Nhạc tính trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
lượt xem 21
download
Nhạc tính – tính chất của âm thanh trong thơ – được biểu hiện chủ yếu ở sự trầm bổng của âm thanh, hài hòa của vần điệu dề tạo thành giai điộu riêng cho bài thơ khi đọc lên. Nói đến nhạc tính trong thơ, có thể nói đến chất nhạc của cả ngôn ngữ biểu đạt bên ngoài và chất nhạc của cảm xúc bên trong tâm hồn. Trong đó, chính chất nhạc bên trong sẽ chi phôi và tạo thành chất nhạc bên ngoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhạc tính trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU NHẠC TÍNH TRONG BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU GỢI Ý LÀM BÀI 1. Khái niệm nhạc tính Nhạc tính – tính chất của âm thanh trong thơ – được biểu hiện chủ yếu ở sự trầm bÔng của âm thanh, hài hòa của vần điệu dề tạo thành giai điộu riêng cho bài thơ khi đọc lên. Nói đến nhạc tính trong thơ, có thể nói đến chất nhạc của cả ngôn ngữ biểu đạt bên ngoài và chất nhạc của cảm xúc bên trong tâm hồn. Trong đó, chính chất nhạc bên trong sẽ chi phôi và tạo thành chất nhạc bên ngoài. Nhạc tính là yếu tố không thể thiếu của thơ ca. Giàu nhạc tính là một trong những phẩm chất của thơ hay. Ớ phương diện này, Xuân Diệu đã góp phần cách tân thơ Việt Nam theo hướng hiện đại. 2. Cơ sở tạo nên nhạc tính trong thơ Xuân Diệu Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu nhạc tính: vần, thanh, từ ngữ, cách luyến láy, ngắt nhịp, lối nói trùng điệp … đều có hiệu quả trong việc tạo nhạc tính. Tiếp thu truyền thông trong thơ ca Việt Nam: cách gieo vần, ngắt nhịp, cách phối hợp thanh điệu … Chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp – coi nhạc là một yếu tố thuộc về thi pháp: “Âm nhạc là thiên khải, trước tất cả mọi thứ” (Verlaine). Nhạc được dụng công đưa vào như một yếu tố thi pháp nổi trội nhằm tạo nên sự tương hợp giữa hình ảnh, âm thanh, hương thơm, ánh sáng.. tạo thành một thế giới nghệ thuật độc đáo vẫy gọi những tâm hồn đồng điệu … Việc phát huy tôi đa sự cộng hưởng các giác quan như thế góp phần tạo nên chất nhạc mới mẻ, hiện đại. ‘ 3. Các yếu tố tạo nên chất nhạc trong bài thơ: a.Thể thơ tự do Thơ tự do là loại thơ không có quy định bắt buộc về số câu, số chữ, về vần, nhịp …. Nó ra đời đáp ứng nhu cầu diễn đạt tình cảm không giới hạn của con người hiện đại, giải phóng cảm xúc ra khỏi những ràng buộc chặt chẽ bởi các quy tắc hình thức, nghĩa là đề cao yếu tố cảm xúc, yếu tố trữ tình. Thơ tự do thường để cảm xúc chi phôi mạch thơ, cho nên nhịp thơ và số lượng câu chữ biến hóa rất linh hoạt, vần không cố định. Thơ tự do mang nhãn quan cá nhân như một góc nhìn mới mẻ về thế giới và con người. Từ đó xây dựng được một cách thức mới về tạo hình thế giới với mọi màu sắc âm thanh, hình khổi, không gian, thời gian cụ thể xác định. Bài thơ Vội vàng: không bị gò bó vào một, thể thơ cố định nào. Mở đầu là những câu thơ ngũ ngôn nhịp 2/3 sôi nổi diễn tả ước muôn cuồng nhiệt. Đoạn tiếp theo, giọng thơ thong thả nhẹ nhàng hơn do sử dụng câu thơ tám chữ gợi cảm giác đắm say. Đoạn tiếp theo, câu thơ lại rắn rỏi chắc nịch. Sau đó lắng xuống trong cảm giác buồn bã tiếc nuối. Nhạc điệu của khổ thơ cuối như W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 1 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai một hành khúc. Chính sự linh hoạt của thể thơ mở ra một khả năng biểu đạt mới khả năng bộc bạch chân thành say sưa và nồng nhiệt những quan niệm, những suy nghĩ và những trạng thái cảm xúc sôi nổi nhất trong lòng người. b.Nhịp điệu: Nhịp thơ linh hoạt, không lệ thuộc vào cách ngắt nhịp truyền thông mà phụ thuộc vào hơi mạch bên trong, vào chính giọng