intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế - Trường hợp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho rằng chưa có bằng chứng rõ ràng khẳng định tác động tích cực của ngành du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, phát triển ngành hàng không có khả năng hỗ trợ ngành du lịch và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế - Trường hợp Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Nguyễn Văn Chiến1 1. Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: chiennv@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho rằng chưa có bằng chứng rõ ràng khẳng định tác động tích cực của ngành du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, phát triển ngành hàng không có khả năng hỗ trợ ngành du lịch và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Từ khóa: du lịch, hàng không, tăng trưởng. 1. LỜI GIỚI THIỆU Ngành du lịch đang dần trở thành một ngành công nghiệp mới có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội tại các quốc gia và được ví như ngành công nghiệp không khói, thực vậy, quá trình phát triển của ngành du lịch gắn với các dịch vụ, đầu tư liên quan đến nghỉ dưỡng và tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nên là ngành công nghiệp an toàn, ít có ảnh hưởng lớn tới môi trường. Chính vì vậy, phát triển ngành du lịch phát triển trở thành động lực phát triển kinh tế là mục tiêu theo đuổi trong chương trình nghị sự nhiều nước. Mishahi (2017) cho rằng ngành du lịch đã duy trì được tỷ lệ tăng trưởng cao, đặc biệt là tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khi luôn duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 8%. Khi quốc gia sở hữu nguồn lực tự nhiên và đa dạng hệ sinh thái, mô hình du lịch thân thiện và chính sách visa thuận lợi sẽ tạo nhiều lợi thế chào đón du khách nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế là một trong các chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh sự phát triển kinh tế tại một quốc gia. Do đó, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế luôn được xác định tại chương trình nghị sự hàng năm tại các nước và Chính phủ luôn thực hiện các giải pháp điều hành kinh tế nhằm đảm bảo đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đề ra. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế đã được thực hiện qua một số nghiên cứu và các kết quả đều nhấn mạnh tác động tích cực của du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của Wijesekara và cộng sự (2022), Naseem (2021), Rasool và cộng sự (2021) đều khẳng định ngành du lịch có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua khả năng tạo việc làm, thu nhập, tiêu dùng hàng hóa nội địa, phát triển ngành hàng không và phát triển kinh tế. Tuy vậy, giai đoạn 2020 đến 2022, Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia khác đã chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, cụ thể, ảnh hưởng của đại dịch đã dẫn đến Chính phủ thực hiện các giải pháp cách ly, giãn cách xã hội và hạn chế dịch chuyển, do đó ảnh hưởng rất xấu tới kế hoạch và chiến lược phát triển ngành du lịch. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng giảm mạnh so với giai đoạn 2018 – 2019. Năm 2023, du lịch Việt Nam bắt đầu phục hồi và chào đón 12.6 triệu lượt khách quốc tế, cao gấp 3.4 lần năm 2022 và vượt xa mục tiêu 8 triệu lượt khách đặt ra trong năm 2023, đồng thời tăng trưởng kinh tế năm 2023 bắt đầu phục hồi mạnh (Nhân dân, 2023). Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế nên được đánh giá lại trong bối cảnh kinh tế mới, là lý do hình thành nên nghiên cứu này. 417
