intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hướng dẫn thực tập tại doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

8
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn thực tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên trình bày, giải thích được các quy trình công việc tại bộ phận thực tập; sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để tìm hiểu, phân tích một vấn đề cụ thể trong thực tế; sinh viên làm quen với hoạt động thực tiễn về kinh doanh, quản trị,…tại đơn vị thực tập;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn thực tập tại doanh nghiệp

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------0o0-------- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP 1
  2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC THỰC TẬP 1. Mục đích của việc thực tập - Sinh viên trình bày, giải thích được các quy trình công việc tại bộ phận thực tập. - Sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để tìm hiểu, phân tích một vấn đề cụ thể trong thực tế; - Sinh viên làm quen với hoạt động thực tiễn về kinh doanh, quản trị,… tại đơn vị thực tập; - Sản phẩm của quá trình thực tập là Báo cáo thực tập theo quy định. 2. Yêu cầu đối với sinh viên trong quá trình thực tập - Thời gian thực tập của SV tại DN tối thiểu là 07 buổi/ tuần và tổng thời lượng thực tập tối thiểu 10 tuần. SV đăng ký thực tập chỉ được đăng ký thêm 02 học phần khác trong cùng học kỳ. - Sinh viên phải tuân thủ các quy định của đơn vị thực tập; - Sinh viên cần tận dụng mọi cơ hội trong quá trình thực tập để học hỏi kinh nghiệm của các nhân viên trong đơn vị; - Sinh viên thường xuyên liên hệ với giảng viên hướng dẫn để định hướng tìm hiểu thực tế và để Báo cáo thực tập không bị sai lệch khỏi mục tiêu và yêu cầu ban đầu. - Trong quá trình thực tập, khi làm việc với GVHD hoặc với đơn vị thực tập, sinh viên cần ghi chép nghiêm túc, đầy đủ những thông tin thu thập được. 3. Báo cáo thực tập Hình thức: trình bày phải theo đúng hướng dẫn ở phần phụ lục. Nội dung cơ bản của Báo cáo thực tập bao gồm: + Giới thiệu công ty và bộ phận thực tập
  3. + Mô tả các quy trình công việc tại bộ phận thực tập hoặc công việc thực hiện + Phân tích những vấn đề có thể cải tiến/ hoàn thiện tại đơn vị thực tập và đề xuất giải pháp (nếu có) + Kết luận và bài học kinh nghiệm. - Xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập: Sinh viên thực tập tại các tổ chức, đơn vị thực tập, sau khi hoàn thành Báo cáo thực tập phải lấy nhận xét của đơn vị thực tập về số liệu (nếu có) và tình hình của đơn vị được sử dụng trong báo cáo, cũng như thái độ trong thời gian thực tập ở đơn vị. - Nghiêm cấm sinh viên chép bài của người khác. Trong trường hợp phát hiện sinh viên đạo văn, báo cáo thực tập hoặc khóa luận tốt nghiệp của sinh viên sẽ bị điểm không (0). - Khi làm báo cáo, sinh viên có thể tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nhưng phải trích dẫn trung thực, đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo theo qui định.
  4. CÁC BƯỚC CƠ BẢN THỰC TẬP Bước 1: Tìm hiểu để thực tập tại đơn vị: - Sinh viên liên hệ tìm nơi thực tập; - Sinh viên đăng ký và nhận giấy giới thiệu thực tập; - Sinh viên tìm hiểu thông tin sơ bộ, tình hình thực tế tại đơn vị thực tập; - Sinh viên tìm hiểu và tham khảo tài liệu để suy nghĩ về chủ đề dự định làm báo cáo. - Trong những lần tiếp xúc đầu tiên, sinh viên cần nhận biết, hoặc khảo sát được chủ đề thích hợp để chọn làm báo cáo. Cần nắm bắt vấn đề của đơn vị thực tập, có thể phỏng vấn hoặc nhờ sự tư vấn của các nhân viên, nhà quản trị tại đơn vị thực tập để nắm bắt được vấn đề nào nên được tìm hiểu tại đơn vị thực tập. - Khi bắt đầu thực tập, sinh viên cần trao đổi với giảng viên hướng dẫn để GV tư vấn về nội dung tìm hiểu phù hợp với chuyên ngành học,
  5. sở trường của SV cũng như phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, nơi sinh viên thực tập; - Sau khi xác định đề tài thực tập, sinh viên sẽ phác thảo đề cương và trao đổi với giảng viên hướng dẫn. - Trong quá trình lập đề cương, sinh viên cần tiến hành tham khảo nhiều tài liệu, nguồn dữ liệu hiện có liên quan đến đề tài. Cần trao đổi với nhân viên tại đơn vị thực tập về định hướng, xác định mục tiêu, nội dung dự định tìm hiểu, thu thập tình hình và số liệu. Bước 2: Viết báo cáo - Sinh viên tiến hành khảo sát, tìm hiểu tài liệu, tìm hiểu tổng quan về đơn vị thực tập - Dựa trên đề cương thực tập, sinh viên cần tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn của các nhân viên trong đơn vị thực tập và thường xuyên có mặt tại đơn vị để tìm kiếm số liệu, nắm được tình hình của đơn vị, học hỏi các kinh nghiệm thực tế của các nhân viên trong lĩnh vực đăng ký viết báo cáo. Trên cơ sở các số liệu, kinh nghiệm thu nhận được, sinh viên tiến hành viết báo cáo. - Sinh viên cần thường xuyên liên hệ với giảng viên hướng dẫn để trao đổi thông tin, đồng thời để có được sự hỗ trợ của giảng viên trong khi viết báo cáo thực tập. Bước 3: Hoàn chỉnh báo cáo - Sau khi hoàn thành bản thảo, sinh viên trình cho giảng viên hướng dẫn đọc và tiếp thu hướng dẫn để chỉnh sửa hoàn chỉnh báo cáo. Sau đó, sinh viên lấy xác nhận của đơn vị thực tập và nộp đúng theo thời gian quy định của Khoa. - Sinh viên liên hệ gặp giảng viên hướng dẫn để ký tên vào Phiếu ghi nhận quá trình làm báo cáo thực tập và chốt sản phẩm báo cáo nộp về Khoa.
  6. Sản phẩm nộp về Khoa: - Bản báo cáo có đính kèm nhận xét của đơn vị thực tập, phiếu ghi nhận quá trình thực tập có chữ ký của GVHD. Lưu ý: phải có chữ ký và dấu mộc tròn của đơn vị thực tập.
  7. KẾ HOẠCH THỰC TẬP Sinh viên thực tập và làm báo cáo trong tối thiểu 10 tuần, theo lịch trình như sau: Lịch trình Trách nhiệm của SV Trách nhiệm của GV Chuẩn bị - Khảo sát tại đơn vị thực tập - Trao đổi và hướng dẫn - Liên hệ với giảng viên hướng dẫn cách thức thực hiện. để sơ bộ xác định đề tài báo cáo. Tuần thứ 1 - Thực tập tại đơn vị thực tập - Khẳng định chủ đề nghiên cứu - Sửa đề cương; - Nộp đề cương cho giảng viên (nếu GV - Trả đề cương đã có ý yêu cầu) kiến của giảng viên. Tuần thứ - Thực tập tại đơn vị thực tập - Trao đổi về tình hình thực 2-3 - Nghiên cứu tài liệu, trao đổi với tế của đề tài. giảng viên về tình hình thực tế của đề tài Tuần thứ - Thực tập tại đơn vị thực tập - Theo dõi, hướng dẫn cách 4-5 thức thực hiện Tuần thứ 6 - Thực tập tại đơn vị thực tập - Cho ý kiến về nội dung thực trạng - Nộp bản thảo phân tích thực trạng của chủ đề tại đơn của vấn đề nghiên cứu; vị thực tập Tuần thứ 7 - Thực tập tại đơn vị thực tập - Đọc và cho ý kiến về toàn bộ bản thảo báo cáo - Nộp bản thảo cho giảng viên của sinh viên; trả bản thảo - Lấy ý kiến đơn vị thực tập về báo cho SV cáo, tổng hợp góp ý của đơn vị thực tập và sửa lại báo cáo Tuần thứ - Ký tên và ghi chú nhận - Hoàn thiện báo cáo thực tập 8-10 xét của GVHD - Nộp báo cáo thực tập cho Khoa
  8. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP Một báo cáo thực tập nên có kết cấu như sau: CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO & CÔNG TY THỰC TẬP 1.1 Mục tiêu và ý nghĩa của đợt thực tập, lý do chọn chủ đề. 1.2 Thông tin chung về công ty (Thông tin về sản phẩm và dịch vụ, đối tác, Khách hàng, đối thủ cạnh tranh của Công ty; Tình hình kinh doanh của Công ty) 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 1.4.1 Sơ đồ tổ chức công ty 1.4.2 Chức năng của các phòng ban 1.5 Kết cấu của báo cáo thực tập và phạm vi thực tập 1.5.1 Kết cấu của báo cáo thực tập 1.5.2 Phạm vi thực tập: công ty thực tập, thời gian thực tập CHƯƠNG 2. CÁC CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI CÔNG TY 2.1 Giới thiệu về bộ phận thực tập (công ty/phòng/…..) và các quy trình công việc (mô tả về bộ phận mà SV đang thực tập). 2.2 Công việc chuyên môn: 2.2.1 Mô tả quy trình các công việc được giao. 2.1.2 Các công việc cụ thể đã thực hiện (SV mô tả các công việc cụ thể đã thực hiện trong quy trình trên cùng với các hồ sơ, biểu mẫu, tài liệu, chứng từ… có liên quan để minh họa) 2.3 Công việc hỗ trợ (để xây dựng quan hệ tại công ty thực tập và rèn luyện các kỹ năng mềm khác) 2.4 Kết quả đạt được sau kỳ thực tập tại Công ty.
