intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PR đang bị hiểu nhầm

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

87
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại sao cần PR Ngày nay, PR (Public Relation) – quan hệ công chúng, đang chiếm một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của các công ty, kể cả các công ty CNTT. PR được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài. Các công cụ PR hay sử dụng chính là các phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình, phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PR đang bị hiểu nhầm

  1. PR đang bị hiểu nhầm Tại sao cần PR Ngày nay, PR (Public Relation) – quan hệ công chúng, đang chiếm một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của các công ty, kể cả các công ty CNTT. PR được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài. Các công cụ PR hay sử dụng chính là các phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình, phát thanh, Internet…), tổ chức sự kiện thu hút sự chú ý của cộng đồng, tham gia tài trợ các hoạt động xã hội… Theo nhận xét của bà Cồ Minh Huyền, phụ trách PR tại website chodientu.vn th ì “Vai trò của PR rất quan trọng. Nói một cách dễ hiểu, PR chính l à chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp và nhóm công chúng mục tiêu. Chuyên viên PR là người có khả năng sử dụng những công cụ truyền thông khác nhau để nói l ên thông điệp của công ty và là công cụ rất mạnh trong xây dựng, phát triển thương hiệu. Với các sản phẩm CNTT, sử dụng PR truyền thống và PR online ngày càng cần thiết hơn”. Có thể hiểu hoạt động của PR trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ quan hệ đối nội, đối ngoại, từ hoạt động của doanh nghiệp đến hoạt động của các chính phủ. Không những thế, PR còn có một trọng trách đặc biệt là quản trị khủng hoảng, đối phó với rủi ro luôn có thể xảy ra trong hoạt động, kinh doanh. “Bản thân từ PR đã nói lên vai trò của nó rất rõ ràng. P = Public (công chúng) trong khi R = Relation (quan hệ). Do đó, PR chính là việc xây dựng, thiết lập quan
  2. hệ với công chúng, mang lại thông điệp cần thiết tới nhóm công chúng mà mình muốn hướng tới. Nếu doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng tốt PR thì lợi ích do nó mang lại sẽ rất lớn và hiệu quả của PR thường kéo dài rất lâu. Nhưng với kinh nghiệm là một PR Agency, tôi thấy các công ty CNTT vừa và nhỏ đầu tư rất ít cho hoạt động PR”. Ông Đỗ Duy Khương, Giám đốc công ty iPR chia sẻ. Các công ty CNTT ở Việt Nam PR thế nào Hiện nay, các công ty CNTT trong nước chủ yếu sử dụng 2 nhóm PR. Thứ nhất là thuê các công ty chuyên về PR (PR Agency). Thứ hai là tuyển dụng những người có khả năng về PR và những người này sẽ chịu trách nhiệm các hoạt động PR tại công ty (PR in house). Phần lớn các công ty vừa và nhỏ với ngân sách hạn chế đang chú trọng nhiều đến hình thức PR in house để tiết kiệm chi phí và chủ động với các chiến dịch PR quy mô nhỏ. Chỉ khi có những sự kiến lớn vượt quá tầm của PR in house thì họ mới tìm đến các PR Agency. Thông thường, tuỳ theo ngân sách và mục tiêu, các công ty sẽ kết hợp cả 2 nhóm PR để thực hiện mục tiêu truyền thông của mình. Do những khó khăn về tài chính, cùng với nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của PR, thực tế nhiều doanh nghiệp CNTT trong n ước chưa có được một chiến lược PR rõ ràng cho đơn vị mình. Những biểu hiện chưa đúng về PR trong cách suy nghĩ và hành động có thể thấy như sau. 1. Quan điểm chưa đúng của lãnh đạo Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đúng vai trò của PR nên không đầu tư thích đáng. Thực tế cho thấy rất ít doanh nghiệp trong nước sử dụng PR chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu. Tại một công ty CNTT có chút tên tuổi, trụ sở ở Hà Nội, ngay cả ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị cũng thẳng thừng tuyên bố trước đông đảo nhân viên rằng đây là công ty chuyên về công nghệ nên
  3. công nghệ đóng vai trò xương sống. Những bộ phận như PR hay thương hiệu chỉ “lăng xăng” để lăng xê sản phẩm. Bằng việc đặt nhân viên PR vào trong phòng Kinh doanh và với với quan điểm như vậy nên không ngạc nhiên khi nhân viên PR liên tục đến rồi rời bỏ công ty trong thời gian ngắn, thậm chí tr ưởng phòng PR cũng phải chuyển sang bộ phận khác không liên quan gì đến PR. Nếu quan điểm này còn được duy trì, hình ảnh và thương hiệu công ty khó có thể đến được với công chúng một cách hiệu quả nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2