  2. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Phát triển kinh tế là động lực giúp chuyển đổi nền kinh tế trên con đường hướng tới thịnh vượng chung. Mục tiêu phát triển kinh tế bằng cách duy trì chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao, kết hợp với khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập và thực thi chính sách an sinh xã hội. Trong đó, không thể thiếu được vai trò của ngành du lịch được ví như ngành công nghiệp không khói. Quá trình phát triển của ngành du lịch gắn với các dịch vụ liên quan đến nghỉ dưỡng, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Các nghiên cứu của Wijesekara và cộng sự (2022), Rasool và cộng sự (2021) đều khẳng định tác động tích cực của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Wijesekara và cộng sự (2022) cho rằng du lịch đang dần trở thành ngành công nghiệp chính của thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí và những trải nghiệm. Thực tế, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với phát triển du lịch, do đó phát triển kinh tế hỗ trợ phát triển du lịch, đặc biệt khi ngành du lịch đang đóng góp tới 10% GDP toàn cầu thông qua khả năng tạo việc làm, mở rộng thị trường, khuyến khích thương mại và thu hút ngoại hối. Wijesekara và cộng sự (2022) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tại 105 quốc gia trong giai đoạn 2003 đến 2020 và khẳng định du lịch có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực, ngược lại tăng trưởng kinh tế thúc đẩy sự mở rộng ngành du lịch, đặt ra cho các quốc gia cần phát huy các sáng kiến để tăng nhu cầu thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế. Quy mô thị trường du lịch đã vươn tới hơn một tỷ khách du lịch đến tham quan hàng năm, du lịch trở thành ngành công nghiệp hàng đầu và đóng góp hàng ngàn tỷ USD vào sản lượng toàn cầu và dự kiến tiếp tục gia tăng đóng góp của ngành du lịch vào các hoạt động kinh tế. Rasool và cộng sự (2021) còn cho rằng du lịch còn giải quyết được các thách thức về tăng trưởng kinh tế xã hội và phát triển toàn diện. Nghiên cứu thực nghiệm tại 5 quốc gia trong khối BRICS trong giai đoạn 1995 đến 2015 và cho rằng có mối quan hệ dài hạn giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, phân tích nhân quả cho biết mối quan hệ hai chiều giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế. Do đó, nghiên cứu cung cấp một số gợi ý cho các nước BRICS nên thực thi các chính sách du lịch thuận lợi, tạo thông thoáng trong cơ chế cấp visa và đi lại cho du khách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu khác, Cárdenas-García và cộng sự (2024) cho rằng mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và thực hiện kiểm định trên mẫu nghiên cwuus 12 quốc gia trong giai đoạn 1995 đến 2019 và khẳng định quan hệ nhân quả một chiều từ du lịch đến tăng trưởng ở những nước có trình độ chuyên môn hóa cao và phát triển du lịch còn ở mức thấp, nhưng tồn tại quan hệ nhân quả một chiều tại quốc gia có trình độ phát triển và chuyên môn hóa du lịch cao. Cho rằng bối cảnh hiện nay du lịch là một ngành thiết yếu đối với sự phát triển của kinh tế toàn cầu và là nguồn thu hàng đầu tại nhiều quốc gia, trụ cột vững chắc cho sự phát triển bền vững do cung cấp nhiều sản phẩm văn hóa, xã hội, công nghệ và các trải nghiệm giải trí và kinh doanh. Naseem (2021) ước tính khả năng tạo việc làm của ngành du lịch là rất lớn, tạo ra 334 triệu việc làm và chi tiêu của du khách chiếm 6.8% tổng kim ngạch xuất khẩu và 27.4% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn cầu. Cụ thể, du lịch tham gia vào tăng trưởng và phát triển dựa nhiều vào giá trị và lợi ích kinh tế, xây dựng giá trị thương hiệu, hình ảnh và nhận diện. Hơn nữa, thu hút du khách quốc tế du lịch tạo ra thu nhập ngoại hối, cải thiện cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng bền vững. Naseem (2021) nghiên cứu trường hợp của Ả Rập Saudi bằng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 2003 đến 2019 và cho thấy tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ lâu dài với doanh thu du lịch, chi tiêu du lịch và số khách du lịch. Hơn nữa, số lượng khách du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, đặt ra cần có giải pháp phát triển ngành du lịch bằng những chính sách thông thoáng, đầu tư chất lượng điểm đến, hạ tầng du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn trong thu hút khách quốc tế đến tham quan là nền tảng phát triển kinh tế xã hội. 418
  3. 3. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nguồn số liệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian 1995 đến 2022. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ Tổng cục thống kê. Các dữ liệu được thu thập bao gồm: số khách du lịch hàng năm, số lượt hành khách ngành hàng không và thu nhập bình quân đầu người, là chỉ tiêu đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Các dữ liệu được xử lý thô trước khi được xử lý phân tích. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các nghiên cứu trước của Wijesekara và cộng sự (2022), Naseem (2021), Rasool và cộng sự (2021), nghiên cứu có sự kế thừa và phát triển, phương trình hồi quy như sau: 𝐺𝐷𝑃𝑡 = β0 + β1 TOUt + β2 AIRt + μ Trong đó: GDPt là thông số đại diện cho thu nhập bình quân đầu người tại năm t, GDP/người/năm; TOUi là thông số đại diện cho mức độ phát triển ngành du lịch tại năm t, đo lường thông qua số lượt khách quốc tế; AIRt là số lượt hành khách nội địa và quốc tế đi bằng hàng không tại năm t;  là nhiễu. Trong nghiên cứu này, phương pháp hồi quy phân vị được sử dụng. Ưu điểm của hồi quy phân vị là có thể ước lượng hiệu quả trong trường hợp dữ liệu không thật sự tuân theo phân phối chuẩn và có thể thực hiện hồi quy tại các phân vị khác nhau. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phân tích thống kê mô tả Bảng 1. Thống kê mô tả GDP TOU AIR Mean 1468.733 5434000. 15549054 Median 1035.707 3792000. 8592794. Maximum 3586.347 18009000 53227026 Minimum 281.1336 1351000. 2107500. Std. Dev. 1148.151 4421609. 15578386 Skewness 0.531130 1.475008 1.082799 Kurtosis 1.766155 4.405917 2.932782 Jarque-Bera 2.871669 11.56913 5.085523 Probability 0.237917 0.003075 0.078649 Sum 38187.06 1.41E+08 4.04E+08 Sum Sq. Dev. 32956244 4.89E+14 6.07E+15 Observations 26 26 26 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 1 kết quả thống kê mô tả cho thấy phân phối của TOU và AIR không theo phân phối chuẩn ở mức ý nghĩa 10%. Điều này khẳng định sự phù hợp khi thực hiện phân tích hồi quy phân vị. 419
  4. GDP1 4,000 3,500 3,000 2,500 2,000 1,500 1,000 500 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 Hình 1. Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1995 đến 2021 tourism1 20,000,000 16,000,000 12,000,000 8,000,000 4,000,000 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 Hình 2. Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 đến 2021 air1 60,000,000 50,000,000 40,000,000 30,000,000 20,000,000 10,000,000 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 Hình 3. Số lượt hành khách đi lại trên chuyến bay nội địa và quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 1995 đến 2021 420
  5. Kết quả Hình 1, Hình 2 và Hình 3 cho thấy thu nhập bình quân đầu người GDP có sự cải thiện liên tục trong thời gian vừa qua, nhưng có sự chững lại kể từ năm 2020 cho tới nay. Đồng thời, số lượt du khách quốc tế tới Việt Nam và số lượt hành khách đi lại trên chuyến bay tại Việt Nam có sự cải thiện nhanh trong giai đoạn 1995 đến 2019 và giảm từ 2020 tới nay, lý do có sự sụt giảm này có giải thích qua ảnh hưởng của đại dịch. 4.2. Kết quả hồi quy Bảng 2. Kết quả hồi quy Quantile Process Estimates Equation: UNTITLED Specification: GDP TOURISM AIR C Estimated equation quantile tau = 0.25 Number of process quantiles: 4 Display all coefficients Quantile Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. TOURISM 0.250 -0.370300 0.158080 -2.342481 0.0282 0.500 -0.350058 0.182464 -1.918500 0.0675 0.750 -0.088904 0.241125 -0.368704 0.7157 AIR 0.250 1.057413 0.107775 9.811335 0.0000 0.500 1.007260 0.121742 8.273736 0.0000 0.750 0.915107 0.120465 7.596427 0.0000 C 0.250 -1.940041 0.409481 -4.737805 0.0001 0.500 -1.697072 0.490616 -3.459064 0.0021 0.750 -2.725166 0.918573 -2.966739 0.0069 Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự phát triển ngành hàng không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở tất cả các phân vị. Khẳng định chính sách đúng đắn của Chính phủ khi liên tục có các giải pháp phát triển ngành hàng không nhằm gia tăng khả năng dịch chuyển của du khách trong nước và ngoài nước, đó là nền tảng quan trọng phát triển kinh tế đất nước. Tuy vậy, chưa có bằng chứng khẳng định tác động tích cực của ngành du lịch đến tăng trưởng tại phân vị thấp. Kết quả này cho thấy phát triển ngành du lịch không chỉ nên phụ thuộc vào sự tăng trưởng số lượt hành khách, mà Việt Nam cần có giải pháp phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng nhằm tăng mức chi tiêu du khách, từ đó mới tạo ra tăng trưởng kinh tế đất nước ở mức độ cao hơn. Thực vậy, chính sách thu hút du khách quốc tế theo số lượng du khách đã đạt tới ngưỡng tới hạn, nếu Việt Nam không có chính sách tạo thêm giá trị gia tăng cho các dịch vụ, sản phẩm du lịch thì khó có khả năng tạo động lực mới cho phát triển kinh tế nước nhà. Theo nhiều đánh giá, du khách đến Việt Nam phần lớn chi tiêu cho các dịch vụ ăn uống, đi lại và lưu trú, nên tổng chi tiêu bình quân trên một du khách tương đối thấp, do đó mức độ đóng góp vào hoạt động kinh tế chưa được phát huy ở mức cao nhất (Báo Pháp luật, 2023). 5. KẾT LUẬN Đánh giá ảnh hưởng của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế là cấp thiết nhằm giúp Chính phủ các nước có giải pháp phù hợp phát triển du lịch nhằm gia tăng đóng góp của ngành 421
  6. này đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghiên cứu phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 đến 2021 bằng phương pháp hồi quy phân vị, kết quả nghiên cứu cho rằng chưa có bằng chứng khẳng định tác động tích cực của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp ngành du lịch phát triển dựa trên gia tăng số lượt du khách đến Việt Nam hàng năm, điều này đặt ra yêu cầu ngành du lịch cần gia tăng khả năng chi tiêu trên mỗi du khách và tạo giá trị gia tăng thêm cho ngành du lịch. Nghiên cứu cũng cho rằng ngành hàng không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, khẳng định chính sách đúng đắn của Chính phủ trong phát triển ngành hàng không giúp cho ngành này cùng với ngành du lịch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Pháp luật (2023). Đến Việt Nam, du khách chủ yếu chi tiêu vào ăn uống, đi lại, lưu trú. Truy cập tại https://plo.vn/den-viet-nam-du-khach-chu-yeu-chi-tieu-vao-an-uong-di-lai-luu-tru- post745252.html. 2. Cárdenas-García, P. J., Brida, J. G., & Segarra, V. (2024). Modeling the link between tourism and economic development: evidence from homogeneous panels of countries. Humanities and Social Sciences Communications, 11(1), 308. https://doi.org/10.1057/s41599-024-02826-8 3. Misrahi (2017). Southeast Asia’s most tourism-friendly destination. Avaiable at https://www.weforum.org/agenda/2017/04/south-east-asia-s-most-tourism-friendly-destinations/, accessed on May 30th 2024. 4. Nhân dân (2023). Năm 2023, du lịch Việt Nam tăng tốc, đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế. Avaiable at https://nhandan.vn/nam-2023-du-lich-viet-nam-tang-toc-don-126-trieu-luot-khach-quoc-te- post789860.html, accessed on May 30th 2024. 5. Naseem S. (2021). The Role of Tourism in Economic Growth: Empirical Evidence from Saudi Arabia. Economies; 9(3), 117. https://doi.org/10.3390/economies9030117 6. Rasool, H., Maqbool, S., & Tarique, M. (2021). The relationship between tourism and economic growth among BRICS countries: a panel cointegration analysis. Future Business Journal, 7(1), 1. https://doi.org/10.1186/s43093-020-00048-3 7. Wijesekara, C., Tittagalla, C., Jayathilaka, A., Ilukpotha, U., Jayathilaka, R., & Jayasinghe, P. (2022). Tourism and economic growth: A global study on Granger causality and wavelet coherence. PloS one, 17(9), e0274386. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0274386 422
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2