  9. 2.5 Phân tích các vấn đề còn tồn tại ở nơi thực tập (bộ phận thực tập) và nêu các giải pháp khắc phục (nếu có). CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1 Nêu những lý thuyết có thể áp dụng vào công việc nơi thực tập. 3.2 Nêu những bài học rút ra được từ việc phân tích nói trên. (SV tóm tắt các kết quả và kinh nghiệm đã đạt được sau kỳ thực tập so với mục tiêu đặt ra trong chương 1)
  10. THANG ĐIỂM CHẤM BÁO CÁO THỰC TẬP Tiêu chí đánh giá Điểm Tinh thần thái độ và ý thức làm việc của sinh viên: 2 Tham gia các buổi tập huấn chuẩn bị cho việc thực tập Liên hệ, trao đổi với giảng viên hướng dẫn đúng theo lịch hẹn hoặc theo đúng tiến độ, thực hiện các yêu cầu do giảng viên hướng dẫn về nội dung báo cáo. Có đánh giá nhận xét tốt từ đơn vị thực tập Hình thức trình bày đúng theo hướng dẫn của Khoa, không có lỗi chính 1 tả trong văn bản, hình ảnh bảng biểu rõ ràng, có sử dụng chức năng tạo mục lục của MS-Word. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO & CÔNG TY THỰC 2 TẬP 1.1 Mục tiêu và ý nghĩa của đợt thực tập, lý do chọn chủ đề. 1.2 Thông tin chung về công ty (Thông tin về sản phẩm và dịch vụ, đối tác, Khách hàng, đối thủ cạnh tranh của Công ty; Tình hình kinh doanh của Công ty) 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 1.4.1 Sơ đồ tổ chức công ty 1.4.3 Chức năng của các phòng ban 1.5 Kết cấu của báo cáo thực tập và phạm vi thực tập 1.5.1 Kết cấu của báo cáo thực tập 1.5.2 Phạm vi thực tập: công ty thực tập, thời gian thực tập CHƯƠNG 2. CÁC CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI CÔNG TY 4
  11. 2.1 Giới thiệu về bộ phận thực tập (công ty/phòng/…..) và các quy trình công việc (mô tả về bộ phận mà SV đang thực tập). 2.2 Công việc chuyên môn: 2.2.1 Mô tả quy trình các công việc được giao. 2.2.2 Các công việc cụ thể đã thực hiện (SV mô tả các công việc cụ thể đã thực hiện trong quy trình trên cùng với các hồ sơ, biểu mẫu, tài liệu, chứng từ… có liên quan để minh họa) 2.3 Công việc hỗ trợ (để xây dựng quan hệ tại công ty thực tập và rèn luyện các kỹ năng mềm khác) 2.4 Kết quả đạt được sau kỳ thực tập tại Công ty. 2.5 Phân tích các vấn đề còn tồn tại ở nơi thực tập (bộ phận thực tập) và nêu các giải pháp khắc phục (nếu có). CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 3.1 Nêu những lý thuyết có thể áp dụng vào công việc nơi thực tập. 3.2 Nêu những bài học rút ra được từ việc phân tích nói trên. (SV tóm tắt các kết quả và kinh nghiệm đã đạt được sau kỳ thực tập so với mục tiêu đặt ra trong chương 1) Tổng điểm 10
  12. TRÌNH BÀY BÁO CÁO Bài báo cáo thực tập thường được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Trang bìa (xem trang cuối của tài liệu này). 2. Trang “Đánh giá, nhận xét sinh viên thực tập” của đơn vị thực tập. 3. Trang “ Phiếu ghi nhận quá trình làm báo cáo thực tập” có phần nhận xét của giảng viên hướng dẫn. 4. Trang “Danh mục các từ viết tắt” (nếu có). 5. Trang “Mục lục”: nên trình bày trong giới hạn khoảng 2 trang với 3 cấp. Mục lục đánh số trang từ Chương 1 đến hết Chương 3. 6. Nội dung của báo cáo thực tập: trình bày theo phần hướng dẫn kết cấu như trên 7. Phần “Phụ lục” (nếu có): ghi các nội dung có liên quan đến báo cáo hoặc các tài liệu gốc được dùng để làm báo cáo. Nếu có nhiều hơn 2 phụ lục thì các phụ lục phải được phân biệt bằng số (Phụ lục 1, Phụ lục 2,…) hoặc bằng chữ cái (Phụ lục A, Phụ lục B,…) và phải có tên. Ví dụ: Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của đơn vị thực tập TNHH ABC. Phụ lục 2: Các chứng từ của đơn vị thực tập TNHH ABC LƯU Ý: Mở đầu mỗi chương phải qua trang mới.
  13. ĐỊNH DẠNG BÁO CÁO THỰC TẬP 1. Số trang của bài báo cáo: từ 15 đến 25 trang. Số trang này chỉ tính cho phần nội dung chính từ Chương 1 đến hết chương 3. 2. Khổ giấy: A4. 3. Kiểu chữ (font): Times New Roman, font Unicode, Tiêu đề cấp 1 (heading 1): viết hoa, cỡ chữ 20, in đậm, canh giữa Tiêu đề cấp 2 (heading 2): viết hoa, cỡ chữ 16, in đậm, canh trái Tiêu đề cấp 3 (heading 3): viết thường, cỡ chữ 16, in đậm, canh trái Văn bản (body text): viết thường, cỡ chữ 13, canh justified Tên bảng, biểu, sơ đồ…: viết thường, cỡ chữ 13, in đậm, canh giữa Nguồn: viết thường, cỡ chữ 11, in nghiêng, nằm phía dưới và bên phải của bảng, biểu hay hình 4. Paragraph: Cách dòng (line spacing): Multiple (at 1.5) Cách đoạn (spacing): Before: 6 pt; After: 6 pt 5. Định lề (margin): Top : 2,0 cm Bottom : 2,0 cm Left : 3,0 cm Right : 2,0 cm Header : 1,5 cm Footer : 1,5 cm 6. Đánh số trang: đánh máy, dưới mỗi trang, canh phải 7. Đánh số các chương mục: đánh theo số Ả Rập (1, 2, 3…), không đánh theo số La Mã (I, II, III,…) và chỉ đánh số tối đa 3 cấp theo qui định sau: - Tên chương: định dạng theo tiêu đề cấp 1 (heading 1). Ví dụ: CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY……
  14. - Đề mục cấp 2: định dạng theo tiêu đề cấp 2 (heading 2), bắt đầu bằng số thứ tự của chương. Ví dụ: 1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY (trong đó, số 1 đầu tiên là của chương 1, số 4 thứ hai là phần 4 của chương 1) - Đề mục cấp 3: định dạng theo tiêu đề cấp 3 (heading 3). Ví dụ: 1.4.1 Sơ đồ tổ chức công ty (trong đó, số 1 đầu tiên là của chương 1, số 4 là phần 4 của chương 1, số 1 còn lại là mục 1 trong phần 4 của chương 1)
  15. QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Hình sơ đồ, bảng biểu không quá 1/2 trang. Size chữ 12. Hình vẽ, bảng biểu hoặc đồ thị phải đánh số, số được đánh theo từng loại và bao gồm luôn số thứ tự của chương. Ví dụ: Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu nhân sự của đơn vị thực tập XYZ (Nguồn:……) (trong đó, số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương, số 1, 2… tiếp theo là số thứ tự của hình trong chương đó) Bảng biểu phải có tên, có đơn vị tính, có nguồn. Chú ý: - Số phải được phân cách hàng ngàn bằng dấu chấm (.) và phân cách dấu thập phân bằng dấu phẩy (,). - Số phải được canh phải, không canh giữa và không canh trái - Số trong cùng một bảng, biểu hay đồ thị phải có cùng số lượng số thập phân. Tức là nếu lấy 2 số thập phân thì toàn bộ số trong cùng một bảng đều phải có 2 số thập phân. - Không nên để một bảng, sơ đồ cũng như tên và nguồn của bảng, biểu, đồ nằm ở hai trang. Cố gắng để cùng ở một trang. Bảng 1.1: Doanh thu của đơn vị thực tập: 2014- 2016 Ví dụ: ĐVT: triệu đồng
  16. Năm 2014 2015 2016 2017 Doanh thu 2.017.845,25 2.037.425,86 2.100.008,32 2.123.005,06 Nguồn: Báo cáo tài chính của đơn vị thực tập các năm 2014, 2015, 2016, 2017.
  17. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------o0o--------- Font: Times New Roman Size:17; In đậm; Canh giữa Font: Times New Roman Size: 17; In đậm; Canh giữa BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH: ………… … … . Fo nt: Tim es New Roman Size: 24; In đậm; Canh giữa TÊN ĐỀ TÀI . Font:Tim es New Roman Size: 15; In đậm; Canh giữa SVTH:…………………… …. MÃ SV:……………………... GVHD:……………………… Font: Times New Roman Size: 15; In đậm; Canh giữa TP. Hồ Chí Minh – năm 2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2