intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mút ngón tay và những lệch lạc răng hàm

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mút ngón tay và những lệch lạc răng hàm Trẻ em có rất nhiều thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống răng-hàm. Trong các thói quen này, thói quen mút ngón tay là thói quen hay gặp nhất ở trẻ, trẻ đưa ngón tay vào miệng, mút nhịp nhàng, lặp đi lặp lại trong một thời gian kéo dài. Trẻ có thể mút một ngón tay (thường là ngón tay cái), hoặc nhiều ngón tay, hoặc mút những bộ phận khác trong tầm với (như ngón chân cái). Nhiều bố mẹ không chú ý đến thói quen...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mút ngón tay và những lệch lạc răng hàm

  1. Mút ngón tay và những lệch lạc răng hàm Trẻ em có rất nhiều thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống răng-hàm. Trong các thói quen này, thói quen mút ngón tay là thói quen hay gặp nhất ở trẻ, trẻ đưa ngón tay vào miệng, mút nhịp nhàng, lặp đi lặp lại trong một thời gian kéo dài. Trẻ có thể mút một ngón tay (thường là ngón tay cái), hoặc nhiều ngón tay, hoặc mút những bộ phận khác trong tầm với (như ngón chân cái). Nhiều bố mẹ không chú ý đến thói quen xấu này của trẻ hoặc lại lo lắng quá mức khi phát hiện con của mình có thói quen xấu này. Trẻ có thói quen mút một hoặc nhiều ngón tay. Tại sao trẻ hay mút ngón tay? Ngay sau khi sinh, trẻ hình thành phản xạ nuốt và phản xạ bám víu, giúp trẻ phát triển và ảnh hưởng đến định hướng ban đầu ở trẻ. Nhờ phản xạ nuốt mà trẻ được no bụng nên phản xạ này phát triển trội hơn phản xạ bám. Trong quá trình phát triển, trẻ nhận biết, tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua việc nghe, nhìn rồi cho vào miệng những vật mà trẻ cầm hoặc thấy. Việc cho vật vào miệng sẽ
  2. giúp trẻ biết được vật ngon hay dở, đồng thời có thể làm mất cảm giác đói. Kinh nghiệm cho trẻ biết các vật cho vào miệng (nhất là vật mềm và ấm) sẽ đi kèm với thức ăn và sự thoải mái dễ chịu. Do đó, khi đói, bất an, mệt mỏi, hay khó chịu, trẻ sẽ đút ngón tay vào miệng. Mút ngón tay ở người lớn nguyên nhân có thể do rối loạn tâm thần, hoặc đơn giản chỉ là do tiếp tục thói quen từ thời thơ ấu. Người lớn thường mút tay ở trạng thái vô thức. Mút ngón tay kéo dài có thể gây những lệch lạc răng hàm Khi nào mút ngón tay trở thành một Việc ngừng thói quen mút ngón tay trước khi vấn đề cần điều trị? mọc các răng cửa vĩnh viễn đầu tiên sẽ không Mút ngón tay là một thói quen bình ảnh hưởng gì đến việc mọc và sắp xếp các thường ở trẻ, có thể xuất hiện từ tuần răng vĩnh viễn. Nếu thói quen vẫn kéo dài đến thứ 15 trong thời kỳ bào thai (phát hiện thời kỳ mọc răng cửa vĩnh viễn đầu tiên sẽ gây được khi siêu âm) hoặc từ lúc mới sinh ra những rối loạn cho việc mọc răng hoặc sắp cho đến đầu thời thơ ấu. Khoảng 2/3 số xếp các răng hoặc cả hai. Nếu trẻ ngừng mút trẻ đều ngừng thói quen này trước 4 - 5 tay lúc 8 - 10 tuổi thì phần lớn các hậu quả có tuổi. Tuy nhiên, nhiều trẻ lớn tuổi vẫn thể điều chỉnh được do các mức độ lệch lạc giữ thói quen này, thậm chí cho tới khi khớp cắn thường chỉ là ít và chậm mọc răng. đã trưởng thành và do vậy, gây ra Sự thay đổi về răng và khớp cắn rất đa dạng, những lệch lạc răng hàm cần phải điều tùy thuộc vào độ mạnh, tần suất và thời gian trị. kéo dài của thói quen cũng như cách thức mút ngón tay (vị trí đặt ngón tay trong miệng), trong đó, sự kéo dài của thói quen đóng vai trò quan trọng nhất. Nghiên cứu cho thấy mút ngón tay tối thiểu 4 - 6 giờ/ngày với lực trung bình sẽ gây nên di chuyển răng trong khi việc mút ngón tay với lực lớn nhưng không liên tục không gây di chuyển răng. Tùy vị trí đặt ngón tay và điểm tựa trên răng hay trên xương ổ răng khi mút, lực tác động lên mặt trong răng cửa trên và mặt ngoài răng cửa dưới làm các răng di chuyển: răng trên mọc nghiêng về phía môi làm thưa các răng, răng dưới nghiêng về phía lưỡi, tăng độ cắn chìa và cắn hở do cản trở quá trình mọc của các răng cửa ở vị trí đặt ngón tay, thậm chí làm lún các răng cửa trong khi các răng hàm mọc bình thường. Xương hàm trên hẹp, có thể do mất cân bằng giữa hệ thống cơ miệng và lưỡi, khi mút, lưỡi bị đẩy xuống không
  3. chạm vào vòm miệng, không tạo được cân bằng với trương lực cơ môi má còn cơ má bị ép lại làm các răng hàm hàm trên bị đẩy về phía lưỡi gây cắn chéo các răng sau ở cả hai bên. Sự co của cơ cằm làm môi lưỡi bị ép lại nằm phía sau răng cửa trên khi nuốt càng làm tăng độ cắn chìa. Các răng cửa trên dễ bị gãy khi bị chấn thương (do nghiêng nhiều về phía môi). Cắn hở có thể làm lưỡi đẩy ra phía trước, gây khó phát âm. Khám thấy ngón tay bị mút to hẳn ra, dẹp và ướt. Mút ngón tay làm tăng độ cắn chìa và cắn hở toàn bộ vùng răng cửa, thưa các răng và hẹp hàm trên. Điều trị thói quen mút ngón tay Cha mẹ không nên quá lo lắng khi con mình mút ngón tay. Đa số trẻ thường ngưng mút ngón tay trước 4 - 5 tuổi, không cần phải điều trị gì. Nếu trẻ vẫn tiếp tục duy trì thói quen này, cần cân nhắc thời điểm điều trị, thời điểm thích hợp là từ 4 - 6 tuổi, trước khi răng vĩnh viễn mọc. Với những trẻ vừa trải qua stress hoặc những thay đổi lớn trong cuộc sống (chuyển nhà, chuyển trường...) thì nên trì hoãn điều trị. Nếu cha mẹ và trẻ không muốn điều trị thì không nên cố. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như: thảo luận, nhắc nhở, khen thưởng và các khí cụ phức tạp. Thảo luận: giải thích cho trẻ biết tác dụng không tốt của mút ngón tay, ảnh hưởng của mút ngón tay đến hàm răng và khuôn mặt của trẻ như thế nào, có thể cho trẻ xem hình ảnh minh họa để trẻ hiểu rõ hơn. Cần giải thích cho trẻ biết hành vi mút ngón tay là một hành vi không lịch sự khi giao tiếp cần phải bỏ. Khi hiểu ra trẻ có thể chủ động bỏ dần thói quen này, nhất là trẻ lớn có hiểu biết. Để nhắc nhở trẻ chúng ta có thể dán miếng băng keo không thấm nước hoặc quấn vải vào ngón tay trẻ thường mút hay cho trẻ đeo bao tay. Nếu các biện pháp trên đều thất bại và trẻ thật sự muốn bỏ thói quen, dùng băng chun cuốn vào khuỷu tay ban đêm làm tay trẻ không thể cử động thoải mái để cho ngón tay vào miệng được. Cần giải thích cho trẻ hiểu đó không phải là hình phạt mà
  4. chỉ giúp trẻ bỏ thói quen xấu. Tổng thời gian điều trị là 6 - 8 tuần, nên khen thưởng kịp thời để khích lệ trẻ. Khí cụ trong miệng: tùy theo tuổi, hệ răng và sự hợp tác của trẻ mà chọn khí cụ cố định hay tháo lắp cho phù hợp. Khi trẻ chỉ có răng sữa hay ở giai đoạn đầu của hệ răng hỗn hợp, răng vĩnh viễn chưa mọc lên hoàn toàn sẽ khó đặt móc của khí cụ tháo lắp. Khí cụ tháo lắp dễ thực hiện và điều chỉnh, tránh cho trẻ cảm giác bị trừng phạt khi phải mang hàm cố định nhưng lại phụ thuộc nhiều vào ý thức của trẻ. Các khí cụ trong miệng làm cho mút tay từ vô thức thành có ý thức giúp trẻ bỏ được mút tay, làm cho miệng không kín hơi khiến trẻ không mút tay được. Chúng còn giúp răng xếp lại đúng vị trí, trẻ có cảm giác có kết quả và thành công nên càng mong muốn bỏ mút tay. Cần lưu ý không tạo áp lực cho trẻ, không để trẻ ở trạng thái lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, cần giải quyết những vấn đề này trước, tránh làm tình trạng mút ngón tay trầm trọng hơn. Hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động, các trò chơi khác để quên đi thói quen này. ThS. Võ Trương Như Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2