intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ bình thường mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua để từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra các hàm ý chính sách góp phần phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ bình thường mới

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI KỲ BÌNH THƯỜNG MỚI ThS. Phạm Nghiêm Hồng Ngọc Bích, ThS. Nguyễn Văn Ba TÓM TẮT Trong bối cảnh “bình thường mới”, Việt Nam đang ra sức nỗ lực khôi phục và tăng trưởng kinh tế dựa trên sự hồi phục của tất cả các lĩnh vực. Trong đó, du lịch được kỳ vọng là ngành kinh tế mũi nhọn lại là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch covid-19 nên cần được quan tâm đẩy mạnh phát triển hơn cả. Lúc này, chất lượng nguồn nhân lực được xem là yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Điển hình, ngành du lịch Đắk Lắk với tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau nhưng vẫn kém phát triển là do thiếu nhân sự có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ du lịch. Vì vậy, bài viết tiến hành đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua để từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra các hàm ý chính sách góp phần phát triển nguồn nhân lực hiệu quả. Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực, du lịch, tỉnh Đắk Lắk. ABSTRACT DEVELOPING HUMAN RESOURCES FOR THE TOURISM INDUSTRY IN DAK LAK PROVINCE IN THE NEW NORMAL ERA In the "new normal", Vietnam is making efforts to restore and grow its economy based on the recovery of all fields. In particular, tourism, which is expected to be a spearhead economic sector, is one of the industries most heavily affected by the Covid-19 pandemic, so it needs to be focused on promoting development. At this time, the quality of human resources is considered the leading factor that determines the ability and growth rate of the economy in general and the tourism industry in particular. Typically, DakLak's tourism industry with diverse and rich tourism resources can expand many different types of tourism, but it is still underdeveloped due to the lack of personnel with professional qualifications and skills in tourism. Therefore, the paper aims to assess the current situation of tourism human resource development in Dak Lak province in recent years to identify the causes and propose policy implications that contribute to the effective development of human resources. Keywords: Human resource development, tourism, Dak Lak province. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch hay còn gọi là ngành công nghiệp không khói đã, đang và sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự ưu đãi từ mẹ thiên nhiên và nền văn hóa truyền thống lâu đời, Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Do đó, đất nước hình chữ S này không ngừng nỗ lực phát triển ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng trong suốt 35 năm thực hiện đổi mới đất nước. Minh chứng là số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã tăng nhanh chóng và ngày càng lớn mạnh. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng du lịch cũng được Chính phủ quan tâm đầu tư phát triển rộng rãi khiến Việt Nam trở thành điểm dến hấp dẫn của du khách quốc tế. Du lịch tại Việt Nam rất đa dạng từ du lịch sinh thái đến du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, khám phá… trong đó xu hướng du lịch 867
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới được ưa chuộng trong thời gian gần đây là du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp. Và một trong những điểm đến độc đáo, nổi bật về du lịch cộng đồng đó là tỉnh Đắk Lắk. Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên và được xem là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của vùng. Đắk Lắk có thế mạnh về văn hóa truyền thống đa dạng, đặc sắc với 49 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn từ địa hình đồi núi đến thác ghềnh hùng vĩ. Mặc dù có rất nhiều lợi thế nhưng ngành du lịch Đắk Lắk vẫn chưa thể phát triển tương xứng với tiềm lực của nó. Đặc biệt, đại dịch covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch trên thế giới nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đến nay, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, ngành du lịch cả nước đang dần phục hồi và hứa hẹn phát triển bùng nổ vào các năm tới. Tuy nhiên, du lịch Đắk Lắk vẫn chậm chạp phục hồi và chưa thấy được tương lai khởi sắc hơn. Một trong những nguyên nhân chính khiến ngành du lịch của tỉnh trì trệ đó là nguồn nhân lực yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình phát triển nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Đắk Lắk nhằm đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và gợi ý giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực giúp cho các doanh nghiệp trong ngành cũng như toàn tỉnh phát triển bền vững. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Theo Trần Kim Dung (2018), nguồn nhân lực của một tổ chức, doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Hay cũng có thể hiểu nguồn nhân lực là nguồn lực con người của các tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào sự phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực và thế giới (Nicolas Henry, 2016). Như vậy, nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực và tinh thần của người lao động tạo nên sức mạnh cho tổ chức tồn tại và phát triển. Nguồn nhân lực du lịch bao gồm nhân lực du lịch trực tiếp và gián tiếp, những nhân lực hiện tại và tiềm năng trong ngành du lịch. Nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong ngành du lịch được chia thành 3 nhóm: nhóm nhân lực có chức năng quản lý nhà nước về du lịch, nhóm nhân lực có chức năng sự nghiệp về du lịch và nhóm nhân lực có chức năng kinh doanh du lịch (Đặng Thanh Sơn, 2016). Nhân lực ngành du lịch mang những đặc trưng khác biệt so với các lĩnh vực còn lại như lao động nữ, lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao; công việc đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao ở từng khâu, từng bộ phận; thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách hàng; môi trường làm việc phức tạp; yêu cầu lao động có kỹ năng cao về các nghiệp vụ khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cần phải nắm rõ các đặc trưng trên để sử dụng và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả. Phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ một tổ chức, một quốc gia nào muốn phát triển bền vững trong xã hội ngày càng tiến bộ, hiện đại, văn minh. Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động đào tạo có tổ chức được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi về năng lực nghề nghiệp của người lao động theo hướng tích cực (Trần Lê Diễm Anh, 2022). Từ đó, chất lượng lao động trong doanh nghiệp được nâng cao thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Theo Jacobs and Washington (2003), phát triển nguồn nhân lực chủ yếu dựa vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua đào tạo và phát triển - những nỗ lực này không chỉ làm tăng năng suất và lợi nhuận của tổ chức mà còn nâng cao sự hài lòng trong công việc của từng nhân viên. Với quan 868
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới điểm trên, phát triển nguồn nhân không dừng lại ở mục tiêu tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn hướng đến sự hài lòng của nhân viên để doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững lâu dài. Để phát triển nguồn nhân lực, các tổ chức cần thực hiện 3 hoạt động chính, bao gồm: giáo dục, đào tạo và phát triển. Song song với việc nâng cao trình độ chuyên môn, người lao động cần được rèn luyện các kỹ năng và bồi dưỡng tinh thần. Hơn nữa, nguồn nhân lực cần được bảo đảm về số lượng cũng như chất lượng và được phân bổ vào các vị trí phù hợp để phát huy tối đa khả năng của người lao động. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu về doanh thu ngành du lịch, số lượng khách du lịch và nhân sự trong ngành được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. 2.2.3. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tính toán tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển bình quân qua các năm của các chỉ tiêu. - Phương pháp thống kê so sánh để thấy rõ lượng tăng giảm hàng năm của các chỉ tiêu và đánh giá xu hướng trong thời gian tới. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá tình hình phát triển ngành du lịch và nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Đắk Lắk 3.1.1. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk 3.1.1.1. Doanh thu ngành du lịch Hiện nay, nguồn thu từ ngành du lịch chưa được thống kê một cách đầy đủ do các hoạt động kinh doanh phân tán và có sự liên kết với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Do đó, doanh thu ngành du lịch chủ yếu được tính toán từ du lịch lữ hành; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, ăn uống và tiền thu bán vé tham quan. Tình hình biến động của doanh thu ngành du lịch Đắk Lắk trong những năm gần đây được thể hiện qua biểu đồ sau: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk 1200 1051 1000 761 800 610 Tỷ đồng 600 480 420 400 200 Biểu đồ 3.1: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk 869
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới Qua biểu đồ 3.1 chúng ta thấy ngành du lịch Đắk Lắk đã có những bước tăng trưởng vượt bậc từ năm 2015 đến năm 2019, cụ thể doanh thu ngành tăng từ 420 tỷ đồng lên 1.051 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu giảm khá mạnh vào năm 2020 xuống còn 664,3 tỷ đồng tương đương giảm 36,79% so với năm 2019. Điều này hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp từ năm 2020 ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các ngành nghề kinh doanh và du lịch cũng không ngoại lệ. 3.1.1.2. Số lượng khách du lịch Khách du lịch tìm đến Đắk Lắk với mong muốn trải nghiệm các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, văn hóa cồng chiêng và tham quan các biểu tượng đặc trưng như khu bảo tồn voi, bảo tàng cà phê. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Biểu đồ 3.2: Số lượt khách du lịch đến tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Biểu đồ trên cho thấy lượng khách du lịch đến Đắk Lắk tăng trưởng đều qua các năm trong giai đoạn 2015-2019. Năm 2019, tổng số khách đến tỉnh du lịch là 955.000 lượt, trong đó 870.000 lượt là khách nội địa và 85.000 lượt là du khách quốc tế. Đến năm 2020, do ảnh hưởng chung của sự kiện covid-19 bắt buộc cách ly toàn xã hội nên lượng khách giảm xuống còn 693.000 lượt khách (bao gồm 676.000 lượt khách nội địa và 17.000 lượt khách quốc tế) tương đương giảm 27,43% so với năm 2019. Nhìn chung, chúng ta thấy rằng lượng khách quốc tế rất ít, xấp xỉ 10% lượng khách nội địa giai đoạn 2015-2019, và tỷ lệ này chỉ còn 2,51% vào năm 2020. Qua đó, có thể khẳng định tỉnh vẫn tập trung phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thu hút đối tượng khách trong nước là chủ yếu và chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến nhu cầu của du khách nước ngoài. 3.1.2. Nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh Đắk Lắk 3.1.2.1. Tình hình nguồn nhân lực du lịch Việc phát triển nguồn nhân lực đã khiến cho tình hình nhân sự không ngừng biến động để phù hợp với yêu cầu của ngành và điều kiện địa phương. 870
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới Bảng 3.1: Tình hình lao động ngành du lịch Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2020 Đơn vị tính: Người Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số lao động 3.000 2.700 2.800 2.900 3.000 3.000 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Nhìn chung, số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch không biến động nhiều trong giai đoạn 5 năm (2015-2020) và giao động trên dưới 3.000 người. Năm 2020, toàn tỉnh có 3.000 lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh du lịch như các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, hoặc làm việc trực tiếp tại các điểm tham quan, khu vui chơi. Về kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch, trên địa bàn tỉnh có 26 công ty với 99 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 29 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 48 hướng dẫn viên du lịch nội địa, 22 hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Như vậy, lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch còn khá ít và chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các lĩnh vực khác dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực cho ngành phát triển. Bên cạnh việc đánh giá về số lượng thì chất lượng nhân lực là yếu tố quan trọng hơn cả quyết định sự phát triển của ngành. Đặc điểm người lao động làm việc trong ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: Bảng 3.2: Đặc điểm nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Lắk năm 2020 Đơn vị tính: người Tiêu chí Tổng Phần trăm Tổng số 3.000 100,00 1. Phân theo độ tuổi - Dưới 30 tuổi 1.671 55,70 - Từ 30 đến 50 tuổi 881 29,37 - Trên 50 tuổi 448 14,93 2. Phân theo trình độ đào tạo - Tiến sỹ 1 0,03 - Thạc sỹ 24 0,80 - Đại học 987 32,90 - Cao đẳng 644 21,47 - Trung cấp 593 19,77 - Khác 751 25,03 3. Phân theo trình độ ngoại ngữ - Biết sử dụng ngoại ngữ vào công việc 2.256 75,20 - Không biết sử dụng ngoại ngữ 744 24,80 4. Phân theo trình độ tin học - Biết sử dụng máy tính vào công việc 2.478 82,60 - Không biết sử dụng máy tính 522 17,40 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Bảng 3.2 cho thấy hơn 55% người lao động trong ngành du lịch dưới 30 tuổi, gần 30% người có độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi và khoảng 15% là trên 50 tuổi. Vậy, cơ cấu lao động theo độ tuổi là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành du lịch cần nhiều người trẻ, năng động. Về trình độ của người lao động, nhóm người có trình độ đại học, cao đẳng là nhiều nhất với 1.631 người (54,37%), theo sau đó là nhóm lao động phổ thông với 751 người (25,03%), nhóm người có bằng trung cấp là 593 người (19,77%), sau cùng là nhóm tốt nghiệp trình độ thạc sĩ là 24 người và chỉ có một cán bộ quản lý đạt trình độ tiến sĩ. Nhìn chung, hơn một nửa 871
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới nhân lực phục vụ cho ngành du lịch có trình độ cao đẳng, đại học nhưng số người đạt trình độ ở bậc cao hơn còn ít. Đồng thời, những người được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch cũng rất ít nên hiệu quả làm việc chưa cao. Về kỹ năng ngoại ngữ và tin học, có trên 75% người lao động biết sử dụng ngoại ngữ và gần 83% người biết sử dụng máy tính vào công việc. Những con số trên là khá cao cho một tỉnh miền núi như Đắk Lắk nhưng năng lực vận dụng của họ còn ở mức trung bình. 3.1.2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh Đắk Lắk Xác định được tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân sự, Trung ương và tỉnh đã hỗ trợ kinh phí để tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động ngành du lịch trong thời gian qua. Cụ thể, tỉnh đã tổ chức được 31 lớp đào tạo, bồi dưỡng trong 4 năm (2017-2020) để nâng cao chất lượng nhân sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Tổng kinh phí đào tạo là 1,241 tỷ đồng, trong đó có 1,040 tỷ đồng là từ ngân sách nhà nước và 201 triệu đồng huy động hợp pháp từ các nguồn khác. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý cơ sở lưu trú, quản lý homestay, nghiệp vụ dịch vụ phục vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn, bar),... cho hơn 2000 lượt học viên. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành cũng triển khai các hoạt động đào tạo tại chỗ, cho nhân sự tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những doanh nghiệp chưa coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng người lao động mà vận hành đơn vị kinh doanh theo thói quen và kinh nghiệm không còn phù hợp với thị hiếu của du khách nên không mang lại hiệu quả kinh doanh. Để tìm hiểu rõ hơn về chất lượng cũng như nhu cầu đào tạo nhân lực ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương và được kết quả như sau: Bảng 3.3: Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng và nhu cầu đào tạo nhân lực ngành du lịch Mức độ đáp ứng yêu cầu Mức độ quan trọng (ưu tiên) hiện tại Số lượng cần đào tạo Nhu cầu đào tạo về các lĩnh TT bồi dưỡng Không Rất vực chuyên sâu Trung Không Bình Quan (người) quan quan Kém Yếu bình Khá Tốt cần thường trọng trọng trọng 1 Nhân lực cơ bản 1.1 Kỹ năng giao tiếp và đàm phán 150 X X 1.2 Kiến thức quản lý lãnh đạo 200 X X 1.3 Ngoại ngữ 1-Tiếng Anh 900 X X 2-Tiếng Pháp 150 X X 3-Tiếng Nga 100 X X 2 Năng lực chuyên sâu 2.1 Hoạch định chính sách 40 X X Quy hoạch, kế hoạch 2.2 60 X X phát triển du lịch 2.3 Thống kê du lịch 100 X X 2.4 Quản trị thông tin du lịch 50 X X Nghiên cứu thị trường maketing, xúc tiến quảng bá du 2.5 150 X X lịch, xây dựng thương hiệu 872
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới Mức độ đáp ứng yêu cầu Mức độ quan trọng (ưu tiên) hiện tại Số lượng cần đào tạo Nhu cầu đào tạo về các lĩnh TT bồi dưỡng Không Rất vực chuyên sâu Trung Không Bình Quan (người) quan quan Kém Yếu bình Khá Tốt cần thường trọng trọng trọng Quản lý phát triển các 2.6 loại hình du lịch Du lịch sinh thái 200 X X Du lịch văn hóa 150 X X Du lịch MICE 50 X X Quản lý phát triển nguồn nhân 2.7 150 X X lực du lịch Quản lý khu du lịch, điểm du 2.8 lịch, đô thị du lịch 100 X X Khai thác phát triển sản 2.9 150 X X phẩm du lịch Quản lý bảo vệ môi trường du 2.10 lịch và phát triển bền vững 150 X X Quản lý rủi ro trong kinh 2.11 150 X X doanh du lịch Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Khảo sát về chất lượng nhân lực trong ngành du lịch cho thấy hầu hết các kiến thức, kỹ năng cơ bản cũng như năng lực chuyên sâu chỉ đạt ở mức trung bình so với mức độ đáp ứng yêu cầu hiện tại. Ngoài ra, kiến thức quản lý lãnh đạo, kỹ năng tiếng Anh, năng lực hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển du lịch được đánh giá ở mức khá và không có năng lực nào được đánh giá là tốt. Trong khi đó, những năng lực cơ bản và chuyên sâu được liệt kê ở trên đều được cho là “Quan trọng” và cần thiết đối với ngành. Đặc biệt, kỹ năng sử dụng tiếng Anh được xem là “Rất quan trọng” cho các hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch nên có số lượng cần đào tạo bồi dưỡng thêm lên tới 900 người, chiếm gần 1/3 tổng lao động trong ngành. Điều này là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, Đắk Lắk hướng tới mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu, tăng năng lực phục vụ cho cả khách du lịch nội địa và quốc tế. Kết quả đã phần nào khẳng định chất lượng nhân lực ngành du lịch không được đánh giá cao, chỉ dừng ở mức trung bình và khá nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển của ngành ở hiện tại cũng như trong tương lai. 3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh Đắk Lắk Sau khi đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh Đắk Lắk, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hiệu quả nguồn nhân lực như sau: Một là, cần có sự liên kết giữa cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn công việc. Đặc biệt, khi trình độ và kỹ năng của lao động trẻ còn thiếu và kém thì các cơ sở giáo dục và đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng hơn cả. Cả người học và người dạy đều phải cập nhật, đổi mới tư duy cho phù hợp với bối cảnh bình thường mới. Hai là, cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động tuyển dụng, chế độ lương thưởng và tạo ra môi trường làm việc tốt để hấp dẫn và giữ chân được những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Bên cạnh đó, tổ chức cần khuyến khích người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng và có 873
