TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8 - 2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, LẬP TRÌNH PHẦN MỀM THƢ VIỆN<br />
HỌC LIỆU SỐ PHỤC VỤ HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO<br />
TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP QUÂN Y SỐ 2<br />
Mai Thị Ánh Nga*; Hoàng Thi*; Lê Trung Thắng**<br />
Nguyễn Thị Hạnh*; Nguyễn Đức Phương**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu lập trình phần mềm Thư viện học liệu số tích hợp Website nhà trường gồm các<br />
nhóm chức năng chính: hệ thống, danh mục, độc giả, biên mục, tra cứu OPAC, bản tin, báo cáo<br />
thống kê, trợ giúp. Bước đầu đánh giá thử nghiệm tại Trường Trung cấp Quân y 2, kết quả 100%<br />
chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) và cán bộ, học viên tham gia thử nghiệm đều đồng ý phần<br />
mềm hoàn toàn có thể triển khai ứng dụng tại nhà trường.<br />
* Từ khóa: Phầm mềm thư viện; Thiết kế, Lập trình.<br />
<br />
Design and programming digital library of Learning<br />
Resource software for training courses in<br />
milirary medical school no 2<br />
Summary<br />
A study was aimed to program Digital Library of Learning Resource intergrated with Portal<br />
including functions: System, Items, Readers info, Catalog, OPAC, Portal, Report, Help. Result of<br />
evaluation testing at Military Medical School N o 2 was shown as follows: 100% of the volunteers<br />
o<br />
agreed with application of this software at the MMS N 2.<br />
* Key words: Library software; Design; Programming.<br />
<br />
®Æt vÊn ®Ò<br />
Tài liệu được hiểu là dạng vật chất đã<br />
ghi nhận thông tin ở dạng văn bản, âm<br />
thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản<br />
và sử dụng [8].<br />
Học liệu số được hiểu là tài liệu được tạo<br />
lập bằng phương pháp kỹ thuật số, tổ chức<br />
theo tiêu chuẩn nghiệp vụ nhất định bao<br />
gồm các nguồn thông tin phục vụ mục đích<br />
đào tạo và nghiên cứu phục vụ đào tạo như:<br />
sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, tài liệu<br />
<br />
tham khảo, luận án, luận văn, khóa luận, tạp<br />
chí khoa học kỹ thuật, kỷ yếu hội nghị khoa<br />
học…[3, 8]. Có thể phân loại học liệu theo<br />
cấu tạo: văn bản, âm thanh, phim, hình ảnh<br />
và dạng dữ liệu chuyên ngành (phần mềm,<br />
mô phỏng…) [8]; theo thuộc tính: học liệu<br />
tĩnh, học liệu đa phương tiện, học liệu tương<br />
tác; theo mục đích quản lý và sử dụng: học<br />
liệu mở cho phép người dùng sử dụng tự do<br />
miễn phí và học liệu chỉ sử dụng khi cấp<br />
quyền; theo mục đích giảng dạy: học liệu bắt<br />
buộc đọc và học liệu tham khảo [4].<br />
<br />
* Tr-êng Trung cÊp Qu©n y 2<br />
** Häc viÖn Qu©n y<br />
Ng-êi ph¶n håi (Corresponding): Lª Trung Th¾ng (letrungthang@yahoo.com)<br />
Ngµy nhËn bµi: 5/6/2013; Ngµy ph¶n biÖn ®¸nh gi¸ bµi b¸o: 29/8/2013<br />
Ngµy bµi b¸o ®-îc ®¨ng: 16/9/2013<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8 - 2013<br />
Danh từ thư viện (Bibliotheque) xuất phát<br />
từ tiếng Hy Lạp, trong đó “Biblio” là sách<br />
và “Thêka” là bảo quản, theo nghĩa đen<br />
thư viện được hiểu là nơi tàng trữ và bảo<br />
quản sách. Thư viện là nơi cất giữ, lưu trữ,<br />
bảo quản tài liệu theo một cách thức, quy<br />
ước xác định nhằm phục vụ nhu cầu tra<br />
cứu, tìm kiếm và sử dụng thông tin của<br />
độc giả một cách nhanh nhất, dễ dàng và<br />
