intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

305
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi tổ chức bữa ăn, có một số nguyên tắc căn bản cần nhớ như sau: 1. Nhu cầu các thành viên trong gia đình Chọn những thực phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu khác nhau của các thành viên trong gia đình, căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và nghề nghiệp của họ. Ví dụ: - Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để xây dựng và phát triển cơ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình

  1. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình Khi tổ chức bữa ăn, có một số nguyên tắc căn bản cần nhớ như sau: 1. Nhu cầu các thành viên trong gia đình Chọn những thực phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu khác nhau của các thành viên trong gia đình, căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và nghề nghiệp của họ. Ví dụ: - Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để xây dựng và phát triển cơ thể. - Người lớn đang làm việc, lao động chân tay cần được cung cấp các thực phẩm năng lượng. - Phụ nữ có thai cần có các thực phẩm giàu chất đạm, chất vôi và chất sắt. 2. Điều kiện tài chính Cần cân nhắc về số tiền hiện có thể đi chợ, một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền mới có được.
  2. 3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp. Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng. Chức năng những thức ăn của các nhóm thực phẩm, có: - Xây dựng và tu bổ các tế bào (các chất đạm). - Cung cấp năng lượng và nhiệt lượng (các chất đường và chất béo). - Bảo vệ và điều hòa mọi hoạt động của cơ thể (các sinh tố và chất khoáng). 4. Sự thay đổi món ăn và hình thức trình bày Thay đổi thực đơn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán. Thay đổi các phương pháp chế biến có món ăn ngon miệng. Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn. Trong một bữa ăn, không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn. Ví dụ: Đã có món cá kho thì không cần phải làm thêm món cá hấp.
  3. Màu sắc, hình thức và hương vị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự hấp dẫn và ngon miệng cho bữa ăn. Những lát dưa leo, cà chua, hành phi, hành lá xắt, tỉa, cần tây, rau ngò, ớt xắt, tỉa… sẽ tăng thêm màu sắc cho đĩa thức ăn. Các món gia vị cũng góp phần tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho món ăn. Chế độ ăn uống cho từng đối tượng 1. Trẻ con: Nhu cầu chất đạm cao hơn người lớn gấp 3 – 4 lần Đạm động vật nên chiếm ít nhất 60% tổng số đạm cần thiết. Nên dùng chất béo thực vật. Trẻ dễ hấp thụ chất béo của trứng, sữa, dầu cá, dầu thực vật hơn chất béo của mỡ lợn. Chất đường, vôi, sắt, lân… cần cho sự cấu tạo xương răng, hồng huyết cầu. Nên chọn thức ăn dễ tiêu. Cần tập cho trẻ có thói quen ăn nhiều rau quả. Tránh cho trẻ các loại thức uống có nhiều chất kích thích như trà, cà phê, rượu hoặc thức ăn có nhiều gia vị cay nồng… đồng thời, những thức ăn dai, cứng cũng không thích hợp với sức nhai và sự tiêu hóa của trẻ.
  4. Tỷ lệ năng lượng cân đối như sau: 4 bữa/ngày - Bữa sáng = 25% tổng số năng lượng - Bữa trưa = 40% tổng số năng lượng - Bữa chiều = 10% tổng số năng lượng - Bữa tối = 25% tổng số năng lượng 2. Người lớn (đang tuổi lao động) Cường độ tiêu hao năng lượng tùy thuộc vào quá trình lao động và tính chất công việc. Do đó, chế độ ăn uống cần phải đặc biệt quan tâm mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất. Người lao động nhiều cần năng lượng chất đạm cao hơn người nhàn rỗi. Lao động càng nặng nhọc, nhu cầu về năng lượng càng cao. Chế độ ăn uống thừa năng lượng, gây cho cơ thể bị béo phì làm ảnh hưởng không tốt đến tim mạch (nhồi máu cơ tim, rối loạn tim mạch…) Đối với những người lao động trí óc, hoặc ít hoạt động nên hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều chất béo và chất đường bột. Nhu cầu về sinh tố và chất đạm thì dù ở lứa tuổi nào cũng phải đảm bảo đủ trong khẩu phần. Tỷ lệ năng lượng cân đối như sau: 2 chế độ
  5. Chế độ 4 bữa/ngày (dành cho nông dân hoặc những người làm việc từ sáng sớm): - Bữa sáng 1 = 10% tổng số năng lượng - Bữa sáng 2 = 25% tổng số năng lượng - Bữa trưa = 40% tổng số năng lượng - Bữa tối = 25% tổng số năng lượng Chế độ ăn 3 bữa/ngày: - Bữa sáng = 30% tổng số năng lượng - Bữa trưa = 45% tổng số năng lượng - Bữa chiều tối = 25% tổng số năng lượng 3. Người cao tuổi (người già) Tuổi càng cao thì sự tiêu hóa năng lượng càng giảm, do đó trong chế độ ăn uống, thức ăn tạo thừa năng lượng sẽ không phù hợp. Cách thực hiện khẩu phần phù hợp: - Giảm tỷ lệ bột, đường, dầu, mỡ… - Thay mỡ động vật bằng dầu thực vật cho dễ tiêu. - Tăng tỷ lệ đạm có giá trị cao, rau tươi, trái cây chín… - Thực phẩm chế biến cần dễ tiêu, dễ nhai, ít chất kích thích.
  6. - Nên hạ thấp lượng đường bột trong khẩu phần người lớn tuổi, nhất là hạn chế trước hết các chất đường dễ hấp thu: đường các loại, bánh kẹo hay thức uống ngọt. - Về sinh tố, cần cung cấp đầy đủ và cân đối các loại sinh tố cần thiết. - Tránh ăn mặn, rất có hại cho tim, thận. Tỷ lệ năng lượng cân đối như sau: 4 bữa/ngày - Bữa sáng 1 = 25% tổng số năng lượng - Bữa sáng 2 = 15% tổng số năng lượng - Bữa trưa = 35% tổng số năng lượng - Bữa tối = 25% tổng số năng lượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2