SKKN: Biện pháp giúp học sinh lớp 1, 2, 3 học tốt dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình Hình học
lượt xem 96
download
Sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh lớp 1, 2, 3 học tốt dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình Hình học” đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình ở các lớp 1, 2 và 3 khi dạy - học các yếu tố hình học. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Biện pháp giúp học sinh lớp 1, 2, 3 học tốt dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình Hình học
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1, 2, 3 HỌC TỐT DẠNG TOÁN NHẬN DẠNG HÌNH VÀ XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG HÌNH HÌNH HỌC Người viết: Lâm Thị Phú Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị: Tấn Tài 3
- A) HOÀN CẢNH NẢY SINH VIẾT SÁNG KIẾN: Một trong năm mạch kiến thức cơ bản trong chương trình môn Toán ở tiểu học là dạy học các yếu tố hình học. Nội dung dạy học các yếu tố hình học được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác, phù hợp với sự phát triển từng giai đoạn nhận thức của học sinh. Giai đoạn đầu ( gồm các lớp 1, 2 và 3 ), cấu trúc nội dung dạy học các yếu tố hình học được bố trí hợp lí ở các lớp như sau: Ở lớp 1: giới thiệu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn, điểm (điểm ở trong và điểm ở ngoài một hình ), đoạn thẳng. Thực hành đo đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp cắt hình. Ở lớp 2: giới thiệu hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng; đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc, khái niệm ban đầu về chu vi một hình. Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. Vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp cắt hình. Ở lớp 3: giới thiệu góc vuông, góc không vuông, đỉnh góc, cạnh của hình đã học; tâm, đường kính, bán kính của hình tròn, diện tích của một hình. Tính chu vi diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. Vẽ góc bằng êke, vẽ đường tròn bằng com-pa. Nội dung dạy học các yếu tố hình học ở các lớp 1,2 và 3 thể hiện mức độ yêu cầu kiến thức kĩ năng cơ bản theo trình độ chuẩn được tăng cường qua các bài luyện tập, thực hành thông qua các dạng bài như: đo độ dài, nhận dạng hình, vẽ hình, ghép hình …( lớp 1 ); nhận dạng hình, tính chu vi hình tam giác, tính chu vi hình tứ giác,… ( lớp 2 ); nhận dạng hình, ghép hình, tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông,… ( lớp 3 ). Trong các dạng bài này, dạng bài nhận dạng hình và xác định số lượng hình ( hay phân tích, tổng hợp hình ) là dạng bài tập mà khi vận dụng đòi hỏi học sinh phải tư duy, tổng hợp, đòi hỏi trí tưởng tượng không gian nên khi làm bài học sinh thường hay mắc phải những sai sót. Để giúp học sinh tránh đi những sai sót và giúp học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, phát triển trí tưởng tượng không gian, làm cơ sở để học tốt nội dung yếu tố hình học các lớp trong bậc tiểu học, là tiền đề để học tốt môn toán ở bậc trung học cơ sở. Xuất phát từ việc xác định được mục đích quan trọng khi dạy dạng toán này cùng với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học. Tôi thiết nghĩ bản thân phải tìm ra biện pháp dạy học thích hợp, sao cho vừa đạt được mục đích, vừa thực hiện đúng tinh thần của việc đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì lẻ đó mà tôi xin giới thiệu đến các thầy cô giáo đồng nghiệp về một số biện pháp
- nhằm giúp học sinh học tốt dạng toán “ Nhận dạng hình và xác định số lượng hình ở các lớp 1, 2 và 3 ” khi dạy - học các yếu tố hình học. Rất mong được sự ủng hộ và đóng góp thêm nhiều biện pháp hay từ những thầy cô giáo đồng nghiệp để cùng giúp học sinh học tốt dạng toán này. B) QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN I/ THU THẬP VÀ LIỆT KÊ NHỮNG SAI SÓT CỤ THỂ CỦA HỌC SINH LỚP 1, 2 VÀ 3 KHI HỌC DẠNG TOÁN “ NHẬN DẠNG HÌNH VÀ XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG HÌNH HÌNH HỌC ” TRONG CHƯƠNG TRÌNH. VÍ DỤ HỌC SINH LÀM SAI KẾT QUẢ ĐÚNG Bài 5/42 ( Lớp 1 ): Hình dưới đây có mấy hình - Có 2 hình tam giác. - Có 3 hình tam giác. tam giác ? Bài 5/80 ( Lớp 1 ): Hình trên có mấy hình - Có 4 hình vuông. - Có 5 hình vuông. vuông ? Bài 4/169 ( Lớp 1 ): Hình trên có bao nhiêu hình - Có 1 hình tam giác, - Có 1 hình tam giác, có tam giác? Bao nhiêu hình có 2 hình vuông. một hình vuông. vuông ?
