intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân chân ngỗng

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân chân ngỗng" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân chân ngỗng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân chân ngỗng

  1. PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƢỚC BẰNG GÂN CHÂN NGỖNG ThS. Nguyễn Văn Học I. ĐẠI CƢƠNG Tổn thương dây chằng chéo trước (DCCT-ACL) là một trong những chấn thương dây chằng khớp gối hay gặp nhất. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tai nạn thể thao và tai nạn giao thông. Chức năng cơ bản của DCCT là chống sự chuyển động ra trước của xương chày và xoay trượt của gối. Nguyên liệu để tái tạo DCCT có nhiều loại như gân cơ chân ngỗng, gân bánh chè, gân cơ tứ đầu đùi, có thể là mảnh ghép tự thân hay đồng loại. Trong đó tái tạo DCCT một bó bằng gân cơ chân ngỗng tự thân hay được áp dụng và đem lại kết quả tốt cho người bệnh. Các biến chứng hay gặp là nhiễm trùng, hạn chế vận động gối, tê bì mặt trước ngoài gối hay đứt lại dây chằng. II. CHỈ ĐỊNH - Chẩn đoán xác định tổn thương DCCT với độ tuổi 17-45 tuổi. - Tổn thương DCCT với có hoặc không có tổn thương sụn chêm lèm theo III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Có tổn thương xương vùng quanh khớp gối. - Biên độ khớp gối hạn chế. IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình 2. Phương tiện: - Bộ dụng cụ cho phẫu thuật nội soi khớp gối. - Các thiết bị để cố định gân: dây treo Endo hoặc Retro, vis chẹn. 3. Người bệnh: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 111
  2. Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng sau mổ và các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật. Nhịn ăn trước 6 giờ. 4. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế. 2. Kiểm tra người bệnh: Đúng người (tên, tuổi,…), đúng bệnh. 3. Thực hiện kỹ thuật: - Tư thế người bệnh: nằm ngửa, chân mổ để trên bàn hoặc ngoài bàn mổ. - Garo hơi sát gốc đùi 400-450 mmHg. - Rạch da 2 cm vị trí bám gân cơ chân ngỗng, mở bao gân cơ may để lấy gân cơ thon và bán gân. Tránh làm tổn thương nhánh thần kinh hiển. - Đặt 2 lỗ troca ở vị trí trước-trong và trước-ngoài khớp gối. Đánh giá tổn thương theo 7 bước thăm khám nội soi khớp gối, bộc lộ vị trí bám gân ở lồi cầu đùi và mâm chày. Giải quyết tổn thương sụn chêm nếu có. - Khoan đường hầm đùi và mâm chày. Tính toán để đường chiều dài gân nằm trong đường hầm từ 20mm trở nên là tốt nhất. - Cố định mảnh ghép gân bằng dây treo (Endo, Retro, XO button) hoặc bằng vis. - Đánh giá lại mảnh ghép gân: vị trí, sức căng, có bị vướng khi duỗi không. - Bơm hút, cầm máu kỹ. - Khấu vết mổ theo lớp giải phẫu. - Tiêm Marcain vào khớp giúp giảm đau tốt sau mổ. - Băng vô khuẩn. - Băng chun và nẹp gối Orbe giữ trong 4-6 tuần HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 112
  3. - Hướng dẫn tập phục hồi chức năng ngay sau mổ theo quy trình. VI. THEO DÕI : Như với các phẫu thuật nội soi khác. VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Tụ máu, phù nề sau mổ. 2. Nhiễm khuẩn sau mổ. 3. Hạn chế vận động gối sau mổ. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2