PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP
lượt xem 127
download
Tổ chức khoa học lao động của người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp là việc sắp xếp, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc của mình; biết việc nào bản thân phải làm, việc nào có thể ủy thác cho cấp dưới; việc nào phải làm ngay, việc nào có thể trì hoãn lại, biết nghỉ ngơi trong quá trình làm việc để đầu óc minh mẫn và có sức làm việc lâu dài, tránh sai lầm, ùn việc, sót việc. Biết lường hết mọi việc có thể xẩy ra trong chức trách của mình, biết ước......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP
- TỔ CHỨC KHOA HỌC LAO ĐỘNG 1. Đặc điểm lao động của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp - Là loại lao động trí óc, có tính sáng tạo cao. - Là loại lao động tổng hợp. Nhà lãnh đạo đồng thời là: + Nhà quản lý (chịu trách nhiệm quản lýmột khối lượng con người và của cải) của xã hội. + Nhà giáo dục (bản thân phải nêu gương, có đức độ hy sinh). + Nhà chuyên môn (biết giao việc, đúng người, có tư duy hệ thống về nghề nghiệp, biết lường trước mọi biến động). + Nhà hoạt động xã hội (tuân thủ mọi luật lệ và quy định của xã hội). - Có ảnh hưởng tới lao động của mọi người khác trong doanh nghiệp. 2. Tổ chức khoa học lao động của người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp a. Khái niệm Tổ chức khoa học lao động của người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp là việc sắp xếp, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc của mình; biết việc nào bản thân phải làm, việc nào có thể ủy thác cho cấp dưới; việc nào phải làm ngay, việc nào có thể trì hoãn lại, biết nghỉ ngơi trong quá trình làm việc để đầu óc minh mẫn và có sức làm việc lâu dài, tránh sai lầm, ùn việc, sót việc. Biết lường hết mọi việc có thể xẩy ra trong chức trách của mình, biết ước lượng thời gian cần thiết để giải quyết mỗi công việc đó. b. Phương pháp Căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, kết hợp sử dụng các phương pháp của khoa học tổ chức, nhất là các phương pháp P.E.R.T (Program Evaluation and Review Technique). Với nghĩa là khoa học sắp xếp bố trí hợp lý thứ tự các công việc để tìm ra các công việc quan trọng, trọng tâm cần đến mọi tiềm năng của đơn vị vào. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN TRỊ KINH DOANH 1. Về phẩm chất chính trị 2. Về năng lực chuyên môn 3. Về năng lực tổ chức 4. Về đạo đức và tư duy trong kinh doanh Để có thể hoàn thành tốt vị trí, vai trò, nhiệm vụ đặt ra cho cán bộ quản trị kinh doanh, thì từng loại cán bộ quản trị kinh doanh phải đạt được các yêu cầu sau: 1. Về phẩm chất chính trị Như đã biết, chính trị suy tới cùng là chính quyền, là uy tín của chính quyền đó so với chính quyền khác, đó là sự giàu có theo định hướng của mỗi nước đặt ra. Cho nên phẩm chất chính trị của cán bộ quản trị kinh doanh chính là:
- - Có khả năng và ý chí làm giàu hơn người khác trong khuôn khổ luật pháp và thông lệ thị trường. - Kiên định với lập trường của Nhà nước. Chính quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa luôn luôn có hai mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là: + Lợi nhuận, năng suất lao động và hiệu quả tăng lên không ngừng và + Bảo đảm sự phát triển ổn định của chế độ xã hội chủ nghĩa. Mỗi cán bộ quản trị kinh doanh trước khi thực hiện một công việc nào đó phải tự đặt câu hỏi và giải đáp đúng câu hỏi: “Mình làm thế sẽ được gì? Được cho ai? Và mất cho ai?” để có một quyết định đúng. Chính nhiều cán bộ quản trị kinh doanh, nhất là cán bộ lãnh đạo chỉ vì xuất phát từ lợi ích cá nhân trước các cám dỗ của dục vọng xấu xa, ích kỷ, gặp phải môi trường có nhiều sơ hở đã bị sa ngã vì đã không ý thức được các việc làm do bản thân thực hiện hoặc bị kẻ xấu chi phối họ. 2. Về năng lực chuyên môn Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, của đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh nói riêng. Yêu cầu về năng lực chuyên môn được thể hiện thành những đòi hỏi cụ thể như: + Biết lường hết mọi tình huống có thể xảy ra cho doanh nghiệp, cho bộ phận và phạm vi chức trách của mỗi người tùy thuộc chức trách đảm nhận. Cán bộ lãnh đạo phải lo chung cho cả hệ thống, cán bộ chuyên môn phải lo cho bộ phận công tác của mình, còn nhân viên phục vụ chỉ lo làm tốt phận sự theo đúng chức danh được giao; + Cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phải biết giao việc đúng cho cấp dưới và tạo điều kiện để cho cấp dưới thực hiện thành công. Nếu cấp trên không giao việc cho cấp dưới thì cấp dưới làm việc không hết lòng và cấp trên vì ôm đồm công việc mà không còn thì giờ để giải quyết các mối quan hệ ngoài hệ thống, ngoài bộ phận mà họ phụ trách. 3. Về năng lực tổ chức Đây cũng là một yêu cầu quan trọng của cán bộ quản trị kinh doanh. Đối với cán bộ lãnh đạo, yêu cầu đặt ra về năng lực tổ chức là: - Phải có óc quan sát (để quan sát thị trường, bạn hàng, đối thủ, các thay đổi của cơ chế quản lý chung), có kỹ năng và kiến thức sử dụng người; - Biết cần phải có cái gì và phải làm thế nào để có cái đó; - Dũng cảm, dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro; - Bền bỉ và quyết tâm giành thắng lợi ban đầu, giành thắng lợi liên tục trong kinh doanh; - Có ngoại hình tương đối; - Có khả năng làm việc với mọi loại người v.v...
- Đối với cán bộ chuyên môn, yêu cầu về năng lực tổ chức là phải biết vận hành, chỉ đạo đội ngũ nhân viên dưới quyền, thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao, đón đầu các hướng phát triển mới để luôn luôn giành thế chủ động trong công tác. Đối với nhân viên phục vụ, phải biết khéo léo tổ chức hoàn thành phần việc được giao với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. 4. Về đạo đức và tư duy trong kinh doanh Cán bộ quản trị kinh doanh phải có phẩm chất đạo đức nhất định (thể hiện bởi các phẩm chất tốt đẹp như: vững vàng, tự chủ, sáng tạo, công tâm, trung thực, có văn hóa và tôn trọng con người, có thiện chí và tình đồng loại đối với nhau v.v...). Cán bộ quản trị càng có vị trí, trách nhiệm cao, đòi hỏi về mặt đạo đức càng lớn. Mặt khác yêu cầu phải có tư duy hệ thống trong suy nghĩ, biết trận trọng các ý kiến của người khác. Các yêu cầu nói trên của cán bộ quản trị kinh doanh cần được thể chế hóa và tiêu chuẩn hóa để có căn cứ quan trọng cho việc tuyển chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ quản trị kinh doanh trong xã hội cho mọi thành phần kinh tế. PHONG CÁCH VÀ UY TÍN CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1. Phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp 2. Uy tín của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp 1 - Phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp a. Khái niệm Phong cách (tác phong) làm việc của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp là tổng thể các biện pháp, các thói quen, các cách cư xử đặc trưng mà người đó thường sử dụng trong giải quyết công việc hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ. b. Các phong cách làm việc cơ bản - Phong cách cưỡng bức: Là phong cách làm việc mà giám đốc chỉ dựa vào kinh nghiệm, uy tín, chức trách của mình để tự đề ra các quyết định rồi bắt buộc các cấp dưới quyền phải thực hiện nghiêm chỉnh, không cho thảo luận hoặc bàn bạc gì thêm. Phong cách này có ưu điểm là giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, nó đặc biệt cần thiết khi tập thể mới được thành lập lúc có nhiều mâu thuẫn và sự không thống nhất trong hệ thống. Phong cách này cũng đặc biệt cần thiết khi phải giải quyết các vấn đề riêng, các vấn đề phải giữ bí mật thuộc thẩm quyền trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Nhược điểm của phong cách này là nó triệt tiêu tính sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp.
- - Phong cách dân chủ: Người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có phong cách làm việc dân chủ thường thu hút tập thể vào tham gia thảo luận để quyết định các vấn đề của doanh nghiệp; bản thân chỉ tự quyết định các vấn đề thuộc trách nhiệm, còn các vấn đề khác thường ủy quyền cho cấp dưới được tự quyết định trong giới hạn cho phép do đó cấp dưới phấn khởi và hồ hởi làm việc. Nhược điểm của phong cách này là nếu người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nếu sử dụng phong cách này mà là người nhu nhược sẽ dẫn đến tình trạng theo đuôi quần chúng, các quyết định đưa ra chậm chạp để lỡ mọi cơ hội thuận tiện. - Phong cách tự do: Người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có phong cách này thamn gia rất ít vào công việc của tập thể, thường truyền đạt chỉ thị, quyết định của mình cho các cấp phó rồi để cho tập thể tự do làm việc. Phong cách này tạo cho hệ thống được tự do hành động, tự do sáng tạo. Nhược điểm của phong cách này là dễ đưa hệ thống tới chỗ đổ vỡ, mạnh ai nấy lo. Cho nên chỉ dùng nó khi đem thảo luận các vấn đề nhất định nào đó mà thôi. - Phong cách phát hiện vấn đề về mặt tổ chức: Người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có phong cách làm việc kiểu này thường ít câu nệ về hình thức làm việc. Mà luôn luôn phát hiện ra các vấn đề mới để tổ chức thực hiện thành công nó. Muốn có phong cách này, người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp phải có bề dày về công tác chuyên môn, có quan hệ rộng rãi với môi trường, có động cơ làm việc đúng đắn và tỉnh táo. Đây là phong cách làm việc của những người lãnh đạo có tài. c. Cơ sở của việc phân loại phong cách quản lý Đó là việc dựa vào cách sử dụng hai khuynh hướng tổ chức người lao động: (1) Dựa trên sự cam kết (lo lắng thay đổi cải tiến, có tình cảm với chủ doanh nghiệp, các kích thích lao động và mong muốn giúp doanh nghiệp thịnh đạt) và (2) Dựa trên sự hợp tác (sự tin tưởng lẫn nhau, các quan hệ nội bộ có hiệu quả, làm việc theo nhóm và việc lưu thông tin trong doanh nghiệp. 2 - Uy tín của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp a. Khái niệm Uy tín của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp là mức độ hiệu quả của sự tác động của họ đối với người khác (nhất là với cấp dưới) trong công việc của mình. Uy tín có hai loại, uy tín quyền lực do địa vị chính thức ở hệ thống và trong xã hội đem lại và uy tín cá nhân là kết quả của phẩm chất, của sự uy tín cá nhân đem lại. b. Các nguyên tắc tạo lập uy tín - Nhanh chóng tạo được thắng lợi ban đầu cho hệ thống và tạo ra thắng lợi liên tục. - Tạo được sự nhất trí cao độ trong doanh nghiệp. - Đi theo con đường sáng sủa, tránh mọi thủ đoạn đen tối xấu xa.
- - Không được dối trá, đã hứa là phải thực hiện. - Biết sử dụng tốt các cán bộ giúp việc. - Mẫu mực về đạo đức, được quần chúng tin tưởng và bảo vệ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng phong cách lãnh đạo trong kinh doanh
8 p | 707 | 394
-
PHONG CÁCH VÀ UY TÍN CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
3 p | 652 | 147
-
Bí quyết lãnh đạo của Jack Welch
5 p | 404 | 103
-
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 8 Điều khiển
31 p | 438 | 86
-
Bài giảng Quản trị đa văn hóa - ĐH Thương Mại
0 p | 484 | 59
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 3 - Ths. Lương Thu Hà
15 p | 235 | 49
-
Bí quyết giữ phong độ làm việc cho CEO
6 p | 174 | 34
-
Phong cách lãnh đạo tiêu biểu
4 p | 132 | 29
-
Lãnh đạo khác ông chủ
2 p | 107 | 24
-
Phong cách lãnh đạo của những chủ nhiệm, giám đốc giỏi
5 p | 104 | 15
-
Các phong cách lãnh đạo - Trường phái Chuyển giao
6 p | 125 | 14
-
Tại sao lãnh đạo nên “vờ” bị quá tải?
8 p | 102 | 13
-
Xu hướng lãnh đạo trong năm 2013
6 p | 80 | 9
-
Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc
3 p | 74 | 8
-
5 phẩm chất của những nhà lãnh đạo vĩ đại
6 p | 76 | 8
-
Phân tích nguyên nhân cốt lõi và bảo trì dự phòng để bắt đầu doanh nghiệp
5 p | 102 | 8
-
5 bài học lãnh đạo thiết yếu từ Tim Cook
5 p | 70 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn