intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

700
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8” nhằm mục đích hạn chế những tồn tại trong quá trình dạy học hóa học 8 tại lớp, quá trình tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành hóa 8. Sáng kiến chỉ giới hạn trong lĩnh vực tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành Hóa học 8 và qua đó làm rõ mối quan hệ giữa dạy chính khóa và tổ chức dạy – học bồi dưỡng học sinh giỏi, năng khiếu trong xu thế chung của toàn ngành đối với phương pháp dạy học Hóa học bậc THCS theo tinh thần dạy học tích cực. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH BỘ MÔN HÓA HỌC LỚP 8
  2. II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học, bên cạnh đó còn hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác đặc biệt là kĩ năng thực hành bởi vì thông qua thí nghiệm tự làm mà học sinh có thể: - Hình thành khái niệm, tính chất hóa học mới. - Ôn tập, củng cố kiểm tra kiến thức thông qua thí nghiệm hóa học. - Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học và áp dụng vào thực tế cuộc sống một cách có khoa học. Qua thực tế giảng dạy bộ môn hóa học khối 8,9 và hơn hai mươi mấy năm qua, ngoài việc đảm bảo nghiệm ngặt đúng, đủ có chất lượng về nội dung, chương trình, phương pháp bộ môn nhằm từng bước nâng cao chất lương giảng dạy đại trà tôi đã bỏ ra biết bao công sức tìm tòi, phát hiện, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ học sinh năng khiếu hóa học nhất là học sinh giỏi thực hành hóa học lớp 8 là môn học đầu tiên các em bắt đầu học tập, thực hành hóa học bậc THCS khác với bộ môn khác như Ngữ Văn, Toán, Anh Văn… học sinh có năng khiếu được phát hiện khá sớm ngay từ lớp 6 thậm chí ở bậc tiều học còn hóa học đến năm lớp 8 các em mới được học tập. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, việc dạy và học hóa ở trường phổ thông phải gắn với thí nghiệm. Thông qua việc tổ chức dạy và học đầy đủ, có chất lượng các bài thực hành nhất định học sinh sẽ hứng thú, ham thích kể cả say mê học tập bộ môn hóa học, dù kiến thức mới mẻ nhưng các em tự tay thực hành, nghiệm thu, đánh giá kết quả thí nghiệm, giải thích hiện tượng từ đó kiến thức sẽ được khắc sâu. Đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8” được tôi nghiên cứu, thể nghiệm từ năm học 2007-2008 đến 2012-2013 nhằm phục vụ 2 mục tiêu lớn trong giảng dạy hóa học 8. - Giúp học sinh tiếp cận ngay nội dung kiến thức, kĩ năng thực hành hóa học 8 ngay từ đầu với niềm say mê, hứng thú làm cơ sở nâng cao chất lượng bộ môn đại trà … - Tổ chức phát hiện học sinh giỏi thực hành hóa học 8 là nền tảng hạt nhân cho phong trào học tập của mỗi lớp, đồng thời định hướng giúp đỡ cho bản thân học sinh giỏi có đủ mọi tố chất ban đầu để tự tu dưỡng rèn luyện đam mê bộ môn ở các lớp 9, bậc THPT sau này, góp một phần nhỏ bé vào quá trình đào tạo nhân tài cho đất nước mai sau. Đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8” được tôi thể nghiệm gần 6 năm học qua xuất phát từ một số yêu cầu thực tế đã, đang diễn ra không những trong nhà trường, địa
  3. phương nơi tôi công tác mà theo ý kiến chủ quan thực trạng này thật phổ biến trên mọi miền đất nước đó là: - Về mặt chương trình nội dung SGK mới ban hành từ năm học 2004-2005: Ngay từ tiết học đầu tiên, học sinh lớp 8 bậc THCS rất bỡ ngỡ, chưa có sự chuẩn bị về tâm, thể để học tập, rèn luyện kĩ năng bộ môn hóa học 8 nên cần nhiều thời gian để thẩm định kết quả học tập cũng như phát hiện học sinh năng khiếu. - Về các điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ cho giảng dạy bộ môn: Đa số các trường THCS thiếu phòng bộ môn, thiếu cán bộ chuyên trách phòng bộ môn, trang thiết bị thí nghiệm vừa thiếu vừa lạc hậu, hóa chất, mẫu vật, chai lọ cũng chẳng đảm bảo yêu cầu tối thiểu phục vụ các tiết thực hành. - Về mặt giáo viên: một số bộ phận không nhỏ giáo viên bộ môn hóa học còn ngại trong việc tiếp cận với đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng: Dạy học tích cực: tích cực hóa hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học hoặc chưa tổ chức tốt các hoạt động nhận thức giúp học sinh phát huy tích cực tính sáng tạo, kĩ năng tự học tập, kĩ năng tìm tòi, phát hiện, tư duy kiến thức cũng như kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết một số vấn đề liên quan đến bộ môn. - Kĩ năng thực hành của học sinh mới đảm bảo yêu cầu về mặt chương trình, nội dung SGK quy định nên dẫn đến hệ quả rất lúng túng, thiếu cơ sở khoa học từ khâu đánh giá kết quả học tập hóa học về kiến thức lẫn thực hành của học đại trà từ đó công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành không vững chắc, thiếu độ tin cậy cao, đôi khi cứ chạy theo“bệnh thành tích”cứ hẹn lại lên: chọn, thành lập đội tuyển để bồi dưỡng tham dự các đội khảo sát cấp phòng, cấp sở nhưng với cách làm vội vàng như thế tất nhiên kết quả sẽ không bao giờ cao, đôi khi gây tác dụng ngược lại phong trào học sinh giỏi của đơn vị mình: ( chọn trùng lặp học sinh giỏi từ 2 môn văn hóa trở lên mà không tính đến yếu tố chủ thể học sinh có thực sự say mê, hứng thú, tự giác theo đuổi bộ môn tới cùng hay không?) . Đặc biệt qua thực tế nhiều năm học được phân công phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành hóa học 8 ( kể cả hóa 9) tôi rút ra được một số tồn tại khá lớn trong khâu bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành đó là : + Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời trong việc đổi mới phương pháp dạy - học của thầy và chất lượng học sinh giỏi thực hành hóa học 8, có thể nói: “ chất lượng học sinh giỏi thực hành tỉ lệ thuận với chất lượng đại trà của bộ môn”. Nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm đến yếu tố này. + Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành hóa học 8 chưa được gia công đầu tư đúng mức ở các khâu xây dựng kế hoạch dài, tập trung, ngắn hạn, giáo trình, giáo án, chuẩn bị mọi công cụ hỗ trợ dạy bồi dưỡng thực hành, các hoạt động dạy theo góc , dạy theo nhóm, có thể thực hiện song hiệu quả không cao, thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng thực hành ( kể cả kiến thức) còn mang đậm tính chủ quan của người thầy, thiếu sự đầu tư tạo
  4. điều kiện để học sinh tự đánh giá chất lượng học tập, rèn luyện kĩ năng khâu sàn lọc, chọn lựa đội tuyển chính thức rất khó khăn. + Chưa phát huy, tận dụng trang thiết bị, tư liệu, tài liệu nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành hóa 8 trong điều kiện cụ thể của đơn vị mình ( hầu hết các trường trung học cơ sỏ đều thiếu trang thiết bị phục vụ thí nghiệm hóa 8,9 hoặc có với tình trạng hư hỏng). + Sự phối kết hợp với các lực lượng xã hội hóa trong và ngoài nhà trường hỗ trợ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành còn xem nhẹ đôi khi khoán trắng cho giáo viên phụ trách. - Về mặt học sinh giỏi thực hành: hạn chế lớn nhất của các em vẫn là chưa xác lập con đường tự học, tự rèn luyện kĩ năng ở nhà, ở phòng bộ môn, ở thư viện, trên mạng Internet … dẫn đến khá thụ động trong phát hiện vấn đề , dự đoán hiện tượng, tính chất hóa học, quan sát, mô tả , giải thích, kết luận chưa thật sự đậm nét chủ thể sáng tạo tự học ở mỗi em. Tự học còn lúng túng, kĩ năng cách sử dụng hóa chất, một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm còn vi phạm dù được giáo viên bồi dưỡng dặn dò thật chu đáo, kĩ lưỡng song đó đây vẫn còn một số nhỏ học sinh giỏi nhầm lẫn nhưng tác hại ,không lớn. Đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8” ra đời, thể nghiệm tương đối dài cũng nhằm mục đích hạn chế những tồn tại trong quá trình dạy học hóa học 8 tại lớp, quá trình tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành hóa 8. Từ đó khẳng định tác dụng thực tế của đề tài đã được tôi tiến hành thể nghiệm. Đề tài chỉ giới hạn trong lĩnh vực tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành hóa học 8 và qua đó làm rõ mối quan hệ giữa dạy chính khóa và tổ chức dạy – học bồi dưỡng học sinh giỏi, năng khiếu trong xu thế chung của toàn ngành đối với phương pháp dạy học hóa học bậc THCS theo tinh thần dạy học tích cực. III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8” xuất phát từ mục tiệu giáo dục - đào tạo của Đảng , nhà nước , ngành đề ra trong thời kì đất nước đổi mới, tiến lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đó là : “ nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bối dưỡng nhân tài”, đáp ứng tốt nhất yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Ngoài mục tiêu chung đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức , tri thức , sức khỏe , thẫm mĩ và nghề nghiệp trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , bồi dưỡng nhân cách , phẩm chất năng lực của công dân… nhiệm vụ cao cả của ngành là tổ chức trường học, cán bộ, giáo viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát hiện – bồi dưỡng khoa học hiệu quả nhân tài cho tổ quốc mà công tác bồi dưỡng học sinh giỏi , năng khiếu từ bậc trung học cơ sở mang giá trị nền tảng ban đầu, bước nhảy đà đầu tiên càng được nâng niu , chăm sóc. Đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8” góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học 8 nói riêng bộ môn hóa 8,9 nói chung theo yêu cầu dạy học
  5. tích cực mà ngành đã, đang thực hiện đồng thời tạo ra sự phối hợp, bổ sung giữa dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và dạy chính khóa đối tượng đại trà giúp người thầy tự phấn đấu hoàn thiện tay nghề, đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Đề tài khơi gợi, định hướng, tổ chức các hoạt động tự học, học nhóm, học hợp tác cho học sinh giỏi từ đó điều chỉnh và giúp các em rèn luyện kĩ năng học tập tự giác, chủ động, sáng tạo làm hạt nhân nâng cao chất lượng học tập bộ môn khối, lớp. IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Qua trải nghiệm, thể hiện gần 6 năm học từ 2007- 2013. Đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8” hẳng năm được bổ sung, đúc kết kinh nghiệm đến nay có thể khẳng định đã đạt được một số kết quả khả quan và giải quyết thỏa đáng nhiều tồn tại trong công tác dạy học bộ môn hóa cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành: 1) Chất lượng học tập bộ môn hóa 8 được nâng cao, giữ vững liên tục trong 6 năm học qua: 2) Chất lượng bộ môn hóa 8 năm học 2007-2008: Khối Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu Giải lớp 8 số SL TL SL TL SL TL SL TL thích 81 33 2 6.1 4 12.1 15 45.5 11 33.3 82 34 5 14.7 5 14.7 15 44.1 9 33.38 83 34 4 11.7 4 11.7 16 47.5 10 29.4 84 36 6 16.6 6 16.6 12 33.3 12 33.3 + Tỉ lệ học sinh yếu trên 30 em. + Tỉ lệ học sinh khá, giỏi rất hạn chế. * Chất lượng bộ môn hóa 8 năm học 2009-2010: Khối Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu Giải lớp 8 số SL TL SL TL SL TL SL TL thích 81 32 8 25 5 15.6 15 46.9 4 12.5 82 32 6 18.8 8 25 15 46.9 3 9.4 83 34 6 17.6 8 23.5 17 50 3 8.8 84 32 6 18,8 4 12.5 21 65 1 3.1 - Tỷ lệ HS từ TB trở lên chiếm 91 % . - HS giỏi, khá tăng lên rõ rệt, không có HS kém. - Tỉ lệ HS yếu, thấp.
  6. *Kết quả khảo sát học sinh giỏi thực hành trong những năm học đầu tiên: Năm Cấp thành Toàn đoàn cấp Cấp tỉnh Ghi chú học phố tỉnh 2008- 1 giải ba 2009 1giải kk 2009- 1 giải nhì 1giải ba 2010 1 giải kk 3) Đổi mới phương pháp dạy- học hóa học 8 theo tinh thần dạy- học tích cực được xác lập ngày càng hoàn thiện ở GV chủ nhiệm đề tài, chứng minh tính đúng đắn, thiết thực của mối quan hệ “tỉ lệ thuận” giữa dạy học chính khóa với dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành hóa 8. Đổi mới Chất lượng bồi dưỡng phương pháp ddưỡng dạy học hóa học Học sinh giỏi thực hành 8 HS đạt Chất lượng giải HS đạt bộ môn giải 4) Giải quyết có hiệu quả rõ nét tình trạng học sinh rất yếu trong khâu tự học, tự nghiên cứu thực hành kể cả học sinh giỏi trong đội tuyển học sinh giỏi thưc hành hóa 8. Đề tài đã từng bước tạo điều kiện để học sinh phát huy tốt nhất tính tích cực học tập của học sinh đại trà đồng thời rèn luyện kĩ năng tự học tập tích cực cho đội ngũ học sinh giỏi. 5) Đề tài mạnh dạn đưa ra hàng loạt biện pháp, giải pháp nhằm tháo gỡ một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn đó là: “ Làm sao tổ chức triển khai bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành có hiệu quả đạt yêu cầu tổ, trường, ngành đề ra trong xu thế toàn ngành thực hiện đối với phương pháp dạy- học, dạy và học tích cực ở nhà trường THCS”. Ngoài ra, những biện pháp khả thi trong đề tài đã, đang giải quyết vấn nạn lớn trong dạy bồi dưỡng hóa thực hành là cơ sở trường học rất thiếu từ cán bộ chuyên trách, phòng bộ môn đúng chuẩn, trang thiết bị, hóa chất, mẫu vật, thiết yếu để phục vụ thí nghiệm cũng như cảnh giác cao về phòng tránh cháy nổ, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tổ chức cho học sinh thí nghiệm nhất thiết không được lơ là chủ quan đối tượng của mình là học sinh giỏi. V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
  7. Ngay từ đầu năm 2007-2008 sau khi được hiệu trưởng bổ nhiệm chức danh Tổ Trưởng Chuyên môn Tổ: Hóa- Sinh- Thể dục, chịu trách nhiệm toàn diện tổ, dạy hóa học khối 8, 9, bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành hóa học 8, tôi bắt tay xây dựng, tổ chức, thể nghiệm đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8” sau gần 6 năm học với hàng chục lần bổ sung, điều chỉnh, đúc kết kinh nghiệm cả hai mặt lý luận lẫn thực tiễn, đến tháng 4 năm học 2012-2013 có thể khẳng định đề tài khá hoàn thiện hàng loạt biện pháp, giải pháp qua thể nghiệm đã được kiểm chứng có hiệu quả đó là:  Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa học 8 tạo động lực nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành Hóa 8. Với quan niệm muốn dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi năng khiếu, thực hành đạt yêu cầu cao trước hết người Thầy phải tự nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng dạy - học Hóa 8 đại trà, thường trực áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh.Chọn lọc những mặt tích cực nhất, tinh hoa nhất để tổ chức bồi dưỡng sau khi đúc kết nội dung, chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học từ đó hạn chế đến mức thấp nhất các biểu hiện thường xảy ra ở nhóm đối tượng học sinh giỏi ở các lớp, nhóm đối tượng trong đội tuyển hóa học 8 đang được bồi dưỡng: không hứng thú trong các giờ học chính nội khóa, chưa thể hiện cánh chim đầu đàn trong phong trào học tập, rèn luyện tại đơn vị mình. Nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ dẫn đến thái độ tự mãn, chủ quan ở các em học sinh giỏi nói chung và các em học sinh giỏi thực hành nói riêng. Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa học 8 đòi hỏi người Thầy thường xuyên, liên tục cải tiến phương pháp dạy học:Kết hợp sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu với việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, phù hợp đảm bảo tính hiệu quả của việc dạy học tích cực Ví dụ: Một số thí nghiệm hóa học có điều kiện GV làm hoặc HS thực hiện được thì không nên sử dụng hình ảnh thí nghiệm trong bài. Nên kết hợp phương pháp này với phương pháp khác như phương pháp thí nghiệm, nêu vấn đề, học tập theo nhóm nhỏ, sơ đồ tư duy để tăng tính đa dạng và hiệu quả. nhằm nâng cao đồng bộ chất lượng đại trà lẫn chất lượng bồi dưỡng sẽ giúp người giáo viên không ngừng tự học, tự nâng cao tay nghề và đây cũng là yếu tố thành công trong nghề dạy học….  Biện pháp 2. Tạo cho học sinh yêu thích bộ môn thông qua các tiết dạy thực hành theo phân phối chương trình để tuyển chọn đội tuyển. a)Tạo cho học sinh yêu thích bộ môn hóa học: Để tạo cho học sinh yêu thích môn hóa học nói chung và hóa học 8 nói riêng, giáo viên cần giúp cho các em có sự định hướng về môn học, biết rõ mục
  8. đích, yêu cầu môn học:là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp các em hiểu rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của tổ quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể nói môn hóa học trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, tối thiểu để các em khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, trong cuộc sống. Từ đó lý giải được các hiện tượng tự nhiên kì bí, bài trừ mê tín dị đoan… - Qua từng tiết học trong chương trình giáo viên khéo léo dẫn dắt các em đến với các thí nghiệm do giáo viên biểu diễn và từ đó các em lại tự biểu diễn các thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạp thông qua 7 bài thực hành ở SGK. - Qua từng tiết học, giáo viên giúp các em việc vẽ hình, từ đó các em sẽ yêu thích môn học hơn. Đây là cơ hội giáo viên phát hiện những học sinh có năng khiếu vẽ hình đẹp là một tiêu chí cần phải có trong khi viết tường trình và vẽ hình khi thực hành sau này . b) Tổ chức tốt các tiết thực hành theo phân phối chương trình: HS: Yêu cầu sự chuẩn bị của học sinh trước khi lên lớp phải đảm bảo: - Bảng tường trình về nội dung thực hành, hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành. (nếu có thể tự kiếm những hóa chất tự có ở địa phương như vôi sống, cát trắng, đường cát trắng, muối ăn…) GV: - Phân nhóm học sinh ngay từ đầu năm học nhận lớp - Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ cho học sinh - Lập kế hoạch cụ thể khi lên lớp(Giáo án) - Dự đoán các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hành ,GV: cần theo dõi từng nhóm, từng cá nhân để rèn luyện kỹ năng thực hành và thao tác thực hành cho các em như: quan sát, biết nhận xét các hiện tượng trong quá trình xảy ra và đặc biệt hơn cả các thí nghiệm biểu diễn phải thật sự an toàn, tránh cháy, tránh nổ. VD: Nếu thí nghiệm đốt cháy H2 trong không khí hay trong khí O2 phải an toàn vì hỗn hợp H 2 và O 2 khi cháy, cháy rất nhanh và tỏa nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, do đó làm chấn động mạnh trong không khí, gây tiếng nổ. - Muốn tránh nổ các em cần phải biết làm thế nào? Từ các tiết học này giáo viên sẽ phát hiện những HS có kỹ năng thực hành tốt để chọn vào đội tuyển
  9. c)Tổ chức tuyển chọn HS để tiếp tục bồi dưỡng dự thi cấp thành phố: - Đây là bước hết sức quan trọng, đòi hỏi giáo viên bồi dưỡng phải có sự tập trung cao độ, xác định nội dung, thời lượng và qui trình bồi dưỡng sao cho thích hợp? Chọn đối tượng nào để bồi dưỡng? - Đối tượng HS cần tuyển chọn để tiến hành bồi dưỡng phải đảm bảo các tiêu chí sau: *Ham thích môn học, dạn dĩ, có kỹ năng tốt về thực hành, học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt và có khả năng vẽ hình đẹp. - Trong những năm qua HS tham gia khảo sát khá nhiều từ 20 em trở lên việc này đòi hỏi GV phải dày công để chọn ra đối tượng HS bồi dưỡng cho thật chính xác theo tiêu chí trên qua các lần tham gia khảo sát vòng1, vòng 2 . . * Đề khảo sát GV ra phải đảm bảo 2 nội dung sau: KỲ THI CHỌN HỌC GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH (Vòng 1) MÔN :Hoá học lớp 8 (2012-2013) Thời gian :60 phút ĐỀ CHÍNH THỨC A)Phần lý thuyết : (30 phút, 5 đ) 1. Cho biết cách sử dụng đèn cồn ? (2,5đ) 2. Nêu công dụng của cốc thuỷ tinh, bình cầu đáy tròn và vẽ hình (2,5đ) B) Phần thực hành : (30 phút, 5 đ) Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm muôi ăn và cát ? Đáp án : A) Phần lý thuyết : 1. Nêu đúng và đầy đủ các bước sử dụng đèn cồn (2,5 đ) 2. Nêu đúng và các công dụng của cốc thuỷ tinh (1,5 đ) Vẽ hình đúng và đẹp (1 đ) B) Phần thực hành : - Thao tác an toàn (1 đ) - Cho hỗn hợp vào nước khuấy đều (0,5 đ) - Lọc bằng phễu, giấy lọc trên giá sắt (0,5 đ) - Cô cạn dung dich bằng cốc sứ (1,0 đ) - Sản phẩm muối tinh sạch, khô (1,0 đ) - Sản phẩm cát khô, sạch (1,0đ) Với bài khảo sát này giúp GV phát hiện ra các em có khả năng tư duy cao, có kĩ năng về thực hành và vẽ hình đẹp, nếu còn yếu về mặt nào thì GV có thể tiếp tục sửa sai cho các em trong quả trình bồi dưỡng tiếp theo….Từ kết quả khảo sát, GV sẽ chọn 2 đến 4 em để bồi dưỡng và sau đó chọn lại còn 2 em tham gia dự thi cấp thành phố.  Biện pháp 3. Tập trung nghiên cứu, tự kiểm tra, rà soát, đối chiếu với chương trình giảm tải, chuẩn kiến thức bộ môn để thiết kế chương trình bồi dưỡng thực hành Hóa 8 :
  10. Trên cơ sở kinh nghiệm đúc kết qua từng năm học, ngay từ tháng 7( trong thời gian nghỉ hè), tôi tập trung nghiên cứu toàn bộ nội dung chương trình SGK hóa học 8 đối chiếu với chương trình cập nhật của bộ, chương trình giảm tải, yêu cầu chuẩn kiến thức kỷ năng. Đặc biệt nghiên cứu 7 bài thực hành để thiết riêng chương trình bồi dưỡng thực hành môn hóa học lớp 8 Thời Giáo Nội dung dạy Ghi chú gian viên Tuần 1,2 1.Một số qui tắc an toàn trong PTN 2.Cách sử dụng hóa chất 3..Một số dụng cụ thí nghiệm 4.Một số thao tác thực hành 5.Một số biện pháp sơ cứu trong PTN 6. Lý thuyết cắt uốn ống thủy tinh Viết bảng *7. Bài thực hành 1: Tách chất từ hỗn hợp tường trình Tuần 3,4 Viết bảng 8.Tách đường ra khỏi hỗn hợp đường và cát tường trình 9.Tách đường ra khỏi hỗn hợp đường và tinh bột 10.Tách bột sắt ra khỏi bột sắt và lưu huỳnh Viết bảng *11..Bài thực hành 2 : Sự lan tỏa cuachất tường trình Tuần 5,6 Vẽ hình,viết 8.Thí nghiệm chứng minh định luật bảo toàn bảng tường khối lượng trình *9. Bài thực hành 3: Dấú hiệu của hiện Viết bảng tượng và phản ứng hóa học tường trình Tuần 10.Tính chất hóa học của Oxi Viết bảng 7,8 tường trình *11 .Bài thực hành 4: Điều chế - thu khí Vẽ hình, Oxi và thử tính chất của Oxi bảng tường trình Tuần 12.Tính chất hóa học của Oxi: Vẽ hình, 9,10 -Sắt cháy trong khí Oxi bảng tường -Lưu huỳnh cháy trong khí Oxi trình -Phot pho cháy trong khí Oxi
  11. Tuần *13.Bài thực hành 5: Điều chế - thu khí Vẽ hình, 11,12 Hidro và thử tính chất của Hidro bảng tường trình 14.Tính chất hóa học của Hidro: Vẽ hình, -Hidro tác dụng với Oxi bảng tường -Hidro tác dụng với đồng II Oxit trình Tuần 13 *15.Bài thực hành 6: Viết bảng Tính chất hóa học của nước tường trình 16.Cách bảo quản hóa chất Tuần 14 *17.Bài thực hành 7: Viết bảng Pha chế dung dịch theonồng độ tường trình 18. Ôn tổng hợp- Giải đề  Biện pháp 4. Thiết kế bài giảng, tăng cường số lượng lẫn nội dung các bài thực hành Hóa 8 để rèn luyện, củng cố, nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm cho HS đội tuyển: Mọi thành công trong giảng dạy bồi dưỡng HS giỏi thực hành nói riêng phải xây dựng thật kĩ lưỡng, chu đáo thiết kế bài dạy trước khi lên lớp. Từ thực tiễn, từ đối tượng HS cụ thể của mỗi đội tuyển qua mỗi năm học phải đúc kết rút ra được những ưu, khuyết của giáo trình đồng thời có hướng bổ sung điều chỉnh kịp thời.Tổ chức giảng dạy, bồi dưỡng HS giỏi thực hành hóa 8 đạt yêu cầu cao. Ví dụ: Khi dạy bài thực hành 3,5 tôi thiết kế bài dạy rất công phu, khoa học : - Đảm bảo phương pháp bộ môn theo hướng tích cực . - Chú ý đặt vấn đề để HS giải quyết vấn đề có liên quan đến thực hành . - Áp dụng phù hợp các chuyên đề - Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hành qua bản đồ tư duy: Bài thực hành 3 DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học - Nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra 2. Kĩ năng - Tiếp tục rèn luyện để thực hiện thành thạo các thao tác thí nghiệm như lấy hóa chất, sử dụng dụng cụ, hòa tan chất rắn trong nước, đun nóng ống nghiệm.
  12. - Rèn luyện kĩ năng quna sát, nhận xét các hiện tượng thí nghiệm II/ NỘI DUNG 1. Thí nghiệm hòa tan và đun nóng thuốc tím 2. Thí nghiệm thực hiện phản ứng với Canxihiđroxit. III/ DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 1. Dụng cụ dùng cho mỗi nhóm 2. Hóa chất Ống nghiệm (6), ống dẫn bằng thủy Kali pemanganat (thuốc tím) : 1 gam tinh hình chữ L (1), đũa thủy tinh (1), Nước vôi trong : 10 ml kẹp ống nghiệm (1), giá để ống Cây hương (hoạc que đốm), nước cất nghiệm (1), giá để ống nghiệm (1), đèn cồn (1) IV/ LƯU Ý VỀ AN TOÀN TRONG THÍ NGHIỆM - Khi thực hiện phản ứng đun nóng ống nghiệm chứa hóa chất phải cẩn thận, không cuối sát mặt vào miệng ống nghiệm, đề phòng hóa chất bắn vào người. - Dùng ống dẫn thủy tinh hình chữ L thổi vào ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong, cần thổi nhẹ, thổi từ từ, không hít vào. V/ PHIẾU THỰC HÀNH Thứ ngày tháng năm 1. Phần đánh giá của thầy cô giáo Nhận xét Điểm Thao tác thí Kết quả thí Giải thích Ý thức thái Tổng số nghiệm nghiệm kết quả độ (1đ) (10đ) (3đ) (3đ) (3đ) 2. Phần thực hành a) Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím) Cách làm Lấy một lượng nhỏ thuốc tím (khoảng 0,5 gam) chia làm 3 phần: - Một phần giữ lại để làm đối chứng.
  13. - Lấy một phần cho vào ống nghiệm (1), thêm khoảng 3 ml nước, lắc đều cho thuốc tím tan hết, sao đó đặt ống nghiệm (1) vào giá đựng ống nghiệm. - Lấy một phần còn lại cho vào ống nghiệm khô (2) (lấy một tờ giấy nhỏ, gấp đôi, đặt vào sát đáy ống nghiệm rồi rót nhẹ các tinh thể thuốc tím xuống đáy ống nghiệm). Kẹp ống nghiệm bằng kẹp gỗ hoặc kẹp trên giá thí nghiệm. Dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm. Khi đưa cây hương (hoặc que đóm) còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm, cây hương bùng cháy (hình 14) (dấu hiệu có oxi thoát ra từ thuốc tím). Khi cây hương không còn bùng cháy thì dừng đun. Để nguội, cho khoảng 3 ml nước vào ống nghiệm (2) lắc mạnh. Quan sát màu dung dịch. Trả lời câu hỏi 1,2,3. Câu hỏi 1: Nêu các thao tác chính trong thí nghiệm này. Trả lời: ……………………………………………………………………………… Câu hỏi 2: Mô tả các hiện tượng đã quan sát được. Cho biết sự khác nhau khi cho nước vào bể hòa tan chất trong ống nghiệm (1) và ống nghiệm (2)? Chất rắn trong ống nghiệm (2) có tan hết không? Trả lời: - Hiện tượng quan sát được: Ống nghiệm (1) ………………………………………………Ống nghiệm (2) ……………………………………………………………………………… Cho thuốc tím vào ống nghiệm (2) nung nóng, thử bằng cây hương (đóm còn tàn đỏ) ……………………………………………………………………………… Khi que hương không còn bùng cháy, để nguội rồi cho nước vào ống nghiệm (2), lắc mạnh ……………………………………………………………………………… - Sự khác nhau khi hòa tan chất rắn trong ống nghiệm (1) và ống nghiệm (2). Ống nghiệm (1) Ống nghiệm (2) Màu dung .............................................. .................................................. dịch ..... . Chất rắn có .............................................. .................................................. hòa tan hết ..... . không? Kết luận: Thuốc tím trong ông nghiệm 2 khi đun ra xảy ra hiện tượng: ............................................................................................................................. Câu hỏi 3: Trong hai ống nghiệm ở thí nghiệm trên, ở ống nghiệm nào chỉ xảy ra hiện tượng vật lí, ống nghiệm nào xảy ra hiện tượng hóa học? Trả lời:
  14. Ống nghiệm (1) ………………………………………………………………………………… Ống nghiệm (2) ………………………………………………………………………………… b) Thí nghiệm 2 : Thí nghiệm thực hành phản ứng với canxi hiđroxit Cách làm: - Cho vào ống nghiệm (1) khoảng 1ml nước cất, ống nghiệm (2) khoảng 1 ml nước vôi trong. Dùng ống dẫn thủy tinh hình chữ L, cho một đầu ống dẫn cắm vào phần chất lỏng và thổi hơi lần lượt vào ống nghiệm 1, 2 (hình 15). Khi ở ống nghiệm (2) xuất hiện kết tủa thì ngừng thổi. - Lấy tiếp hai ống nghiệm khác, đựng nước và dung dịch nước vôi trong như trên. Lần này dùng ống nhỏ giọt cho tiếp vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch natri cacbonat (Na2CO3) ( hình 16). Quan sát hiện tượng. Trả lời câu hỏi 4,5. Câu hỏi 4: Nêu thao tác chính của thí nghiệm này. Trả lời: .......................................................................................................................... Câu hỏi 5: Mô tả hiện tượng quan sát được. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra. Trả lời: - Hiện tượng quan sát được: Khi thổi hơi thở vào hai ống nghiệm: Ống nghiệm(1) ……………………………………………………………….. Ống nghiệm (2) ………………………………………………………………. Khi cho dung dịch Na2CO3 vào: Ống nghiệm (1) ……………………………………………………………… Ống nghiệm (2) ……………………………………………………………….. -Dấu hiệu có hiện tượng hóa học xảy ra: ............................................................................................................................. Chú ý: Sau khi làm thí nghiệm phải thu dọn hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm sạch sẽ, gọn gàng theo sự hướng dẫn của thầy cô. Bài thực hành 5 ĐIỀU CHẾ - THU KHÍ HIĐRO VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIĐRO I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức Củng cố kiến thức về: - Nguyên tắc điều chế khí hiđro trong PTN - Tính chất vật lí và hóa học của khí hiđro. 2. Kĩ năng
  15. - Tiếp tục rèn luyện các thao tác trong phòng thí nghiệm như sử dụng, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm, lấy hóa chất thực hiện các phản ứng hóa học (kẽm tác dụng với dung dịch axit, hiđro tác dụng với CuO và thu khí hiđro. - Biết cách thử khí hiđro có tinh khiết không ( khí hiđro không lẫn với khí Oxi). II/ NỘI DUNG 1. Điều chế hiđro, đốt cháy hiđro trong không khí. 2. Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí. Thử độ tinh khiết của khí hiđro. 3. Thức hiện phản ứng hiđro khử đồng (II) oxit. III/ DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 1. Dụng cụ dùng cho mỗi nhóm 2. Hóa chất Ống nghiệm (5), lọ thủy tinh (1), giá Kim loại kẽm (Zn): 4 viên thí nghiệm (1), giá thí nghiệm cải tiến Đồng (II) oxit CuO: 1 gam (1), ống dẫn thủy tinh hình chữ Z (1), Dung dịch HCl loãng: 20 ml ống thủy tinh vút nhọn (1), kẹp gỗ Bông sạch, que đóm, diêm (1), nút cao su (2), đèn cồn (1), ống nhỏ giọt (5). IV/ LƯU Ý VỀ AN TOÀN TRONG THÍ NGHIỆM - Thử phản ứng nổ hiđro- oxi phải làm thí nghiệm lượng nhỏ, phản ứng này tuy không thât nguy hiểm nhưng phải thực hiện cẩn thận, tránh gây đổ vỡ. - Để tránh hiện tượng nổ mạnh, trước khi đốt hiđro phải xem khí hiđro đó có lẫn khí oxi không bằng cách thu khí H2 đó vào ống nghiệm nhỏ rồi đốt ở miệng ống nghiệm. Nếu H2 là tinh khiết thì chỉ nghe tiếng nổ nhỏ, nếu H2 có lẫn O2 ( hoặc không khí) tiếng nổ mạnh. - Làm thí nghiệm với axit phải cẩn thận, không để dây vào người. V/ PHIẾU THỰC HÀNH
  16. Thứ ngày tháng năm 1. Phần đánh giá của thầy cô giáo Nhận xét Điểm Thao tác thí Kết quả thí Giải thích Ý thức thái Tổng số nghiệm nghiệm kết quả độ (1đ) (10đ) (3đ) (3đ) (3đ) 2. Phần thực hành a) Thí nghiệm 1: Điều chế hidro, đốt cháy trong không khí Cách làm - Cho vào ống nghiệm khoảng 5 ml dung dịch axit clohidric loãng, 4 – 5 viên kẽm (Zn), đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có dẫn khí vuốt nhọn một đầu xuyên qua (hình 21a). - Chờ khoảng nửa phút cho khí hidro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm, không còn hỗn hợp oxi và hidro trong ống nghiệm nữa, cho que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí vuốt nhọn (hình 21b). Quan sát hiện tượng. Trả lời câu hỏi 1,2. Câu hỏi 1: Nêu các thao tác chính trong thí nghiệm này Trả lời: .............................................................................................................. Câu hỏi 2: Nêu hiện tượng quan sát được.Các em hãy nêu nhận xét về tính chất vật lí của khí hidro. Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế khí hidro từ axit clohidric và kẽm. Trả lời: - Hiện tượng quan sát được: ............................................................................... - Tính chất vật lí của khí hidro:……………………………………………….. - Phương trình hóa học của phản ứng điều chế khí hidro: ......................................... .................................................................................. b) Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không
  17. khí. Thử độ tinh khiết của khí hidro Cách làm : - điều chế hidro từ dung dịch axit clohidric và kẽm trong ống nghiệm (1) (hình 22a). - Lắp ốn nghiệm (2) lên đầu vuốt nhọn ống dẫn thủy tinh để thu khí hidro (hình 22b). Giữ cho ống nghiệm đứng thẳng, miệng ống úp xuống dưới. Sau khoảng nửa phút, đưa miệng ống nghiệm vào gần ngọn lửa đèn cồn (hình 22c), trả lời các câu hỏi 3,4. Câu hỏi 3: Nêu các thao tác chính trong thí nghiệm này. Trả lời: .............................................................................................................. Câu hỏi 4: Hãy nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của phản ứng đốt khí hidro. Tại sao khi phản ứng giữa Zn và dung dịch HCl xảy ra, phải sau khoảng nửa phút mới thu khí hidro vào ống nghiệm để thử. Trả lời: - Hiện tượng quan sát được: ............................................................................... - Phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy khí hidro: ....................................................................................................................... - Khi phản ứng giữa Zn và dung dịch HCl xảy ra phải sau nửa phút mới thu khí hidro để thử vì: ............................................................................................................................. c) Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng (II) oxit Cách làm: - Cho 4-5 hạt kẽm vào ống nghiệm chứa khoảng 10 ml dung dịch HCl. Sử dụng nút cao su có ống dẫn khí hình chữ Z xuyên qua. Sục nhẹ một đầu ống thủy tinh chữ Z vào bột đồng (II) oxit, rồi hướng miệng ống lên cho CuO rơi vào đáy ống dẫn thủy tinh tạo thành một lớp mỏng.Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su trên. Kẹp ống nghiệm nằm nghiêng trên giá thí nghiệm cải tiến, điều chỉnh sao cho phần đáy ống dẫn hình chữ Z chứa CuO được đặt vào phần nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (hình 23).
  18. - Sau khoảng nửa phút để khí hidro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm. Dùng đèn cồn hơ nóng đầu ống dẫn thủy tinh, rồi đun nóng mạnh ở phần chứa CuO. Quan sát hiện tượng xảy ra. Trả lời câu hỏi 5,6. Câu hỏi 5: Nêu các thao tác chính trong thí nghiệm này Trả lời: ............................................................................................................. Câu hỏi 6: Hãy nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của hidro với CuO. Qua phản ứng này có thể kết luận như thế nào về tính chất hóa học của hidro. Trả lời: - Hiện tượng quan sát được ở đoạn ống dẫn chứa CuO trước và sau khi nung: Trước khi nung: ........................................................................................................................... Sau khi nung: .................................................................................................... - Phương trình hóa học của phản ứng khử CuO bằng hidro: ............................................................................................................................ - Qua thí nghiệm này có thể kết luận về tính chất hóa học của khí hidro là: ........................................................................................................................... Chú ý: Sau khi làm thí nghiệm phải thu dọn hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm sạch sẽ, gọn gàng theo sự hướng dẫn của thầy cô. Tăng cường số lượng lẫn nội dung các bài thực hành chính khóa để rèn luyện: Ngoài các bài thực hành có trong chương trình hóa học cơ sở, phải được củng cố, nâng cao cho đối tượng học sinh giỏi trong các tiết, buổi tổ chức bồi dưỡng. - Khi tổ chức ôn luyện các bài thực hành tôi thường đặt và yêu cầu rất cao về các mặt. - Tuyệt đối đảm bảo nghiêm ngặt quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng hóa chất: bằng cách mỗi học sinh trong trang vở ghi chép đều có dán tờ đánh vi tính về 2 nội dung yêu cầu trên dể không bao giờ quên- Qua tổ chức thí nghiệm em nào vi phạm tôi đều có các hình thức xử phạt thích đáng tùy theo mức lỗi vi phạm (phê bình, cho dừng tham gia thí nghiệm, chép phạt nội qui an toàn thí nghiệm)
  19. Trong suốt những năm học qua các thế hệ đội tuyển học sinh thực hành của trường không có em nào vi phạm. - Thường trực theo dõi, uốn nắn, bồi dưỡng để học sinh giỏi tích cực học tập, tự học, tự giác, tự sáng tạo. Đội tuyển học sinh giỏi ít từ 6 em đến 8 em (lần 1) qua thi rút lại còn 2 đến 4 em ( lần 2) và cuối cùng chọn lại 2 em để đi thi, nên có điều kiện để tôi theo dõi uốn nắn kịp thời mọi biểu hiện . Về phần tôi qua mỗi buổi bồi dưỡng quan sát các em và tôi luôn tự hỏi mình, nhắc nhở bản thân :” học sinh có hứng thú say mê học tập, có tập trung chú ý tới bài thực hành, có tự giác tìm tòi, có khám phá sáng tạo trong thực nghiệm hay không? Các kỹ năng so sánh – phân tích – kiểm tra và tự đánh giá kết quả học tập ở mỗi em thể hiện như thế nào? Ngoài việc ý thức thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao tinh thần hợp tác học tập ở nhóm, góc ra sao, hiểu bài nhưng phải biết trình bày, biết báo cáo thực hành lại theo cách riêng của mình một cách thuyết phục nhằm giải quyết các vấn đề thí nghiệm. Bên cạnh đó tôi cũng không quên tìm hiểu cuộc sống, hoàn cảnh của các em ra sao…” - Với giải pháp này giúp tôi khẳng định kết quả của sự đổi mới, phương pháp theo hướng tích cực hóa học tập của học sinh, bồi dưỡng quá trình diễn ra bên trong của người học, hoạt động chủ thể một cách tích cực và tự giác từ đó mới tạo ra sự hứng thú thực sự trong các em mà hứng thú tự giác là tiền đề tạo ra nên tích cực. Bên cạnh đó chất lượng các bài thực hành được nâng cao rất rõ nét, giải pháp còn giúp tôi chọn lọc trừ dẫn một số ít học sinh không đáp ứng yêu cầu, tất nhiên có sự hỗ trợ khách quan qua các lần kiểm tra chọn lọc, vì thế đội tuyển học sinh giỏi thực hành Hóa 8 do tôi phụ trách thường đạt giải cao. Năm học Cấp thành phố Cấp tỉnh 2007-2008 - 1 giải khuyến khích - 1 giải ba 2008-2009 - 1 giải ba - 1 giải khuyến khích 2009-2010 - 1 giải nhất - 1 giải ba - 1 giải nhì 2010-2011 - 2 giải nhất - 1 giải 3 2011-2012 - 1 giải nhất - 1 giải nhất - 1 giải nhì - 1 giải khuyến khích 2012-2013 - 2 giải nhất - 1 giải nhất  Biện pháp 5. Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong thực hành Hóa 8.
  20. Câu 1: Tại sao lại có thể thu O2 bằng cách dời chỗ nước hoặc dời chỗ không khí? Trong sách giáo khoa chỉ nếu thu khí oxi bằng hai cách là đẩy nước hoặc đẩy không khí. Với những học sinh thụ động thì chỉ đơn giản là học thuộc điều này nhưng không hiểu vì sao. Để tăng cường trí tò mò và rèn luyện tư duy cho học sinh thì nên đặt câu hỏi trên. Qua câu hỏi này giáo viên giúp học sinh lớp 8 bước đầu có thể kết luận được chất khí nào thu bằng phương pháp đẩy nước, chất nào thu bằng phương pháp đẩy không khí Câu 2: Lắp dụng cụ điều chế và thu khí O2 bằng phương pháp đẩy không khí như sau: Cách lắp dụng cụ trên có đúng không ? Tại sao? Với câu hỏi này học sinh bình thường dễ bị lừa hoặc chỉ nhận xét được là sai nhưng không biết tại sao. Chính vì vậy đây là câu hỏi giúp học sinh tăng cường tư duy, khả năng suy luận: khí oxi nặng hơn không khí thì không thể úp ống nghiệm thu khí được, làm như vậy oxi sẽ bay hết ra ngoài. Câu 3: Tại sao lại lắp một ít bông gòn miệng ống nghiệm KMnO4 , trong thí nghiệm điều chế O 2 ? Trong các thí nghiệm học sinh thường chỉ có thói quen cố gắng lắp theo đúng mẫu chứ rất hiếm khi suy nghĩ kỹ tại sao lại làm như vậy. Câu hỏi này giúp học sinh phải quan sát những chi tiết rất nhỏ và phán đoán về tác dụng của nó. Câu 4: Có thể lắp dụng cụ điều chế H2 trong hình vẽ được không? Tại sao?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2