TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN<br />
VIÊM GAN VIRUT C MẠN TÍNH<br />
Đoàn Việt Cường*; Phạm Thị Thu Thủy**<br />
TÓM TẮT<br />
Khảo sát tình trạng kháng insulin ở 57 bệnh nhân (BN) viêm gan virut C mạn tính dựa vào nồng<br />
độ insulin máu lúc đói, chỉ số HOMA IR, QUICKI và 30 người khỏe mạnh (nhóm chứng). Kết quả:<br />
- Nồng độ insulin máu lúc đói ở BN cao hơn so với nhóm chứng (6,91 ± 4,12 µU/ml so với 3,43 ±<br />
1,21 µU/ml) (p < 0,01). 87,7% BN tăng insulin máu.<br />
- Giá trị trung bình HOMA IR cao hơn ở nhóm BN (2,23 ± 1,31 so với 0,85 ± 0,64); QUICKI thấp<br />
hơn (0,25 ± 0,06 so với 0,66 ± 0,09) (p < 0,05). Tỷ lệ BN tăng HOMA IR và QUICKI lần lượt là 89,5%<br />
và 85,9%. BN viêm gan virut C mạn tính có bi u hiện kháng insulin.<br />
* T khóa: Viêm gan virut C mạn tính; Kháng insulin.<br />
<br />
INSULIN RESISTANCE IN PATIENTS WITH CHRONIC HEPATITIS C<br />
SUMMARY<br />
Serum levels of fasting glucose and fasting insulin were measured in 57 patients with chronic<br />
hepaitis C and 30 healthy subjects. Using HOMA IR and QUICKI to determine insulin resistance in<br />
patients with chronic hepatitis C.<br />
Results: The levels of serum insulin were significantly higher in patients with chronic hepatitis C<br />
than in healthy subjects (6.91 ± 4.12 µU/ml vs 3.43 ± 1.21 µU/ml) (p < 0.01). HOMA IR was higher<br />
(2.23 ± 1.31 vs 0.85 ± 0.64) and QUICKI was lower (0.25 ± 0.06 vs 0.66 ± 0.09) in paients with<br />
chronic hepatitis C than in healthy ones (p < 0.05). Therefore, patients with chronic hepatitis C had<br />
insulin resistance compared with the control group.<br />
* Key words: Chronic hepatitis C; Insulin resistance.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gan là một trong những cơ quan lớn<br />
nhất của cơ th , là cơ quan điều hòa<br />
chuy n hóa glucid. Dưới sự điều hòa của<br />
hệ thần kinh và nội tiết, gan giữ cho nồng<br />
độ glucose luôn hằng định. Mối liên quan<br />
giữa bệnh gan mạn tính với tình trạng rối<br />
loạn chuy n hóa glucose đã được đề cập<br />
t rất sớm, do đó có thuật ngữ "đái tháo<br />
<br />
đường do gan" (hepatogenous diabetes).<br />
Trong số các bệnh gan mạn tính, người ta<br />
nhận thấy viêm gan virut C mạn tính làm<br />
tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng kháng<br />
insulin và đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đ<br />
góp phần tìm hi u thêm vấn đề trên, chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:<br />
Khảo sát tình trạng kháng insulin ở BN viêm<br />
gan virut C mạn tính dựa vào nồng độ insulin,<br />
chỉ số HOMA IR và QUICKI.<br />
<br />
* Bệnh viện 103<br />
** Trung tâm Y khoa Medic TP. HCM<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Hoàng Trung Vinh<br />
GS. TS. Nguyễn Văn Mùi<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Đặc đi m giới.<br />
<br />
Gồm 87 người, chia làm 2 nhóm:<br />
+ Nhóm nghiên cứu: 57 BN viêm gan<br />
virut C mạn tính.<br />
+ Nhóm chứng: 30 người khỏe mạnh.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn đoán<br />
viêm gan virut C mạn tính theo khuyến cáo<br />
của Hội Nghiên cứu Bệnh gan châu Âu (2011):<br />
xét nghiệm anti-HCV (+) và HCV-ARN (+)<br />
trong thời gian > 6 tháng và kèm theo bi u<br />
hiện của viêm gan.<br />
<br />
NHÓM<br />
GIỚI<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Đối tượng tham gia nghiên cứu được<br />
khám lâm sàng, xét nghiệm glucose máu lúc<br />
đói, insulin máu lúc đói, tính chỉ số HOMA<br />
IR theo công thức của Matthews (1985);<br />
QUICKI theo công thức của Katz (2000):<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
13<br />
<br />
43,3<br />
<br />
29<br />
<br />
50,9<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
17<br />
<br />
56,7<br />
<br />
28<br />
<br />
49,1<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
30<br />
<br />
100<br />
<br />
57<br />
<br />
100<br />
<br />
Tỷ lệ nam/nữ ở 2 nhóm tương đương nhau<br />
(p > 0,05).<br />
Bảng 2: Đặc đi m tuổi.<br />
NHÓM<br />
TUỔI<br />
<br />
Trong đó: Io: nồng độ isulin máu lúc đói;<br />
Go: nồng độ glucose máu lúc đói.<br />
Đi m cắt giới hạn của nồng độ insulin:<br />
X + SD. Đi m cắt giới hạn của chỉ số HOMA<br />
IR: tứ phân vị cao nhất của nhóm chứng.<br />
Đi m cắt giới hạn của chỉ số QUICKI: tứ<br />
phân vị thấp nhất của nhóm chứng.<br />
- Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y học sử dụng phần mềm SPSS 15.0.<br />
<br />
NHÓM<br />
CHỨNG<br />
<br />
NHÓM<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 40<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
11<br />
<br />
19,3<br />
<br />
-<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
11<br />
<br />
36,7<br />
<br />
13<br />
<br />
22,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
13<br />
<br />
43,3<br />
<br />
22<br />
<br />
38,6<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 60<br />
<br />
6<br />
<br />
20<br />
<br />
11<br />
<br />
19,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
59,2 ± 13,4<br />
<br />
49,15 ± 11,72<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Độ tuổi trung bình của 2 nhóm tương<br />
đương nhau (p > 0,05).<br />
Bảng 3: Nồng độ insulin máu lúc đói giữa<br />
2 nhóm.<br />
<br />
HOMA IR = [Insulin (µU/ml) x glucose<br />
(mmol/l)]/22,5 [4].<br />
QUICKI = 1/ [log (Io) + log (Go)] [3]<br />
<br />
p<br />
<br />
%<br />
<br />
- BN đang hôn mê gan nặng.<br />
<br />
- BN nhiễm HBV, đồng nhiễm HCV và<br />
HBV, viêm gan do các nguyên nhân khác.<br />
<br />
NHÓM<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
n<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Đang sử dụng các thuốc có ảnh hưởng<br />
lên chuy n hóa glucose trong thời gian 1<br />
tháng trở lại đây.<br />
<br />
NHÓM<br />
CHỨNG<br />
<br />
INSULIN<br />
(µU/ml)<br />
<br />
NHÓM<br />
CHỨNG<br />
(n = 30)<br />
<br />
NHÓM<br />
NGHIÊN<br />
CỨU (n = 57)<br />
<br />
p<br />
<br />
Nam<br />
<br />
3,38 ± 1,25<br />
<br />
6,92 ± 3,69<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
3,46 ± 1,17<br />
<br />
6,91 ± 4,14<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
3,43 ± 1,21<br />
<br />
6,91 ± 4,12<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
GIỚI<br />
<br />
Ngoài 2 chỉ số HOMA IR và QUICKI,<br />
nồng độ insulin máu lúc đói cũng là một chỉ<br />
số đ đánh giá tình trạng kháng insulin vì<br />
cường insulin máu có th độc lập khởi phát<br />
<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
tình trạng kháng insulin, kết hợp với khiếm<br />
khuyết tiết insulin của tế bào β tụy đảo sẽ<br />
dẫn đến ĐTĐ týp 2.<br />
<br />
Chỉ số HOMA IR ở nhóm nghiên cứu<br />
cao hơn so với nhóm chứng. Sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
<br />
- Nồng độ insulin máu lúc đói ở BN viêm<br />
gan virut C cao hơn so với nhóm chứng. Sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
Dựa vào nồng độ insulin máu lúc đói của<br />
nhóm chứng lấy điÓm cắt giới hạn là 4,64<br />
µU/ml, chúng tôi thấy: tỷ lệ BN viêm gan<br />
virut C có tăng nồng độ insulin máu lúc đói<br />
chiềm tỷ lệ cao (87,7%). Khi đi m cắt giới<br />
hạn này lớn hơn 4,64 µU/ml, xuất hiện tình<br />
trạng cường insulin (kháng insulin).<br />
<br />
Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu<br />
của các tác giả khác trên thế giới. Hoda AE<br />
Satar và CS khi nghiên cứu trên 50 BN viêm<br />
gan virut C không có ĐTĐ so với nhóm<br />
chứng tương đương về tuổi, giới, chỉ số<br />
BMI, nhận thấy: ở nhóm nghiên cứu chỉ số<br />
HOMA IR là 4,9 ± 1,69 so với nhóm chứng<br />
là 0,99 ± 0,28 (p < 0,0001) [1]. Imezaki và<br />
CS (2008) nghiên cứu trên 952 BN, bao<br />
gồm BN viêm gan virut C, viêm gan B mạn<br />
tính và BN đã điều trị hết virut viêm gan C<br />
bằng interferon nhận thấy: tỷ lệ kháng insulin<br />
ở nhóm viêm gan C cao hơn có ý nghĩa<br />
thống kê so với nhóm viêm gan B (54,3%<br />
so với 36,3%, p < 0,05) và so với nhóm đã<br />
điều trị hết viêm gan C bằng interferon<br />
(54,3% so với 35,7%, p < 0,05) [2].<br />
<br />
Các rối loạn chuy n hóa glucose ở BN<br />
viêm gan virut C rất đa dạng bao gồm: rối<br />
loạn glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp<br />
glucose và §T§. Cơ chế bệnh sinh của rối<br />
loạn chuy n hóa glucose ở BN viêm gan<br />
virut C cũng chưa thực sự được sáng tỏ.<br />
Nhưng các nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết<br />
về tình trạng kháng insulin ở BN viêm gan<br />
virut C là cơ chế quan trọng trong việc khởi<br />
phát các rối loạn chuy n hóa glucose. Đ<br />
đánh giá tình trạng kháng insulin trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 2 chỉ số<br />
đó là chỉ số HOMA IR và QUICKI.<br />
Bảng 4: So sánh chỉ số HOMA IR giữa 2<br />
nhóm.<br />
NHÓM<br />
CHỨNG<br />
(n = 30)<br />
<br />
HOMA IR<br />
GIỚI<br />
<br />
NHÓM<br />
NGHIÊN CỨU<br />
(n = 57)<br />
<br />
NHÓM<br />
CHỨNG<br />
(n = 30)<br />
<br />
QUICKI<br />
GIỚI<br />
<br />
NHÓM<br />
NGHIÊN<br />
CỨU (n = 57)<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
n<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Nam<br />
<br />
13<br />
<br />
0,68 ±<br />
0,09<br />
<br />
29<br />
<br />
0,26 ±<br />
0,04<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
17<br />
<br />
0,65 ±<br />
0,1<br />
<br />
28<br />
<br />
0,24 ±<br />
0,08<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Chung<br />
<br />
30<br />
<br />
0,66 ±<br />
0,09<br />
<br />
57<br />
<br />
0,25 ±<br />
0,06<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
n<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
13<br />
<br />
0,86 ±<br />
0,62<br />
<br />
29<br />
<br />
2,26 ±<br />
1,43<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
17<br />
<br />
0,84 ±<br />
0,67<br />
<br />
28<br />
<br />
2,18 ±<br />
1,15<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Chung<br />
<br />
30<br />
<br />
0,85 ±<br />
0,64<br />
<br />
57<br />
<br />
2,23 ±<br />
1,31<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Bảng 5: So sánh QUICKI giữa 2 nhóm.<br />
<br />
BN viêm gan virut có QUICKI thấp hơn<br />
so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05).<br />
Một chỉ số nữa cũng thường được dùng<br />
trong lâm sàng đ đánh giá tình trạng<br />
kháng insulin đó là chỉ số QUICKI. Chỉ số<br />
QUICKI ở nhóm chứng là 0,66 ± 0,09; còn<br />
ở BN viêm gan virut C là 0,25 ± 0,06.<br />
Chúng tôi chưa tham khảo được chỉ số<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
QUICKI ở BN viêm gan virut C trong các<br />
nghiên cứu khác. Dựa vào chỉ số HOMA IR<br />
và QUICKI của nhóm chứng lấy tứ phân vị<br />
cao nhất và tứ phân vị thấp nhất của nhóm<br />
chứng thấy BN viêm gan virut C tăng chỉ số<br />
HOMA IR chiếm tỷ lệ cao (89,5%) cũng như<br />
tỷ lệ BN giảm chỉ số QUICKI (85,9%).<br />
Bảng 6: Chỉ số kháng insulin ở 2 nhóm.<br />
NHÓM<br />
CHỨNG<br />
(n = 30)<br />
<br />
NHÓM<br />
NGHIÊN<br />
CỨU (n = 57)<br />
<br />
p<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
3 (10%)<br />
<br />
50 (87,7%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Bình<br />
thường<br />
<br />
27 (90%)<br />
<br />
7 (12,3%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
2 (6,7%)<br />
<br />
51 (89,5%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Bình<br />
thường<br />
<br />
28 (93,3%)<br />
<br />
7 (10,5%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
4 (13,3%)<br />
<br />
49 (85,9%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
THÔNG SỐ<br />
Insulin<br />
<br />
HOMA IR<br />
<br />
QUICKI<br />
<br />
Bình<br />
thường<br />
<br />
26 (86,7)<br />
<br />
8 (14,1%)<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Như vậy, ở nhóm BN viêm gan virut C<br />
mạn tính không những tăng nồng độ insulin<br />
máu lúc đói, chỉ số HOMA IR, chỉ số<br />
QUICKI mà tỷ lệ BN có tăng các chỉ số trên<br />
đều chiếm tỷ lệ cao. Chứng tỏ BN viêm gan<br />
virut C mạn tính có tình trạng kháng insulin<br />
cao hơn.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu tình trạng kháng insulin<br />
ở 57 BN viêm gan virut C mạn tính, chúng<br />
tôi rút ra một số kết luận sau:<br />
<br />
- Nồng độ insulin máu lúc đói ở nhóm BN<br />
cao hơn so với nhóm chứng với p < 0,01.<br />
87,7% BN tăng insulin máu.<br />
- BN viêm gan virut C có tình trạng kháng<br />
insulin cao hơn so với nhóm chứng. Giá trị<br />
trung bình HOMA IR cao hơn (2,23 ± 1,31 so<br />
với 0,85 ± 0,64); giá trị trung bình QUICKI<br />
thấp hơn (0,25 ± 0,06 so với 0,66 ± 0,09)<br />
ở nhóm BN so với nhóm chứng (p < 0,05).<br />
Tỷ lệ BN có tăng HOMA IR và QUICKI lần<br />
lượt là 89,5% và 85,9%.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Hoda Abd El-Satar, et al. Insulin resistance<br />
in patients with chronic hepatitis C infection.<br />
Autralian Journal of Basic and Applied Sciences.<br />
2010, 4 (10), pp.4554-4558.<br />
2. Imezaki F, Yokosuka O, Fukai K, Kanda T,<br />
Kojima H, Saisho H. Prevalence of diabetes<br />
mellitus and insulin resistance in patients with<br />
chronic hepatitis C: comparison with hepatitis B<br />
infected and hepatitis C virus cleared paients.<br />
2008.<br />
3. Katz A, Nambi SS, Kieren M. QUICKI:<br />
a simple, accurate method for assessing insulin<br />
sensitivity in human. J Clin Endo Met. 2000, 85,<br />
pp.2407-2410<br />
4. Matthews DR, Hosker JP, Rudenski AS,<br />
Naylor BA, Treacher DF, Turner RC. Homeostasis<br />
model assessment: insulin resisance and beta cell<br />
function from fasting plasma glucose and insulin<br />
in man. Diabetologica.1985, 28, pp.412-419.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 4/1/2013<br />
Ngày giao phản biện: 20/2/2013<br />
Ngày giao bản thảo in: 26/4/2013<br />
<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013<br />
<br />
5<br />
<br />