intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sản xuất nấm bào ngư trên cơ chất rơm

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

247
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Anh Võ Văn Long, Trung tâm Nghiên cứu khoa Anh Võ Văn học và công nghệ Long với túi Vĩnh Long đã trồng nấm bào nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng ngư. nấm bào ngư trên cơ chất rơm rạ. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh năm 1988, với tấm bằng cử nhân khoa học ngành hóa, mất hai năm lận đận, năm 1990 anh Võ Văn Long mới tìm được đất “dụng võ” ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ Vĩnh Long. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sản xuất nấm bào ngư trên cơ chất rơm

  1. Sản xuất nấm bào ngư trên cơ chất rơm Anh Võ Văn Long, Trung tâm Nghiên cứu khoa Anh Võ Văn học và công nghệ Long với túi Vĩnh Long đã trồng nấm bào nghiên cứu kỹ ngư. thuật nuôi trồng nấm bào ngư
  2. trên cơ chất rơm rạ. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh năm 1988, với tấm bằng cử nhân khoa học ngành hóa, mất hai năm lận đận, năm 1990 anh Võ Văn Long mới tìm được đất “dụng võ” ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ Vĩnh Long. Từ đây, bước chân anh gần gũi với người nông dân hơn khi tham gia dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển sản xuất ở nông thôn. Và, đề tài nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên cơ
  3. chất rơm của anh đã được Hội đồng Khoa học cấp cơ sở đánh giá xuất sắc, mở ra hướng làm giàu mới cho người nông dân. Năm 1998, anh Long bắt tay vào nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên các loại cơ chất khác nhau: mạt cưa, cám xơ dừa, bã mía… kỹ thuật này gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu không ổn định, phương tiện vận chuyển xa, giá cao, phải đầu tư nồi hấp khử trùng, kỹ thuật vận hành thiết bị phức tạp, chi phí đầu tư lớn.
  4. Điều này giải thích vì sao việc trồng nấm chưa được phổ biến trong dân. Từ thực tế này, anh Long quyết định nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm rạ ven vườn cây ăn trái có sử dụng chế phẩm xử lý rơm. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú, dễ tìm, giá rẻ luôn có mặt ở khắp vùng ĐBSCL, đồng thời chế phẩm xử lý rơm thay thế nồi hấp tiệt trùng có giá thành rẻ, dễ sử dụng.
  5. Kết quả bất ngờ, năng suất nấm đạt 650g/kg rơm khô. Giá đầu tư cho 1kg nấm chỉ mất 3.250 đồng trong khi giá bán ra chợ từ 10.000 -14.000 đồng/kg. Mặt khác, hiệu quả xã hội của nghiên cứu này rất lớn vì tận dụng nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân. Theo đánh giá của nhiều người tiêu dùng cho thấy: nấm bào ngư trồng trên nguyên liệu rơm rạ cho
  6. mùi thơm đặc trưng hơn, công nghệ này lại cho sản phẩm nấm sạch. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ Vĩnh Long đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Dạy nghề, đoàn tốt nghiệpCS tỉnh… tổ chức năm đợt tập huấn kỹ thuật trồng nấm bào ngư cho trên 200 lượt nông dân, đoàn viên thanh niên trong tỉnh. Nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đã đến tham quan mô hình này. Điều đáng mừng là số nông dân
  7. trong và ngoài tỉnh đến liên hệ để mua meo và chế phẩm xử lý rơm về nuôi trồng nấm bào ngư ngày càng tăng. Anh Long cho biết: Năng suất trồng nấm bào ngư cao gấp 10 lần nấm rơm, giá bán ngoài thị trường cao gấp hai lần so với nấm rơm. Mùi vị nấm ngon hơn nhiều so với nấm rơm, nhu cầu xuất khẩu khá mạnh. Chất lượng ngon và bảo đảm an toàn vệ sinh là hai yếu tố quan trọng để nấm bào ngư vươn xa.
  8. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm Nấm bào ngư (tên khoa học Pleurotus) còn gọi là nấm sò, là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe, đồng thời rất dễ nuôi trồng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm bào ngư gồm các bước: 1- Xử lý nguyên liệu Chọn rơm vụ luá đông xuân là tốt nhất, nếu các vụ khác phải phơi rơm cho thật khô. Sau đó ngâm vào chế phẩm xử lý (do Trung
  9. tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ Vĩnh Long sản xuất) nồng độ 1,5%, thời gian ngâm khoảng 3 ngày, rơm chín có mùi dễ chịu, sau đó vớt ra ủ trên giàn cho thật ráo nước (độ ẩm đạt 60%-70%) là tốt nhất. 2- Chọn meo giống Chọn bịch meo có màu trắng đục đồng nhất, không bị nhiễm các nấm mốc xanh, cam hay đen. Sợi tơ ăn mạnh, phát triển của meo ăn buông xuống, không bị co cụm lại. Meo tốt, khi nuôi trồng nấm sẽ cho năng suất cao.
  10. 3- Cấy meo vào túi Chọn bao xốp trắng chứa trọng lượng cơ chất rơm khoảng 2,5 kg. Nên cấy meo trong nhà kín hoặc dùng tấm ni lông che chắn hướng gió thổi để hạn chế meo, mốc lạ rơi vào túi cơ chất làm nhiễm túi nấm. Cứ 1 lớp rơm 4 cm cho vào túi, cấy 1 lớp meo mỏng. Thường 1 túi cấy 4 lớp meo, lớp trên cùng là 1 lớp meo phủ đầy mặt rơm. Sau đó cột miệng túi lại (thường 1 bịch meo 0,5kg, ta cấy được 15 túi cơ chất rơm 2,5kg).
  11. 4- Ủ meo Ủ meo cơ chất trong tối cho meo phát triển, thời gian ủ 20-25 ngày, meo sẽ ăn trắng túi cơ chất. 5- Tưới đón nấm Sau khi meo ăn trắng túi cơ chất rơm, dùng lưỡi lam hay dao sạch rạch đều xung quanh túi khoảng 6 đường, mỗi đường dài 3-4 cm. Sau khi rạch túi, ngày hôm sau mới phun tưới nước. Mỗi ngày tưới khoảng 3-4 lần, sao cho độ ẩm môi trường không khí nơi
  12. trồng nấm đạt trên 85% là tốt. Nơi nuôi trồng nấm nếu có lưới nhựa bao quanh càng tốt để hạn chế côn trùng tấn công. Thời gian khoảng 1 tuần sau khi rạch túi, nấm sẽ bắt đầu mọc ra. 6- Thu hoạch nấm Nên thu hoạch nấm vào buổi sáng. Nấm nên tiêu thụ trong ngày, nếu bảo quản lạnh 10-15 độ C trong thùng nước đá có thể trữ được trong 3 ngày. Ngoài ra, có thể chế biến sản phẩm ngâm giấm hay phơi khô nấm… thời gian bảo quản được vài tháng
  13. dùng để tiêu thụ dần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2