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới chế độ ưu đãi cho những người đã nỗ lực hoàn thành tốt các chương trình giáo dục ở bậc cao hơn để họ có thể cống hiến hết mình cho công việc. Ba là, đưa ra định hướng phát triển trong tương lai của tổ chức để người lao động có cơ sở lập kế hoạch và xác định đúng đắn phương hướng phát triển của bản thân họ cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Xây dựng kế hoạch cá nhân gắn liền với mục tiêu của tổ chức giúp người lao động vạch rõ từng bước đi cho quá trình phát triển của mình. Quá trình này mang tính lâu dài và nó không chỉ giúp người lao động tự hoàn thiện mình mà còn tác động mạnh mẽ đến sự thành công của tổ chức và xa hơn là sự tiến bộ của xã hội. 4. KẾT LUẬN Nhìn chung, ngành du lịch Đắk Lắk có sự tăng trưởng đều qua các năm nhưng vẫn còn chậm. Đến năm 2020, do chịu ảnh hưởng từ đại dịch covid-19, ngành du lịch cả nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng đều chịu ảnh hưởng nặng nề khiến cho lượng khách du lịch giảm mạnh khoảng 27% kéo theo doanh thu giảm xuống còn 664,3 tỷ đồng (giảm gần 38% so với năm 2019). Tính đến nay, toàn tỉnh đã ra sức nỗ lực phục hồi ngành du lịch sau một khoảng thời gian dài đối phó với dịch bệnh để đưa ngành tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và mở rộng các sản phẩm du lịch, tỉnh còn đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực du lịch. Phân tích tình hình nhân lực du lịch Đắk Lắk thấy rằng nguồn lao động trẻ với hơn 50% người dưới 30 tuổi nhưng tổng số người lao động vẫn còn ít so với nhu cầu của ngành. Bên cạnh đó, đa số nhân sự không được đào tạo đúng chuyên môn ngành du lịch nên chưa có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc cũng như chưa mang lại sự phục vụ chuyên nghiệp cho du khách. Như vậy, nguồn nhân lực vẫn đang trong tình trạng thiếu về số lượng và kém về chất lượng nên vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú như Đắk Lắk lại không thể tăng trưởng mạnh và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục và đào tạo để nâng cao kỹ năng của người lao động trong các nghiệp vụ đảm bảo đáp ứng được tính chất phức tạp của công việc kinh doanh du lịch. Trong khi cố gắng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì tỉnh cũng cần quan tâm đến số lượng lao động cần thiết cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị hoạt động trong ngành du lịch. Tuy nhiên, các tổ chức phải gia tăng số lượng nhân viên trên cơ sở đảm bảo cơ cấu nhân lực hợp lý về tuổi tác, trình độ, giới tính và phân bổ vào các vị trí phù hợp để mỗi cá nhân có thể phát huy tối đa khả năng của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Trần Lê Diễm Anh, (2022). Phát triển nguồn nhân lực là gì? Vai trò và chính sách phát triển. Viện Nghiên cứu Phát triển Nguồn lực Việt (IRDM). 2. Trần Kim Dung, (2018). Quản trị nguồn nhân lực. TP. HCM: NXB Tổng hợp. 3. Đặng Thanh Sơn, (2016). Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động ngành du lịch Phú Quốc. Đại học Kiên Giang. 4. Tỉnh ủy Đắk Lắk. (2022). Đề án phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. 5. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2019). Báo cáo Đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực du lịch. 874
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới 6. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2020). Báo cáo Tổng kết đánh giá, thực hiện Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 của HĐND tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020. 7. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2021). Báo cáo Tổng kết đánh giá, thực hiện Nghị quyết số 59/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012; Nghị quyết số 16/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 8. UBND tỉnh Đắk Lắk. (2022). Báo cáo Thực trạng và định hướng phát triển du lịch, hình thành khu, cụm, chuỗi phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk gắn với tổng thể du lịch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Jacobs, R., & Washington, C. (2003). Employee development and organizational performance: a review of literature and directions for future research. Human Resource Development International, 6(2). 2. Nicholas, H. (2017). Public Administration and Public Affairs. New York: Routledge. --- Thông tin tác giả: - ThS. Phạm Nghiêm Hồng Ngọc Bích, Trường Đại học Tây Nguyên Email: pnhnbich@ttn.edu.vn Số điện thoại: 0377048226 Lĩnh vực nghiên cứu: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại. - ThS. Nguyễn Văn Ba, Trường Đại học Tây Nguyên Email: nvba@ttn.edu.vn Số điện thoại: 0338834747 Lĩnh vực nghiên cứu: Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế. 875
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1