chính xác [8].<br />
Ngày nay, với sự phát triển “vũ bão” của<br />
CNTT, các thư viện truyền thống dần bị<br />
thay thế bởi thư viện điện tử và thư viện số.<br />
Theo Philip Baker, thư viện điện tử<br />
(Electronic Library) và thư viện số (Digital<br />
Library) là hai khái niệm hoàn toàn khác<br />
nhau, trong đó thư viện điện tử quản lý tài<br />
liệu truyền thống và tài liệu số, còn thư viện<br />
số chỉ quản lý tài liệu số [8]. Ngược lại,<br />
Joan M. Reitz cho rằng thư viện số vừa<br />
quản lý tài liệu truyền thống vừa quản lý<br />
tài liệu số. Khác hoàn toàn với hai quan<br />
điểm trên, nhiều học giả Việt Nam cho rằng<br />
“Thư viện điện tử quản lý tài liệu truyền<br />
thống và các nghiệp vụ liên quan, còn thư<br />
viện số quản lý tài liệu số” [8]. Trong nghiên<br />
cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm thư<br />
viện số theo quan điểm của Philip Baker và<br />
học giả Việt Nam.<br />
Trường Trung cấp Quân y 2 có nhiệm vụ<br />
đào tạo các nhân viên y tế quân sự và dân<br />
sự bậc trung - sơ học. Trong những năm<br />
qua, nhà trường luôn quan tâm chú trọng<br />
ứng dụng CNTT phục vụ huấn luyện - đào<br />
tạo. Tuy nhiên, do một số khó khăn chưa<br />
thể đầu tư mua sắm hệ thống phần mềm<br />
thư viện điện tử - thư viện số nên hiện tại<br />
công tác thông tin thư viện nói chung và<br />
công tác quản lý học liệu số tại nhà trường<br />
nói riêng còn nhiều hạn chế.<br />
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên,<br />
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm:<br />
<br />
- Xây dựng phần mềm Thư viện học liệu<br />
số phục vụ huấn luyện và đào tạo.<br />
- Đánh giá thử nghiệm tại trường Trung<br />
cấp Quân y 2.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- Đối tượng nghiên cứu : hệ thố ng phầ n<br />
mề m thư viện học liệu số tích hợp Website<br />
theo công nghệ Web, mô hình mạng, phục<br />
vụ huấn luyện và đào tạo.<br />
- Đối tượng đánh giá ứng dụng thử<br />
nghiệm phầ n mề m: 50 cán bộ - giáo viên tại<br />
khối cơ quan chức năng và các bộ môn khoa, 67 học viên hệ trung học quân y của<br />
Trường Trung cấp Quân y 2.<br />
- Đối tượng đánh giá công nghệ<br />
, kỹ<br />
thuật phầ n mề m : 15 cán bộ chuyên ngành<br />
CNTT và các cán bộ thư viện điện tử hiện<br />
đang công tác tại Trường Trung cấp Quân y<br />
2 và Học viện Quân y.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u.<br />
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến tư<br />
vấn của các chuyên gia CNTT và chuyên<br />
gia thư viện có kinh nghiệm trong triển khai<br />
nghiên cứu lập trình và ứng dụng thư viện<br />
điện tử - thư viện số.<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu<br />
thập số liệu tổng quan; tham khảo và lựa<br />
chọn các phương pháp, kỹ thuật lập trình.<br />
- Phương pháp điều tra kết hợp phỏng<br />
vấn dựa trên bảng câu hỏi: tiến hành điều<br />
tra thu thập số liệu dựa trên bảng câu hỏi<br />
được chuẩn bị từ trước, kết hợp trực tiếp<br />
phỏng vấn sâu trong đánh giá ứng dụng<br />
thử nghiệm phần mềm.<br />
- Phương pháp, kỹ thuật, công nghệ thiết<br />
kế và lập trình phần mềm: sử dụng mô hình<br />
Webbased Client/Server, bộ công cụ MS Visual<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8 - 2013<br />
Studio 2010; ngôn ngữ lập trình Visual Basic<br />
kết hợp một số ngôn ngữ nhúng JavaScrip,<br />
Ajax, Jquery; hệ quản trị cơ sở dữ liệu<br />
MicroSoft SQL Server2008 R2; chuẩn tiếng<br />
Việt Unicode.<br />
- Biên mục học liệu theo chuẩn Dublin<br />
Core. Sử dụng các tập tin tài liệu văn bản<br />
dạng: .doc, .pdf, .ppt kết hợp sử dụng các<br />
chuẩn nén: .zip hoặc .rar; các học liệu dạng<br />
phim, video, âm thanh sử dụng các chuẩn:<br />
.avi, .mpeg, .flv, .swf; ảnh học liệu sử dụng<br />
chuẩn: .jpg, .png, .bmp, gif.<br />
- Kỹ thuật hiển thị học liệu đọctrực tuyến<br />
thông qua lập trình Module chuyên dùng<br />
đọc các tập tin PDF và SWF nhưng không<br />
cho sao chép.<br />
- Kỹ thuật lập trình an ninh bảo mật: bảo<br />
mật dữ liệu tài khoản theo thuật giải mã hóa<br />
1 chiều SHA2-512. Ghi nhật ký hệ thống<br />
bao gồm tham số địa chỉ IP và địa chỉ MAC.<br />
Kiểm tra các truy vấn trên URL và thông tin<br />
nhập vào các mục tìm kiếm để phòng<br />
chống Hacker tấn công SQL Injection.<br />
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:<br />
theo phương pháp toán học thông thường<br />
trên phần mềm MS. Excel.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Xây dựng biên mục học liệu số.<br />
Xây dựng biên mục học liệu số sử dụng<br />
chuẩn quốc tế Dublin Core: gồm 15 yếu tố<br />
cơ bản:<br />
- Nhan đề (Title): tên của nguồn thông<br />
tin thường do tác giả hoặc nhà xuất bản đặt<br />
cho học liệu.<br />
- Tác giả (Creator): người hoặc cơ quan<br />
chịu trách nhiệm chính về nội dung trí tuệ<br />
của nguồn thông tin.<br />
- Đề mục (Subject): chủ đề của nguồn<br />
thông tin và được thể hiện bằng từ vựng có<br />
<br />
kiểm soát gồm tiêu đề, đề mục, số phân<br />
loại…<br />
- Mô tả (Description): thể hiện nội dung<br />
của nguồn thông tin bao gồm phần tóm tắt<br />
của học liệu dạng văn bản hoặc nội dung<br />
của học liệu dạng MultiMedia.<br />
- Xuất bản (Publisher): cơ quan tổ chức<br />
chịu trách nhiệm tạo lập, xuất bản nguồn<br />
thông tin trong định dạng thực.<br />
- Tác giả phụ (Contributor): cá nhân hay<br />
tổ chức có đóng góp về mặt trí tuệ cho học<br />
liệu nhưng không phải là tác giả chính.<br />
- Ngày tháng (Date): ngày tháng có liên<br />
quan đến việc tạo lập hay xuất bản hay<br />
công bố học liệu.<br />
- Loại hình (Type): hình thức vật chứa<br />
nội dung học liệu.<br />
- Mô tả vật lý (Format): định dạng vật lý<br />
và kích thước, kích cỡ, thời lượng… của<br />
học liệu đồng thời chỉ rõ là phần mềm hay<br />
phần cứng.<br />
- Định danh học liệu (Identifier): dãy ký<br />
tự hoặc số nhằm thể hiện tính đơn nhất của<br />
học liệu như: URLs, URNs, ISBN, ISSN…<br />
- Nguồn gốc (Source): nguồn gốc học<br />
liệu được tạo thành, có thể bao gồm siêu<br />
dữ liệu về nguồn thông tin thứ 2 để khai<br />
thác học liệu hiện hành.<br />
- Ngôn ngữ (Language): ngôn ngữ của<br />
nội dung học liệu được thành lập theo quy<br />
tắc: RFC 1766.<br />
- Liên kết (Relation): định danh dùng cho<br />
nguồn thứ 2 và những mối quan hệ của nó<br />
với học liệu hiện hành. Yếu tố này thể hiện<br />
kết nối giữa các nguồn học liệu có liên quan<br />
với nhau.<br />
- Nơi chứa (Coverage): những đặc tính<br />
về không gian hoặc thời gian của học liệu.<br />
Không gian nơi chứa chỉ một vùng sử dụng<br />
địa danh hoặc tọa độ. Đặc tính thời gian<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8 - 2013<br />
trong yếu tố này chỉ ra khoảng thời gian mà<br />
học liệu đề cập tới và thường sử dụng tên<br />
thời kỳ.<br />
- Bản quyền (Right): thông tin về tình<br />
trạng bản quyền, kết nối tới thông tin về tình<br />
trạng bản quyền hoặc dịch vụ cung cấp<br />
thông tin bản quyền học liệu.<br />
3. Thiết kế - lập trình phần mềm Thƣ<br />
viện học liệu số.<br />
* Nhóm chức năng Quản trị hệ thống:<br />
Gồm chức năng phục vụ quản trị hệ<br />
thống:<br />
- Cấp tài khoản cho người sử dụng: cấp<br />
tài khoản cho cán bộ thư viện sử dụng<br />
phần mềm.<br />
- Phân quyền sử dụng: phân quyền và<br />
phân các chức năng cho tài khoản, có thể<br />
phân theo cá nhân hoặc theo nhóm quyền.<br />
- Cấp tài khoản cho độc giả: cấp tài khoản<br />
cho độc giả là cán bộ, giáo viên, học viên<br />
sử dụng đăng nhập để được quyền đọc<br />
trực tuyến hoặc Download tập tin học liệu.<br />
- Đổi mật khẩu: cho phép người sử dụng<br />
đổi mật khẩu.<br />
- Nhật ký hệ thống: ghi lại mọi thao tác<br />
hoạt động của người sử dụng kể từ khi<br />
đăng nhập, gồm các thông tin: thời gian, tên<br />
tài khoản, tên người sử dụng, tên đơn vị,<br />
địa chỉ IP và MAC máy tính, các thao tác đã<br />
thực hiện trong phiên làm việc… để người<br />
quản trị theo dõi và xử trí.<br />
- Nhật ký an ninh hệ thống: khi phát hiện<br />
có dấu hiệu bị tấn công, hệ thống sẽ tự<br />
động ghi và chặn IP của máy tính tấn công,<br />
đồng thời tự động gửi email báo cho quản<br />
trị hệ thống biết để xử trí.<br />
- Cấu hình Banner và Footer: cho phép<br />
thay đổi ảnh, thông tin Banner và Footer trên<br />
giao diện Website.<br />
<br />
* Nhóm chức năng danh mục hệ thống:<br />
Bao gồm các chức năng cho phép người<br />
quản trị tạo lập và định nghĩa các danh mục<br />
sử dụng trong phần mềm như: loại học liệu,<br />
nhà xuất bản, đơn vị, tên nơi chứa, loại tài<br />
khoản, nhóm quyền...<br />
* Nhóm chức năng Quản lý Biên mục<br />
học liệu:<br />
Cho phép quản lý, cập nhật, sửa chữa<br />
biên mục học liệu. Các thông tin thuộc tính<br />
của học liệu khi upload tập tin sẽ được<br />
phần mềm tự động nhận dạng, như: định<br />
dạng tập tin, dung lượng, kích thước… Học<br />
liệu sau khi cập nhật sẽ được phân cấp bảo<br />
mật và phải được “Duyệt’ mới chính thức<br />
phát hành trên Website.<br />
* Nhóm chức năng Quản lý Website:<br />
- Quản lý Bản tin: biên soạn, cập nhật,<br />
sửa chữa, xem thử, phê duyệt bản tin.<br />
- Quản lý Thông báo: biên soạn, cập<br />
nhật, sửa chữa, xem thử, phê duyệt thông<br />
báo. Phần mềm tự động căn cứ “thời gian<br />
hết hạn thông báo” để hiển thị hoặc ngừng<br />
hiển thị thông báo trên Website.<br />
- Quản lý thông tin giới thiệu nhà trường:<br />
biên soạn, cập nhật, sửa chữa, xem thử,<br />
phê duyệt hiển thị trên Website thông tin<br />
giới thiệu nhà trường như: giới thiệu, Ban<br />
Giám hiệu, tổ chức, nội quy thư viện, liên<br />
hệ, trợ giúp...<br />
- Quản lý Album ảnh: quản lý hình ảnh<br />
tư liệu của nhà trường theo dạng album<br />
trên Website.<br />
- Quản lý Quảng cáo - Liên kết: quản lý<br />
các quảng cáo hoặc liên kết.<br />
* Nhóm chức năng Tra cứu - Thống kê Báo cáo:<br />
- Thống kê học liệu: tra cứu, tìm kiếm,<br />
tổng hợp học liệu thông qua kết hợp các<br />
tiêu chí tìm kiếm theo yếu tố Dublin Core.<br />
Kết quả trả về trình bày ở dạng bảng thông<br />
tin chi tiết.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8 - 2013<br />
- Thống kê bản tin: tra cứu, tìm kiếm,<br />
thống kê bản tin với các chức năng tương<br />
tự trên.<br />
- Thống kê thông báo: tra cứu, tìm kiếm,<br />
thống kê thông báo với chức năng tương tự<br />
như trên.<br />
- Theo dõi nhập học liệu: thống kê, tổng<br />
hợp học liệu theo đơn vị nhập liệu và thời<br />
gian nhập liệu phục vụ theo dõi, đôn đốc<br />
các đơn vị nhập học liệu.<br />
- Theo dõi nhập tin: thống kê, tổng hợp<br />
bản tin theo đơn vị nhập liệu và thời gian<br />
nhập liệu, với các chức năng tương tự<br />
như trên.<br />
* Nhóm chức năng Thông tin trợ giúp:<br />
- Hướng dẫn biên mục: hướng dẫn sử<br />
dụng chức năng biên mục học liệu.<br />
- Hướng dẫn nhập tin: hướng dẫn sử<br />
dụng chức năng quản lý bản tin và thông<br />
báo trong đó bao gồm hướng dẫn sử dụng<br />
trình soạn thảo FCK Editor.<br />
- Thông tin giới thiệu phần mềm: thông tin<br />
giới thiệu phiên bản và bản quyền phần mềm.<br />
* Cổng thông tin giao tiếp độc giả:<br />
Cổng thông tin giao tiếp độc giả là giao<br />
diện Website của phần mềm giao tiếp với<br />
người dùng trên mạng gồm các chức năng:<br />
- Chuyên mục tin tức và sự kiện: đăng<br />
tải, trình bày, hiển thị bản tin hoạt động của<br />
nhà trường.<br />
- Chuyên mục học liệu: đăng tải, trình<br />
bày, hiển thị học liệu theo các cách thức<br />
trình bày khác nhau để độc giả có thể dễ<br />
dàng tiếp cận. Các thông tin về học liệu<br />
được phần mềm tự động nhận dạng và<br />
hiển thị trình bày: dạng tập tin văn bản,<br />
dạng video và dạng ảnh.<br />
- Chuyên mục tra cứu - tìm kiếm OPAC:<br />
cho phép độc giả tra cứu tìm kiếm nâng cao.<br />
- Thông tin giới thiệu nhà trường và<br />
thư viện: thông tin giới thiệu nhà trường,<br />
<br />
giới thiệu Ban Giám hiệu, trung tâm thư<br />
viện, nội quy thư viện, góp ý liên hệ…<br />
- Thống kê, tổng hợp học liệu: các chuyên<br />
mục thống kê, tổng hợp học liệu theo chuyên<br />
ngành, theo loại học liệu, theo định dạng<br />
học liệu… để độc giả dễ dàng tiếp cận, tra<br />
cứu thông tin.<br />
- Ảnh tư liệu: album hình ảnh tư liệu giới<br />
thiệu quảng bá nhà trường.<br />
- Quảng cáo - liên kết: Banner quảng<br />
cáo liên kết với Website của các cơ quan,<br />
đơn vị.<br />
4. Kết quả đánh giá ứng dụng thử<br />
nghiệm.<br />
* Đánh giá công nghệ, kỹ thuật thiết kế lập trình:<br />
Đánh giá về công nghệ, kỹ thuật thiết kế<br />
lập trình trên các đối tượng cán bộ chuyên<br />
trách CNTT và cán bộ quản lý thư viện, sử<br />
dụng 02 mức đánh giá: “Đạt yêu cầu” và<br />
“Không đạt yêu cầu”. Kết quả thu được cho<br />
thấy 100% các ý kiến đánh giá ở mức “Đạt<br />
yêu cầu” cho cả 04 tiêu chí: công nghệ sử<br />
dụng, kỹ thuật lập trình, chức năng nghiệp<br />
vụ thư viện và thiết kế hình thức giao diện<br />
của phần mềm.<br />
* Đánh giá sử dụng trên đối tượng cán<br />
bộ - giáo viên:<br />
Đánh giá sử dụng sau khi cho cán bộ giáo viên sử dụng phần mềm trong 2 tuần<br />
với 3 mức đánh giá: “Đạt yêu cầu, đồng ý<br />
triển khai ứng dụng” hoặc “Đạt yêu cầu<br />
nhưng cần sửa chữa” và “Không đạt yêu<br />
cầu, cần lập trình lại”; thu được kết quả:<br />
100% cán bộ - giáo viên đều đánh giá “Đạt<br />
yêu cầu, đồng ý triển khai ứng dụng” cho cả<br />
3 tiêu chí: chức năng nghiệp vụ thư viện,<br />
giao diện giao tiếp người dùng và hình thức<br />
của phần mềm.<br />
* Đánh giá sử dụng trên đối tượng học viên:<br />
Đánh giá sử dụng sau khi cho các học<br />
viên trung học quân y thử nghiệm sử dụng<br />
<br />