intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật nội soi hỗ trợ điều trị gãy xương phạm khớp vùng gối

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phẫu thuật nội soi hỗ trợ điều trị gãy xương phạm khớp vùng gối" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi hỗ trợ điều trị gãy xương phạm khớp vùng gối. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi hỗ trợ điều trị gãy xương phạm khớp vùng gối

  1. PHẪU THUẬT NỘI SOI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƢƠNG PHẠM KHỚP VÙNG GỐI Nguyễn Thành Nhân I. ĐẠI CƢƠNG Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của kỹ thuật nội soi, ngày hôm nay kỹ thuật nội soi đã hỗ trợ rất tốt cho các trường hợp gãy xương phạm khớp thay vì phải mổ mở nắn kết hợp xương dễ gây nguy cơ cứng khớp thì kỹ thuật mổ kết hợp xương kín dưới C-Arm, sử dụng nội soi hỗ trợ để nắn mặt khớp có nhiều ưu điểm vượt trội: - Vừa giúp chẩn đoán tốt các tổn thương như tổn thương khớp, các dây chằng gối, các sụn chêm, vừa kiểm soát tốt việc nắn mặt khớp (thấy rõ qua nội soi). - Phẫu thuật can thiệp tối thiểu, không mổ hở giúp phục hồi nhanh vận động sau mổ (kết hợp xương dưới màng tăng sáng C-Arm). II. CHỈ ĐỊNH Áp dụng cho các trường hợp gãy phạm khớp đơn giản ở vùng lồi cầu đùi và mâm chày; Các trường hợp gãy phức tạp hơn cần phải mổ mở nắn chính xác mặt khớp. Các chỉ định cụ thể gồm: - Gãy lồi cầu đùi phân loại B1, B2 theo phân loại AO - Gãy mâm chày phân loại Schatzker I, II, III. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Các trường hợp gãy phạm khớp nặng không nằm trong các phân loại đã nêu trong phần chỉ định IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện qui trình kỹ thuật: - Bác sỹ: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 171
  2. - Cần đánh giá chẩn đoán chính xác qua thăm khám lâm sàng, xem kỹ X- quang, nếu cần cho chụp hình CT Scan để đánh giá chính xác tổn thương. - Lên kế hoạch điều trị - Liên hệ với dụng cụ ở phòng mổ để chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho cuộc mổ - Gặp người bệnh và người nhà giải thích rõ về các vấn đề liên quan đến cuộc mổ - Điều dưỡng: Chuẩn bị người bệnh trước mổ - Kỹ thuật viên: Các dụng cụ viên phòng mổ chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ theo yêu cầu của phẫu thuật viên. 2. Phương tiện: - Hệ thống nội soi khớp (gồm hệ thống màn hình, nguồn sáng, máy cắt đốt, scope), vật tư tiêu hao: 01 đầu đốt nội soi, 01 shaver. - Máy C-Arm - Kim Kirschner, vít xốp 3. Người bệnh: - Bác sĩ, điều dưỡng giải thích rõ cho người bệnh về cuộc mổ, ký cam kết phẫu thuật, chuẩn bị tiền phẫu. - Làm vệ sinh vùng mổ, nhịn ăn trước mổ 6 giờ. 4. Hồ sơ bệnh án: Hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục trước mổ theo qui định. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế. 2. Kiểm tra người bệnh: Đúng người (tên, tuổi,…), đúng bệnh. 3. Thực hiện kỹ thuật: - Người bệnh được vô cảm (gây tê tủy sống hoặc mê nội khí quản) - Nằm ngửa trên bàn mổ, đặt ga rô ở đùi HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 172
  3. - Sát khuẩn vùng chi phẫu thuật - Trải champ - Chuẩn bị dụng cụ mổ, hệ thống nội soi, máy C-Arm - Vào khớp gối bằng hai đường vào trước ngoài và trước trong. Soi thám sát các tổn thương (nếu có) ở dây chằng, sụn chêm. Thám sát mặt khớp bị gãy di lệch. Nắn kín qua C-Arm đến khi mặt khớp được nắn hoàn hảo thấy được qua nội soi. Xuyên giữ tạm bằng các kim Kirschner. Sau đó kết hợp xương bằng các vít xốp hoặc nẹp vít chuyên dụng bằng kỹ thuật ít xâm lấn MIPO. Kiểm tra lại bằng C-Arm và nội soi khi hoàn tất kỹ thuật. Đặt một dẫn lưu kín vào khớp gối, xả ga rô, băng vết mổ, nẹp bột hoặc nẹp Zimmer. VI. THEO DÕI - Theo dõi giống như một trường hợp kết hợp xương thông thường. - Kiểm tra mạch mu chân, chày sau ngay sau mổ để đánh giá mạch máu. - Theo dõi sưng phù nề vùng gối, phòng ngừa biến chứng chèn ép khoang. VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN - Thông thường tai biến rất hiếm xảy ra trong các trường hợp mổ kín dưới C-Arm và kết hợp với nội soi như trên. Cần tránh bỏ sót các tổn thương đã có trước mổ (như tổn thương động mạch khoeo, hay hội chứng chèn ép khoang). - Trong trường hợp nếu có tổn thương mạch máu vùng khoeo cần phải xác định chẩn đoán ngay bằng siêu âm doppler hoặc chụp DSA. Cần phối hợp với các bác sĩ vi phẫu hoặc bác sĩ mạch máu để mổ thám sát khâu nối mạch máu. - Nếu có chèn ép khoang thì cần phải phẫu thuật giải ép sớm. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 173
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2