intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật nội soi hỗ trợ giải ép thần kinh số V

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phẫu thuật nội soi hỗ trợ giải ép thần kinh số V" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi hỗ trợ giải ép thần kinh số V. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi hỗ trợ giải ép thần kinh số V

  1. PHẪU THUẬT NỘI SOI HỖ TRỢ GIẢI ÉP THẦN KINH SỐ V PGS.TS Đồng Văn Hệ I. ĐẠI CƢƠNG Vi phẫu thuật điều trị đau dây thần kinh V là phương pháp đã được áp dụng thường xuyên ở hầu hết các nước phát triển. Vi phẫu thuật có một số nhược điểm như khó kiểm soát góc khuất vùng góc cầu, khó đánh giá mặt trước dây V, thân não, mặt sau hố Meckel. Nội soi hỗ trợ sẽ cải thiện khả năng phẫu thuật của kính vi phẫu. II. CHỈ ĐỊNH Chúng ta có thể phẫu thuật bằng phương pháp vi phẫu, hoặc nội soi. Khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật, chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật nội soi hỗ trợ trong những trường hợp sau. - Đau dây V điều trị nội thất bại - Đau dây V thất bại sau xạ trị - Đau dây V sau tiêm diệt hạch - Đau dây V sau phẫu thuật nhiệt đông - Đau dây V thất bại sau phẫu thuật (tái phát) III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định nội soi hỗ trợ khi điều trị đau dây V. Chỉ định mổ bằng phương pháp nội soi hỗ trợ kính vi phẫu được sử dụng như chỉ định vi phẫu. Chống chỉ định phẫu thuật nội soi khi người bệnh không có chỉ định phẫu thuật. Người bệnh không có chỉ định phẫu thuật nếu tuổi quá lớn (thường trên 70 tuổi), bệnh phối hợp nặng không đủ khả năng chịu gây mê, nguy cơ phẫu thuật cao. IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện kỹ thuật: Bác sỹ và phẫu thuật viên 2. Phương tiện: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 28
  2. 3. Người bệnh: - Chuẩn bị ngƣời bệnh tại phòng bệnh: Chuẩn bị giống như chuẩn bị người bệnh vi phẫu đau dây V bao gồm xét nghiệm cơ bản huyết học, sinh hóa, chức năng gan thận, hô hấp, tuần hoàn, chụp cộng hưởng từ vùng góc cầu T1, T2. - Chuẩn bị ngƣời bệnh tại phòng mổ: + Gây mê nội khí quản. + Sắp đặt vị trí người bệnh (bàn mổ) và các thiết bị trợ giúp: Đặt tư thế người bệnh, vị trí phẫu thuật viên, bác sỹ gây mê, trợ giúp phẫu thuật, dụng cụ viên, vị trí các thiết bị, giống như vi phẫu giải áp dây thần kinh V. Vị trí các thiết bị bao gồm vị trí kính vi phẫu, hệ thống nội soi. Hệ thống nội soi hỗ trợ, màn hình nội soi đặt ở phía đối diện với phẫu thuật viên. + Người bệnh nằm sấp, đầu cố định trên khung chuyên dụng (Khung Mayfield hoặc khung Doro). Người bệnh có thể nằm ngửa, đầu quay sang bên đối diện. Ưu điểm của tư thế nằm ngửa là tiểu não đổ xuống làm rộng trường mổ. Nhược điểm là khó thao tác hơn và phẫu trường sâu hơn. + Đầu quay 300 sang bên phẫu thuật. + Chuẩn bị vị trí phẫu thuật viên (đứng giữa), trợ giúp (bên trái), dụng cụ viên (bên phải), kính vi phẫu (phía sau) và hệ thống nội soi bao gồm màn hình, nguồn sáng, cáp quang (phía trước). Sắp đặt các vị trí người bệnh, bàn mổ, dụng cụ, phẫu thuật viên, bác sỹ gây mê, máy mê, phụ, dụng cụ viên… + Cạo tóc vùng phẫu thuật: góc giữa xoang tĩnh mạch ngang và xoang tĩnh mạch xích ma bên dây thần kinh V bị chèn ép (bên đau nửa mặt). + Gây tê tại chỗ 4. Hồ sơ bệnh án: Theo đúng quy định Bộ Y tế V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo đúng quy định Bộ Y tế. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 29
  3. 2. Kiểm tra người bệnh: Đúng người (tên, tuổi,…), đúng bệnh. 3. Thực hiện kỹ thuật: Phẫu thuật nội soi hỗ trợ vi phẫu thuật trong điều trị giải áp dây thần kinh V được thực hiện với 5 bước: - Bƣớc 1: Mở xƣơng sọ: Rạch da 4cm theo đường phân giác giữa góc xoang tĩnh mạch ngang và xoang tĩnh mạch xích ma. Bộc lộ xương sọ. Khoan sọ và mở rộng sọ (hoặc mở nắp sọ) tại góc giữa xoang tĩnh mạch ngang và xoang tĩnh mạch xích ma. Đường kính mở sọ 2,5-3cm. - Bƣớc 2: Bộc lỗ góc cầu tiểu não (kính vi phẫu, nội soi): Mở màng cứng hình chữ T hoặc hình sao. Đặt kính vi phẫu hoặc nội soi 00. Kính vi phẫu được sử dụng trước để hút nước não tủy, đánh giá sơ bộ cấu trúc giải phẫu vùng góc cầu. Sau đó sử dụng ống nội soi để đánh giá chi tiết các cấu trúc vùng này. Thăm dò vùng góc cầu: Xác định lều tiểu não nằm phía trên. Tĩnh mạch Dandy (xuất hiện ở hầu hết các trường hợp) nằm phía trên, sát lều tiểu não. Sau đó hướng xuống phía dưới, hoặc sử dụng ống nội soi 30, 45, 70 độ đánh giá phía dưới. Thăm dò dây V: đánh giá toàn bộ chiều dài dây V tại vùng góc cầu bao gồm ngay từ vị trí cầu não tới khi dây V chui vào hố thái dương. - Bƣớc 3: Xác định chèn ép giữa dây V và mạch máu (kính vi phẫu, nội soi): Nội soi sẽ xác định chính xác và cho thấy hình ảnh rõ nét nhất sự chèn ép giữa dây V và mạch máu. Nội soi sẽ giúp đánh giá 3 vị trí kính vi phẫu rất khó hoặc không thể thăm dò là mặt trước dây V, nơi dây V xuất phát từ cầu não và mặt sau hố Meckel. - Bƣớc 4: giải phóng chèn ép dây V (kính vi phẫu, nội soi): Sau khi xác định chính xác vị trí, mức độ, số lượng mạch máu chèn ép dây V, chúng ta tách dây thần kinh V ra khỏi mạch máu. Phẫu tích tách mạch máu ra khỏi dây V được thực hiện bằng cách cắt màng mềm bằng kéo. Không nên sử dụng đốt điện trong thì này. Chúng ta có thể sử dụng kính vi phẫu hoặc nội soi. Sau khi tách mạch máu ra khỏi HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 30
  4. dây thần kinh, đặt vật liệu nhân tạo (mảnh neuro-pach, teflon) hoặc cân cơ giữa mạch máu và dây thần kinh. - Bƣớc 5: Đóng vết mổ: Sau khi kiểm tra không có chảy máu tại góc cầu tiểu não, đóng kính màng cứng bằng chỉ không tiêu prolene 4/0 hoặc 5/0. Nếu màng cứng thiếu, quá căng phải vá màng cứng bằng cân cơ hoặc màng xương. VI. THEO DÕI - Chăm sóc sau mổ giống như sau mổ vi phẫu giải ép dây V. - Điều trị sau mổ bằng giảm đau, kháng sinh - Theo dõi sát tuần hoàn, hô hấp và tri giác ngay sau mổ - Điều trị triệu chứng như chóng mặt, nôn, buồn nôn, sặc, nghẹn… VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN Tai biến hay gặp nhất trong nội soi hỗ trợ điều trị đau dây V bao gồm: chảy máu, dập não, chảy máu màng mềm, tổn thương dây thần kinh, tổn thương tĩnh mạch Dandy, tổn thương dây VII, VIII, IX, X, XI, XII. - Dập não: Tránh tì đè trực tiếp lên vỏ não. Sử dụng bông, mảnh cao su bảo vệ não tránh tổn thương - Tổn thương dây thần kinh: Xác định chính xác các dây thần kinh, tránh đưa dụng cụ qua khe giữa mạch máu và dây thần kinh. - Tổn thương dây VII, VIII: Tránh tỳ đè vào các dây thần kinh. Phải quan sát kỹ, đánh giá chính xác các dây thần kinh này (nằm phía dưới dân V). - Máu tụ trong sọ: Máu tụ trong sọ bao gồm máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, trong não. Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính; Phẫu thuật lấy khối máu tụ, cầm máu nếu khối máu tụ lớn, chèn ép gây tăng áp lực trong sọ và tri giác xấu dần. - Rò nước não tủy: Rò nước não tủy là biến chứng đáng sợ vì khi rò nước não tủy gây nguy cơ nhiễm trùng, viêm màng não cao; Xử trí rò nước não tủy bằng phương pháp bảo HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 31
  5. tồn chọc tháo liên tục nước não tủy ở lưng-thắt lưng, thuốc Diamox; Nếu không kết quả phải mổ vá rò. - Viêm màng não: Viêm màng não thường xuất hiện sau rò nước não tủy; Phân lập vi khuẩn xác định kháng sinh đồ để điều trị viêm màng não là phương pháp hiệu quả nhất. - Nhiễm trùng vết thương, viêm xương: phẫu thuật cắt lọc tổ chức viêm, xương viêm, điều trị kháng sinh (phân lập vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng, kháng sinh đồ). HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 32
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2