- Bài 4/27 ( Lớp 2 ): Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: Số hình chữ nhật có trong - Khoanh vào đáp án A - Khoanh vào đáp án D hình vẽ là: ( có 4 hình chữ nhật ) ( có 9 hình chữ nhật ) A. 4 B. 5 C.6 D. 9 Bài 5/37 ( Lớp 2 ): a/ Có mấy hình tam giác ? a/ Có 2 hình tam giác. a/ Có 3 hình tam giác. b/ Có mấy hình tứ giác ? b/ Có 1 hình tứ giác. b/ Có 3 hình tứ giác. Bài 4/38 ( Lớp 2 ): a/ Có mấy hình tam giác ? a/ Có 2 hình tam giác. a/ Có 3 hình tam giác. b/ Có mấy hình tứ giác ? b/ Có 1 hình tứ giác. b/ Có 3 hình tứ giác. Bài 5/55 ( Lớp 2 ): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Có bao nhiêu hình tam giác - Khoanh vào câu trả - Khoanh vào câu trả lời ? lời B ( có 8 hình tam D ( có 10 hình tam giác ) A. 7 B. 8 C. 9 D.10 giác )
- Bài 5/84 ( Lớp 2 ): Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: Số hình tứ giác trong hình - Khoanh vào đáp án C. - Khoanh vào đáp án D vẽ là: ( Có 3 hình tứ giác ) ( Có 4 hình tứ giác ) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 5/159 ( Lớp 2 ): Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: Số hình tứ giác có trong - Khoanh vào đáp án C - Khoanh vào đáp án D hình vẽ là: ( Có 2 hình tứ giác ) ( Có 4 hình tứ giác ) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 4/177 ( Lớp 2 ): Trong hình vẽ có: a/ Mấy hình tam giác ? a/ 4 hình tam giác. a/ Có 5 hình tam giác. b/ Mấy hình chữ nhật ? b/ 2 hình chữ nhật. b/ Có 3 hình chữ nhật.
- Bài 3/11 ( Lớp 3 ): - Có bao nhiêu hình vuông ? - Có 4 hình vuông. - Có 5 hình vuông. - Có bao nhiêu hình tam - Có 4 hình tam giác. - Có 6 hình tam giác. giác ? Bài 1/84 ( Lớp 3 ): Trong các hình dưới đây, - Hình chữ nhật: EGHI - Hình chữ nhật: MNPQ, hình nào là hình chữ nhật? RSTU. A B M N C D Q P E G R S H U T Bài 1/85 ( Lớp 3 ): Trong các hình dưới đây, - Hình vuông: MNPQ - Hình vuông: EGHI hình nào là hình vuông ? A B E G D C N I H M P Q
- II/ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG SAI SÓT CỦA HỌC SINH KHI HỌC DẠNG TOÁN “ NHẬN DẠNG HÌNH VÀ XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG HÌNH HÌNH HỌC ”: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sai sót của học sinh khi học dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình hình học mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là nguyên nhân từ phía học sinh. Cụ thể: - Khi quan sát các hình hình học, học sinh chưa tập trung chú ý kĩ, chưa quan sát kĩ để nhận dạng đúng các hình đã học. - Khi nhận dạng được hình thì lại lẫn lộn giữa hình này với hình kia, giữa hình đếm rồi với hình chưa đếm nên dẫn đến số lượng hình khi đếm không chính xác. - Học sinh còn nhầm lẫn biểu tượng hình ( chẳng hạn: nhầm lẫn giữa hình vuông và hình chữ nhật ). - Do chưa nắm chắc về đặc diểm của hình ( Lớp 3: hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, có 4 góc vuông; hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau, có 4 góc vuông ) và kĩ năng sử dụng thước để đo độ dài của cạnh, kĩ năng sử dụng êke để đo góc vuông chưa thuần thục, còn vụng về lúng túng ( khó khăn khi di chuyển dụng cụ, vụng về chuyển dụng cụ từ tay nọ sang tay kia ). - Khả năng phân tích, tổng hợp hình, tư duy hình của nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu. Không chỉ những nguyên nhân từ phía học sinh, giáo viên - người trực tiếp giảng dạy - cũng sơ xuất khi dạy dạng toán này. Đó là: - Chưa đặt ra yêu cầu cụ thể, chưa định hướng cho học sinh quan sát và chọn lọc hình như thế nào cho phù hợp. - Hình thức, phương pháp mà giáo viên sử dụng khi dạy chưa tạo được khả năng phân tích, tổng hợp hình, chưa phát huy được tư duy, óc tưởng tượng cho học sinh. - Giáo viên còn làm thay cho học sinh, thiếu sự gợi mở dẫn dắt để giúp học sinh tư duy dần. III/ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI SÓT CỦA HỌC SINH KHI HỌC DẠNG TOÁN NHẬN DẠNG HÌNH VÀ XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG HÌNH HÌNH HỌC: Ở lớp 1 học sinh nhận dạng hình bằng trực giác thông qua so sánh, đối chiếu với vật mẫu, không phân biệt các đặc điểm và yếu tố của hình. Nên việc giới thiệu hình tròn, hình vuông, hình tam giác được giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành nhận dạng bằng trực quan trên các đồ vật, liên hệ các đồ vật trong thực tế có hình dạng là hình đang học để học sinh có biểu tượng hình học và biết được hình đó ( ví dụ: cái bánh xe hình tròn, mặt đồng hồ treo
- tường có dạng hình tròn; cái mâm hình tròn,viên gạch bông hình vuông, mặt quân cờ súc sắc hình vuông; bảng báo giao thông hình tam giác; mặt khung ảnh hình chữ nhật, con tem hình chữ nhật,…). Chính vì vậy , khi gặp dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình hình học, học sinh chỉ việc liên tưởng đến các đồ vật có hình dạng tương tự để xác định hình, giúp học sinh không nhầm lẫn giữa hình tam giác với hình vuông. Ở lớp 2, học sinh nhận dạng hình dựa trên đặc điểm về yếu tố cạnh ( hình vuông được mô tả có 4 cạnh rồi sau đó hình vuông được mô tả có 4 cạnh dài bằng nhau; hình chữ nhật được mô tả có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau ). Ở lớp 2 học sinh chưa được học về góc vuông nên hình vuông và hình chữ nhật mới chỉ được mô tả đặc điểm về cạnh ( số cạnh và độ lớn của cạnh trong sự so sánh ). Ở lớp 3, học sinh nhận biết hình ở mức độ đã được nâng lên, đi sâu khai thác những yếu tố chi tiết, cụ thể về góc và cạnh làm nổi bật đặc trưng của hình đó thông qua việc quan sát và đo đạc bằng các dụng cụ học toán như: êke, com-pa, thước đo có vạch cen-ti-mét ( ví dụ: Nhận biết góc vuuông , góc không vuông bằng êke; nhận biết hình tròn bằng com-pa ) và kiểm tra ( ví dụ: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau; hình vuông có 4 góc vuông, 4 cạnh dài bằng nhau; hình tam giác có 3 đỉnh, 3 cạnh và 3 góc; hình tròn có tâm, đường kính, bán kính, độ dài đường kính bằng nửa độ dài bán kính,… ). Như vậy, nhận dạng hình hình học có các mức độ khác nhau. Đó là: Nhận dạng hình học thông qua quan sát, so sánh, đối chiếu với vật mẫu (ở lớp 1 ) và nhận dạng hình hình học theo đặc điểm và yếu tố của hình ( lớp 2, lớp 3 ). 1/ Đối với nhận dạng hình hình học thông qua quan sát, so sánh, đối chiếu với vật mẫu (ở lớp 1 ). Hoạt động này được diễn ra như sau: - Giới thiệu vật mẫu ( Chẳng hạn đưa ra tấm bìa hình vuông và giới thiệu đây là hình vuông ). - Giới thiệu “ mẫu hình học ” ( Vẽ hình vuông lên bảng để giới thiệu hình vuông ). - Học sinh tìm những vật có dạng hình đang học ( Đồ vật có dạng hình vuông là: viên gạch bông, quan cờ súc sắc,…). 2/ Đối với nhận dạng hình hình học theo đặc điểm của hình: Học sinh không cần đối chiếu với vật mẫu mà căn cứ vào đặc điểm của hình để nhận dạng hình đó. Hoạt động này được tiến hành với các mức độ khác nhau: a/ Nhận dạng hình học đơn lẻ: Học sinh cần căn cứ vào đặc điểm về cạnh và góc của hình. Chẳng hạn tổ chức cho học sinh tự phát hiện “ hình tam giác có 3 cạnh, hình tứ giác có 4 cạnh ” bằng cách đếm số cạnh của hình
- tam giác và hình tứ giác; “ hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau ( lớp 2 )” bằng cách đo chiều dài các cạnh hình vuông và hình chữ nhật; “ hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau và có 4 góc vuông, hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau 2 cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc vuông ( lớp 3 )” bằng cách đo chiều dài các cạnh và đo các góc của hình. Từ đó các em có thể chỉ ra hình nào là hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật nhờ vào việc xác định số cạnh, thao tác đo chiều dài các cạnh và kiểm tra góc của hình. b/ Nhận dạng hình hình học trong một hình vẽ có nhiều dạng hình khác nhau. Trong chương trình toán 1, 2 và 3 việc dạy học sinh nhận dạng hình và đếm số lượng hình hình học được tiến hình theo những thao tác sau: - Đánh số từng hình riêng lẻ rồi lần lượt ghép các hình riêng lẻ đó lại theo một trình tự hợp lí. - Dùng bút chì màu tô nhẹ lên các hình hoặc tô màu theo chu vi của hình, mỗi hình như vậy sử dụng một màu chì để tránh trùng lập với hình khác rồi lần lượt ghép các hình khác màu lại theo một trình tự phù hợp. - Dùng các mô hình có thể cắt rời rồi dần dần lắp ghép lại. - Kết hợp các yếu tố về đặc điểm góc, cạnh, đỉnh của hình để đếm số hình hình học. IV/ VÍ DỤ LÀM DẪN CHỨNG ĐỂ THẤY RÕ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHI DẠY DẠNG TOÁN NHẬN DẠNG HÌNH VÀ XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG HÌNH HÌNH HỌC. Ví dụ 1: Bài 5/42 ( Lớp 1 ) * Đề bài: Hình dưới đây có mấy hình tam giác ? * Hướng dẫn: Khi dạy học sinh nhận dạng hình tam giác và đếm đủ số lượng hình tam giác ở bài tập trên. Giáo viên chúng ta cần phải tiến hành như sau: · Đầu tiên giáo viên phải yêu cầu học sinh xác định lại yêu cầu của bài tập. Sau đó cho học sinh quan sát kĩ hình vẽ. · Ở lớp 1 học sinh chưa được học về đặc điểm của hình tam giác là có 3 cạnh. Như vậy giáo viên phải yêu cầu học sinh nhớ và kể những đồ vật xung quanh có dạng hình tam giác ( biển báo giao thông,…) để học
- sinh so sánh, đối chiếu từ đó xác định được hình dạng của hình tam giác trong bài tập. · Khi xác định được hình dạng của hình tam giác rồi, giáo viên hướng dẫn học sinh ghi số vào hình ( xem hình dưới ) và tổng hợp vào bảng sau: Hình tam giác Số lượng - Hình ghi một số: hình 1, hình 2 - 2 hình - Hình ghi hai số: hình (1,2) - 1 hình Tổng cộng - 3 hình 1 2 Như vậy hình trên có tất cả là 3 hình tam giác. Ngoài cách ghi số vào hình, giáo viên chúng ta còn có thể yêu cầu học sinh tô màu ( xanh, đỏ ) vào hình ( như hình 1 ). Sau đó cho học sinh cắt rời hình đã cho thành 2 hình tam giác có màu khác nhau ( xanh, đỏ ), được 2 hình tam giác (xem hình 2 ). Sau đó cho học sinh ghép 2 hình tam giác thành 1 hình tam giác ( xanh và đỏ), được 1 hình tam giác ( xem hình 3 ). Như vậy qua hoạt động tô màu, cắt, ghép hình ta được tất cả là 3 hình tam giác. Cắt Ghép và Hình 1 Hình 2 Hình 3 Ví dụ 2: Bài 4/27 ( lớp 2 ) * Đề bài: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: Số hình chữ nhật trong hình vẽ là: A.4 B. 5 C. 6 D.9 * Hướng dẫn:
- Ở lớp 2, học sinh đã biết đặc điểm về yếu tố cạnh của hình ( hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau ) nên việc nhận dạng hình hình học phải dựa trên yếu tố cạnh của hình. Để học sinh học tốt dạng toán này, giáo viên cũng không thể bỏ qua công đoạn yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của bài và quan sát kĩ hình hình học, sau đó hướng dẫn học sinh đánh số theo thứ tự ( xem hình dưới ) hoặc tô màu lên hình và cũng tổng hợp vào bảng sau: Số Hình chữ nhật lượng - Hình ghi một số: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4. - 4 hình 1 2 - Hình ghi hai số: hình ( 1,2 ), hình ( 3,4 ), - 4 hình 3 4 hình ( 1,3 ), hình ( 2,4 ). - Hình ghi bốn số: hình ( 1,2,3,4) - 1 hình Tổng cộng 9 hình Như vậy có tất cả 9 hình chữ nhật và khoanh vào đap án D. Ví dụ 3: Bài 5/37 ( Lớp 2) * Đề bài: a/ Có mấy hình tam giác ? b/ Có mấy hình tứ giác ? * Hướng dẫn: Để giúp học sinh nhận dạng hình đúng và đếm đủ số hình tam giác và hình tứ giác. Ngoài cách ghi số, tô màu vào hình, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghi tên điểm vào hình. Lúc này hình bên đã có điểm cụ thể ( xem hình dưới ). A M N B C Q
- a/ Để xác định hình tam giác, ta kết hợp 3 đỉnh hoặc 3 cạnh để lập thành một hình tam giác. - Cạnh AB kết hợp với cạnh AC và BC được tam giác ABC. - Cạnh AM kết hợp với cạnh AN và MN được tam giác AMN. - Cạnh CN kết hợp với cạnh CQ và NQ được tam giác CNQ. Như vậy có tất cả là 3 hình tam giác. b/ Để xác định hình tứ giác, ta kết hợp 4 đỉnh hoặc 4 cạnh để lập thành một hình tứ giác. - Cạnh MN kết hợp với cạnh NQ, QB và BM được tứ giác BMNQ. - Cạnh MN kết hợp với cạnh NC, CB và BM được hình tứ giác BMNC. - Cạnh AB kết hợp với cạnh AN, NQ, QB và BA được hình tứ giác ANQB. Vậy có tất cả là 3 hình tứ giác. Ví dụ 4: Bài 1/84 ( Lớp 3 ) * Đề bài: Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào là hình chữ nhật ? R S M N E G A B D C Q P I H U T * Hướng dẫn: Ở lớp 3, ngoài yếu tố cạnh, khi nhận dạng hình hình học, học sinh phải kết hợp yếu tố góc của hình ( Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau, có 4 góc vuông; Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau, có 4 góc vuông ). Để nhận dạng đúng hình chữ nhật trong một tổng thể hình như trên, học sinh phải dùng thước đo có vạch cen-ti-mét để đo chiều dài và chiều rộng của hình ( chiều dài bằng nhau, chiều rộng bằng nhau ), sau đó dùng êke để đo 4 góc có đều là 4 góc vuông không. Với cách làm này, học sinh sẽ xác định được hình chữ nhật là: MNPQ, RSTU. Vì vậy khi dạy dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình hình học. Dù ở mức độ nhận biết như thế nào đi nữa cũng đều đòi hỏi học sinh khả năng tư duy, đòi hỏi trí tưởng tượng không gian ở mỗi học sinh thì học sinh mới học tốt dạng toán này.
- V/ KẾT QUẢ: Ban đầu, phần nhiều học sinh khi học dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình còn lo ngại, lúng túng nên kết quả mang lại sau mỗi bài tập dạng này chưa cao. Giáo viên thì vẫn bâng khuâng, suy nghĩ về kết quả học tập của học sinh. Từ khi áp dụng một số biện pháp khắc phục những sai sót của học sinh khi học dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình thì kết quả đem lại rất đáng mừng: - Bản thân mỗi học sinh không còn tâm trạng lo ngại, lúng túng, nhầm lẫn khi nhận dạng hình và xác định số lượng hình hình học mà trái lại rất hăng say, tích cực tham gia vào những hoạt động và độc lập suy nghĩ , độc lập làm việc để tìm được chính xác kết quả của bài toán. - Học sinh biết lựa chọn và sử dụng cách nhận dạng hình và đếm số lượng hình phù hợp với từng bài tập. - Khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp, trí tưởng tượng không gian của học sinh được nâng lên. - Giờ đây mỗi giáo viên đều cảm thấy hứng khởi khi quan sát học sinh sôi nổi trong thảo luận, độc lập trong suy nghĩ và tự tin khi làm bài. Giáo viên không còn thấy nặng nề mà giữa giáo viên và học sinh đã có một sự đồng điệu. VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy của mỗi học sinh là không thể như nhau. Nếu cùng một thời điểm thu nhận cùng một nội dung kiến thức thì chắc chắn sẽ có em phải mất nhiều thời gian để hiểu, có em sẽ không phải mất nhiều thời gian. Để đạt được yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng, khi dạy dạng toán nhận dạng hình và xác định số lượng hình hình học ở các lớp 1, 2 và 3- một trong những dạng toán đòi hỏi khả năng tư duy , trí tưởng tượng không gian - giáo viên chúng ta cần dạy học sinh nhận dạng hình dựa trên việc quan sát, so sánh, đối chiếu với các đồ vật có dạng hình đã học (ở lớp 1 ); dựa vào đặc điểm về yếu tố cạnh của hình (ở lớp 2 ); dựa vào đặc điểm về yếu tố cạnh và góc của hình (ở lớp 3 ) theo các biện pháp sau: - Đánh số hình riêng lẻ hoặc tô màu vào các hình riêng lẻ rồi lần lượt ghép các hình riêng lẻ theo một trình tự hợp lí. - Dùng các mô hình có thể cắt rời rồi dần dần lắp ghép lại. - Dựa vào đặc điểm về yếu tố cạnh và góc của hình để nhận dạng hình.
- C) KẾT LUẬN CHUNG: Nhận dạng hình và xác định số lượng hình là dạng toán luôn đòi hỏi khả năng tư duy của học sinh, đòi hỏi học sinh sự lao động trí óc nghiêm túc, nhiệt tình và lòng say mê học toán. Chính vì lẻ đó, trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên phải luôn cố gắng, dày công tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những cách dạy mới nhất, hiệu quả nhất. Hướng dẫn, giảng dạy như thế nào để phát huy được tư duy sáng tạo một cách tích cực và linh hoạt của học sinh, giúp các em hiểu được chính các em đã làm chủ được kiến thức. Từ đó các em sẽ thấy hứng thú học toán và thấy rằng học toán thật không khô khan chút nào. Tất cả những gì tôi trình bày ở trên là cả một quá trình học hỏi, tham khảo, thực hiện và đúc kết được. Rất mong được cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo đồng nghiệp chân thành góp thêm ý kiến để tôi được học hỏi thêm, tích luỹ thêm. Giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động chuyên môn tại đơn vị công tác của mình. Tấn Tài, ngày 25/ 3/ 2010. Nhận xét của hội đồng khoa học nhà trường Người viết ……………………………………………….. ……………………………………………….. ……………………………………………….. ……………………………………………….. ……………………………………………….. ……………………………………………….. ……………………………………………….. LÂM THỊ PHÚ Chủ tịch HĐKH nhà trường MAI THỊ TÂM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt giải Toán có lời văn bằng sơ đồ tư duy
11 p | 2364 | 479
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở tiểu học
16 p | 1990 | 272
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Âm nhạc
18 p | 1502 | 220
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Trường THCS Mã Đà khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả
14 p | 568 | 120
-
SKKN: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt đá cầu ở cấp tiểu học
14 p | 1125 | 87
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn tiếng Anh 6
15 p | 957 | 76
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính học kí hiệu ngôn ngữ qua phân môn Tập đọc lớp 3 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai
12 p | 582 | 70
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và yêu thích môn Vật lý
8 p | 425 | 67
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập 1) ở trường THCS Lạc Hoà
14 p | 827 | 63
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp một, quay phải, quay trái đúng hướng và đạt hiệu quả cao
10 p | 601 | 40
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện bốn phép tính cơ bản
8 p | 660 | 39
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Tập viết
22 p | 213 | 30
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính viết đúng phân môn Chính tả tại lớp 1B2
13 p | 246 | 23
-
SKKN: Biện pháp giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn mỹ thuật để có thái độ học tập tích cực
12 p | 104 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Âm nhạc
28 p | 130 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ
24 p | 103 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 diễn đạt câu đúng và hay trong phân môn Tập làm văn
24 p | 41 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn