Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện
lượt xem 6
download
Bài viết Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân tích thực trạng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện
- 444 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ThS. Lê Đức Hiền Trường Đại học Quy Nhơn Email: duchiendhqn@gmail.com Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại thì nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài còn tồn tại một số bất cập, hạn chế nhất định. Thông qua bài viết này, trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: lao động nước ngoài, sử dụng, tuyển dụng LAW ON EMPLOYING FOREIGN LABOR TO WORK IN VIETNAM - SITUATION AND SOLUTIONS Abstract: In the context of Vietnam’s current international economic integration along with the progress of modern science and technology, many countries around the world as well as Vietnam have stepped up the implementation of policies to attract workers. foreign countries with high professional qualifications to meet the requirements of the labour market. However, the legal regulations on the employment of foreign workers still have certain shortcomings and limitations. This article aims to analyze the current situation of the law on the employment of foreign workers in Vietnam and then, propose solutions for improvement of the law. Keywords: foreign workers, employ, recruit 1. Đặt vấn đề Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đăc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước trên thế giới, trong đó có hợp tác về lao động. Số lượng lao động nước ngoài
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 445 làm việc ở Việt Nam không người tăng lên trong những năm gần đây. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nhằm góp phần trong việc tăng năng suất lao động, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế xã hội. Pháp luật điều chỉnh về quan hệ lao động nói chung và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói riêng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại những vướng mắc, hạn chế nhất định. Do đó, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động cũng như nâng cao hiệu quả về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là hết sức cần thiết trong tình hình mới. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Pháp luật điều chỉnh về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Viêt Nam là một lĩnh vực pháp luật đã được các nhà chuyên gia, học giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau cụ thể như sau: (i) Nguyễn Thu Ba (2017), Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội. Trong Luận án này, tác giả đã phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài, phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật lao động về về hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và quá trình thực hiện trong thời gian qua. Từ đó tác giả đã đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật lao động. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm thực thi có hiệu quả những quy phạm pháp luật trong thực tiễn. (ii) Trần Thúy Hằng (2019), Pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Qua công trình này, tác giả đã phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động đối với người lao động nước ngoài; phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động nước ngoài phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. (iii) Cao Nhất Linh (2010), Bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Qua bài báo này, tác giả đã phân tích và chỉ ra những thiếu sót của pháp luật về một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp của lao động nước ngoài như tham gia công đoàn, bảo hiểm xã hội... còn chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Thông qua các công trình nghiên cứu ở trên, dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về lao động nước ngoài, thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu khác nhau nên các công trình nêu trên vẫn chưa đánh giá toàn diện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, thông qua bài viết này, trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đó chúng tôi đề xuất giải pháp hoàn thiện. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh các vấn đề cơ bản mang tính chất lý luận cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay.
- 446 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Quy định pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam 3.1.1. Khái niệm lao động nước ngoài Lao động nước ngoài là những những người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài vào Việt Nam lao động theo hình thức hợp đồng lao động, đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tuân thủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam. 3.1.2. Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: (Bộ luật Lao động 2019) (i) Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.Theo khoản 2 Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2015 trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Người nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng các điều kiện sau: Người nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi từ đủ 18 tuổi trở lên. Người nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi không thuộc trường hợp bị mất, hạn chế năng năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. (ii) Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc. (iii) Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. (iv) Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam. (v) Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp thuộc diện không cần cấp giấy phép lao động. 3.1.3. Điều kiện của doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài Các doanh nghiệp tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện nhất định để sử dụng lao động nước ngoài: Các doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình các doanh nghiệp cần: + Doanh nghiệp phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Thời hạn giải trình: Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp đó dự kiến sử dụng lao động nước ngoài. Cơ quan tiếp nhận: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Một số trường hợp không cần xác định nhu cầu sử dụng người lao động theo quy định của pháp luật đó là: Người lao động là Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; vào Việt Nam với dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ; là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn từ 3 tỷ đồng;...
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 447 + Nhà thầu khi muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình cần phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Nơi gửi bản kê khai: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi doanh nghiệp muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình cần đáp ứng các điều kiện và thực hiện các công việc cụ thể được nêu trên. Việc đáp ứng các điều kiện này góp phần đảm bảo bảo tính pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho chính doanh nghiệp cũng như cho người lao động nước ngoài. 3.1.4. Về việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài Đối tượng được xin cấp mới giấy phép lao động được quy định rất rõ ràng trong Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Đó chính là những người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để thực hiện các mục đích sau: - Thực hiện hợp đồng lao động; - Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; - Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; - Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; - Chào bán dịch vụ; - Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; - Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam; Ngoài ra, luật pháp cũng quy định những đối tượng đủ năng lực để bảo lãnh xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài, cụ thể bao gồm: - Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng; - Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập; - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; - Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đượcc ơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của Pháp luật Việt Nam; - Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định của pháp luật;
- 448 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 - Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; - Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật; - Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; - Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, để xin giấy phép lao động, thì lao động nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Người lao động nước ngoài phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Người lao động nước ngoài phải có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc. Người lao động nước ngoài phải không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. Người lao động nước ngoài phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, có đầy đủ các giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam như sau: Thứ nhất, đối với vị trí chuyên gia. Bằng đại học trở lên hoặc tương đương và xác minh kinh nghiệm ít nhất 3 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam, được hợp pháp hóa lãnh sự; hoặc xác minh kinh nghiệm ít nhất 5 năm và chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam, được hợp pháp hóa lãnh sự; Thứ hai, lao động kỹ thuật. Chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và xác nhận kinh nghiệm ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo, được hợp pháp hóa lãnh sự; Xác minh kinh nghiệm ít nhất 5 năm tại vị trí công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam. Thứ ba, giám đốc điều hành, nhà quản lý. Quyết định bổ nhiệm; Xác minh kinh nghiệm ít nhất 3 năm tại vị trí công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam. 3.1.5. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng lao động nước ngoài Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài được quy định tại điều 153 Bộ Luật Lao động năm 2019 cụ thể như sau: “1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 449 Đối với người sử dụng lao động nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 153 Bộ Luật Lao động năm 2019 người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định, mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực, như sau: Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực là từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người. Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực là từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người. Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực là từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên. Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài cụ thể: Trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, người sử dụng lao động nước ngoài báo cáo 6 tháng đầu năm và hàng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo. Theo quy định của pháp luật thì trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, các chủ thể là người sử dụng lao động nước ngoài sẽ phải báo cáo 6 tháng đầu năm và hàng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3.2. Thực trạng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Trong những năm gần đây, Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước trên thế giới. Do đó, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài làm việc chiếm tỷ lệ lớn và ngày càng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể, năm 2005, số lượng lao động nước ngoài ở Việt Nam mới có 12 nghìn người, năm 2010 là 55,4 nghìn người, năm 2015 lên tới 83,6 nghìn người và năm 2019 đạt 117,8 nghìn người. Sau 15 năm, số lao động nước ngoài năm 2019 tăng gấp gần 10 lần so với năm
