gì tồn tại ngoài tư duy của mình, thì lúc đó sẽ xuất hiện các biểu tượng tôn giáo. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, nguồn gốc nhận thức chỉ là tiền đề làm nảy sinh hiện tượng tôn giáo, chính nguồn gốc xã hội, sự bất lực của con người trong các hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội mới là nguồn gốc cơ bản, chủ yếu nhất tạo nên tôn giáo. Bởi vì, về mặt lý luận, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ, thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức. Sự bất lực của con người trong thực tiễn cải tạo các hiện tượng tự nhiên, cải tạo các hiện tượng xã hội, là nguồn gốc dẫn con người đến bế tắc trong nhận thức, sợ hãi tuyệt vọng trong cuộc sống. Hơn nữa, về mặt thực tiễn, sự bất lực, việc không tìm ra con đường, giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu cải tạo giới tự nhiên và cải tạo xã hội với khả năng hiện có của con người luôn luôn gắn liền với nhau trong một thể thống nhất. Nhưng vai trò của những bất lực này trong việc hình thành tín ngưỡng, tôn giáo, là không ngang bằng nhau ở mỗi thời kỳ lịch sử. Trong thời kỳ nguyên thuỷ, khi lực lượng sản xuất kém phát triển, xã hội chưa phân chia thành giai cấp, chưa có hiện tượng người bóc lột người, thì sự bất lực của con người trong quá trình cải tạo các hiện tượng tự nhiên là nguồn gốc chủ yếu tạo nên tín ngưỡng, tôn giáo. 12
  15. Khi xã hội xuất hiện chế độ người bóc lột người thì sự bất lực của con người trong quá trình cải tạo các mối quan hệ xã hội trở thành nguồn gốc cơ bản, chủ yếu tạo nên tôn giáo. Bởi vì, khi xã hội có giai cấp, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển tạo điều kiện để con người giảm đi những bất lực trong quá trình cải tạo các hiện tượng tự nhiên. Đồng thời, do chế độ tư hữu làm cho con người khai thác cạn kiệt tài nguyên, làm môi trường sinh thái ngày càng ô nhiễm. Vì thế, thiên nhiên ngày càng "trả thù" con người với quy mô lớn hơn, cường độ mạnh hơn. Do vậy, con người ngày càng bất lực nhiều hơn trong việc cải tạo thiên nhiên. Mặt khác, chế độ bóc lột là thủ phạm gây ra những tai hoạ ngày càng to lớn, khủng khiếp hơn đối với nhân dân lao động. Chế độ bóc lột về thực chất là chế độ cướp bóc của kẻ mạnh đối với người yếu. Với pháp luật, nhà tù, toà án, quân đội cùng biết bao thủ đoạn xảo quyệt khác, nhà nước của giai cấp bóc lột không chỉ thống trị nhân dân lao động về kinh tế, mà còn áp bức về tinh thần tư tưởng, không chỉ bóc lột cá nhân từng người lao động mà còn áp bức bóc lột cả một giai cấp, một dân tộc. Người lao động không chỉ bị một tên tư bản bóc lột mà còn bị cả giai cấp tư sản cướp bóc. Chế độ bóc lột không chỉ đe doạ miếng cơm, manh áo hàng ngày, mà còn đe doạ cả sự sống còn của mỗi con người, cả cộng đồng người và toàn thể nhân loại Đúng như V.I.Lênin nhận xét, giai cấp bóc lột đang hàng ngày, hàng giờ gây ra cho những người lao động bình thường những nỗi thống khổ cực kỳ ghê gớm, những sự đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến cố phi thường như chiến tranh, động đất. Sự tồn tại và phát triển của chế độ bóc lột làm con người ngày càng bị tha hoá, bần cùng hoá về mọi mặt. Dưới chế độ nô lệ, người nô lệ trở thành công cụ biết nói, trở thành một thứ hàng hoá có giá trong tay giai cấp chủ nô. Nhưng dưới chế độ tư bản, người công nhân không những bị coi như một công cụ vật chất khác, mà còn bị “biến thành nô lệ của những công cụ đó" thành "công cụ loại hai, loại ba”, thành "những đồ vật tầm thường" thành "hàng hoá loại hai, loại ba thậm chí là loại bốn". Cái thân phận "nô lệ của nô lệ" ấy đã làm cho toàn thể nhân dân lao động cảm thấy "mình bị xúc phạm, bị bỏ rơi, bị đánh lừa, bị đánh cắp mất cái con người đích thực nơi họ". Điều đó, đã làm cho con người trong xã hội tư bản, mặc dù sống trong điều kiện dư thừa các phương tiện cơ sở vật chất hiện đại, nhưng vẫn thường 13
  16. xuyên khủng hoảng về tinh thần, mất hết niềm tin và sức mạnh trong quá trình đấu tranh cải tạo tự nhiên, xã hội. Như vậy, chế độ áp bức bóc lột một mặt ngày càng gây ra những tai hoạ khủng khiếp, đòi hỏi con người phải có sự nhảy vọt về chất cả về sức mạnh vật chất và tinh thần để cải tạo nó; mặt khác chế độ đó lại làm suy giảm không ngừng niềm tin, sức mạnh của họ. Vì thế, chế độ bóc lột ngày càng chứng tỏ là thủ phạm tạo nên tình trạng bất lực ngày càng gia tăng của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính trên ý nghĩa đó, V.I.Lênin khẳng định nguồn gốc xã hội luôn là nguồn gốc chủ yếu, nguồn gốc sâu xa nhất, nguồn gốc thật sự của tôn giáo. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh tâm trạng cô đơn, sợ hãi, tuyệt vọng đã từng có ở các động vật bậc cao. Với con người; do có khả năng sinh sống, hoạt động trong nhiều môi trường, phức tạp và do trí tưởng tượng phong phú, nên trước những tai hoạ khủng khiếp như dịch bệnh, bão tố, động đất, núi lửa, chiến tranh; trước cảnh bao la, hùng vĩ của trời, biển, cảnh u tịch, lạnh lẽo của hang sâu, rừng thẳm họ càng dễ rơi vào trạng thái sợ hãi, cô đơn, tuyệt vọng. "Đặc biệt là cái chết làm nảy sinh ra sự sợ hãi lòng tin vào Thượng đế" [31, tr.51]. Bên cạnh những lực lượng xã hội, những hiện tượng thiên nhiên gieo tai hoạ, luôn tồn tại những hiện tượng tự nhiên tạo ra điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng con người và cả những lực lượng xã hội, những cá nhân anh hùng, dũng cảm xả thân cứu giúp đồng loại. Những sự kiện đó là lý do nảy sinh lòng biết ơn, kính trọng. Tâm trạng cô đơn, sợ hãi, tuyệt vọng và lòng biết ơn, kính trọng là những trạng thái tâm lý khác nhau, nhưng liên hệ mật thiết với nhau. Tất cả đều trở thành nguồn gốc trực tiếp để hình thành ý thức tín ngưỡng, tôn giáo. Trong thực tế, những nguồn gốc dẫn đến sự ra đời, tồn tại của tôn giáo luôn quan hệ chặt chẽ, thành một thể thống nhất không tách rời nhau. Song vai trò của chúng không ngang bằng nhau. Vai trò đó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời điểm nào, nguồn gốc xã hội, vẫn là cơ bản, chủ yếu nhất. Nó quyết định xu hướng, nội dung, hình thức, tồn tại phát triển của nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý; quyết định sự ra đời của tôn giáo. Ngược lại, nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lý cũng tác động trở lại rất to lớn 14
  17. đến sự hình thành, phát triển của tôn giáo và góp phần làm sâu sắc, phong phú hơn nguồn gốc xã hội. 1.1.2. Bản chất của tôn giáo Trước C.Mác, các nhà tư tưởng đã nghiên cứu bản chất tôn giáo dưới nhiều góc độ khác nhau. Các nhà duy tâm và các nhà thần học, đều thần bí hoá tôn giáo coi tôn giáo như một hiện tượng kỳ bí, vĩnh hằng, có trước con người. Các nhà duy vật trước C.Mác, đỉnh cao là Lútvích Phoiơbắc đã có những nhận định đúng khi cho rằng: "Bí mật của tôn giáo, xét đến cùng, chỉ là bí mật của sự kết hợp trong cùng một thực thể, ý thức và cái vô thức, ý chí và cái không ý chí" [31, tr.70], là: "Sự đồng nhất cái chủ quan và cái khách quan" [31, tr. 70]. Song, do cách nhìn duy tâm, siêu hình về xã hội, Lútvích Phoiơbắc đã không giải quyết được vấn đề bản chất tôn giáo một cách triệt để. Kế thừa quan điểm của các nhà duy vật, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong các tác phẩm của mình đã đưa ra những tư tưởng cơ bản, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu đúng đắn bản chất tôn giáo. Trong lời nói đầu tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác viết: "Con người sinh ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sinh ra con người. Tôn giáo là tự ý thức, tự tri giác của những người chưa tìm thấy mình hoặc tự đánh mất mình một lần nữa" [7, tr.569]. Phát triển tư tưởng của C.Mác, trong tác phẩm “ChốngĐuy Rinh” Ph.Ăngghen viết: “Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta những sức mạnh từ bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh của thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian ” [8, tr.437]. Từ tư tưởng của các nhà kinh điển có thể khẳng định, bản chất tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thế giới khách quan vào trong đầu óc những con người chưa tìm thấy mình, hoặc tự đánh mất mình một lần nữa. Trước hết, cần khẳng định “tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo thế giới khách quan”. Nguồn gốc, nội dung sự tồn tại, phát triển của tôn giáo do thế giới khách quan quy định. Tôn giáo không có nguồn gốc lịch sử tách rời thế giới khách quan. Muốn tìm nguồn gốc, nội dung, hình thức và động lực của sự vận động, phát triển của tôn giáo phải tìm ngay trong hiện thức khách quan, trong tồn 15
  18. tại xã hội và ngay trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Đây là nội dung quan trọng thể hiện quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử trong việc nghiên cứu, xem xét bản chất tôn giáo, xa rời nội dung này sẽ đẫn tới quan điểm duy tâm, không thể nhận thức đúng đắn bản chất tôn giáo. Nghiên cứu giáo lý, giáo luật của các tôn giáo lớn, ra đời rất sớm như Đạo Phật (thế kỷ VI TCN) Đạo Kitô (thế kỷ I TCN) đều có nội dung khuyên con người không được trộm cắp. Đạo Phật còn coi "chính mệnh", sống bằng nghề nghiệp chân chính là một trong bát chính đạo để giải thoát nỗi khổ. Nội dung đó vừa phản ánh sự tồn tại cuả chế độ tư hữu vừa khẳng định trong xã hội đã xuất hiện nhiều nghề nghiệp chuyên môn phong phú. Đặc biệt, cõi "Niết bàn" của đạo Phật, vườn "Địa đàng" của đạo Do Thái, hay "Thiên đàng" của đạo Kitô chẳng qua chỉ là một bức tranh sinh động, miêu tả cuộc sống no đủ của những cư dân sản xuất nông nghiệp trong những năm tháng mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt bội thu. Thượng đế, Thiên Chúa, Ngọc hoàng chỉ là hình ảnh hoàn thiện, hoàn mỹ, tập trung tất cả mọi sự tinh tuý, tốt đẹp nhất cả về thể chất và tinh thần của những con người hiện thực. Thực chất, đó là sự thần thánh hoá một ông vua chuyên chế với quyền lực vô hạn, cai quản, điều khiển đất nước, thần dân của mình. Tuy nhiên, sự phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực khách quan không phải là sự phản ánh bình thường, phản ánh đúng đắn, trung thực, mà là sự phản ánh hư ảo, bịa đặt. Đây là nội dung cơ bản nhất cấu thành bản chất của tôn giáo, quyết định sự ra đời, tồn tại và những chức năng đặc thù của tôn giáo. Thiếu nội dung cơ bản này mọi tín ngưỡng, tôn giáo, mọi yếu tố cấu thành tôn giáo sẽ không tồn tại. Tôn giáo không chỉ đảo lộn, xem: "Bản chất khách quan coi như là chủ quan, bản chất của giới tự nhiên là khác với giới tự nhiên, coi như bản chất của con người, bản chất của con người như khác với người, coi như là bản chất không phải người" [20, tr.71], mà còn phủ nhận mọi quy luật khách quan, mọi suy nghĩ và hành động sáng tạo của con người. Mặt khác, tôn giáo còn quy mọi sự tồn tại, vận động, biến đổi của thế giới, từ hoạt động nhận thức của con người tới sự vận động của các thiên hà bao la đều phụ thuộc vào ý chí của đấng siêu nhiên, phục vụ đấng siêu nhiên. Cho nên, tôn giáo không chỉ phản ánh xuyên tạc tình hình, khả năng khách quan mà còn phủ nhận quy luật khách quan, không 16
  19. chỉ xuyên tạc quy luật của tự nhiên, xã hội, mà còn xuyên tạc quy luật vận động của tư duy; tôn giáo không chỉ sai lầm trong cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề mà còn sai lầm trong kết thúc vấn đề. Đó là chuỗi dài của những phản ánh sai lầm liên tiếp cả về nội dung và phương pháp. Vì thế, những nội dung phản ánh của tôn giáo về cơ bản không có giá trị về lý luận và thực tiễn, thậm chí nó còn là nguồn gốc gây nên những tai hoạ to lớn cho sự phát triển của tự nhiên, xã hội và con người. Hơn nữa, ý thức tôn giáo, về cơ bản là kết quả của một trình độ phản ánh cảm tính, là "hình thức cảm xúc" của những con người chưa tìm thấy mình, hoặc tự đánh mất mình một lẫn nữa. Sự ra đời của tôn giáo gắn liền với những con người chưa nhận thức được vị trí, vai trò của mình, chưa làm chủ được tự nhiên, xã hội, hoặc tự đánh mất vai trò, vị trí và lý trí của mình trong quá trình nhận thức, cải tạo thế giới khách quan. Những con người này không chỉ tạo ra các biểu tượng sai lầm, coi biểu tượng sai lầm là có thực trong thế giới khách quan, mà còn gửi gắm cả sinh mệnh và cuộc sống vô cùng quí giá của mình cho những biểu tượng sai lầm đó. Cho nên, mọi giáo lý, giáo luật của tôn giáo nhằm hướng con người tin tưởng vào đấng siêu nhiên đều không thể tồn tại trước sự phán xét của "toà án" lý trí. Và phải chăng do nhận thức được vấn đề này, đạo Kitô đã cho rằng, tội lỗi lớn nhất (tội tổ tông) của con người đối với chúa, đối với tôn giáo là đã cố tình ăn phải "cây lý trí" [4, tr.68]. Cho nên, tôn giáo thật sự là sự ấu trĩ, “thời thơ ấu của nhân loại" [20, tr. 64] việc phê phán tôn giáo đang làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng, để con người suy nghĩ trở nên có lý tính" [7, tr. 570]. Như vậy, nội dung phản ánh của tôn giáo luôn luôn là sự thống nhất giữa cái hư và cái thực, trong đó cái hư ảo, cái bịa đặt chiếm tỉ trọng tuyệt đối, giữ vai trò chủ đạo, lấn át, che lấp hầu như toàn bộ cái thực. Cái thực, được hiện ra như một nhu cầu được bù đắp tình cảm, lý trí và sức mạnh để vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc; một khát vọng thoát ra và phản kháng lại cái xã hội buộc con người sinh ra tôn giáo, cần đến tôn giáo. Tuy bị suy biến, bị phủ định và chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ, song không bao giờ cái thực mất đi hoàn toàn, nó vẫn là điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của cái ảo, của tôn giáo. Đúng như Phoiơbắc đã viết: "Trong tôn giáo, ngoài ảo tưởng ra, mặt thực tế tìm tòi cái tốt hơn tìm sự che chở, sự giúp đỡ là cực kỳ quan 17
  20. trọng" [20, tr. 63] . Hơn nữa, toàn bộ quá trình ra đời, tồn tại, vận động, phát triển của tôn giáo cũng như các hoạt động tôn giáo vừa là sự biểu hiện, vừa là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa cái hư và cái thực. 1.2. Cảm hứng tôn giáo trong văn học Không phải ngẫu nhiên, không phải chỉ kinh thánh mà kinh Coran, kinh veda đều là những kiệt tác văn học. Đạo đức, triết học, tôn giáo và nghệ thuật là những đối tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, từ lâu đã có mối quan hệ mật thiết và qua lại. Đạo đức, nhất là triết học tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật, nhưng Tôn giáo lại gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật theo một con đường riêng. Triết học dù có sâu sắc bao nhiêu, đạo đức dù có cao cả đến đâu, cũng là nhằm giải thích thế giới hoặc hướng đạo cuộc sống thực tại. Còn tôn giáo bao giờ cũng hướng về một thế giới khác, cho nên nó dễ bắt gặp tính chất lý tưởng vươn lên trên thực tế của nghệ thuật. Feurerbach đã có một nhận xét khá sâu sắc: Tôn giáo là thơ, người ta có thể nói như vậy bởi vì lòng tin bằng sản phẩm của tưởng tượng. Văn học chân chính bao giờ cũng hướng con người vươn tới cái đẹp, cái thiện, làm cho con người càng ngày càng hoàn thiện hơn. Nghệ thuật ra đời trong thời kỳ bình minh của lịch sử nhân loại. Xuất phát từ nhu cầu lao động và nhận thức thế giới, xuất phát từ nhu cầu giao tiếp tư tưởng tình cảm, nghệ thuật đã hình thành và phát triển không ngừng. Khi tư duy của con người phát triển, nền nghệ thuật phát triển đến trình độ cao thì tác phẩm nghệ thuật trở thành món ăn tinh thần cho con người. Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống của con người nơi trần thế, nơi con người sống với ngổn ngang những suy tư dằn vặt, với những niềm vui, nỗi buồn, nơi con người có sinh thành, phát triển và có già cỗi, mất đi, nơi những kiếp người có sinh có diệt. Văn học nghệ thuật không bao giờ thoát li đời sống. Nó lấy chất liệu từ đời sống phong phú phức tạp rồi sàng lọc qua quá trình sáng tạo của nhà văn để xây nên những hình tượng nghệ thuật. Khác với nghệ thuật, Tôn giáo là hình thức phủ nhận thực tại, là cuộc trốn chạy hiện thực đời sống trần thế. Tôn giáo hướng con người đến thế giới thiêng liêng cao cả, nơi trú ngụ của thần thánh cao sang, bất diệt. Thế giới của Tôn giáo là thế giới được xây bằng trí tưởng tượng, xây bằng niềm mơ ước thánh thiện. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2