thơ, hơ: thở; giọng thơ đầy sôi nổi rạo rực, cái sôi nổi của một hồn thơ trẻ trung yêu đời, ham sống, ham yêu và khao khát giao cảm hết mình, hưởng thụ trọn vẹn 2/3; 3/2/3; 3/1/3. Chủ yếu là nhịp lẻ gợi làn sóng của cảm xúc cuồng nhiệt bồng bột đắm say (khác với thơ truyền thống chủ yếu là nhịp chẵn (lục bát) hoặc phôi hợp chần lẻ tạo sự cân đối (thơ Đường luật). c.Mạch thơ: kết hợp giữa mạch cảm xúc và luận lí. d.Biện pháp nghệ thuật: điệp từ “này đây”, “và này đây”, “nghĩa là”… điệp cú pháp; câu ngắt dòng; đảo trật tự cú pháp …. Tất cả tạo thành một làn sóng ngôn từ cũng là làn sóng cảm xúc cuồng nhiệt đắm say. e.Ngôn từ: Sử dụng đa dạng các từ loại: thán từ (ôỉ, thôi), từ hô gọi (hỡi), từ phủ định (không, đừng, chẳng …) tạo thành điệu nói với phức hợp các sắc thái biểu cảm. f.Vần: phối hợp vần trắc và vần bằng với âm cuối khi là nguyên ám tạo nên sức ngân vang, có khi-là phụ âm tắc, xác tạo độ nhấn về âm điệu. Thanh điệu: phối hợp bàng trắc rất linh hoạt. VD: “Tôi muốn tắt nắng đi” (ba thanh trắc thuộc nhóm thanh cao liền kề “muốn tắt nắng” tạo một cao độ của âm thanh góp phần diễn tả khát khao cháy bỏng); “cho màu đừng nhạt mất” (ba thanh bằng đi liền kề với một thanh trắc nhưng thuộc nhóm thanh thấp “cho màu đừng nhạt” tạo giọng trầm, khi kết hợp với ý nghĩa của từ ngữ sẽ diễn tả rất đắt nỗi tiếc nuối và cảm giác bất lực). g.Kiểu câu: Câu định nghĩa: Xuân dương tới, nghĩa là xuân sẽ già (giọng diễn giải thuyết lí) Câu phủ định: Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa … (than thở). Câu hô gọi: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm. Tuyên ngôn: Ta muốn ôm! Hỡi xuân hồng, ta muốn cẩn vào người! h.Giọng thơ: đầy biến đổi – khi sôi nổi, cuồng nhiệt, vồ vập; khi trầm lắng, day dứt; tha thiết, khi dỗi hờn … -> Bài thơ giàu nhạc tính. Đây là một thành công về phương diện nghệ thuật của bài thơ. 4.Đặc điểm của chất nhạc trong bài thơ: Phong phú đa dạng nhưng chủ âm là sôi nổi nồng nhiệt trong cả niềm vui cũng như nỗi buồn. Bài thơ là một hành khúc sông và yêu. Bản nhạc lông khi dào dạt say mê, khi thất vọng buồn bã, khi giục giã hối hả, khi cuống cuồng sợ hãi, khi sung sướng hả hê, khi hân hoan hứng khởi, khi hạnh phúc, mãn nguyện song dù ỏ bất kì trạng thái nào cũng đều với cường độ mạnh mõ nhất. W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 2 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Có sức mê hoặc: lôi cuốn bạn đọc theo dông cảm xúc yêu đời, yêu cuộc sống bồng bột đắm say. Sự sống với Xuân Diệu lúc nào cũng là trạng thái bồng bột nhất. Như Xuân Diệu giãi bày về tập Thơ thơ: “Đây là hồn tôi vừa‘lúc đang ngân; đây là lòng tôi đương thời sôi nổi; đây là tuổi xuân của tôi và đây là sự sống của tôi nữa.” 5.Đánh giá: Góp phần thể hiện vẻ đẹp quyến rũ của bức tranh cuộc sống. Sự tương hợp giữa nhạc và hình ảnh (là nét đặc trưng của thơ tượng trưng). Biểu hiện trọn vẹn cái tôi hiện đại, trẻ trung, đầy cá tính cùng quan niệm sống đầy táo bạo, khát khao sống mãnh liệt và ý thức ráo riết về giá trị của đời sống cá thể. Thể hiện sức hấp dẫn của hồn thơ Xuân Diệu. (So sánh: trong thơ Nguyền Bính là điệu than; thơ Huy Cận là chất nhạc cố điển trầm lắng, Thâm Tâm điệu thơ gắt, lời thơ gấp, đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời dại…). Tạo dư âm cho bài thơ ngay cả khi nó khép lại. Tạo nên mối giao cảm giữa thi nhân và bạn dọc. Góp phần cách tân thơ Việt Nam theo hướng hiện đại. Trong đó có phương diện đem đến cho thơ nhạc điệu tân kì (liên hệ với một số bài thơ khác của Xuân Diệu có nhạc tính cao như: Đợi mùa thu tới…). W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 3 