- 450 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 2005 và gấp 1,4 lần so với năm 2015. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, lao động nước ngoài tập trung đông nhất ở vùng Đông Nam bộ là 54,6 nghìn người, trong đó thành phố Hồ Chí Minh 16,1 nghìn người và cao nhất cả nước là Bình Dương 21,6 nghìn người. Tiếp đó, ở khu vực Đồng bằng sông Hồng 35,4 nghìn người, trong đó cao nhất là Hà Nội là 10,7 nghìn người, lao động nước ngoài ở vùng Tây Nguyên là thấp nhất, chỉ có 425 người và tỉnh Kom Tum cũng chỉ có 12 lao động nước ngoài lao động nước ngoài đến làm việc. Mật độ tập trung lao động nước ngoài trên lãnh thổ cao hay thấp của các vùng là do việc hình thành nhiều hay ít các khu công nghiệp hoặc là nơi đô thị lớn hay nhỏ phát triển. Năm 2015, lao động nước ngoài tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất với 20,4 nghìn người, nhưng đến năm 2019 tỉnh Bình Dương mới là tỉnh thu hút lao động nước ngoài cao nhất cả nước (21,6 nghìn người). Nếu năm 2015, vùng Tây Nguyên chỉ tập trung 438 người, trong đó tỉnh Kom Tum chỉ có 8 người thì sau gần 5 năm số lượng lao động nước ngoài đến đây hầu như ít thay đổi. (Vũ Thanh Liêm, 2021). Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến đầu tháng 4-2021, có 101.550 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó lao động giữ vị trí quản lý chiếm gần 12%, giám đốc điều hành hơn 8% và đông nhất là chuyên gia với 58%. Lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó phần lớn là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn hoặc các địa phương có dự án lớn với nhiều nhà thầu nước ngoài thi công như: Hà Nội hơn 4.400 người, Bắc Giang hơn 4.600 người, Long An hơn 5.600 người, thành phố Hồ Chí Minh hơn 27.000 người. (G. Nam, 2021). Như vậy, qua số liệu thống kê ở trên cho thấy người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam là xu thế tất yếu và ngày càng tăng lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa bao quát và còn một số bất cập, vướng mắc trên thực tế. Thứ nhất, pháp luật lao động Việt Nam quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam chưa đảm bảo tính tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều 22 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) khẳng định và cụ thể hóa quy định về tự do hiệp hội trong Điều 20 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (UDHR), trong đó nêu rõ: “Mọi người có tự do hiệp hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”. Tại Khoản 1 Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 cũng thừa nhận quyền tự do công đoàn của tất cả mọi người ghi nhận: “Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết đảm bảo quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn mà mình lựa chọn, để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình, với điều kiện là chỉ phải tuân theo quy chế của tổ chức công đoàn đó”. Như vậy, theo quy định của hai Công ước quốc tế nêu trên cho thấy mọi người đều có quyền gia nhập và tuân theo quy chế của tổ chức công đoàn. Điều 5 Luật Công đoàn 2012 quy định: “Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”. Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau: “3. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam [...] 3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 451 a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam; b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty; c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước. d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp; đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.” Thứ hai, quy định về thời hạn của giấy phép lao động nước ngoài còn quá ngắn. Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam là 02 năm. Trường hợp giấy phép lao động hết hạn thì khi gia hạn thì chỉ được gia hạn 01 lần với thời hạn tối đa là 02 năm. Khoản 2 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thoả thuận có thể giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Việc quy định thời hạn của giấy phép lao động như vậy dẫn đến phát sinh những vướng mắc trong thực tế đó là sự chênh lệch giữa thời hạn của giấy phép lao động và hợp đồng lao động đối với người nước ngoài. Việc này gây trở ngại trong việc ký kết hợp đồng lao động giữa giữa người lao động nước ngoài và người sử dụng dụng lao động. Bởi lẻ, trên thực tế không thể giao kết hợp đồng lao động vô thời hạn.Trong trường hợp một doanh nghiệp tiếp tục sử dụng lao động quá thời hạn được ghi trong giấy phép lao động thì phải xin cấp một giấy phép lao động mới. Thực tiễn cho thấy, công tác quản lý, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài còn một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn như, mới đây Thanh tra thành phố Đà Nẵng ra thông báo kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý, cấp phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố tại Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng và các tổ chức, cá nhân liên quan. Ngoài một số kết quả đạt được, Thanh tra thành phố Đà Nẵng chỉ ra nhiều thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý, cấp phép lao động đối với lao động nước ngoài. Cụ thể, có 10 hồ sơ cấp phép lao động nước ngoài của bốn doanh nghiệp có dấu hiệu làm giả hồ sơ để người nước ngoài nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam dưới dạng chuyên gia nhưng qua kiểm tra thực tế không làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp. (Tấn Việt, 2022). 3.3. Giải pháp hoàn thiện Thông qua việc phân tích và làm rõ thực trạng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ở trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về sử dụng lao đông nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau: Thứ nhất, cần bổ sung vào Bộ luật lao động hiện hành về việc cho phép người lao động nước ngoài được gia nhập tổ chức Công đoàn nhằm đảm bảo tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc gia nhập tổ chức công đoàn nhằm đảm bảo những quyền và lợi ích của người lao động nước ngoài. Khi người lao động nước ngoài không được hưởng quyền lợi của đoàn viên công đoàn thì người sử dụng lao động nước
- 452 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 ngoài cũng rất khó khắn trong việc xây dựng thỏa ước lao động tập thể, xử lý kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động nước ngoài. (Nguyễn Thu Ba, 2017). Do đó, cần ghi nhận quyền gia nhập tổ chức Công đoàn đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Thứ hai, nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc quản lý lao động nước ngoài. Mặt khác, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đối ngũ cán bộ thanh tra. Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động, Luật Công đoàn, quản lý xuất, nhập cảnh, đăng ký tạm trú...nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành quy định pháp luật của người lao động nước ngoài. Thông qua các hình thức tổ chức khác nhau như: Hội thảo, hội nghị về Luật Lao động; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật Lao động, thường xuyên cập nhật các văn bản mới. 4. Kết luận Trong những năm gần đây, Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước trên thế giới, trong đó có hợp tác về lao động. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, người lao động nước ngoài làm viêc tại Việt Nam là xu thế tất yếu. Như đã phân tích ở trên, thực trạng sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn tồn tại những hạn chế nhất định chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật Lao động năm 2019 [2] Nguyễn Thu Ba (2017), Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội. [3] Vũ Thanh Liêm (2021), Lao động nước ngoài ở Việt Nam qua con số thống kê, https://consosukien. vn/lao-dong-nuoc-ngoai-o-viet-nam-qua-con-so-thong-k.htm, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022. [4] G.Nam (2021), Hơn 100.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, https://nld.com.vn/cong- doan/hon-100000-lao-dong-nuoc-ngoai-lam-viec-tai-viet-nam-20210420195219116.htm, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022. [5] Tấn Việt (2022), Đà Nẵng: Chuyển 12 hồ sơ lao động nước ngoài sang công an điều tra, https://plo. vn/da-nang-chuyen-12-ho-so-lao-dong-nuoc-ngoai-sang-cong-an-dieu-tra-post673072.html, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
0 p | 1403 | 317
-
Chiến lược nhân sự dài hạn
5 p | 498 | 261
-
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 2
23 p | 351 | 113
-
Quản lý Nhân sự: Chương mười một: Phúc lợi và đãi ngộ khác
8 p | 212 | 59
-
Những vấn đề về luật pháp trong hợp đồng nhượng quyền
2 p | 108 | 20
-
Phương pháp quản trị nguồn nhân lực (Human resource management): Phần 2
412 p | 27 | 17
-
Bài giảng Quan hệ lao động: Chương 2 - Các chủ thể quan hệ lao động
26 p | 67 | 13
-
Chương 10 : Một số vấn đề của luật lao động Việt Nam hiện hành
12 p | 116 | 12
-
Quy định hệ thống thang bảng lương, phụ cấp lương và tiêu chuẩn chức danh công việc - Công ty Cổ phần Lilama 18.1
21 p | 89 | 11
-
phong cách bán hàng zig ziglar: phần 2 - nxb lao động xã hội
167 p | 88 | 10
-
Quy chế quản lý lao động và sử dụng lao động - Công ty Cổ phần Lilama 18.1
41 p | 50 | 7
-
Mô tả công việc Trưởng phòng Tổ chức hành chính
2 p | 90 | 6
-
Một số tác động của thay đổi bộ Luật lao động đến công bằng phân phối tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp giai đoạn 2011-2020
16 p | 57 | 2
-
Ảnh hưởng của xung đột trong quan hệ lao động đến hành vi cản trở công việc
12 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn