intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thước răng cối lớn hàm trên

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định tỷ lệ biểu hiện đặc điểm Carabelli ở các răng cối lớn hàm trên và mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thước các răng cối lớn hàm trên. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, mẫu nghiên cứu gồm 100 mẫu hàm thạch cao từ 20 - 23 tuổi (48 nam, 52 nữ).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thước răng cối lớn hàm trên

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> <br /> MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CARABELLI<br /> VÀ KÍCH THƢỚC RĂNG CỐI LỚN HÀM TRÊN<br /> Huỳnh Kim Khang*; Nguyễn Xuân Linh*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: xác định tỷ lệ biểu hiện đặc điểm Carabelli ở các răng cối lớn hàm trên và mối liên<br /> quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thước các răng cối lớn hàm trên. Đối tượng và phương<br /> pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, mẫu nghiên cứu gồm 100 mẫu hàm thạch cao<br /> từ 20 - 23 tuổi (48 nam, 52 nữ). Đánh giá và phân loại đặc điểm Carabelli theo Dahlberg (1956).<br /> Đo kích thước gần xa, ngoài trong răng cối lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên theo Moorrees (1957).<br /> Kết quả: ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên, tỷ lệ biểu hiện đặc điểm Carabelli dạng hố rãnh cao<br /> nhất (39%) và thấp nhất là Carabelli dạng núm (25%). Ở răng cối lớn thứ hai, các răng không<br /> có Carabelli chiếm tỷ lệ cao nhất (93%). Tỷ lệ biểu hiện đặc điểm Carabelli giữa nam và nữ<br /> khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở cả răng cối lớn thứ nhất và răng cối lớn thứ hai.<br /> Đặc điểm Carabelli với kích thước ngoài trong và kích thước gần xa ở răng cối lớn 1 hàm trên có<br /> liên quan có ý nghĩa thống kê (lần lượt là 0,50 và 0,42); ở răng cối lớn 2 lần lượt 0,44 và 0,20.<br /> Kết luận: ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên, Carabelli dạng hố rãnh chiếm tỷ lệ cao nhất; răng<br /> cối lớn thứ hai các răng không có Carabelli chiểm tỷ lệ cao nhất. Có mối tương quan thuận giữa<br /> đặc điểm Carabelli và kích thước các răng cối lớn hàm trên, đặc biệt giữa đặc điểm Carabelli<br /> với kích thước ngoài trong.<br /> * Từ khóa: Răng cối lớn hàm trên; Kích thước gần xa; Kích thước ngoài trong; Đặc điểm Carabelli.<br /> <br /> Correlation between the Carabelli Trait and Crown Diameters of the<br /> Maxillary Molars<br /> Summary<br /> Objectives: To determine the frequencies of Carabelli trait on maxillary molars and correlation<br /> between the Carabelli trait and crown diameters of maxillary molars. Subjects and methods:<br /> Descriptive cross-sectional and analytic study design, the sample consisted of 100 dental casts<br /> (at the age of 20 - 23; 48 male, 52 female). Carabelli trait were evaluated and classified by<br /> Dahlberg (1956). The mesiodistal, buccolingual crown diameters were measured by Moorrees (1957).<br /> Results: On maxillary first molar, the frequency of pit, groove form was the highest (39%) and<br /> tubercular form was the lowest (25%). On maxillary second molar, the frequency of no trait was<br /> the highest (93%). There was no significant difference in frequency of Carabelli trait between<br /> two sexes. There were positive correlations between Carabelli trait and the buccolingual,<br /> mesiodistal crown diameters on maxillary first molar (r = 0.50, r = 0.42); on maxillary second<br /> molar (r = 0.44, r = 0.20). Conclusions: On maxillary first molar, the frequency of pit, groove form<br /> was the highest; on maxillary second molar, the frequency of no trait was the highest. There were<br /> a positive correlations between Carabelli trait and crown diameters of maxillary molars.<br /> * Keywords: Maxillary molars; Mesiodistal crown diameter; Buccolingual crown diameter;<br /> Carabelli trait.<br /> * Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TP. HCM<br /> Người phản hồi (Corresponding): Huỳnh Kim Khang (kimkhanghuynh@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/09/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 07/09/2017<br /> <br /> 557<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Khi nói về đặc điểm hình thái ở răng<br /> cối lớn hàm trên là nói đến đặc điểm<br /> Carabelli. Đặc điểm Carabelli là một đặc<br /> điểm hình thái học thường thấy ở mặt<br /> trong gần của múi gần trong răng cối lớn<br /> hàm trên [1]. Mức độ biểu hiện của đặc<br /> điểm Carabelli có thể từ một hố nhỏ, một<br /> rãnh cạn đến phát triển hoàn thiện như<br /> một múi răng (múi thứ năm). Đặc điểm<br /> Carabelli có giá trị trong nghiên cứu về<br /> pháp nha, nhân học và chủng tộc [7].<br /> Nhiều nghiên cứu thực hiện nhằm xác<br /> định tỷ lệ biểu hiện của đặc điểm Carabelli<br /> cũng như mối liên hệ của nó đối với kích<br /> thước răng cối lớn hàm trên. Keene [4]<br /> nghiên cứu cho thấy chiều gần xa của<br /> răng cối lớn thứ nhất hàm trên lớn hơn ở<br /> răng có đặc điểm Carabelli. Noss và CS<br /> (1983) [6] nghiên cứu trên người Pima<br /> Indians, Reid và CS (1991) [8] nghiên cứu<br /> trên người Kwengo cho thấy có mối liên<br /> hệ gần giữa kích thước răng cối lớn hàm<br /> trên với đặc điểm Carabelli, ở nam biểu<br /> hiện rõ nét hơn ở nữ. Gần đây nhất là<br /> nghiên cứu của Harris [3] cho thấy có mối<br /> liên hệ giữa mức độ biểu hiện đặc điểm<br /> Carabelli với kích thước gần xa và kích<br /> thước ngoài trong của răng cối lớn thứ<br /> nhất hàm trên, tuy nhiên mối liên hệ này<br /> chỉ có ở nam mà không có ở nữ. Do đó,<br /> chúng ta có thể thấy giữa đặc điểm Carabelli<br /> và kích thước của răng cối lớn hàm trên<br /> có một mối liên hệ nhất định, răng có đặc<br /> điểm Carabelli, kích thước răng thường<br /> lớn hơn. Xuất phát từ thực tế đó, chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu về tương quan<br /> giữa mức độ biểu hiện Carabelli và kích<br /> thước răng cối lớn hàm trên với mục tiêu:<br /> - Xác định tỷ lệ biểu hiện của đặc điểm<br /> Carabelli ở răng cối lớn hàm trên.<br /> 558<br /> <br /> - Xác định mối liên quan giữa đặc điểm<br /> Carabelli và kích thước các răng cối lớn<br /> hàm trên.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> - Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống đáp<br /> ứng với tiêu chuẩn chọn mẫu.<br /> - Tiêu chuẩn chọn mẫu: có đủ răng cối lớn<br /> thứ nhất và thứ hai hàm trên. Răng không<br /> bị sâu, bị trám, không bị mòn.<br /> - Loại khỏi nghiên cứu mẫu hàm bị bọt,<br /> bị khiếm khuyết ở những vị trí là điểm<br /> mốc đo.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Cỡ mẫu: 100 mẫu hàm thạch cao ở<br /> độ tuổi 20 - 23 tuổi (48 nam, 52 nữ).<br /> * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt<br /> ngang mô tả và phân tích.<br /> * Phương pháp quan sát đặc điểm Carabelli:<br /> Quan sát trên mẫu hàm thạch cao mặt<br /> trong gần các răng cối lớn 1 và 2 hàm trên<br /> bằng mắt thường kết hợp với kính lúp có<br /> độ phóng đại gấp 4 lần, đánh giá và phân<br /> loại đặc điểm Carabelli theo Dahlberg<br /> (1963) [1] gồm 8 mức độ: (hình 1).<br /> <br /> Hình 1: Mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> Trong xử lý số liệu, từ 8 mức độ nêu trên,<br /> phân chia vào ba dạng:<br /> - Không có biểu hiện Carabelli: mức độ 0.<br /> - Carabelli dạng hố và rãnh: mức độ 1, 2,<br /> 3, 4.<br /> <br /> lớn nhất giữa hai mặt bên, khi đo thước<br /> trượt giữ song song với mặt nhai và/hoặc<br /> mặt ngoài. Việc đo kích thước ngoài trong<br /> thân răng được thực hiện giữa điểm lồi tối<br /> đa ngoài và trong, thường lấy theo đường<br /> vuông góc với kích thước gần xa.<br /> <br /> - Carabelli dạng núm: mức độ 5, 6, 7.<br /> <br /> * Xử lý số liệu:<br /> <br /> * Đo kích thước gần xa, ngoài trong răng<br /> cối lớn bằng thước kẹp điện tử:<br /> <br /> - Kết quả ghi nhận của mỗi cá nhân sử<br /> dụng bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0.<br /> <br /> Kích thước gần xa và kích thước ngoài<br /> trong răng cối lớn hàm trên đo theo<br /> phương pháp của Moorrees và CS (1957)<br /> [5]. Kích thước gần xa là khoảng cách<br /> <br /> - Sử dụng tương quan Spearman để<br /> xác định tương quan giữa mức độ biểu hiện<br /> Carabelli và kích thước gần xa, ngoài trong<br /> răng cối lớn hàm trên.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm Carabelli ở răng cối lớn hàm trên.<br /> Bảng 1: Đặc điểm Carabelli ở răng cối lớn hàm trên.<br /> Nhóm<br /> <br /> RCL1<br /> <br /> RCL2<br /> <br /> 0 (%)<br /> <br /> 1, 2, 3, 4 (%)<br /> <br /> 5, 6, 7 (%)<br /> <br /> Nam (n = 46)<br /> <br /> (30,43) 14<br /> <br /> (43,48) 20<br /> <br /> (26,09) 12<br /> <br /> Nữ (n = 54)<br /> <br /> (40,74) 22<br /> <br /> (35,19) 19<br /> <br /> (24,07) 13<br /> <br /> Chung (n = 100)<br /> <br /> (36) 36<br /> <br /> (39) 39<br /> <br /> (25) 25<br /> <br /> Nam (n = 46)<br /> <br /> (91,30) 42<br /> <br /> (4,35) 2<br /> <br /> (4,35) 2<br /> <br /> Nữ (n = 54)<br /> <br /> (94,45) 51<br /> <br /> (3,70) 2<br /> <br /> (1,85) 1<br /> <br /> Chung (n = 100)<br /> <br /> (93) 93<br /> <br /> (4) 4<br /> <br /> (3) 3<br /> <br /> p<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên, tỷ lệ biểu hiện đặc điểm Carabelli dạng hố rãnh<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất (39%), tiếp đến là không có Carabelli (36%), thấp nhất là Carabelli<br /> dạng núm (25%). Ở răng cối lớn thứ hai, các răng không có Carabelli chiếm tỷ lệ cao<br /> (93%), Carabelli dạng hố rãnh và dạng núm chiếm tỷ lệ khá thấp (4% và 3%). Tỷ lệ<br /> biểu hiện đặc điểm Carabelli giữa nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở<br /> cả răng cối lớn thứ nhất và răng cối lớn thứ hai.<br /> 2. Kích thƣớc các răng cối lớn hàm trên.<br /> Bảng 2: Kích thước răng cối lớn hàm trên ở nam (mm).<br /> Kích thƣớc gần xa<br /> Nam<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> Chung<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> p<br /> <br /> RCL1 (n)<br /> <br /> 10,66 (48)<br /> <br /> 0,55<br /> <br /> 10,29 (52)<br /> <br /> 0,54<br /> <br /> 10,46 (100)<br /> <br /> 0,57<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> RCL2 (n)<br /> <br /> 9,58 (48)<br /> <br /> 0,54<br /> <br /> 9,40 (52)<br /> <br /> 0,52<br /> <br /> 9,48 (100)<br /> <br /> 0,53<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> 559<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> Kích thước ngoài trong<br /> Nam<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> Chung<br /> <br /> ĐLC<br /> <br /> p<br /> <br /> RCL1 (n)<br /> <br /> 11,54 (48)<br /> <br /> 0,54<br /> <br /> 11,18 (52)<br /> <br /> 0,43<br /> <br /> 11,34 (100)<br /> <br /> 0,52<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> RCL2 (n)<br /> <br /> 11,47 (48)<br /> <br /> 0,60<br /> <br /> 11,15 (52)<br /> <br /> 0,82<br /> <br /> 11,29 (100)<br /> <br /> 0,77<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> Ở nam, kích thước ngoài trong răng cối lớn thứ nhất và răng cối lớn thứ hai tương<br /> đương nhau (11,54 mm và 11,47 mm), nhưng kích thước gần xa ở răng cối lớn thứ nhất<br /> lớn hơn nhiều so với răng cối lớn thứ hai (10,66 mm và 9,58 mm). Ở nữ, tương tự như<br /> ở nam, kích thước ngoài trong ở răng cối lớn thứ nhất và răng cối lớn thứ hai tương<br /> đương nhau, nhưng kích thước gần xa ở răng cối lớn thứ nhất lớn hơn nhiều so với<br /> răng cối lớn thứ hai.<br /> 3. Mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli và kích thƣớc các răng cối lớn hàm trên.<br /> Bảng 3: Tương quan Spearman giữa đặc điểm Carabelli và kích thước răng cối lớn<br /> hàm trên.<br /> Kích thƣớc ngoài trong<br /> <br /> kích thƣớc gần xa<br /> <br /> RCL1<br /> <br /> 0,50**<br /> <br /> 0,42**<br /> <br /> RCL2<br /> <br /> 0,44**<br /> <br /> 0,20*<br /> <br /> (**: p < 0,01 ; *: p < 0,05)<br /> Đặc điểm Carabelli với kích thước ngoài<br /> trong và kích thước gần xa ở các răng cối<br /> lớn hàm trên liên quan có ý nghĩa thống<br /> kê, tuy nhiên ở răng cối lớn thứ nhất, mối<br /> liên quan biểu hiện rõ hơn ở răng cối lớn<br /> thứ hai và đặc điểm Carabelli liên quan<br /> với kích thước ngoài trong mạnh hơn so<br /> với kích thước gần xa.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có<br /> mối liên quan giữa đặc điểm Carabelli và<br /> kích thước răng, cả kích thước ngoài trong<br /> và kích thước gần xa. Ở răng có Carabelli,<br /> kích thước sẽ lớn hơn răng không có<br /> Carabelli, đặc điểm Carabelli càng thể<br /> hiện rõ thì kích thước răng càng lớn.<br /> Kích thước răng thay đổi từ trước ra sau.<br /> Răng cối lớn thứ hai có kích thước nhỏ<br /> hơn răng cối lớn thứ nhất và biểu hiện của<br /> đặc điểm Carabelli cũng thấp hơn nhiều<br /> 560<br /> <br /> so với răng cối lớn thứ nhất. Nghiên cứu<br /> của Reid và CS [8] (1991) cho thấy đặc<br /> điểm Carabelli ảnh hưởng đến kích thước<br /> múi và kích thước của răng, bao gồm<br /> kích thước gần xa và kích thước ngoài<br /> trong. Nghiên cứu của Harris (2007) [2]<br /> cho thấy có mối liên quan giữa đặc điểm<br /> Carabelli và kích thước răng, tuy nhiên ở<br /> nam mối liên quan này biểu hiện rõ hơn.<br /> Cả hai nghiên cứu đều không đưa ra<br /> được số liệu cụ thể về mối liên quan này.<br /> Nhưng đến năm 2013, Vodanovic và CS<br /> [9] nghiên cứu trên răng cối lớn thứ nhất<br /> ở người Croatia cho thấy có mối liên quan<br /> giữa đặc điểm Carabelli và kích thước<br /> ngoài trong (hệ số tương quan là 0,44,<br /> mức ý nghĩa p < 0,01) giữa đặc điểm<br /> Carabelli và kích thước gần xa (hệ số<br /> tương quan 0,29, mức ý nghĩa p < 0,01).<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> KẾT LUẬN<br /> Ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên,<br /> Carabelli dạng hố rãnh chiếm tỷ lệ cao nhất;<br /> ở răng cối lớn thứ hai các răng không có<br /> Carabelli chiểm tỷ lệ cao nhất.<br /> Có mối tương quan thuận giữa đặc<br /> điểm Carabelli và kích thước các răng<br /> cối lớn hàm trên, đặc biệt giữa đặc điểm<br /> Carabelli với kích thước ngoài trong.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Huỳnh Kim Khang. Nghiên cứu dọc mối<br /> liên hệ một số đặc điểm hình thái giữa răng sữa<br /> và răng vĩnh viễn trẻ em người Việt. Luận án<br /> Tiến sỹ khoa học Y Dược. 2011, tr.53-67.<br /> 2. Dahlberg A.A. Materials for the establishment<br /> of standards for classifications of tooth characters,<br /> attributes and techniques in morphological<br /> studies of the dentition. Chicago. Zooler<br /> Laboratory Dental Anthropology. University of<br /> Chicago. 1956.<br /> 3. Harris E.F. Carabelli's trait and tooth<br /> size of human maxillary first molars. American<br /> Journal of Physical Anthropology. 2007, 132 (2),<br /> pp.238-246.<br /> 4. Keene H.J. The relationship between<br /> Carabelli's trait and the size, number and<br /> <br /> morphology of the maxillary molars. Archives<br /> of oral biology. 1968, 13 (8), pp.1023-1025.<br /> 5. Moorrees C.F.A, Thomsen S, Jensen E,<br /> Yen P.K.J. Mesiodistal crown diameters of the<br /> deciduous and permanent teeth in individuals.<br /> Journal of Dental Research. 1957, 36 (1),<br /> pp.39-47.<br /> 6. Noss J.F, Scott G.R, Potter R.H.Y,<br /> Dahlberg A.A, Dahlberg T. The influence of<br /> crown size dimorphism on sex differences<br /> in the Carabelli trait and the canine distal<br /> accessory ridge in man. Archives of Oral Biology.<br /> 1983, 28 (6), pp.527-530.<br /> 7. Ortiz A, Skinner M.M, Bailey S.E,<br /> Hublin J.J. Carabelli’s trait revisited: An<br /> examination of mesiolingual features at the<br /> enamel-dentine junction and enamel surface<br /> of Pan and Homo sapiens upper molars. Journal<br /> of Human Evolution. 2012, 63 (4), pp.586-596.<br /> 8. Reid C, Van R.J.F, Groeneveld H.T.<br /> Tooth size and the Carabelli trait. American<br /> Journal of Physical Anthropology. 1991, 84 (4),<br /> pp.427-432.<br /> 9. Vodanović M, Zukanović A, Galić I,<br /> Harvey L, Pavičin I.S, Dumančić J, Bedić Ž,<br /> Njemirovskij V, Šlaus M, Brkić H. Carabelli's<br /> trait in Croatian populations over 1800 years.<br /> HOMO-Journal of Comparative Human Biology.<br /> 1991, 64 (4), pp.273-285.<br /> <br /> 561<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0