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Website Hoc247.vn cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng. I. Luyện Thi Online Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% - Luyên thi ĐH, THPT QG với đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng. - H2 khóa nền tảng kiến thức luyên thi 6 môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. - H99 khóa kỹ năng làm bài và luyện đề thi thử: Toán,Tiếng Anh, Tư Nhiên, Ngữ Văn+ Xã Hội. II. Lớp Học Ảo VCLASS Học Online như Học ở lớp Offline - Mang lớp học đến tận nhà, phụ huynh không phải đưa đón con và có thể học cùng con. - Lớp học qua mạng, tương tác trực tiếp với giáo viên, huấn luyện viên. - Học phí tiết kiệm, lịch học linh hoạt, thoải mái lựa chọn. - Mỗi lớp chỉ từ 5 đến 10 HS giúp tương tác dễ dàng, được hỗ trợ kịp thời và đảm bảo chất lượng học tập. Các chương trình VCLASS: - Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia. - Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán: Ôn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn. - Hoc Toán Nâng Cao/Toán Chuyên/Toán Tiếng Anh: Cung cấp chương trình VClass Toán Nâng Cao, Toán Chuyên và Toán Tiếng Anh danh cho các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9. III. Uber Toán Học Học Toán Gia Sư 1 Kèm 1 Online - Gia sư Toán giỏi đến từ ĐHSP, KHTN, BK, Ngoại Thương, Du hoc Sinh, Giáo viên Toán và Giảng viên ĐH. Day kèm Toán mọi câp độ từ Tiểu học đến ĐH hay các chương trình Toán Tiếng Anh, Tú tài quốc tế IB,… - Học sinh có thể lựa chọn bất kỳ GV nào mình yêu thích, có thành tích, chuyên môn giỏi và phù hợp nhất. - Nguồn học liệu có kiểm duyệt giúp HS và PH có thể đánh giá năng lực khách quan qua các bài kiểm tra độc lập. - Tiết kiệm chi phí và thời gian hoc linh động hơn giải pháp mời gia sư đến nhà. W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề bài: Phân tích 20 câu thơ mở đầu bài thơ Việt Bắc
5 p | 644 | 56
-
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng
5 p | 287 | 38
-
Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
11 p | 533 | 35
-
Nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
3 p | 1211 | 10
-
Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
5 p | 91 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Phổ nhạc một số bài thơ theo chủ đề và viết lời mới dựa trên giai điệu của những bài hát quen thuộc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
42 p | 15 | 7
-
Nghị luận văn học về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và niềm băn khoăn của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng
7 p | 94 | 6
-
Phân tích đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" trong bài Việt Bắc
21 p | 61 | 5
-
Hai bức tranh “mùa thu xưa - mùa thu nay” và sự thay đổi về cảm xúc của Nguyễn Đình Thi trong bài thơ “Đất nước”
5 p | 46 | 5
-
Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
7 p | 78 | 5
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh: "Cuộc đời tuy dài thế ... Để ngàn năm còn vỗ”
3 p | 52 | 4
-
Bình giảng bài thơ Tảo giải (Hồ Chí Minh)
4 p | 51 | 4
-
Cảm nhận của em về tình yêu cuộc sống trong đoạn thơ: Của ong bướm này…. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân (Vội vàng - Xuân Diệu)
4 p | 126 | 4
-
Bình giảng về bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
7 p | 62 | 3
-
"Việt Bắc" tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu
6 p | 103 | 3
-
Phân tích khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu: "Con tàu này lên... đã hóa những con"
9 p | 41 | 3
-
Cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến
7 p | 81 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn