NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
lượt xem 55
download
Các vấn đề toàn cầu (VĐTC) là nguyên nhân và cũng là đối tượng của quan hệ quốc tế. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển, toàn cầu hoá ngày càng mở rộng làm nảy sinh và gia tăng các VĐTC. Bài báo cáo này nhằm tìm hiểu về nguyên nhân của các VĐTC và những tác động của chúng đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THE CAUSES OF GLOBAL ISSUES AND THEIR IMPACTS TO THE FOREIGN RELATIONS OF VIETNAM SVTH: Trịnh Minh Nhật Ánh, Nguyễn Thị Thanh Trang Lớp 06CNQTH01, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ GVHD: PGS.TS Lưu Quý Khương Phòng KH, SĐH và HTQT, Trường Đại học Ngoại ngữ TÓM TẮT Các vấn đề toàn cầu (VĐTC) là nguyên nhân và cũng là đối tượng của quan hệ quốc tế. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển, toàn cầu hoá ngày càng mở rộng làm nảy sinh và gia tăng các VĐTC. Bài báo cáo này nhằm tìm hiểu về nguyên nhân của các VĐTC và những tác động của chúng đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Những VĐTC nổi cộm hiện nay có thể tính đến là đói nghèo, môi trường ngày càng xấu đi, dân số, năng lượng, dịch bệnh và tội phạm quốc tế. Chúng đã tạo nên xu thế tất yếu là hợp tác giữa các quốc gia, tạo nên những mối liên kết khu vực, liên kết toàn cầu chặt chẽ. Bên cạnh đó, giữa các quốc gia, các nhóm nước cũng nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột về nguyên nhân và hướng giải quyết các vấn đề này. ABSTRACT The global issues are the causes and objects of international relation. The development of society, science and technology, the expanding of globalization resulted in and increased global problems. This paper aims to explore the causes of global issues and their impacts to the foreign relations of Vietnam. The emerging global problems now can be the poverty, the deteriorated environment, population, energy, diseases and international crimes. They have created an inevitable trend that is cooperation among countries, close regional and global linkages. Besides, many countries or groups of countries have contradictions and conflicts in the realization of the reason and the ways to solve these global problems. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Bức tranh quan hệ quốc tế chung của toàn thế giới hiện nay đang chịu sự chi phối của những xu hướng chủ yếu như xu hướng toàn cầu hóa, sự gia tăng khoảng cách Bắc – Nam, sự phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt, mâu thuẫn giữa các quốc gia hay quy định về trật tự thế giới. Cùng với những xu hướng chung đó còn có sự tác động của các VĐTC, tức là “những vấn đề đụng chạm đến lợi ích của cả nhân loại mà muốn giải quyết cần phải có những hoạt động quốc tế phối hợp chặt chẽ trên phạm vi toàn thế giới” [5]. “Việc xuất hiện những VĐTC chứng tỏ trình độ phát triển của các mối quan hệ quốc tế: đa dạng, phức tạp phụ thuộc lẫn nhau, biến nhân loại thành một tổng thể trên cơ sở sự phát triển về chính trị, kinh tế, văn hoá và đặc biệt là khoa học kĩ thuật” [5]. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra và lí giải các nguyên nhân của các VĐTC, xác định những ảnh hưởng của chúng đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam nhằm phục vụ cho công cuộc hoạch định chính 397
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 sách và đường lối đối ngoại của nước ta. 1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phân tích nguyên nhân của các VĐTC nổi cộm: nghèo đói, môi trường, dân số, dịch bệnh, tội phạm trên khắp thế giới để thấy rõ những tác động của chúng đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung. 2. Nguyên nhân của các vấn đề toàn cầu 2.1 Nguyên nhân của vấn đề đói nghèo a. Điều kiên tự nhiên không thuận lợi: Vùng đất xấu, khí hậu không thuận lợi, nghèo tài nguyên, vị trí địa lý không thuận lợi, thiên tai,… b. Những tác động tiêu cực của con người: Dân số tăng, môi trường bị huỷ hoại gây ra tình trạng thiếu các nhu cầu sống thiết yếu như nước sạch, không khí sạch, thực phẩm an toàn, đất ở; khí hậu biến đổi ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản… (nhất là ở các quốc gia Trung Đông): hạn chế quyền lợi phụ nữ, không tạo điều kiện làm việc cho phụ nữ khiến thu nhập quốc gia mất đi một nguồn đáng kể. Mâu thuẫn sắc tộc: ngày nay vẫn còn tồn tại (Indonesia, Iraq, Kenya, Sudan,…) [1] và trở thành một trong những nhân tố kìm hãm quá trình hội nhập và phát triển của các nước trong lịch sử vốn phân biệt chủng tộc Dịch bệnh tràn lan, xuất hiện ngày càng nhiều loại bệnh mới với mức độ nguy hiểm càng cao gây ảnh hưởng sản xuất nên các quốc gia phải tiêu tốn nhiều kinh phí để phòng và chống bệnh, xử lý môi trường dịch bệnh,... Nguồn nguyên nhiên liệu của nhân loại đang cạn kiệt và đặc biệt là trong những năm gần đây, giá dầu tăng cao từ mức 30 USD/thùng vào năm 2003 lên xấp xỉ 150 USD/thùng vào tháng 7/2008 [2] gây ra nhiều khó khăn ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Phân bố thu nhập không cân bằng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa Bắc và Nam bán cầu; tham nhũng; nền kinh tế không hiệu quả. Nợ nước ngoài: áp lực từ nợ nước ngoài khiến các quốc gia không thể cung cấp tài chính cho công cuộc phát triển kinh tế của mình. Đây là một vấn nạn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính hiện nay, xảy ra ở nhiều quốc gia như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… [6] đã gây ra nhiều cũng như tinh thần và đòi Các hỏi một nguồn kinh phí lớn . 2.2. Nguyên nhân của các vấn đề môi trường (Môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi người dân, đến từng quốc gia và đến cả thế giới.) a. Hoạt động của tự nhiên: phản ứng hoá học và sự phân huỷ tự nhiên các chất hữu cơ, không khí và nước bị ô nhiễm, đất nhiều rác thải sau thiên tai, đất nhiễm mặn, đất bị xói 398
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 mòn, nước bị ô nhiễm tự nhiên,… b. Tác động của con người Đói nghèo, dân số tăng: do nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hằng ngày, con người đã khai thác nhiều tài nguyên đồng thời thải những chất ô nhiễm vào môi trường; phát triển du lịch, dịch vụ; tốc độ đô thị hoá nhanh; rác thải (hàng tiêu dùng cũ và máy móc, công nghệ cũ) nhập tự do vào các nước đang phát triển,... Thiếu kinh phí và luật pháp chưa chặt chẽ trong việc xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng về giao thông, hải quan, nước và xử lý rác thải Khoa học kỹ thuật phát triển làm tăng nhu cầu sản xuất và sử dụng các phương tiện, máy móc phục vụ cho con người (xe cộ, tàu bè, máy điều hòa, tủ lạnh,...) ở tất cả các quốc gia. Chiến tranh và phát triển vũ khí: tạo ra các loại vũ khí sinh học; hậu quả ô nhiễm của các vụ thử vũ khí, nổ bom; các chất độc được sử dụng trong chiến tranh có sức tàn phá và huỷ hoại lớn. 2.3. Nguyên nhân của các vấn đề dân số (Tăng về số lượng, chất lượng dân số còn thấp, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, xu hướng già hoá) a. Đói nghèo, lạc hậu: Ở các nước đang phát triển, chính sách an sinh xã hội không được đảm bảo cùng với những tư tưởng lạc hậu làm cho dân số tăng nhanh, chất lượng dân số không được nâng cao và làm cơ cấu giới bị chênh lệch. b. Di cư, đô thị hoá: người dân di cư ồ ạt sang những vùng đô thị, những nơi có điều kiện kinh tế phát triển hơn khiến mật độ dân số không đồng đều giữa các vùng dân cư. c. Khoa học kỹ thuật phát triển đáp ứng các nhu cầu sống cần thiết của người dân, y học phát triển cao nên tỉ lệ tử giảm đi nhiều so với các giai đoạn trước làm tăng tỉ lệ tăng tự nhiên. Tuy nhiên, ở một số quốc gia phát triển, người dân có xu hướng sinh ít hoặc không sinh con, người già trong xã hôi ngày càng nhiều dẫn đến cơ cấu tuổi trong dân số bị chênh lệch, dân số thế giới có xu hướng già hoá. 2.4. Nguyên nhân của vấn đề dịch bệnh (Xuất hiện nhiều dịch bệnh mới nguy hiểm, lây lan nhanh và rộng khắp.) a. Ở các nước kém phát triển, cơ sở hạ tầng xã hội chưa được đầu tư đúng mức: môi trường sống và sinh hoạt của người dân còn tạm bợ, thiếu các thiết bị y tế, chăm sóc sức khoẻ con người,… b. Giáo dục, tuyên truyền về sức khoẻ ở các nước kém phát triển chưa được chú trọng, những kiến thức về sức khoẻ, bệnh tật và ý thức tự bảo vệ sức khỏe chưa được trang bị đầy đủ dịch bệnh lây lan nhanh chóng phổ biến trên phạm vi rộng. c. Môi trường: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước và không khí,… làm thay đổi môi trường sống và gia tăng về số lượng và mức độ gây hại của các loại dịch bệnh nguy hiểm; d. Đô thị hoá: các nhu cầu thiết yếu tăng nhiều trong khi trình độ phát triển của các quốc gia chưa đáp ứng được và môi trường đô thị thì ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. 399
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 e. Di cư, mở rộng quan hệ quốc tế: Sự thay đổi môi trường sống làm cơ thể con người thay đổi, dễ mắc bệnh, mầm bệnh được phát tán rộng khắp tạo thành dịch. f. Khoa học phát triển: Sự phát triển sản xuất tạo nên những hợp chất độc hại mới và sự gia tăng của các phương tiện trao đổi, gặp gỡ của con người làm xuất hiện và lây lan nhanh chóng nhiều dịch bệnh nguy hiểm. 2.5. Nguyên nhân của vấn đề tội phạm quốc tế (số lượng tăng, quy mô lớn, hoạt động nhiều và mức độ nguy hiểm ngày càng cao.) a. Đói nghèo: những nhu cầu thiết yếu và việc làm không đảm bảo nên người dân phải tự tìm cách giải quyết đói nghèo cho bản thân. b. Khả năng phát triển sản xuất còn hạn chế: do điều kiện tự nhiên chỉ có thể trồng cây thuốc phiện mới mang lại thu nhập. c. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các thành phần dân cư, giữa các quốc gia ngày càng lớn khiến các quốc gia nghèo trở thành nơi nảy sinh những tổ chức tội phạm quốc tế. d. Mâu thuẫn sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo làm nên xung đột giữa người với người của các quốc gia. e. Quyền lực phi quốc gia: các tổ chức khủng bố, tập đoàn mafia xuyên quốc gia hoạt động với các mục đích lợi nhuận, quyền lực và cả chính trị nhằm thiết lập một hệ thống quyền lực mới ngoài quốc gia, chi phối nền kinh tế và chính trị thế giới theo mục đích của họ. f. Dân số tăng, cơ cấu giới không đều khiến tại một số nước tỉ lệ nam nữ quá chênh lệch. Điều này làm xuất hiện những đường dây buôn bán phụ nữ, buôn bán trẻ em quy mô lớn toàn thế giới. g. Toàn cầu hoá với việc giảm bớt các quy định quốc tế, kiểm soát biên giới; cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự trang bị đầy đủ các hệ thống thông tin liên lạc và các loại vũ khí hiện đại đã làm gia tăng quy mô và mức độ nguy hiểm của các tổ chức tội phạm. h. Cơ chế quản lý của chính phủ và luật pháp các quốc gia chưa được thắt chặt, khiến các tổ chức tội phạm quốc tế dễ dàng xâm nhập và hoạt động. Thêm vào đó là nạn tham nhũng ngày càng nặng, trở thành điều kiện thuận lợi giúp cho sự phát triển của các tổ chức này. 3. Tác động của các vấn đề toàn cầu đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam 3.1. Đem lại những cơ hội tranh thủ nguồn viện trợ và đầu tư nước ngoài và đồng thời tạo sức ép cạnh tranh về kinh tế, xã hội cho Việt Nam Trong đời sống quốc tế ngày nay, các vấn đề toàn cầu đã trở thành hệ thống thế giới và đòi hỏi mỗi quốc gia phải cố gắng phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, Việt Nam phải nổ lực để bắt kịp nhịp độ phát triển của nhân loại. Và những cơ hội mới sẽ được mở ra với các nguồn viện trợ, đầu tư từ các nước với mong muốn chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu đang lan rộng. 400
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 3.2. Đòi hỏi Việt Nam phải có một chiến lược đối ngoại cụ thể Việt Nam cần thực hiện chính sách mở cửa, đưa ra một chiến lược cụ thể về các mảng chính trị, kinh tế, giáo dục: chủ động, đa phương hóa, đa dạng hóa trong hoạt động ngoại giao chính trị; đổi mới thể chế kinh tế, chính sách quản lý thương mại, khai thác và sử dụng nguyên nhiên liệu nhằm thoát khỏi nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp; đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe, thể lực và trình độ giáo dục cho người dân nhằm tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, để nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia; mở rộng giao lưu quốc tế (di cư, xuất và nhập khẩu lao động,...) với sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nhằm đảm bảo an toàn quốc gia, tránh sự lây lan mạnh của dịch bệnh, đảm bảo luật pháp quốc gia và an ninh quốc tế. 3.3. Thúc đẩy hợp tác quốc tế của Việt Nam Trong quan hệ hợp tác song phương với các nước đang phát triển, do có cùng tình trạng phát triển xã hội nên đôi bên sẽ cùng nhau phối hợp, giải quyết các VĐTC theo hướng bình đẳng, cùng có lợi. Còn với các nước phát triển, Việt Nam tranh thủ nguồn viện trợ, đầu tư công nghệ, y tế của nước ngoài để phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc gia và khu vực. Với kênh hợp tác đa phương và hợp tác toàn cầu, Việt Nam đã cùng các nước ký kết các hiệp ước, hiệp định bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, cũng như quản lý nguồn tài nguyên chung; giải quyết, dàn xếp mọi tranh chấp; phối hợp phòng, chống tội phạm khu vực và tội phạm quốc tế… 3.4. Đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện Việt Nam cần xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ và hoàn thiện, phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế để có thể cạnh tranh với thế giới, mở rộng quan hệ quốc tế, bảo vệ sự phát triển và an ninh quốc gia. 3.5. Yêu cầu Việt Nam phải bảo đảm an ninh quốc gia và an ninh quốc tế Bên cạnh việc xem xét đến những liên kết chiến lược để tận dụng những cơ hội đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cần phải, khéo léo trước những chính sách lôi kéo, âm mưu bá chủ của các nước lớn và giữ vững lập trường, một mặt nhằm giữ vững an ninh quốc gia và lợi ích dân tộc, một mặt thực hiện tốt an ninh quốc tế về con người, môi trường, năng lượng và tội phạm quốc tế. 4. Kết luận Như vậy, có thể thấy rằng, các vấn đề toàn cầu hiện nay đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có liên quan với nhau, đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt trong đời sống từng quốc gia và đời sống quốc tế, chúng chi phối các quan hệ quốc tế, đòi hỏi các quốc gia trong đó có Việt Nam phải có sự hợp tác chặt chẽ cũng như chiến lược đối ngoại đúng đắn và toàn diện để đảm bảo cho đất nước phát triển, thịnh vượng và góp phần tạo ra một thế giới an toàn, ổn định và hòa bình hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] An ninh Thủ đô (2008), “Đoạn trường chưa dứt”, http://www.anninhthudo.vn/, (04/01/2008). 401
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 [2] Doanh nhân Việt Nam (2009), “Giá dầu thế giới tiếp tục đà giảm trong năm 2009”,: http://www.doanhnhan360.com, (15/01/2009). [3] Tạp chí hoạt động khoa học (2003), “Môi trường và sự phát triển bền vững”, [4] http://www.tchdkh.org.vn, (06/2003). [5] Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông Quốc tế (CPI) - Bộ thông tin và truyền thông (2007), “Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa”, Mạng thông tin Việt Nam ra thế giới: http://vietbao.vn/, (21/1/2007). [6] Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, “Các vấn đề toàn cầu”, Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam mở: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/ [7] “Vay nợ nước ngoài: kinh nghiệm từ Iceland và Hy Lạp”, http://www.xaluan.com, (20/03/2010). 402
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 nguyên nhân đứng đầu gây ô nhiễm Môi Trường
6 p | 384 | 53
-
Sự ấm lên toàn cầu và vấn đề phát thải CO2
18 p | 254 | 45
-
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN KHAI THÁC BOXIT Ở TÂY NGUYÊN
34 p | 178 | 44
-
SỰ DI CƯ
12 p | 244 | 40
-
CHỦ ĐỀ: CƠ CHẾ HẤP THU ĐÀO THẢI VÀ CHUYỂN HÓA CHẤT ĐỘC RA KHỎI CƠ THỂ NGƯỜI
32 p | 239 | 32
-
Bài giảng Tài nguyên nước; Chương 2 - TS. Lê Quốc Tuấn
54 p | 150 | 31
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Bài 6 - Tổ hợp GD TOPICA
26 p | 170 | 23
-
CÁCH TIẾP CẬN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
112 p | 175 | 20
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý môi trường: Chuyên đề 2 - TS. Lê Thu Hoa
45 p | 108 | 13
-
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Kinh tế môi trường: Chương trình Đại học Việt Nam
69 p | 79 | 12
-
Bài giảng Nguyên nhân suy thoái môi trường (13tr)
13 p | 130 | 12
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - Bài 6: Chỉ số
26 p | 71 | 9
-
Bài giảng môn học Kinh tế môi trường - Chương mở đầu: Giới thiệu môn học Kinh tế môi trường
9 p | 110 | 8
-
Bài giảng Thuyết động học phân tử và các hiện tượng vận chuyển trao đổi chất
82 p | 21 | 6
-
huyết Nguyệt y học và Nguyệt sinh học
6 p | 105 | 5
-
Bài giảng Hạch toán tài nguyên môi trường: Chương 2 - ThS. Văn Hữu Tập
22 p | 114 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý nguyên tử: Mật độ mức và hàm lực thực nghiệm của các loại 49 Ti, 52 V, 59 Ni
12 p | 79 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn