Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
lượt xem 6
download
Cuốn sách "Những vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: những luận điểm chính trong lý thuyết kinh tế của John Maynar Keynes và phái Keynes; những lý thuyết về tái sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế; thị trường và vai trò của nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
- IV. NHỮNG LUẬN Đ IE M c h ín h t r o n g l ý TH U Y ẾT KINH TẾ CỦA JOHN M AYNARD K EY N ES (1884-1946) VÀ PH Á I KEYNES. A. KEYNES T ác phẩm nổi tiếng của K eynes là “Lý thuyết chung về việc làm , lãi suất và tiền tệ ” (1936). Ô ng cho rằng khủng hoảng, that nghiệp là do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo thủ và thiếu sự can thiệp có hiệu lực của Nhà nước. T heo K eynes vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất đối với kinh t ế TBCN là khối lượng thất nghiệp và việc làm . Vì vậy chiếm vị trí trung tâm trong lý thuyết kinh tế của ông là lý thuyết về việc làm . Lý thuyết kinh tế của J. K eynes đã m ở ra m ột giai đoạn mới trong tiến trình phát triển lý luận kinh tế. Đ ặc trưng nổi b ật của K eynes là đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô. T heo ông việc phân tích kinh tê phải xuất phát từ các tổng lượng lớn đ ể nghiên cứu m ôi liên hệ giữa các tổng lượng và khuynh hướng chuyển biến chúng. Keynes đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với ba đ ại lượng: M ột là, đại lượng xuất phát. Nó được coi là đại lượng không thay đổi hay thay đổi chậm chạp. Đ ó là các nguồn vật chất, như tư liệu sản xuất, sô lượng sức lao động, mức độ trang bị kỹ thuật của sản xuất, trình độ chuyên môn hóa của người lao động, cơ cấu của c h ế độ xã hội. Hai là, đại lượng khả biến độc lập. Đ ó là những khuynh hướng tâm lý, như khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng 82
- tiết kiệm , khuynh hướng đầu tư, Ưa chuộng tiền mặt... Nhóm này là cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bẩy bảo đảm cho sự hoạt động của tổ chức kinh tế. Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc. Đ ại lượng này cụ th ể hóa tình trạng nền kinh tế, như khôi lượng việc làm, GNP. Đó là các chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên kinh tế quốc dân. Các đại lượng này thay đổi theo sự tác động của các b iến s ố độc lập. Giữa các đại lượng khả biến độc lập và khả biến phụ thuộc có m ôi liên hệ với nhau. N ếu ký hiệu c là tiêu dùng, I là đầu tư, s là tiết kiệm , R là thu nhập và Q là giá trị sản lượng hiện tạ i, thì: R=Q=c +I ( 1) s = R- c ( 2) T ừ đó suy ra: I = s. T heo phần lớn các nhà kinh t ế học thì đầu tư và tiết kiệm là hai đại lượng quan trọng ảnh hưởng đến các biến s ố khác của nền kinh tế . J. M. K eynes chỉ ra rằng việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm , tăng thu nhập phải khuyên khích đầu tư và giảm tiết kiệm . Có như vậy mới giải qu y ết được tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp. C ũng giống như các đ ại biểu của trường phái cổ điển mới, phương pháp nghiên cứu của J. M. K eynes dựa trên cơ sở tâm lý chủ quan. Song chỗ khác nhau là các nhà kinh tế “cổ điển m ớ i” dựa vào tâm lý cá biệt, còn J. M. K eynes dựa v ào tâm lý xã hội. T rons lý thuyết của ông các phạm trù: khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm... được coi là phạm trù tâm lý số đông, tâm lý toàn xã hội. 83
- 1. Những quan điểm của Kinh t ế học cổ đ iển và của Keynes. Theo Keynes, lý thuyết kinh tế cổ điển về việc làm tập trung vào hai định đề sau: a) “Tiền lượng p h ả i ngang với sản phẩm giới hạn của lao động Định đề này là xét về phía nhà tư bản, họ hoàn toàn thỏa m ãn với cái mà họ bỏ ra tức là tiền thuê công nhân. b) “Sự hữu dụng của tiền lương khi khối lượng lao động nhất định được sử dụng là ngang với sự Vớ dụng giới hạn của khối lượng việc làm đ ó ”. Định đề này là x ét về công nhân, họ hoàn toàn thỏa m ãn với cái mà họ nhận được từ phía nhà tư bản. Tinh trạng cung ứng lao động được xác định khi cả hai định đ ề trên đều được thỏa m ãn. T heo quan điểm của kinh tế học cổ điển thì tiền lương thực tế hiện hành là tiền lương hoàn toàn đáp ứng được từ đòi hỏi của công nhân, vì vậy toàn bộ lao động xã hội được thu hút vào quá trình lao động sản xuất. T hất nghiệp có th ể xảy ra, nhưng chỉ ở hai loại là thất nghiệp: do “cọ s á t” và “tự ý ”. Và theo họ về vân đ ề việc làm , thì tiền lương thực tế quyết định vân đề cung ứng công nhân; tiền lương thực t ế cao thì sẽ có ít việc làm , còn tiền lương thực t ế thấp sẽ có nhiều việc làm được cung ứng. M ối nghi ngờ của J. K eynes là ở điểm này. Ô ng đặt câu hỏi: “N ếu như lấy lương thực t ế làm thước đo đối với việc cung ứng việc làm thì liệu việc giảm bớt tiền lương thực tế do giá cả tăng lên có làm cho việc làm được cung 84
- ứng bớt đi hay không? Và liệu tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa có vận động cùng chiều (theo quan điểm cổ điển thì tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa vận động cùng chiều) đ ể q uyết định khối lượng việc làm hay k h ô n g ?”. Ớ đây K eynes nghi ngờ việc lấy mức tiền lương đ ể xem x ét mức độ việc làm . Cũng cần thấy rằng, tuy phản đôi nguyên lý của kinh t ế học cổ điển về môi quan hệ giữa tiền lương và việc làm , nhưng điều đó theo K eynes không p hải là sai hoàn toàn m à “Trong ĩĩỉột tình hình nhất định về tổ chức, th iết bị và kỹ thuật, thì mức lương thực t ế và khối lượng sản x u ất (khối lượng việc làm ) đều đính từng cặp với nhau, đ ến mức m ột sự tăng lên của công việc nói chung, không th ể thực hiện được mà lại không đồng thời xảy ra việc giảm tiền lương thực t ế ”. Nhưng đ ây chỉ là những giai đoạn rất ngắn gắn liền với tình trạng kỹ thuật không thay đổi mà thôi. N ếu x ét cả thời kỳ dài thì định đề của kinh t ế học cổ điển là không phù hợp, mà theo K eynes sự vận động của công nhân lại lệ thuộc vào vân đề khác. 2. Lý thuyết chung về “việc làm ” của J. M. Keynes. 2.1. Theo Keynes, “việc là m ” không chỉ phản ánh tình trạng thị trường lao động, sự vận động của that nghiệp mà còn bao gồm cả tình trạng sản xuất, khối lượng sản phẩm , quy mô thu nhập. Vì vậy “việc là m ” cụ th ể hóa nền kinh tế TBCN nói chung và làm cơ sở cho việc điều tiết nền kinh tế... Lý thuyết chung về “ việc là m ” có th ể được trình bày khái quát như sau: Khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực t ế tăng lên. T âm lý dân CƯ là khi thu nhập tăng thì cũng tăng tiêu dùng, nhưng tốc độ tăng tiêu dùng chậm hơn so với tốc độ tăng thu nhập, vì có khuynh hướng tiết kiệm 85
- m ột phần thu nhập. Do đó các chủ doanh nghiệp sẽ bị lỗ nếu sử dụng toàn bộ số lao động tăng thêm đ ể sản xuất sản phẩm thỏa m ãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp táng thêm này. M uôn khắc phục tình trạng đó, cần phải có m ột khối lượng đầu tư nhằm kích thích dân cư tiêu dùng phần tiết kiệm của họ. Không có khối lượng đầu tư này thì “thu nhập tương la i” của nhà kinh doanh ít hơn s ố cần thiết đ ể kích thích họ thu dụng khối lượng lao động đó. Vì vậy, với m ột giá trị n ào đó của khuynh hướng tiêu dùng của dân CƯthì mức cân bằng việc làm sẽ tùy thuộc vào sô" lượng đầu tư hiện tại. Khôi lượng đầu tư hiện tại lại phụ thuộc vào những nhân tố kích thích đầu tư như “hiệu quả giới h ạ n ” của tư bản và lãi suất. Và đ ể phân tích vấn đề “việc là m ”, K eynes đã phân tích “khuynh hướng tiêu d ù n g ”, “hiệu quả giới hạn của tư b ả n ” và lãi suất. 2.2. Khuynh hướng tiêu dùng. Khuynh hướng tiêu dùng được hiểu là tương quan hàm s ố giữa thu nhập với s ố chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập đó. N ếu ký hiệu R là thu nhập, c là chi tiêu chi tiêu dùng rút ra từ thu nhập, thì: c = X (R) Theo J. M. Keynes, có những nhân tố sau đây ảnh hưởng tới khuynh hướng tiêu dùng của cá nhân: a) Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng và ngược lại. b) Thu nhập chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan như: sự biến động của tiền lương danh nghĩa; sự thay đổi chênh lệch giữa thu nhập với thu nhập ròng, sự thay đổi của lãi suât; của chính sách th u ế khóa. 86
- c) Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến tiêu dùng như: lập khoản dự phòng rủi ro bất ngờ, đ ể dành cho tương lai của bản thân và gia đình (như để dành cho: tuổi già, học tập của con cái, đ ể hưởng thêm lãi suất ở giai đoạn sau, đ ể cải thiện mức sống trong tương lai, để có phương tiện thực hiện những d ự án kinh doanh hay đầu cơ, để tạo cho bản thân sự tự lập, đ ể xây dựng tài sản đ ể cho con cháu, vì hà tiện...). Có thể khái quát lại tám nhân tố của tiết kiệm: thận trọng, nhìn xa, tính toán, tham vọng, tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh và hà tiện. Ngược lại với các nhân tố tiết kiệm là các nhân tố kích thích tiêu dùng như: thích hưởng thụ, thiển cận, hào phóng, không suy nghĩ, phô trương và xa hoa. N goài các nhân tố ảnh hưởng tới tiết kiệm cá nhân, còn có những nhân tố ảnh hưởng tới tiết kiệm của cơ quan, chính quyền dưới ảnh hưởng của bốn động lực cơ bản sau: T hứ nhất, động lực kinh doanh. Thứ hai, động lực cải tiến. T hứ ba, động lực tiền mặt. Thứ tư, động lực thận trọng về tài chính. Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là khuynh hướng chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng. Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết thì có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Trong trường hợp này, phải sử dụng đến những nguồn dự trữ tài chính của quá khứ; còn đối với chính phủ thì phải lấy tiền công trái đ ể trợ cấp that nghiệp hoặc lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách. Khi mức thu nhập tuyệt đôi tăng lên, đặc 87
- biệt khi người ta đ ạt được mức tiện nghi nào đó rồi thì tỷ lệ dành cho tiêu dùng sẽ ít đi so với tỷ lệ dành cho tiết kiệm. Từ sự phân tích trên K eynes rút ra k ế t luận: cùng với việc làm tăng lên sẽ làm tăng thu nhập, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng. Nhưng do tâm lý cơ bản nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia táng thu nhập. Nghĩa là trong xã hội tiên tiến, cùng với sự gia tăng của thu nhập thì tiết kiệm tăng cả tuyệt đối lẫn tương đối, còn tiêu dùng có thể tăng lên tuyệt đôi nhưng giảm xuống tương đối. Và đó là tình trạng gây ra trì trệ và thất nghiệp. K eynes nói: “Điều đó có nghĩa là nếu việc làm và thu nhập tổng hợp tăng lên thì không phải toàn bộ nhân dụng phụ trội sẽ được đòi hỏi đ ể thỏa m ãn nhu cầu tiêu dùng phụ trộ i”. 2.3. Đ ầu tư và m ô hình s ố nhân. C ấu thành, m ột bộ phận quan trọng trong lý thuyết “việc là m ” của J. M. K eynes là vai trò của đầu tư. Ông chứng minh việc tăng đầu tư sẽ bù đ ắp cho những thiếu hụt của cầu tiêu dùng. T ừ đó tăng việc làm , tăng thu nhập, tăng hiệu quả giới hạn và kích thích sản xuâ't tái phát triển. Đ ể đảm bảo cho đầu tư gia tăng liên tục ông đưa ra nguyên lý s ố nhân, s ố nhân là quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư. N ếu ký hiệu: dR là gia tăng thu nhập. di là gia tăng đầu tư. K là sô nhân. 88
- Thì: dR K =■ — vì di = dS di, (Theo K eynes, trong nền kinh tế , sản lượng làm ra bằng tổng các khoản tiêu dùng và đầu tư, và tổng đầu tư bằng tổng tiết kiệm ). B iến đổi tiếp tục ta có: dR dR dR dR • dR 1 di dS dR - dC ~ dR dC ~~ dC d R _ dR 1 dR M ô hình sô" nhân phản ánh m ôi quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư. K eynes cho rằng, m ỗi sự gia tăng của đ ầu tư đều k éo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất. Do vậy làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đ ến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Quá trình s ố nhân như vậy biểu hiện dưới hình thức tác động d ây chuyền: tăng đ ầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới. Quá trình sô nhân làm phóng đại thu nhập lên. V í dụ: Chính phủ dùng 1 tỷ đ ể xây dựng nhà máy. M ột phần của 1 tỷ này dùng đ ể mua tư liệu sản xuất của nhà sản x uất A do vậy hình thành nến thu nhập của nhà sản xuât A. Phần còn lại của 1 tỷ đê thuê công nhân, quản lý, 89
- do vậy hình thành nên thu nhập của các nhà quản lý và công nhân. Ta gọi nhà sản xuất A và công nhân, những nhà quản lý này là lớp người thứ nhất. Lớp người thứ nhất này có được thu nhập từ 1 tỷ của chính phủ lại phân ra cho tiêu dùng và tiết kiệm (tiết kiệm này bằng đầu tư của họ). Phần để tiêu dùng họ đi mua sắm những thứ cần thiết cho mình và do vậy phần này trở thành thu nhập của lớp người k ế tiếp... Cứ tiếp tục như thế, đầu tư của lớp người này trở thành thu nhập của lớp người khác. G ia tăng đầu tư làm cho thu nhập tăng lên. C hẳng hạn, nếu khuynh hướng tiêu dùng chung trong xã hội là 2/3 theo nguyên lý s ố nhân, thì từ 1 tỷ đầu tư của chính phủ, ta có thể có được 3 tỷ thu nhập, hay hệ s ố phóng đại là 3 lần. 2.4. “H iệu quả giới h ạ n ” của tư bản Giống J. B. Say, L. W alras, J. M. K eynes cũng phân biệt doanh nhân với nhà tư bản. Nhà tư bản là người có tư bản cho vay, họ sẽ thu được lãi suất. C òn doanh nhân là người đi vay tư bản đ ể tiến hành sản xuất kinh doanh. Tư bản đó hoạt động và sinh ra lợi nhuận, ông gọi là “hiệu quả của tư b ả n ”. T heo K eynes, khi doanh nhân mua m ột tài sản tư bản hay m ột khoản đầu tư là anh ta mua quyền để có “thu hoạch tương la i” của đầu tư. Đ ó là chênh lệch giữa số tiền bán hàng với phí tổn cần thiết đ ể sản xuất ra hàng hóa đó. Ngược với “thu hoạch tương la i” của đầu tư là giá cung của tài sản tư bản. Đó là mức giá đủ khiến nhà sản xuất qu y ết định sản xuất thêm m ột đơn vị tài sản. J. M. Keyne.; gọi đó là phí tổn thay thế. Tương quan giữa thu hoạch tương lai và phí tổn thay th ế đ ể sản xuất ra m ột đơn vị sản phẩm 90
- ấy , gọi là “hiệu quả giới h ạ n ” của tư bản. Như vậy, “hiệu quả giới h ạ n ” của tư bản phụ thuộc vào tỷ suất thu hoạch mong đợi của s ố tiền đầu tư mới, chứ không phải so với phí tổn nguyên thủy của nó. T heo K eynes, cùng với việc tăng lên của vốn đầu tư thì “hiệu quả giới h ạ n ” của tư bản cũng giảm sút vì hai nguyên nhân chính: T hứ nhất, đầu tư tăng sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa cung ra thị trường. Đ iều đó làm cho giá cả hàng hóa giảm và k éo theo giảm thu hoạch tương lai. Thứ hai, tăng cung hàng hóa sẽ làm giá cung của tài sản tư bản tăng lên (tăng phí tổn thay thế). T ừ đó làm cho thu hoạch tương lai giảm . Ớ phần nghiên cứu tiêu dùng, chúng ta giả định toàn bộ tiền tiết kiệm đ ều được chuyển thành tiền đầu tư, song thực t ế không phải bao giờ cũng vậy, m à thông thường nhất là tiền đầu tư nhỏ hơn lượng tiền tiết kiệm . Lý do đơn giản là nếu đầu tư m ang lại cho người đầu tư khoản lợi nhuận lớn thì người ta tích cực đầu tư và ngược lại nếu không có lợi nhuận hoặc thua lỗ thì người ta sẽ không đầu tư, tức việc đầu tư này lệ thuộc vào “hiệu quả giới h ạ n ” của tư bản. Đầu tư tăng lại k éo theo tăng việc làm. Tới đ ây J. M. K eynes đã đi tới m ột định đề cụ thể hơn về nhân tố quyết định khối lượng việc làm “Chính khuynh hướng tiêu dùng và mức đầu tư mới cũng quyết định việc là m ”. Có th ể suy luận rộng vân đề ra là sự vận động của nhu cầu hiệu quả và của vấn đề việc làm lệ thuộc vào sự vận động của tiết kiệm và đầu tư. 91
- N ếu hiệu quả giới hạn của tư bản là “tỷ suất chiết khâu mà khi đem áp dụng vào m ột loạt những khâu trừ hàng năm do hiệu năng chiết khấu của vốn tư bản ấy mang lại trong suốt thời gian tồn tại củ a nó làm cho giá trị hiện hành của những khoản khâu trừ hàng năm ngang với giá cung của tư bản đó, thì việc đầu tư phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hiệu năng chiết khâu tư bản và tỷ suất lợi tức, tức là làn sóng đầu tư thực sự có khuynh hướng tăng lên cho tới khi không còn m ột loại tư bản nào mà hiệu quả giới hạn lại cao hơn tỷ suất lợi tức thông thường”. Đ iều đó có nghĩa là tỷ suất lợi tức có ảnh hưởng đến đầu tư và việc làm. Vì vậy chúng ta lại tiếp tục nghiên cứu những luận điểm cơ bản của K eynes về lợi tức. 2.5. Lợi tức. Theo J. M. Keynes, việc làm lệ thuộc rất lớn vào quá trình chuyển hóa lượng tiền tiết kiệm thành lượng tiền đầu tư, mà sự chuyển hóa này lại bị ảnh hưởng bởi tỷ suất lợi tức. Như đã biết, toàn bộ khôi lượng tiền thu nhập của cộng đồng được chia làm hai phần: phần tiêu dùng và phần tiết kiệm . N ếu nhưlượng tiền tiết kiệm được chuyển thành đầu tư hoàn toàn thì sẽ không gây ra tình trạng thất nghiệp. Còn nếu có m ột lượng tiền tiết kiệm không được chuyển thành tiền đầu tư thì lúc đó m ột lượng hàng hóa trong xã hội sẽ không được thực hiện, sản xuất bị thu hẹp và một lượng lao động xã hội sẽ bị loại khỏi quá trình sản xuất, tức là thất nghiệp. Nhưng đ ể chuyển m ột lượng tiền tiết kiệm thành tiền đầu tư thì các nhà đầu tư buộc phải trả cho người sở hữu 92
- lượng tiền ấy m ột khoản tiền gọi là lợi tức, dù cho người sở hữu tiền ấy là ai. T heo J. M. Keynes, “tỷ suất lợi tức vào mỗi thời điểm là phần thưởng đốì với việc bỏ không giữ tiền m ặt” và “nó là giá cả mà theo đó sự ham thích của cải dưới dạng tiền mặt được hòa hợp với lượng tiền sẵn có và khối lượng tiền tệ là yếu tcí thứ hai liên kết với sự ham thích giữ tiền m ặt xác định tỷ suất lợi tức thật sự của lợi tức theo từng trường hợp”. Đ iều quan trọng ở đây là mức cao hay thấp của tỷ suất lợi tức được xác định ở mức khối lượng tiền m ặt được giữ lại dưới tác động của khuynh hướng tồn trữ tiền m ặt thấp hay cao, tức là khôi lượng tiền tệ được giữ càng cao thì tỷ su ất lợi tức càng thấp và ngược lại. Và nếu tỷ suất lợi tức cao hơn hoặc bằng hiệu quả giới hạn của tư bản thì sẽ không có b ất kỳ m ột hoạt động đầu tư nào. N ếu khoảng cách giữa hiệu quả giới hạn của tư bản và tỷ suất lợi tức càng lớn và có lợi cho hiệu quả giới hạn của tư bản thì quá trình đầu tư càng m ạnh m ẽ. Đ iều đó cho phép giải quyết việc làm. 93
- Tinh trạng có việc làm đầy đủ là khi mà toàn bộ khối lượng tiền tiết kiệm được biến thành tiền đầu tư, tức là M 2 (tiền dùng cho động lực đầu cơ) tiến gần tới không. Nhưng theo K eynes, tình trạng đó là vô cùng hãn hữu bởi lẽ tiền tệ luôn bị m ột lực hút của khuynh hướng tồn trữ tiền mặt giữ lại; ít khi toàn bộ M 2 được thu hút h ế t vào đầu tư. Vì vậy làm cho trong xã hội luôn tồn tại m ột khối lượng người thất nghiệp, mà K eynes gọi là “thâ't nghiệp bắt buộc”. * Tóm lại, sự tăng hay giảm của khối lượng sản xuất hay của khôi lượng việc làm theo K eynes, cơ bản là như sau: giả sử có m ột lực lượng làm tăng (hay giảm ) quá trình xuâ't vốn đầu tư, lúc này làm cho khôi lượng sản xuất lảng lên (hay giảm xuống) và làm tăng (hay giảm ) khối lượng v iệc làm ; tiếp đó với sự tăng lên (hay giảm xuống) của khôi lượng sản xuất và khôi lượng việc làm sẽ làm tăng lên (hay giảm xuống) của khuynh hướng ưa thích tiền mặt và nó sẽ làm tăng (hay giảm ) của tỷ suất lợi tức và quá trình đầu tư mới sẽ giảm xuống (hoặc tăng lên). 3. Đ iều chỉnh kinh t ế theo lý th uyết J. M. K eynes. Qua phân tích lý th u y ế t chung về “v iệ c là m ”, K eynes đi đ ế n k ế t luận: m u ố n th o á t k h ỏ i k h ủ n g h o ản g , th ấ t nghiệp, nhà nước phải có chương trình kinh t ế đầu tư quy mô lớn. Dựa vào đó nhà nước thực h iệ n việc đ iều tiết kinh t ế thông qua: 1. Sử dụng ngân sách nhà nước đ ể kích thích đầu tư của tư nhân và nhà nước. Ồ ng chủ trương thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống m ua của nhà nước, trợ cấp về tài chính, tín dụng do ngân sách nhà nước bảo đ ảm đ ể tạo sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền. 94
- Sự tham gia của nhà nước vào hoạt động và điều tiết kinh t ế sẽ làm tăng đầu tư tư nhân cũng như làm tăng tiêu dùng của nhà nước lên. Do vậy tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập, chống khủng hoảng và thất nghiệp. 2. Sử dụng hệ thống tài chính - tín dụng và lưu thông tiền tệ. Trong lý thuyết của K eynes, tài chính, tín dụng và tiền tệ là những công cụ quan trọng đ ể tiều tiết kinh tê vĩ mô; cụ th ể là: T hứ nhất, dùng hệ thông tài chính, tín dụng, tiền tệ để kích thích lòng tin, tính lạc quan và tính tích cực đầu tư của các nhà kinh doanh. Đ ể thực hiện m ục đích đó ông chủ trương tăng thêm khôi lượng tiền tệ vào lưu thông nhờ đó giảm lãi su ất cho vay, khuyến khích các nhà kinh doanh mở rộng quy mô vay vốn, m ở rộng đầu tư tư bản. Đ ồng thời đ ể tăng hiệu quả tư bản, ông chủ trương “lạm phát có kiểm s o á t” đ ể tăng thu nhập cho nhà kinh doanh, từ đó tăng “hiệu quả giới h ạ n ” của tư bản dẫn đến k ết quả là các nhà kinh doanh thu được khối lượng lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy “lạm phát có kiểm s o á t” là biện pháp hữu hiệu đ ể kích thích thị trường mà không gây ra sự nguy hiểm . T hứ hai, đ ể bù đ ắp những thiếu hụt của ngân sách nhà nước, ông chủ trương in thêm tiền giây, đ ể đảm bảo sự cấp phát cho ngân sách hoạt động, m ở rộng đầu tư nhà nước và đảm b ảo chi tiêu cho chính phủ. T hứ ba, theo ông, đôi với người lao động cần thiết phải tăng th u ế đ ể điều tiết bớt m ột phần tiết kiệm từ thu nhập 95
- của họ, đưa phần này vào ngân sách nhà nước đ ể m ở rộng đầu tư. Đ ối với nhà kinh doanh, ông chủ trương giảm thuê đ ể nâng cao hiệu quả của tư bản nhằm khuyến khích các nhà kinh doanh tích cực hoạt động. Ồ ng coi thuê và công trái là những công cụ quan trọng của chính phủ trong chính sách chống chu kỳ kinh tế. 3. Ô ng khuyên nên phát triển nhiều hình thức hoạt động kinh doanh, nhiều hình thức đầu tư, thậm chí cả những hoạt động ăn bám nhất là không có lợi cho nền kinh tê như sản x uất vũ khí, quân sự hóa nền kinh tế... đ ể nâng cao tổng cầu và việc làm. 4. Đ ể mở rộng tiêu dùng, ông khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với các nhà tư bản, tầng lớp giàu có, cũng như đ ối với người nghèo. Đ ối với người lao động, ông đưa ra biện pháp, nhằm tăng giá cả và “ướp lạnh” tiền lương. Nghĩa là theo ông, dùng tiện lương làm công cụ điều tiết kinh tế. Vì theo ông, tăng hay giảm tiền lương cũng gây ra cùng m ột k ết quả với tỷ suâ't lợi tức, với hiệu quả giới hạn của tư bản như là việc giảm xuống hoặc tăng lên của khối lượng tiền tệ. Nhưng ông cho rằng, việc sử dụng tiền tệ làm công cụ điều tiết nền kinh t ế là an toàn hơn vì việc tăng hay giảm tiền lương thường gây ra những chân động xã hội lớn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đ ến thu nhập của từng người. B. P H Á I K E Y N E S M Ớ I Trong m ột thời gian dài, lý thuyết kinh t ế của J. M. K eynes đã giữ vị trí thống trị trong hệ thông tư tưởng kinh t ế ở các nước tư bản, nó được áp dụng phổ biến trong việc điều tiết nền kinh tế ở các nước TBCN. C ác nhà kinh tế 96
- Mỹ từng tuyên b ố rằng, lý thuyết kinh tế của J. M. Keynes k hông những cần thiết đ ể chữa chạy cho nền kinh tế TBCN T ây Âu khỏi ốm yếu, m à còn làm lành m ạnh nền kinh tế M ỹ. Cho tới tận ngày nay, những luận điểm của J. M. K eynes vẫn xuất hiện ở hầu h ết trong các giáo trình kinh tế học hiện đại. D ựa trên cơ sở lý thuyết của J. M. K eynes, các nhà kinh t ế tiếp tục xây dựng trường phái Keynes, hay còn gọi là “những người K eynes m ớ i”. 1. T rư ờ n g p h á i K eynes ở Mỹ. Đ ại biểu: Avis H asses, X. Kharid... 1.1. Họ bổ sung cho việc giải thích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế bằng thuyết “sự ngừng trệ Theo thuyết này, khủng hoảng kinh t ế là do các động lực phát triển kinh tế bị y ếu đi, mà những động lực này là do các yếu tố bên ngoài tác động đến như: Không còn các vùng đ ất tự do, tiến bộ kỹ thim’t chậm , chiến tranh, việc tìm ra vàng, chy kỳ kinh doanh chính trị... 1.2. Họ còn bổ sung cho quan điểm số nhân của J. M. K eynes. Họ xem x ét tác động của số nhân như là m ột quá trình số nhân không ngừng. K hảo sát thực tế , họ nhận thấy là, sau m ột thời gian, tác dụng của s ố nhân lại giảm đi, sản x uất trì trệ, thậm chí suy đồi. N guyên nhân là ở ehỗ mỗi thời kỳ có sự “rò r i ” trong luồng chi phí. M ột bộ phận được tiết kiệm mà không được chi tiêu. H iệu quả của sô nhân sẽ k ế t thúc khi tất cả sự tăng lên ban đầu của sức mua bị m ất d ần. T ừ đó họ k ết luận là nếu nhân tô" bên ngoài là nhân tô của chu kỳ kinh doanh, của khủng hoảng kinh tế, thì sự “m ất 97
- d ần chi p h í” hay “tăng dần tiết k iệ m ” là nhân tố bên trong của chu kỳ. Và họ đưa ra lý thuyết “gia tố c ” đ ể bổ sung cho nguyên lý s ố nhân, v ề thực chất, nguyên tắc gia tốc là lý thuyết về các nhân tố quyết định vân đề đầu tư. Nó phản ánh m ọi liên hệ giữa tăng sản lượng sẽ làm cho đầu tư tăng lên th ế nào. Ví dụ, xí nghiệp d ệ t có vốn c ố định bằng hai lần giá trị sản lượng bán ra hàng năm . N ếu hàng hóa bán ra là 30 triệu đôla m ột năm thì vốn cố định là 60 triệu đôla. Nếu mỗi m áy giá 3 triệu đôla thì xí nghiệp có 20 máy. Hàng năm xí nghiệp thay th ế m ột m áy (xem bảng). Số Vốn Đ ầu Đ ầu tư (đầu tư ròng + thay thế) T hời gian bán cố tư - đơn vị triệu đô la ra định ròng Giai đ oạn 1 N ăm 1 30 60 0 1 m áy . 3 triệu = 3 triệu Năm 2 30 60 0 1 m áy . 3 triệu = 3 triệu N ăm 3 30 .6 0 0 1 m áy . 3 triệu = 3 triệu Giai đoạn 2 N ăm 4 45 90 30 (10 m áy + 1 m á y ) . 3 triệu = 33 triệu Năm 5 60 120 30 (10 m áy + 1 m á y ) . 3 triệu = 33 triệu Nãm 6 75 150 30 (10 m áy + 1 m á y ) . 3 triệu = 33 triệu Giai đ oạn 3 N ăm 7 75 150 0 1 m áy . 3 triệu = 3 triệu Giai đoạn 4 73 ỉ N ăm 8 2 147 3 3 (-1 m áy + 1 m á y ) . 3 triệu = 0 triệu 98
- N hư vậy, giai đoạn 1, trong 3 năm không tăng sản lượng b án ra, n ên đầu tư ròng không thay đổi, chỉ số đầu tư thay th ế là 3.000.000 m ỗi năm . G iai đoạn 2, năm thứ 4, sô" hàng bán ra tăng 50% (từ 30 lên 45 triệu). Đ ể giữ cho hệ s ố vốn và sản lượng vẫn là 2 thì vốn phải tăng lên là 90 triệu, tức là phải 30 máy. T ừ đó, n ăm thứ 4, phải mua thêm 11 m áy (10 m áy mới + 1 m áy thay thế). N hư vậy sô' lượng hàng bán ra tăng 50%, còn số đ ầu tư tăng 1000% (từ 1 m áy lên 11 máy). Sự tăng nhanh tốc độ đ ầu tư so với sự thay đổi về sản lượng nói lên ý nghĩa của nguyên tắc gia tốc. Theo nguyên tắc gia tốc, để vốn đ ầu tư tiếp tục tăng lên thì sản lượng bán ra phải tăng lên liên tục. N ếu vì m ột lý do gì đó mà sản lượng bán ra dừng lại ngay cả ở mức cao thì đầu tư sẽ giảm đi. Ví dụ ở giai đo ạn 3, trong năm thứ 7 không tăng sản lượng bán ra, nên đầu tư sụt xuống 90% (từ 33 triệu xuống 3 triệu). N ếu như sán lượng bán ra sụt xuống thì đầu tư sẽ giảm tới số không. Ví dụ ở giai đoạn 4, năm thứ 8, sản lượng bán ra giảm đi (73 - so 75) nên đầu tư giảm xuống không. T ừ đó các nhà kinh tê M ỹ k ế t luận, nguyên tắc gia tô"c là nhân tô m ạnh m ẽ dẫn đ ến sự ổn định về kinh tế. Những thay đổi về sản lượng sẽ dẫn đ ến sự thay đổi lớn hơn về đầu tư. T ừ đó họ muôn phôi hợp giữa sô" nhân và gia tô"c tạo thành cơ cấu s ố nhân - gia tốc đ ể chủ động tạo ra suy thoái hay phục hồi, khủng hoảng hay hưng thịnh. 1.3. v ề chính sách tà ị chính. Họ ủng hộ việc nhà nước sử dụng các phương tiện như đơn đ ặt hàng lớn, hệ thống mua đ ể tiếp sức cho nềri kinh tế 99
- tư nhân. Đ ể nhà nước có tiền chi trả, phải tạo ra các nguồn thu cho ngân sách bằng nhiều phương án khác nhau như: Thứ nhất, tăng th u ế thu nhập. Thứ hai, tăng nỢ nhà nước, coi đây là biện pháp chủ yếu đ ể thu hút vốn cho ngân sách. Thứ ba, thực hiện lạm phát có mức độ. Họ cho rằng, ngân sách nhà nước là “công cụ ổn định b ên tro ng” của nền kinh tế. Như vậy phải sử dụng các bộ phận cấu thành thu chi ngân sách như: th u ế thu nhập, bảo hiểm xã hội, trợ cấp that nghiệp m ột cách linh hoạt trong thời kỳ của chu kỳ kinh doanh. Theo họ, cần tăng thuê trong thời kỳ hưng thịnh và giảm trong thời kỳ khủng hoảng. Còn các khoản như bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp thì cần tăng lên trong thời kỳ khủng hoảng và giảm đi trong thời kỳ hưng thịnh. Bằng những cách như vậy cầu có hiệu quả sẽ được cân bằng. Bên cạnh những công cụ trên họ còn đưa ra các biện pháp “điều h ò a ”, nhằm điều chỉnh đầu tư cơ bản của tư nhân và sử dụng linh hoạt chi phí của nhà nước. Đó là ưong thời kỳ hưng thịnh thì hạn c h ế chi phí nhà nước, còn trong thời kỳ khủng hoảng thì tăng đ ể bù đắp cho sự giảm sút chi phí tư nhân. Khi đề nghị các công cụ, biện pháp điều tiết kinh tế của nhà nước, các nhà kinh tế cũng thấy được những hạn chê của các công cụ đó. Họ thấy khó xác định khi nào “mở h êt tốc đ ộ ” và khi nào thì “hãm nó lạ i”. 100
- 2. Trường phái K eynes ở Pháp. V ào đầu những năm 40, trường phái Keynes phát triển ở Pháp, được chia thành hai trào lưu. M ột trào lưu chủ trương áp dụng nguyên vẹn lý thuyết của J. M. Keynes. M ột trào lưu khác chủ trương áp dụng, nhưng có một số điều chỉnh, sửa đổi cần thiết. Khi tán thành tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế, những người theo xu hướng thứ hai đã phê phán quan điểm của J. M. K eynes dùng lãi suất đ ể điều chỉnh kinh tế. Thay vào đó họ m uốn sử dụng k ế hoạch làm công cụ điều tiết kinh tế, bảo đảm nhịp điệu phát triển kinh tế thích hợp và thay đổi được cơ cấu kinh t ế quốc dân. Xu hướng thứ hai còn đưa ra lý thuyết “các đơn vị chỉ h u y ”. Đó là các công ty cổ phần lớn trong công nghiệp, chi phối hoạt động của các ngành kinh tế. Vì các “đơn vị chỉ huy ” không đồng nhất và phát triển không đồng đều nên nảy sinh sự không phù hợp ích lợi giữa chúng. Đ iều đó đòi hỏi nhà nước phải trở thành ưọng tài và lực lượng phối hợp nhằm đảm bảo cho sự hoạt động ăn khớp và tăng trưởng hài hòa. C ác nhà kinh t ế Pháp coi k ế hoạch hóa là “Sự điều chỉnh tổng h ợ p ” hoạt động của các xí nghiệp. Khi phân tích kiểu điều chỉnh này họ phân biệt k ế hoạch hóa “m ệnh lệ n h ” và k ê hoạch hóa “chỉ d ẫ n ”. Theo họ, kê hoạch hóa “m ệnh lệ n h ” là k ế hoạch có tính chất pháp lệnh tập trung quan liêu. Họ gọi đó là k ế hoạch hóa xã hội chủ nshĩa. K ế hoạch hóa “chỉ d ẫ n ” là kê hoạch hóa đưa ra các mục tiêu và biện p h áp sián tiếp qua đó hướng dẫn cho các xí nghiệp phân đ âu, ở đ ây các nhiệm vụ bắt buộc chỉ đ ặt ra cho các xí n g hiệp nhà nước mà thôi. Họ cho rằng k ế hoạch hóa ở Pháp chính là k ế hoạch hóa "chỉ d ẫ n " này. 101
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG VII: LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ VỀ NỀN KINH TẾ MỞ
19 p | 1412 | 185
-
Bài giảng và thực hành Lý thuyết Kinh tế vĩ mô: Phần 2
211 p | 388 | 88
-
Bài giảng và thực hành Lý thuyết Kinh tế vĩ mô: Phần 1
129 p | 376 | 84
-
Câu hỏi lý thuyết Kinh tế vĩ mô
13 p | 704 | 75
-
Một số khái niệm lý thuyết kinh tế học phát triển đang được vận dụng ở nước ta hiện nay
8 p | 221 | 28
-
Bài giảng Lý thuyết Kinh tế Vĩ mô
112 p | 135 | 14
-
Bài giảng: Mô hình kinh tế và phương pháp tối ưu hóa
9 p | 226 | 13
-
Bài giảng Lý thuyết kinh tế học vi mô: Chương 2 - GV. Đinh Thiện Đức
23 p | 145 | 10
-
Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững: Kinh tế học bền vững - Phần 1
260 p | 23 | 8
-
Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững: Kinh tế học bền vững - Phần 2
323 p | 8 | 6
-
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 p | 13 | 6
-
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 2
131 p | 7 | 6
-
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 1
83 p | 12 | 6
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 10 - Nguyễn Mai Thi
31 p | 10 | 4
-
Hội thảo quốc gia: “Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển mới và những vấn đề rút ra cho Việt Nam”
6 p | 38 | 4
-
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên)
121 p | 26 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế
20 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn