Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định theo học tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông và đề xuất các hàm ý quản trị cho việc thu hút học sinh của trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông
- TÓM TẮT Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định theo học tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị cho việc thu hút học viên cũng như giúp nhà trường có những định hướng thích hợp trong công tác tư vấ n tuyển sinh và đào tạo trong tương lai. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với số mẫu khảo sát là 265 học sinh trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố tác động đến ý định theo học tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông gồm: (1) Cơ hội nghề nghiệp, (2) Ảnh hưởng của nhóm tham khảo, (3) Sự nỗ lực trong giao tiếp của trường đến học sinh, (4) Đặc điểm của nhà trường, (5) Đặc điểm cá nhân của học sinh. Trong đó, các nhân tố thuộc về cơ hội nghề nghiệp có tác động mạnh nhất đến ý định chọn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Tuy nhiên, các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân của học sinh lại có ảnh hưởng không đáng kể. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 05 nhân tố trên với ý định theo học tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của học sinh THPT với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh và đào tạo của Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. i
- ABSTRACT The study was conducted to determine the factors affecting the intention to study at Can Tho Vocational College of high school students. On that basis, proposing administrative functions for attracting students as well as helping the school to have collaborators to orientate in the recruitment and training consulting work in the future. Qualitative and quantitative research methods were used to analyse the data from surveying 265 samples. Research results show that there are five factors affecting the intention to study at Can Tho Vocational College of high school students: (1) Career opportunities, (2) Reference group influence, (3) School communication efforts with students, (4) School characteristics, (5) Personal characteristics. In which, the group of factors Career opportunities has the most influence on the intention to study at Can Tho Vocational College and the personal characteristics has the least influence. The results of multivariate regression analysis confirmed the relationship between the above 5 factors and the intention to study at Can Tho Vocational College of high school students with the supported hypotheses at the 5% significance level. From the research results, some managerial implications are proposed to improve the effectiveness of enrollment and training at Can Tho Vocational College. ii
- MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 1.4.1 Phạm vi không gian............................................................................ 3 1.4.2 Phạm vi thời gian ............................................................................... 3 1.4.3 Phạm vi về nội dung .......................................................................... 3 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU........... 3 1.5.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 3 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3 1.6 CẤU TRÚ C CỦA NGHIÊN CỨU .......................................................... 4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 6 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 6 2.1.1 Các lý thuyết có liên quan .................................................................. 6 2.1.2 Lý thuyết về hành động hợp lý và hành vi dự định ........................... 9 2.1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................... 11 2.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......... 16 2.2.1 Giả thuyế t nghiên cứu ...................................................................... 16 2.2.2 Mô hiǹ h nghiên cứu ......................................................................... 23 2.2.3 Thang đo .......................................................................................... 26 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 27 2.3.1 Qui trình và các bước nghiên cứu .................................................... 27 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 28 2.3.3 Phương pháp phân tích..................................................................... 29 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ .. 35 3.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG ................................................ 35 3.1.1 Thông tin chung ............................................................................... 35 iii
- 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triể n ...................................................... 35 3.1.3 Mu ̣c tiêu, sứ mê ̣nh và tầ m nhin ̀ ........................................................ 36 3.2 HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ..................................................................... 38 3.2.1 Đội ngũ giảng dạy ............................................................................ 38 3.2.2 Cơ sở vật chất ................................................................................... 39 3.2.3 Qui mô đào tạo ................................................................................. 40 3.2.4 Nỗ lực giao tiếp của nhà trường và Kết quả tuyển sinh ................... 41 3.2.5 Liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm ............................................ 43 Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ................................. 45 4.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỌC SINH QUA MẪU KHẢO SÁT ...... 45 4.1.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 46 4.1.2 Đặc điểm xã hội ............................................................................... 47 4.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO NGHIÊN CỨU ............................................ 51 4.2.1 Mô tả thang đo qua kết quả khảo sát................................................ 51 4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo ......................................................... 54 4.3 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ ............... 56 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 56 4.3.2 Phân tích tương quan ....................................................................... 59 4.3.4 Kiểm định các giả thuyết ................................................................. 65 4.3.5 Kiểm định sự khác biệt .................................................................... 66 4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ ...................................................................... 67 4.4.1 So với cơ sở lý thuyết ...................................................................... 68 4.4.2 So với các công trình nghiên cứu đã lược khảo ............................... 68 4.4.3 So với thực tế tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ......................... 69 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 71 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 71 5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................................................... 71 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO . 76 5.3.1 Hạn chế ............................................................................................ 76 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 77 TÀI LIỆU KHAM KHẢO ............................................................................... 78 PHỤ LỤC: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 80 iv
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2: Mã hóa các biế n quan sát ................................................................ 24 Bảng 3: Kết quả tuyển sinh của trường CĐN Cần Thơ qua các năm .............. 42 Bảng 4.1: Mô tả mẫu khảo sát theo giới tính ................................................... 46 Bảng 4.2: Mô tả mẫu khảo sát theo địa bàn ..................................................... 47 Bảng 4.3: Mô tả mẫu khảo sát theo kết quả học tập ....................................... 48 Bảng 4.4: Mô tả mẫu khảo sát theo lĩnh vực yêu thích .................................. 49 Bảng 4.5: Mô tả mẫu khảo sát theo khu vực sinh sống .................................. 50 Bảng 4.6: Mô tả mẫu khảo sát theo thời điểm có ý định chọn trường ........... 51 Bảng 4.7: Kết quả thống kê mô tả biến .......................................................... 52 Bảng 4.8: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha .............................................. 54 Bảng 4.9: Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập .................................. 57 Bảng 4.10: Kết quả phân tích EFA cho các biến phụ thuộc ............................ 58 Bảng 4.11: Kết quả phân tích tương quan Pearson ......................................... 60 Bảng 4.12: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ................................... 62 Bảng 4.13: Kiểm định độ phù hợp của mô hình .............................................. 62 Bảng 4.14: Thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy ............. 63 Bảng 4.15: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu sau kiểm định ....................... 66 v
- DANH MỤC HÌ NH Trang Hiǹ h 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA ......................................... 10 Hiǹ h 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định TPB ............................................. 10 Hiǹ h 2.3: Mô hiǹ h nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường ... 24 Hiǹ h 2.4: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................. 27 Hiǹ h 4.1: Biểu đồ thể hiện ý định chọn trường CĐN Cần Thơ ...................... 45 Hiǹ h 4.2: Biểu đồ thể hiện mẫu khảo sát theo giới tính ................................. 46 Hiǹ h 4.3: Biểu đồ thể hiện ý định chọn trường theo địa bàn ........................... 47 Hiǹ h 4.4: Biểu đồ phân bố mẫu khảo sát theo kết quả học tập ...................... 48 Hiǹ h 4.5: Biểu đồ phân bố mẫu khảo sát theo lĩnh vực yêu thích .................. 49 Hiǹ h 4.6: Biểu đồ phân bố mẫu khảo sát theo khu vực sinh sống .................. 50 Hiǹ h 4.7: Mô tả mẫu khảo sát theo thời điểm có ý định chọn trường ............ 51 Hiǹ h 4.8: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ............................................................ 64 vi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CĐ : Cao đẳ ng CĐN : Cao đẳ ng Nghề ĐH : Đa ̣i ho ̣c GDNN : Giáo dục nghề nghiệp LĐTB&XH : Lao động Thương binh và Xã hội THPT : Trung ho ̣c phổ thông TP. : Thành phố TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh vii
- Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dưới tác động của nề n kinh tế thi trươ ̣ ̀ ng và cuô ̣c cách ma ̣ng công nghiê ̣p 4.0, Đảng và Nhà nước ta xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đổi mới, sáng tạo là khâu đột phá từ nay đến năm 2030. Mục tiêu phấn đấu trở thành nước công nghiệp thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhâ ̣p cao vào năm 2045. Để đáp ứng các yêu cầu đó, lực lượng lao động phải có kỹ năng tay nghề cao, có đủ năng lực tiếp thu công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới. Xác định vai trò của giáo dục nghề nghiệp là hết sức quan tro ̣ng trong công cuô ̣c đổ i mới, công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa, góp phần quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng đô ̣i ngũ lao động trong bói cảnh hiện nay. Vì thế , trong những năm gầ n đây, hê ̣ thống giáo du ̣c nghề nghiê ̣p được Đảng và Nhà nước đặc biê ̣t quan tâm đầ u tư, đổ i mới và phát triể n đồ ng bô ̣ cả về chấ t lẫn về lươ ̣ng. Tuy nhiên, đứng trước xu thế hô ̣i nhâ ̣p và xã hô ̣i hóa giáo du ̣c ngày càng cao, nền giáo dục ở nước ta đang có sự phát triển mạnh mẽ từ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đến các trường dạy nghề, việc tuyển sinh đang là một trong những vấn đề quan trọng của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường dạy nghề khi mà ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho người học. Để tồn tại và phát triể n, đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải thay đổ i tư duy, đổi mới và không ngừng nâng cao chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o, đồng thời có những giải pháp nhằm thu hút người học và hoàn thiện chiến lược tuyển sinh của mình. Các câu hỏi mà nhà trường đã và đang quan tâm là: Sinh viên tiềm năng của mình là ai? Họ mong muốn gì? Những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường, cho ̣n ngành học? Nhân tố nào có mức độ ảnh hưởng mạnh hơn, nhân tố nào ít tác động? Chiều hướng tác động của các nhân tố đó như thế nào? Nghiên cứu về các nhân tố tác động này sẽ giúp nhà trường điều chỉnh, bổ sung, tập trung nguồn lực để triển khai giải pháp hợp lý tác động trực tiếp đến nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn trường, cho ̣n ngành của người học và thu hút ghi danh theo học tại trường. Trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ là mô ̣t trong 45 trường đươ ̣c Bô ̣ Lao đô ̣ng Thương binh và Xã hô ̣i cho ̣n đầ u tư phát triể n thành trường da ̣y nghề chấ t lươ ̣ng cao của cả nước và là trường da ̣y nghề tro ̣ng điể m của khu vực đồ ng bằ ng sông Cửu Long, đinh ̣ hướng phát triể n thành trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Kỹ thuâ ̣t Cầ n Thơ vào năm 2030. Từ năm 2012 đế n nay, trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ 1
- đươ ̣c Tổ ng cu ̣c Giáo du ̣c Nghề nghiê ̣p và Bô ̣ Lao đô ̣ng Thương binh & Xã hô ̣i đă ̣c biê ̣t quan tâm, đầ u tư đổ i mới toàn diê ̣n về chấ t lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bộ cũng như cơ sở vâ ̣t chấ t. Chấ t lươ ̣ng và hiê ̣u quả đào ta ̣o của trường không ngừng đươ ̣c cải thiện, kế t quả tuyể n sinh hàng năm của trường rấ t khả quan, luôn vươ ̣t mức chỉ tiêu tuyể n sinh đươ ̣c giao. Với mong muốn đóng góp một phần công sức cho sự phát triển của nhà trường cũng như công tác đào tạo, phân luồng cho lực lượng lao động của toàn xã hội nên tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ của học sinh trung học phổ thông” để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định theo học tại trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ của học sinh THPT từ đó đưa ra các hàm ý quản trị cho việc thu hút ho ̣c viên cũng như giúp nhà trường có những định hướng thích hợp trong công tác tư vấ n tuyển sinh và đào tạo trong thời gian tới. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định theo ho ̣c tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ của ho ̣c sinh trung học phổ thông và đề xuấ t các hàm ý quản trị cho việc thu hút học sinh của trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đa ̣t đươ ̣c mục tiêu chung như đã nêu trên, đề tài có các mu ̣c tiêu cụ thể như sau: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định theo ho ̣c tại trường Cao đẳng nghề Cần Thơ của học sinh THPT; (2) Đánh giá mức đô ̣ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định theo ho ̣c tại trường Cao đẳ ng Nghề Cần Thơ của học sinh THPT; (3) Đưa ra các hàm ý quản trị cho việc thu hút học sinh trung học phổ thông của trường Cao đẳ ng Nghề Cần Thơ. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến ý định theo ho ̣c tại trường Cao đẳ ng Nghề Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào đến ý định theo ho ̣c tại trường Cao đẳ ng Nghề Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông? Câu hỏi 3: Trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ phải làm gì để thu hút học sinh trung học phổ thông trong thời gian tới? 2
- 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài thực hiện khảo sát các ho ̣c sinh trung học phổ thông đang ho ̣c tại các trường THPT trên địa bàn TP. Cần Thơ. 1.4.2 Phạm vi thời gian - Dữ liê ̣u sơ cấ p: Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2021. Thời gian thu thâ ̣p dữ liê ̣u khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến ý đinh ̣ theo ho ̣c tại trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ của ho ̣c sinh THPT là từ tháng 03 đế n tháng 04/2021. - Dữ liệu thứ cấ p: các báo cáo tổng hơ ̣p từ Phòng Kiể m đinh ̣ và Đảm bảo chấ t lươ ̣ng của trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ. Dữ liê ̣u trong đề tài là dữ liê ̣u được thu thâ ̣p mới nhấ t năm 2020. 1.4.3 Phạm vi về nội dung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định theo ho ̣c tại trường Cao đẳng nghề Cần Thơ của ho ̣c sinh trung học phổ thông 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: học sinh trung học phổ thông. - Đối tượng phân tích: mức đô ̣ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định theo ho ̣c tại trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ của học sinh THPT. 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦ A NGHIÊN CỨU 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Các nhân tố ảnh hưởng đến quyế t đinh ̣ cho ̣n nghề, cho ̣n trường của người học hiện nay là vấ n đề đươ ̣c các cơ sở giáo du ̣c và xã hô ̣i đă ̣c biê ̣t quan tâm. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phầ n làm sáng tỏ các yế u tố then chố t cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đế n quyế t đinh ̣ cho ̣n nghề , cho ̣n trường của người ho ̣c. Đây là thông tin hữu ích để các cơ sở giáo du ̣c có thể tham khảo, nghiên cứu từ đó có thể xây dựng kế hoa ̣ch và chiế n lươ ̣c nâng cao hiê ̣u quả cũng như chấ t lươ ̣ng của công tác tuyể n sinh ở đơn vị miǹ h. 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định theo ho ̣c tại trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ của ho ̣c sinh THPT góp phầ n: - Cung cấp nguồn thông tin toàn diện, tổng hợp và đáng tin cậy cho hoạt động quản lý giáo dục cho Trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ; 3
- - Những đề xuất, khuyến nghị trong nghiên cứu sẽ gợi ý những giải pháp cho những hoạt động cần thiết của Nhà trường trong thời gian tới; - Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện và triển khai hoạt động nghiên cứu về động cơ chọn nghề , cho ̣n trường của người học trong những nghiên cứu sau này. 1.6 CẤU TRÚC CỦ A NGHIÊN CỨU Bố cu ̣c đề tài nghiên cứu bao gồm 05 chương như sau: Chương 1: GIỚI THIỆU Chương này, tác giả sẽ trình bày lý do chọn đề tài. Qua đó, tác giả xác đinh ̣ mục tiêu mà nghiên cứu hướng đến, phạm vi nghiên cứu cũng như đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nô ̣i dung của chương này, tác giả sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước đã thực hiện trước đây. Từ đó, tác giả đề xuấ t mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của ho ̣c sinh THPT. Bên ca ̣nh đó, ở chương này tác giả cũng trình bày phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu để phân tić h và đánh giá mức đô ̣ ảnh hưởng của các nhân tố đế n ý đinh ̣ theo ho ̣c tại trường Cao đẳng Nghề Cầ n Thơ của ho ̣c sinh THPT. Chương 3: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ Nô ̣i dung của chương này, tác giả sẽ giới thiê ̣u tổ ng quan về trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ: giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển, mục tiêu, sứ mê ̣nh, tầ m nhìn và giá trị cố t lõi cũng như phân tích các thực trạng đào tạo của trường: đội ngũ giảng dạy, cơ sở vâ ̣t chấ t, qui mô đào tạo và kết quả tuyển sinh của nhà trường. Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ Chương này, tác giả sẽ tiến hành phân tić h, kiể m đinh ̣ dữ liê ̣u thu dươ ̣c từ cuộc khảo sát bao gồm các kế t quả kiể m đinh ̣ đô ̣ tin câ ̣y, mức đô ̣ phù hơ ̣p của thang đo; Các kế t quả thố ng kê, phân tić h nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồ i quy và ảnh hưởng của các nhân tố đế n ý đinh ̣ theo học tại trường Cao đẳ ng Nghề Cầ n Thơ của học sinh THPT từ đó thảo luâ ̣n kế t quả phân tích và đưa ra các hàm ý quản trị. 4
- Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Trình bày các kết luâ ̣n từ kế t quả nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị liên quan đế n ý định theo ho ̣c tại trường Cao đẳng Nghề Cầ n Thơ của học sinh THPT và các giải pháp thu hút người học cho nhà trường trong thời gian tới. 5
- Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở mu ̣c tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả khái quát những cơ sở lý thuyế t và lươ ̣c khảo những nghiên cứu có liên quan. Từ đó, nhâ ̣n diê ̣n mô ̣t cách hê ̣ thố ng các nhân tố ảnh hưởng đế n ý đinh ̣ cho ̣n trường học của ho ̣c sinh THPT. Đây là cơ sở cho việc đề xuấ t mô hình nghiên cứu cũng như xác đinh ̣ các phương pháp nghiên cứu. 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường CĐN Cần Thơ của học sinh THPT” dựa trên quan điểm bản thân người học, phụ huynh hay nhà sử dụng lao động là những khách hàng và ngành học hay trường ho ̣c là những sản phẩm mà họ sẽ lựa chọn. Trong đó, bản thân người học là đối tượng trực tiếp sẽ trải nghiệm cũng như quyết định các dịch vụ giáo dục mà họ đã lựa chọn. Vì vậy, các lý thuyết về nghề nghiệp và lý thuyết hành vi dự định sẽ được sử dụng làm phương pháp luận cho hành vi chọn trường của người ho ̣c. 2.1.1 Các lý thuyết có liên quan 2.1.1.1 Nghề và đào tạo nghề a. Khái niê ̣m về nghề Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề nghiệp hay hoạt động nghề nghiệp được hiểu là hoạt động phục vụ cho sự tồn tại và hướng vào việc kiếm sống, việc này phải làm lâu dài, miệt mài và để hoàn thành cần phải có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm (trình độ chuyên môn) theo tổ hợp đặc biệt. Nó là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động xã hội, là toàn bộ kiến thức, kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định (Luật Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, 2014). Ở Việt Nam, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của hàng hóa sức lao động tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. 6
- b. Đào tạo nghề Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp (Luật Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, 2014). Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là quá triǹ h da ̣y nghề và quá triǹ h ho ̣c nghề . - Dạy nghề: là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp. - Học nghề: là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định. Dạy nghề hiện nay có 03 cấp trình độ đào tạo: - Sơ cấp nghề: Dạy nghề trình độ sơ cấp trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề. Thời gian học từ 03 tháng đến dưới 01 năm. Kết thúc chương trình người học được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. - Trung cấp nghề: dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc. Thời gian học từ 01 - 02 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người tốt nghiệp THPT, 03 - 04 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người tốt nghiệp trung học cơ sở. Kết thúc chương trình người học được cấp bằng trung cấp nghề. - Cao đẳng nghề: dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo và ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế. Thời gian từ 02- 03 năm tùy theo nghề đào tạo với người tốt nghiệp THPT, 01- 02 năm tùy theo nghề đào tạo với người tốt nghiệp trung cấp nghề cùng nghề đào tạo (hình thức này gọi là liên thông). Kết thúc chương trình người học được cấp bằng cao đẳng nghề. 7
- Đối tượng theo học tại các cơ sở đào tạo nghề được gọi là học sinh hoặc sinh viên: - Ho ̣c sinh là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học (6 - 18 tuổi) đang được đi học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Đố i với trường da ̣y nghề , ho ̣c sinh là những người (từ 15 đế n 18 tuổ i) đã tố t nghiệp trung học cơ sở và đang ho ̣c chương triǹ h sơ cấp hoă ̣c trung cấ p nghề đươ ̣c đào ta ̣o song song với học chương trin ̀ h bổ túc văn hóa. - Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học (Luật Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, 2014). 2.1.1.2 Ý định chọn trường Ý định là một hành vi có chủ ý của con người về một hành động nào đó, là kết quả lựa chọn một trong các khả năng sau khi đã có sự cân nhắc. Các ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố động lực ảnh hưởng đến hành vi, chúng cho biết con người đã cố gắng như thế nào để sẵn sàng thử và đã nổ lực nhiều như thế nào để thực hiện hành vi cao hơn. Khi con người có ý định hành vi mạnh mẽ hơn, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện hành vi cao hơn. Ý định là đại diện của mặt nhận thức và sự sẵn sàng thực hiện một hành vi. Nó được xem như tiền đề đứng trước hành vi (Ajzen, 1991). Chọn trường là một quá trình phức tạp, đa giai đoạn trong đó một cá nhân phát triển những nguyện vọng để tiếp tục sự giáo dục sau khi học trung học, tiếp theo sau đó bởi một ý định theo học một trường đại học, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tố chức giáo dục. (Hossler và các cộng sự, 1987) Các em học sinh lớp 12 trước khi chuẩn bị tốt nghiệp thường được nhà trường, gia đình, người thân tư vấn trong việc chọn trường, chọn ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và học lực của bản thân. Từ đó, căn cứ vào các tiêu chí như: sở thích, nguyện vọng, năng lực của bản thân, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý, các đặc điểm của trường ĐH, CĐ... các em sẽ hình thành ý định lựa chọn trường để đăng ký xét tuyển và theo đuổi việc học sau khi tốt nghiệp THPT. Trước khi chọn trường, bản thân người học phải trả lời thật chính xác câu hỏi cơ bản nhất về chính bản thân mình cũng như các vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai? Tôi cần gì? muốn gì?... Tất cả những câu hỏi này phải được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm bước đầu xác định cho việc tìm hiểu bản thân và xác lập phương hướng cuộc sống cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 8
- 2.1.2 Lý thuyết về hành động hợp lý và hành vi dự định Các nghiên cứu trước đây đã đề xuất nhiều lý thuyết khác nhau nhằm giải thích về ý định và hành vi tiêu dùng trong đó nổi bật nhất là lý thuyết về hành động hợp lý và lý thuyết về hành vi dự định. 2.1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of Reasoned Action) Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được phát triển từ năm 1967. Trong những năm 1970, lý thuyết này được hiệu chỉnh và mở rộng bởi Ajzen và Fishben. Đây được xem là lý thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Thuyết hành động hợp lý TRA được sử dụng để nghiên cứu hành vi con người và phát triển những can thiệp phù hợp. Thuyết hành động hợp lý TRA cung cấp khung để nghiên cứu thái độ đối với hành vi. Theo lý thuyết này, yếu tố quyết định quan trọng nhất của hành vi một con người là hành vi dự định. Ý định của cá nhân để thể hiện hành vi là sự kết hợp giữa thái độ nhằm thực hiện hành vi và chuẩn chủ quan. Trong đó, thái độ bao gồm niềm tin vào một hành vi cu ̣thể và dựa trên sự đánh giá kết quả của các hành vi đó; chuẩ n chủ quan là những nhận xét đánh giá từ xã hội đố i với hành vi, trong khi dự định mang tính hành vi phụ thuộc vào thái độ và các tiêu chí chủ quan để dẫn đế n hành động thực sự (Ajzen và Fishbein, 1975). Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra và kiểm chứng thực nghiệm bởi rất nhiều nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Ajzen và Fishben, 1980; Canary và Seibold, 1984; Ajzen, 1988; Sheppard, Hartwick, và Warshaw, 1988). Trong mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975), thái độ được đo lường bằng nhận thức về những thuộc tính của vật được lựa chọn. Người lựa chọn sẽ chú ý đến thuộc tính mang lại những lợi ích cần thiết với mức độ quan trọng khác nhau khi lựa chọn. Nếu biết được trọng số của những thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần với kết quả lựa chọn của người sử dụng. Bên cạnh đó, Ajzen (1991), định nghĩa: Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi. Chuẩn chủ quan được đo lường bằng sự ảnh hưởng của những người liên quan đến người lựa chọn như người thân, những người bạn hay đồng nghiệp thông qua việc những người này thích hay không thích sự lựa chọn của họ. Mức độ tác động của chuẩn chủ quan lên xu hướng lựa chọn của một cá nhân phụ thuộc vào mức hộ ủng hộ hay phản đối với sự lựa chọn của người lựa chọn và động cơ của người lựa chọn làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng. Mô hình thuyết hành động hợp lý được thể hiện qua hình 2.1 như sau: 9
- Hình 2.1: Mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA Nguồ n: Ajzen và Fishben (1975). 2.1.2.2 Thuyết hành vi dự định (TPB – Theory of Planned Behavior) Thuyết hành vi dự định được phát triển từ thuyết hành động hợp lý. Ajzen, (1991) đã bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi vào lý thuyết hành động hợp lý TRA để xây dựng thuyết hành vi dự định TPB. Thuyết này phát biểu rằng có ba nhân tố ảnh hưởng đến ý định dẫn đến hành vi của con người: thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Các ý định đó và nhận thức kiểm soát hành vi đã giải thích đáng kể các hành vi khác nhau trong thực tế. Thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi có liên quan chủ yếu đến tập hợp các niềm tin về hành vi, chuẩn mực và sự kiểm soát đến hành vi và tập hợp này lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhân khẩu xã hội học như xã hội, văn hóa, cá tính và các nhân tố ngoại cảnh. Hình 2.2: Mô hình Thuyết hành vi dự định TPB Nguồ n: Ajzen (1991). 10
- Ba nhân tố mà Ajzen (1991) nhắc đến là: Thái độ: là niềm tin của một cá nhân về việc thực hiện một hành vi cụ thể. Những niềm tin này được gọi là niềm tin hành vi. Một cá nhân dự định thực hiện một hành vi nào đó khi người đó đánh giá nó một cách tích cực. Thái độ được xác định bởi niềm tin của cá nhân về những kết quả của việc thực hiện hành vi (niềm tin hành vi), được đánh giá bởi đánh giá của họ về những kết quả đó (đánh giá kết quả). Thái độ này được cho là có ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi dự định và liên quan đến chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi. Chuẩn chủ quan: được giả định là một chức năng của niềm tin mà một cá nhân cụ thể đồng ý hay không đồng ý về việc thực hiện hành vi. Niềm tin làm cơ sở cho chuẩn chủ quan được gọi là niềm tin chuẩn. Một cá nhân dự định thực hiện một hành vi nào đó khi người đó nhận thức rằng những người quan trọng khác nghĩ rằng họ nên làm. Những người quan trọng khác có thể là cha mẹ, vợ hoặc chồng, bạn thân,... Điều này được đánh giá bằng việc yêu cầu những người được hỏi đánh giá rằng có khả năng hầu hết những người quan trọng đối với họ sẽ đồng ý hay không đồng ý việc họ thực hiện hành vi nhất định. Kiểm soát hành vi: dựa vào mức độ mà một cá nhân cảm thấy rằng việc thực hiện hay không thực hiện hành vi được đề cập dưới sự kiểm soát của ý chí. Con người có thể không hình thành một ý định mạnh mẽ để thực hiện một hành vi nếu họ tin rằng họ không có bất kỳ nguồn lực hay cơ hội nào để thực hiện ngay cả khi họ có thái độ tích cực đối với hành vi và tin rằng những người quan trọng khác sẽ đồng ý hành vi đó (chuẩn chủ quan). Kiểm soát hành vi có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi thông quan hành vi dự định. Một đường dẫn trực tiếp từ kiểm soát hành vi đến hành vi được kỳ vọng xuất hiện khi có một số thoả thuận giữa nhận thức về kiểm soát và kiểm soát thực tế của người đó với hành vi. 2.1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 2.1.3.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu về “mô hình lựa chọn trường đại học của sinh viên” Chapman (1981), đã đề xuất khung mô hình nghiên cứu gồm 05 yếu tố: đặc điểm cố định của trường, nỗ lực giao tiếp với sinh viên; chi phí; người ảnh hưởng, khả năng và mức độ đam mê của học sinh. Tác giả xác định đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh (nhóm yếu tố bên trong) và các nỗ lực giao tiếp của nhà trường (nhóm yếu tố bên ngoài) là 2 nhóm yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường. Kế thừa và tiếp nối nghiên cứu của Chapman (1981), có rất nhiều tác giả phát triển mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường với các yếu tố ở mức độ chi tiết hơn. Cụ thể như: 11
- a. Các nhân tố thuộc về đặc điểm của nhà trường Với công trình nghiên cứu “lựa chọn đại học của sinh viên Ấn Độ bằng mô hình ba giai đoạn” xuất bản trên tạp chí “Cao đẳng và Đại học” Hossler and Gallagher (1987), đã xem xét đến không chỉ yếu tố đặc điểm cá nhân của sinh viên mà còn có các yếu tố thuộc về đặc điểm của trường ĐH, CĐ như: vị trí của trường, cơ sở vật chất, uy tín chất lượng của trường cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn trường của sinh viên. Tiếp tục chủ đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh, Ruth E. Kallio (1995), thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên tại một trường đại học ở Mỹ. Nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát vào năm 1986 với 2.834 sinh viên được nhận vào học tại một trường đại học ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng cư trú, chất lượng và các đặc điểm của môi trường học tập, sự hỗ trợ tài chính và môi trường xã hội trong khuôn viên trường là những nhân tố chính tác động đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên. Đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học, cao đẳng nhưng với đối tượng cụ thể là học sinh người Mỹ gốc Phi, Marvin J. Burns (2006), khẳng định có mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học. Trong đó, các yếu tố thuộc về đặc điểm của nhà trường như: chế độ học bổng và dịch vụ kí túc xá là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định lựa chọn trường. Hơn thế, nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng 70% trong số những học sinh này sớm bắt đầu có sự lựa chọn trường đại học từ những năm lớp 10. Một nghiên cứu khác của Russayani và các cộng sự (2010), đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến giáo dục đại học. Nghiên cứu thực hiện trên khảo sát 300 sinh viên quốc tế tại ĐH Utara Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố thuộc về đặc điểm của trường như: dịch vụ tuyệt vời, môi trường học tập dễ chịu, cơ sở vật chất và các giảng viên chất lượng là các nhân tố then chốt ảnh hưởng đế quyết định của sinh viên. Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ có thể áp dụng được tại các trường đại học đào tạo sinh viên quốc tế. Bên cạnh đó, Joseph Sia Kee Ming (2010) với nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT đã đề xuất mô hình khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học của sinh viên tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ý định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự ảnh hưởng bởi nhóm các nhân tố liên quan đến các đặc điểm cố định của nhà trường bao gồm: vị trí; chương trình đào tạo; danh 12
- tiếng; cơ sở vật chất; chi phí học tập; hỗ trợ tài chính; cơ hội việc làm. Tuy nhiên, mô hình do tác giả đề xuất chỉ dừng lại ở mức giới thiệu các nhân tố có thể ảnh hưởng đến ý định chọn trường ĐH. Do đó, cần phải tiến hành đo lường các nhân tố và kiểm định sự phù hợp của mô hình. b. Các nhân tố thuộc về cơ hội nghề nghiệp Với công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh của mình, Ruth E. Kallio (1995), cũng đã chỉ ra cơ hội việc làm cũng nằm trong những nhân tố chính tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Tương tự, với nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn về vấn đề chọn trường đại học của học sinh ở Mỹ, Cabera and La Nasa (1998), đã bổ sung vào mô hình nghiên cứu của Chapman (1981), yếu tố cơ hội việc làm và nhấn mạnh rằng những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Ngoài ra, nghiên cứu từ MeiTang và các cộng sự (2008), về các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông, bằng việc khảo sát 141 học sinh trung học phổ thông ở Mỹ. Kết quả chỉ ra rằng lợi ích và kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp đóng vai trò là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. c. Các nhân tố thuộc về nỗ lực giao tiếp của nhà trường Theo nghiên cứu của Marvin J. Burns (2006), tác giả bổ sung thêm yếu tố chuyến tham quan thực tế tại trường. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH, CĐ của học sinh. Không những vậy, nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming (2010), còn đề cập, ngoài các nhân tố thuộc về đặc điểm của nhà trường thì các nhân tố liên quan đến các nỗ lực giao tiếp của trường đến học sinh bao gồm: quảng cáo; đại diện tuyển sinh, hoạt động giao lưu với các trường THPT; thăm khuôn viên cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng lựa chọn trường học của học sinh THPT. d. Các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân Trong nghiên cứu của Ruth E. Kallio (1995), ngoài các yếu tố chính từ công trình nghiên cứu của Chapman (1981), tác giả đã phát hiện và bổ sung vào nghiên cứu của mình yếu tố đặc trưng về giới tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính cũng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn trường của học sinh. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH sản xuất giống cây trồng nông lâm nghiệp - Thực trạng và giải pháp
88 p | 1228 | 367
-
Đề cương Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh - PGS,TS, Nhà báo. Đào Duy Huân
31 p | 461 | 106
-
Tìm hiểu những ảnh hưởng về hệ thống kiểm soát nội bộ
7 p | 270 | 66
-
PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
20 p | 288 | 57
-
Bài giảng : Lý luận về công tác xúc tiến bán hàng
43 p | 139 | 26
-
Bài giảng Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh - TS Phạm Cảnh Huy
84 p | 140 | 20
-
Bài giảng Nghiên cứu cho luận án tiến sĩ ngành kinh doanh - Nguyễn Đình Thọ
26 p | 113 | 18
-
7 dấu hiệu thất bại của các công ty Internet non trẻ
4 p | 81 | 10
-
quá trình tạo sản phẩm và thương hiệu sản phẩm
16 p | 84 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn