intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 2

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

82
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm này là tiếp cận, tìm hiểu học sinh, thành lập đội ngũ cán bộ lớp; tổ chức xây dựng các nề nếp cho học sinh; công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải thật tỉ mỉ; tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp; kết hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 2

  1. ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “Kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 2”                                             I/ ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài. Vì lợi ích mười năm trông cây Vì lợi ích trăm năm trồng người          Đó là câu nói của Bác Hồ­ vị  lãnh tụ  cao quý của đất nước ta.Chính vì vậy  Đảng và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ  và chăm sóc trẻ  em, coi đây là sự  nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đề của   dân tộc và của đất nước. Là người giáo viên, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình  trong sự  nghiệp trồng người. Muốn các em trở  thành những con ngoan trò giỏi thì   người giáo viên phải làm tốt công tác chủ  nhiệm lớp. Công tác chủ  nhiệm lớp là   công tác rất quan trọng trong nhà trường. Vấn đề  này từ trước tới nay đã được rất   nhiều giáo viên quan tâm bởi nó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng  học tập và rèn luyện của học sinh. Đặc biệt đối với bậc Tiểu học thì công tác chủ  nhiệm lớp càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi người giáo viên không chỉ là người  truyền thụ  kiến thức mà còn phải quan tâm đến sự  phát triển của các em về  mọi   mặt. Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp. Đó là vấn  đề không đơn giản. Là giáo viên đã qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã có một số kinh nghiệm nhỏ  về công tác này, tôi xin được mạnh dạn trình bày. 2. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài: ­ Phạm vi: lớp 2/3 ­ Thời gian thực hiện đề tài: 1 năm học (2019 – 2020) 1
  2.                           II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Khảo sát thực tế a. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện. Năm học 2019 – 2020, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2/3 với  tổng số là 36 học sinh. Phần lớn các em đều cùng độ tuổi đã qua lớp một 6 tuổi nên  đa số các em đã nhận được mặt chữ cái và chữ số. Song bên cạnh đó vấn còn một   số em tiếp thu chậm chưa viết hoa được hết 24 chữ cái. Các em còn quá nhỏ, mải   chơi, nhiều em rất hiếu động chưa ý thức được việc học tập của mình nên lớp học  chưa có nề nếp. b. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Học tập Năng lực Phẩm chất Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL % SL % SL % 29 80. 07 19.4 29 80.6 7 19. 36 100 0 0 6 4 Nhìn chung lớp học chưa có nề nếp, chưa có ý thức tự quản. Một số em mải   chơi nghịch ngợm:  Nguyễn Hữu Thành, Nguyễn Duy Khang, Nguyễn Trần Vũ  Duy, Hồ Lê Kim Ngọc, Trần Phi Long, Trần Huy Tâm, Đặng Kim Ngân. Những biện pháp thực hiện. (Nội dung chủ yếu của đề tài) a. Tiếp cận, tìm hiểu học sinh, thành lập đội ngũ cán bộ lớp. ­ Các em lớp 2 rất bé, còn bỡ ngỡ, sợ sệt khi mới lên  lớp 2. Chính vì thế mà ngay   từ ngày đầu nhận lớp tôi đã đóng vai vừa là cô giáo, vừa là mẹ, là chị, là bạn để dìu  dắt nâng đỡ  các em giúp các em thích nghi với môi trường mới để  các em học tập  và rèn luyện tốt hơn. Tôi đã thăm dò để  nắm bắt được nơi ở  cũng như  hoàn cảnh  gia đình, đặc điểm riêng của từng em. Từ đó có những biện pháp giáo dục tích cực,  phù hợp nhất với từng đối tượng, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn. Tôi luôn tạo ra sự gần gũi với các em trong học tập cũng như trong giao tiếp,   vui chơi để phát hiện khả năng nhận thức tư duy ở mỗi em. Tôi thường xuyên theo  2
  3. dõi để phát hiện học sinh nào chăm học, học sinh nào lười học, em nào trung thực,  em nào giả dối. Với những em lười học, tôi thường động viên các em bằng những  lời nói nhẹ nhàng, bằng lời khen khi các em chăm học hơn. Với những em hay giả  dối, tôi thường giảng giải để các em hiểu được tác hại của sự giả dối chúng ta cần   phải tránh. ­ Ngay từ đầu năm học, tôi luôn chăm lo tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể  tự  quản tốt. Thành lập đội ngũ cán bộ  lớp là việc làm không thể  thiếu trong công  tác chủ nhiệm lớp. Đội ngũ cán bộ  của lớp tôi gồm có: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó, 4  tổ  trưởng. Tôi phân công nhiệm vụ  cụ  thể  cho từng em. Tôi còn có kế  hoạch bồi  dưỡng về ý thức đạo đức, về  cách quản lí cho các em để  các em trở  thành những  tấm gương sáng cho các em khác học tập. b. Tổ chức xây dựng các nề nếp cho học sinh. Ngay từ đầu năm tôi đã hướng dẫn thật tỉ mỉ để các em thực hiện tốt các nề  nếp mà nhà trường đã qui định như nếp chào hỏi, xếp hàng ra vào lớp nếp truy bài  đầu giờ. Tôi không phó mặc sự quản lí lớp cho đội ngũ cán bộ mà chỉ thông qua các   em để nắm bắt tình hình khi giáo viên không có trên lớp. Đầu năm học, các em chưa biết đọc, biết viết nên tôi phát cho các em thời   khoá biểu, hướng dẫn các em về  dán  ở  góc học tập và nhờ  bố  mẹ  xếp sách vở  trước khi đến lớp. Tôi hướng dẫn kĩ về  sách vở, đồ  dùng học tập của từng môn,  giúp các em nhận biết môn học qua bìa sách và nội dung của bài học. Để dạy một tiết học đủ thời gian 35 phút thật khoa học, hiệu quả tôi đã đưa  các em vào nề nếp yêu cầu các em làm theo hiệu lệnh của mình. Ví dụ: Tôi qui định với các em các kí hiệu khi sử  dụng đồ  dùng học tập: b:  bảng; v: vở; s: sách..  Trong giờ  Tiếng Việt, khi đọc trơn tôi chỉ  từng chữ  ghi âm hay cả  tiếng từ.  Khi yêu cầu học sinh phân tích tôi đặt ngang thước dưới tiếng, từ  cần phân tích.  Học sinh thực hành theo dãy, theo nhóm  3
  4. Trên thực tế, do gia đình không quan tâm nên nhiều em đến lớp còn thiếu   hoặc quên sách vở  và đồ  dùng học tập. Vì vậy trong giờ  học các em không hoạt   động học tập làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Do đó, tôi đã hình thành, tạo   cho các em thói quen giờ nào việc ấy ngay từ đầu năm học. Trong mỗi giờ học để  đảm bảo không khí học mà vui, vui mà học giáo viên  cần hướng dẫn cho các em có nếp giơ  tay phát biểu ý kiến, nếp chăm chú nghe   giảng hay ý thức tham gia các trò chơi học tập  ­ Rèn nếp học tập ở nhà cũng là một việc rất quan trọng trong việc hình thành nề  nếp học tập cho học sinh lớp 2. Tuy các em đã được học 2 buổi trên ngày, kiến thức của các môn học đã  được hoàn thành ngay trên lớp nhưng chúng ta vẫn cần rèn cho các em nề   nếp tự  học và soạn sách vở, đồ  dùng học tập. Điều này giáo viên nên thống nhất với cha  mẹ học sinh qua buổi họp đầu năm. ­ Việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cũng ảnh hưởng tới chất lượng học tập   của các em. Vì thế  ngay trong từng tiết học tôi đã hướng dẫn các em cách đặt tay   khi viết, cách để sách vở đồ dùng thật khoa học để không bị nhàu nát, quăn góc hay   hỏng hoặc mất. c. Công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải thật tỉ mỉ.  Hằng ngày đến lớp tôi thường xuyên gần gũi, chuyện trò ân cần với các em.   Tôi dạy cho các em biết ăn  ở  sách sẽ, biết đoàn kết giúp đỡ  bạn, biết sống trung   thực, thật thà. Tôi xếp từng nhóm những đôi bạn cùng tiến, xếp những em hiếu   động ngồi cạnh những em ngoan để  các em dễ  noi gương và học tập bạn mình.  Đối với những em học kém tôi tranh thủ  thời gian để  kèm riêng các em. Đối với   những em giỏi tôi có kế  hoạch bồi dưỡng để  giúp các em phát huy hết khả  năng  của mình, góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước sau này. 4
  5. Tôi thường xuyên tìm hiểu nắm tình hình cụ thể của lớp nói chung, của từng  học sinh nói riêng. Từ đó lựa chọn các biện pháp tác động phù hợp, góp phần nâng  cao kết quả học tập. Song song với các hoạt động học tập, tôi còn tổ  chức cho các em vui chơi  giải trí, rèn luyện sức khoẻ qua các tiết sinh hoạt tập thể. Hoạt động này giúp các   em sảng khoái tinh thần, mở  mang trí tuệ, tăng cường sức khoẻ, làm cho các em  thêm yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè thầy cô giáo và mọi người xung quanh. Vì  vậy tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí văn nghệ  là yêu cầu không thể  thiếu   được đối với học sinh Tiểu học. d. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp. Thời gian đầu hàng ngày tôi kiểm tra từng em. Khi đã thành nề  nếp rồi, tôi  giao việc kiểm tra cho cán bộ lớp.  Giờ  truy bài, tổ  trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài  ở  nhà của các bạn: soạn  sách vở, đồ  dùng học tập đầy đủ  theo đúng thời khoá biểu, ý thức xem trước bài  mới rồi tổ trưởng chấm điểm vào sổ thi đua tổ. Tổ trưởng tập hợp kết quả và báo cáo với lớp trưởng. Cuối mỗi tuần vào giờ  sinh hoạt tôi đã kiểm điểm cụ  thể. Tổ  nào, cá nhân   nào tốt sẽ được khen, biểu dương và có phần thưởng nhỏ động viên kịp thời. Còn  em nào chưa tốt hay quên  đồ  dùng hoặc sách vở  thì tôi sẽ  nhắc nhở, rút kinh   nghiệm trước lớp. Nếu nhiều lần không sửa chữa, giáo viên sẽ ghi vào sổ  liên lạc  thông báo về cho phụ huynh biết để  kịp thời đôn đốc các em thực hiện tốt các nề  nếp học tập. e. Kết hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh: * Kết hợp với giáo viên bộ môn: Ngay từ khi lên lớp 2, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp các em còn được học các  thầy cô bộ  môn như  Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Vì vậy tôi đã kết hợp với giáo   viên bộ môn rèn các nề nếp cho các em.  5
  6. *Kết hợp với phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nề  nếp cho học sinh. ­ Hằng ngày, kiểm tra sách vở của các em. ­ Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giáo cho. ­ Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu. ­ Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. ­ Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. ­ Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ  nhiệm về  tình hình học tập của con   qua điện thoại hoặc qua sổ liên lạc. III/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Sau một năm học, nhờ  việc áp dụng các biện pháp trên tôi thấy lớp tôi đã  chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập. Sĩ số: 36 học sinh Học tập Năng lực Phẩm chất Tháng Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt Giữa HKI 30 06 30 6 30 6 Cuối HKI 31 05 33 03 36 0 Giữa HKII 33 03 33 03 36 0 Nhìn chung các em đều rất ngoan, sạch sẽ gọn gàng, ý thức học tập tốt.  IV/ KẾT LUẬN Sau một thời gian áp dụng các biệp pháp nêu trên tôi thấy lớp tôi chuyển biến   rõ rệt về nề nếp học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể. Chắc chắn rằng ai trong   mỗi chúng ta đều nhận thấy: học sinh ngoan có nề  nếp làm cho cô giáo say sưa,  hứng thú hơn khi giảng dạy. Tóm lại, nếu giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp   thì chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng lên. để làm tốt công tác này, giáo  viên phải thực sự thương yêu và hết lòng vì các em. Có như vậy mới mong đạt kết   quả cao. 6
  7. V. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Trên đây là một số  kinh nghiệm của tôi. Tôi rất mong nhận được sự  góp ý  của ban giám hiệu, đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày thêm phong phú.  Xin chân thành cảm ơn!                                                                                                                                                                                Ngày 15 tháng 06 năm 2020                                                                                                                          Người viết                                                                                                  Nguyễn Ngọc Thi                                                                                                                            7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2