intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thách thức của toàn cầu hóa đối với du lịch Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Toàn cầu hoá là một phương thức phát triển tất yếu của một thế giới hiện đại, nó đem đến cho các quốc gia trên thế giới những cơ hội phát triển mạnh về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Bài viết Thách thức của toàn cầu hóa đối với du lịch Hòa Bình trình bày vấn đề đặt ra với du lịch Hòa Bình; Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thách thức của toàn cầu hóa đối với du lịch Hòa Bình

  1. THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI DU LỊCH HÒA BÌNH Nguyễn Thị Kim Hoa(*) CHALLEGES OF GLOBALISATION TOWARDS HOA BINH TOURISM Abstract Globalization, a necessary development trend of the modern world, has brought nations in the world opportunities to thrive in all aspects such as economy, culture, politics, society. Globalization is also the process of both sides: the positive side and the negative side. Hoa Binh is known to be an ancient land, a great cultural center - "Hoa Binh Culture". Hoa Binh Province is the place where the largest permanent living concentration of Muong people in Vietnam, and where Muong people maily concentrate to live in lowland areas, the huge and quite flat valleys that are the centers of rich cultures, named Muong Bi, Muong Vang, Muong Thang, Muong Dong. Coming to Hoa Binh, visitors will be experienced, explored and feel the deep cultural values through costumes, cuisine, festivals, and tourism forms... Beside these positives of globalization have provided, Hoa Binh province is facing significant challenges. * 1. Dẫn luận Toàn cầu hóa về bản chất là quá trình tăng lên những mối liên hệ và sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Nói như C.Mác là quá trình lịch sử biến thành lịch sử thế giới. Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóa đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước đây. Hình thức biểu hiện đầu tiên của toàn cầu hoá đó chính là toàn cầu hoá kinh tế. Sự xuất hiện xu thế toàn cầu hóa kinh tế bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, từ nền kinh tế thị trường thế giới. Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với quá trình biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của các công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ...) làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của loài người, đưa loài người từ nền văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, từ cơ khí hóa sản xuất lên tự động hóa, tin học hóa sản xuất. Cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra những biến đổi căn bản và sâu sắc không những trong công nghệ, trong sản xuất, mà còn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. C.Mác và Ph.Ănghen chỉ ra: "Vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi... Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới..." [3, tr.601]. Đồng thời với toàn cầu hoá kinh tế là sự ra đời của các tổ chức quốc tế và khu vực về chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính. Đó là Liên hợp quốc (UN) với 191 nước thành viên, tức là chiếm đại bộ phận các nước trên thế giới. Liên hợp quốc cùng các tổ chức trực thuộc của mình như UNDP, UNESCO, UNFPA, UNICEF, FAO... đang tác động đến tất cả các nước trên thế giới. Ngoài ra là các tổ chức khác như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)... có vai trò ngày càng tăng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị chung của thế giới và khu vực, như giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Liên bang Nga, (*) ThS., Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc.
  2. Brazin... hay việc can thiệp của các tổ chức này cùng với chính phủ của nhiều quốc gia vào việc kìm hãm sự suy thoái kinh tế trong giai đoạn hiện nay của thế giới. Xu hướng toàn cầu hoá trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay và đang diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội mà rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế. Giống như các hiện tượng xã hội khác, toàn cầu hoá là một quá trình mang tính hai mặt, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Khi tiếp nhận, những quốc gia đã làm gì để tận dụng được những cơ hội mà đồng thời giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của nó đó chính là vấn đề khiến cho mỗi quốc gia luôn quan tâm. Trong nhiều lĩnh vực toàn cầu hoá tác động và chi phối, chúng ta không thể không nói đến văn hóa. Hiện nay, câu hỏi lớn được đặt ra và đang giải quyết là liệu có hay không quá trình toàn cầu hóa văn hóa, sức đề kháng văn hóa của các nước có nền kinh tế chậm phát triển liệu có bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển - phương Tây? Như vậy, toàn cầu hoá văn hoá đã tạo ra những cơ hội, thách thức và rủi ro đối với các nền văn hoá khác nhau trong việc quảng bá nền văn hoá của mình ra bên ngoài. Quá trình toàn cầu hoá, các nền văn hoá giao lưu với nhau trong thế bình đẳng, có những chỗ “mạnh”, chỗ “yếu”, có “quyền” tự do nhìn nhận, lựa chọn, thử nghiệm để tiếp nhận từ bên ngoài những giá trị mới khác. 2. Vấn đề đặt ra với du lịch Hòa Bình Hoà Bình được biết đến là một vùng đất cổ, từng là một trung tâm văn hóa lớn - “Văn hóa Hoà Bình”. Điều này được các nhà khoa học trong và ngoài nước chứng minh qua những kết quả nghiên cứu khảo cổ học. Năm 1926, nhà khảo cổ học người Pháp M.Colani tiến hành thám sát các hang động núi đá vôi ở Hoà Bình, phát hiện và khai quật 20 di chỉ có vết tích khảo cổ, thu được một khối lượng hiện vật phong phú. Năm 1927, bà M.Colani đưa ra thuật ngữ “Văn hoá Hoà Bình” để đặt tên cho nền văn hoá này. Năm 1932 tại Hội nghị Tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội chính thức thừa nhận thuật ngữ “Văn hoá Hoà Bình” và nền văn hoá này đã được ra đời và phát triển rực rỡ nhất tại tỉnh Hoà Bình. Tiếp đó ngành khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật, nghiên cứu trên 100 di tích thuộc nền “Văn hoá Hoà Bình”, riêng tỉnh Hoà Bình đã có 70 di tích được phát hiện nghiên cứu. Từ những nghiên cứu về ngôn ngữ, khảo cổ học, dân tộc học, nhân chủng học..., các nhà nghiên cứu nhận định rằng, dân tộc Mường và dân tộc Kinh (Việt) có chung tổ tiên, đó là người Việt cổ (hay còn gọi là Việt - Mường). Trong 54 dân tộc của Việt Nam, người Mường đứng thứ 4 về dân số, sau người Kinh, Tày, Thái. Họ cư trú chủ yếu trong các thung lũng có núi đá vôi bao bọc. Tại Hoà Bình, người Mường cư trú tập trung ở những khu vực có địa hình thấp, thung lũng rộng, tương đối bằng phẳng, là các trung tâm trù phú nhất với những cái tên mường Bi, mường Vang, mường Thàng, mường Động. Hoà Bình còn là địa bàn phát hiện đ- ược nhiều trống đồng, với hai loại chính: Trống loại I Heger (trống Đông Sơn) và trống loại II Heger, trong đó loại II Heger chiếm đa số (trên 100 chiếc) và địa bàn phân bố của nó trùng khít với địa bàn cư trú của người Mường. Trống đồng loại II Heger gắn bó với sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Mường. Chức năng rõ nét của trống đồng là biểu tượng quyền uy của tầng lớp lang đạo và là nhạc cụ dùng trong tang lễ… Trong đời sống thường nhật, trang phục phụ nữ Mường khá đẹp, hoa văn trang trí trang nhã mà tinh tế, kín đáo, chất liệu vải bông mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nhà nghiên cứu Từ Chi tìm thấy từ bố cục hoa văn trang trí của trống đồng Đông Sơn được người Mường tiếp thu, chuyển hoá thành bố cục hoa văn của cạp váy trong trang phục phụ nữ Mường. Người Mường cũng là một trong số các dân tộc ở nhà sàn, với họ nhà sàn không đơn giản chỉ là chỗ ở, mà còn là sự biểu hiện của lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian của cả cộng đồng. Nhà sàn tuy giản dị, song lại lưu giữ trong nó cả một giá trị lịch sử đặc sắc. Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" có nói về việc Rùa vàng dạy cho nhà lang cách dựng nhà sàn với kiểu dáng gần giống hình con rùa khi đứng. Trong tâm linh của người Mường, Rùa là vật
  3. thiêng liêng và thông thái, người ta kiêng ăn thịt rùa. Ngôi nhà sàn Mường không chỉ là nơi ở riêng của một hộ gia đình, mà nó còn là ngôi nhà chung nơi sinh hoạt chung của cả cộng đồng. Đến với Hòa Bình, ta sẽ được trải nghiệm, khám phá và cảm nhận những giá trị văn hóa sâu lắng, vang vọng từ gàn xưa qua những âm thanh trầm bổng, sâu lắng, hào hùng mà quyến rũ của cồng chiêng. Trong đời sống tinh thần của người Mường Hòa Bình, âm thanh cồng chiêng là giá trị linh thiêng nhất trong sinh hoạt văn hóa vì gắn bó suốt cuộc đời mỗi cá nhân. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay tỉnh Hoà Bình còn 9.960 chiếc cồng chiêng, chủ yếu được lưu giữ trong các bản người Mường. Hòa Bình có 36 lễ hội dân gian đã được điều tra, trong đó còn 18 lễ hội được người dân duy trì tổ chức hằng năm, như: hội khai hạ xuống đồng, hội cầu mưa, hội đi săn, hội đánh cá, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới, lễ nạ mạ, lễ cầu mát, lễ nhóm lửa, lễ hội chùa Kè… Nhiều lễ hội đã trở nên nổi tiếng được tổ chức vào dịp đầu năm mới như: Lễ hội cồng chiêng, Lễ hội Chùa Tiên, Lễ hội Khai hạ Mường Bi, Lễ hội Đền Bờ, Lễ hội Xên bản Xên Mường, … Đến nay, thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn nhất ở nước ta, là niềm tự hào, đánh dấu bước đi đầu trên chặng đường CNH, HĐH. Đây là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Liên Xô trước đây. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình xây dựng từ 1979 đến tháng 4 năm 1994, với 8 tổ máy đạt công suất 1.920MW cung cấp 1/3 sản lượng điện toàn Việt Nam. Ngoài ý nghĩa công trình công nghiệp quan trọng, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách. Nhiều hạng mục công trình có giá trị như: Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh uy nghi tọa lạc trên đồi Ông. Tượng cao 18m, nhà truyền thống - nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau, đài tưởng niệm những công dân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hi sinh trên công trình Thuỷ Điện... Vùng hồ Hòa Bình có chiều dài 230 km từ Hòa Bình đến Sơn La. Sông Đà hung dữ nay đã trở thành hồ nhân tạo hiền hòa lớn nhất Đông dương và là khu du lịch hấp dẫn cho du khách. Lòng hồ rộng lớn, núi non trùng điệp, mây trắng bồng bềnh và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một Hạ Long nổi trên núi, hai bên bờ thấp thoáng ẩn hiện những bản Mường,Thái, Dao... còn nguyên nét độc đáo. Du khác có thể ngủ lại tại thuyền để ngắm trăng trên một vùng sông nước hữu tình hay trên các nhà sàn để cùng trải nghiệm qua những điệu rang, điệu ví, thưởng thức rượu cần, các món đặc sản hay hòa mình cùng nhảy múa với các chàng trai, cô gái miền sơn cước. Du lịch là ngành kinh tế, sản phẩm chủ yếu bắt nguồn từ những giá trị văn hóa như: Di tích - lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội, văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống, các môn nghệ thuật cổ truyền, văn hóa dân gian… Với những tiềm năng lợi thế Hòa Bình đang xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng ngày càng hấp dẫn du khách như: du lịch văn hóa cộng đồng gắn du lịch sinh thái tại các điểm trên khu vực hồ Hòa Bình; các điểm cộng đồng Bản Lác, Bản Poong Cọm, Bản Văn... người dân tộc Thái huyện Mai Châu; xóm Giang Mỗ, xóm Ải... người dân tộc Mường huyện Cao Phong, Tân Lạc; xã Hàng Kia, Pà Cò người dân tộc H’mông huyện Mai Châu; các khu rừng đặc dụng Pu Canh, huyện Đà Bắc, Ngọc Sơn - Ngổ Luông, huyện Lạc Sơn - Tân Lạc; Thượng Tiến Kim Bôi... Du lịch tâm linh tại các lễ hội, các điểm di tích lịch sử văn hóa ở Lạc Thủy, Cao Phong, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình... Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại khu du lịch suối khoáng, huyện Kim Bôi, mỏ nước nóng huyện Lạc Sơn... Du lịch thể thao giải trí tại sân gôn Phượng Hoàng, huyện Lương Sơn; thể thao dù lượn tại xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, leo núi bơi thuyền hồ Hòa Bình; đi bộ, xe đạp tại thành phố Hòa Bình... Các chương trình du lịch đều chứa đựng các giá trị văn hóa, cho thấy ngành du lịch đã khai thác các sản phẩm văn hóa để thu lợi nhuận kinh tế. Từ đó sinh ra loại hình dịch vụ du lịch với đặc điểm cơ bản là: dựa vào các sản phẩm văn hóa, mà cụ thể là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để tổ chức thành các tour du lịch thu hút đông đảo khách tham quan trên
  4. khắp mọi miền đất nước cũng như nước ngoài, để giới thiệu với bạn bè quốc tế những đặc trưng văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Hòa Bình. Hiện nay, dịch vụ du lịch đang phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, dịch vụ du lịch đang đặt ra những vấn đề nan giải, ví như: hiện tượng quá chạy theo lợi nhuận bất chấp những hình thức du lịch “treo đầu dê, bán thịt chó”, tình trạng "chặt chém" khách, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du kịch, vấn đề môi trường tại các điểm du lịch nổi tiếng, các gánh hàng rong phần lớn đồ lưu niệm có xuất xứ từ Trung Quốc… chư chú trọng khai thác sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống mà chính cộng đồng dân cư nơi đây sản xuất. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của toàn cầu hóa. Qua đó, Hòa Bình được biết đến nhiều hơn nhờ các kênh thông tin đại chúng, tạo sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Người dân được trang bị kiến thức, kỹ năng nâng cao nhận thức cũng như học những kinh nghiệm quý báu của các nước về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh những mặt tích cực kèm theo là những hạn chế như xu hướng "Phương Tây hóa", văn hóa Tây Âu tràn vào qua con đường du lịch và hội nhập. Cụ thể, người dân ở Hòa Bình tại các khu du lịch phát triển hiện nay chăm học tiếng Anh hơn là học tiếng nói của dân tộc mình, những ngày nghỉ lễ, tết truyền thống của dân tộc thích đi du lịch hơn là ở nhà tham gia vào các công việc tổ chức lễ hội của làng, bản. Trang phục hàng ngày của đàn ông Mường vốn đã đơn giản do đó những năm gần đây có sự biến đổi/mai một nhanh. Nhìn toàn thế giới ta cũng thấy biểu hiện rõ rệt của việc “quốc tế hóa” trang phục hàng ngày theo phong cách châu Âu. Các em nữ sinh dường như không thích mặc váy áo Mường nữa. Có chăng cũng chỉ có một bộ để mặc vào những ngày lễ lớn trong năm. Sự thay đổi trong trang phục ở phụ nữ Mường diễn ra phức tạp hơn và cũng có thể có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về sự thay đổi đó. Sự thay đổi này không chỉ làm mất đi nét đẹp riêng của trang phục Mường mà còn dẫn đến một hệ lụy khác nữa, đó là đặt nghề dệt - nhuộm cổ truyền Mường - một trong những tinh hoa của văn hóa Mường đứng trước nguy cơ suy kiệt dần rồi mất hẳn. Sự thay đổi từ nhà sàn truyền thống sang nhà ngói, nhà bê tông, nhà cao tầng trong vòng 10 - 20 năm trở lại đây là vấn đề được báo chí nhắc đến nhiều. Cùng sự đổi thay của ngôi nhà là biến đổi trong đồ dùng sinh hoạt cũng làm mất dần những tín ngưỡng gắn với nó. Lò bếp cổ truyền dần bị thay thế bằng bếp gas, cuốp là đồ dùng sinh hoạt tối cần thiết trong mọi gia đình người Mường trước kia nay bắt đầu được thay thế bằng nồi cơm điện, nồi hấp bằng nhôm, bằng Inox, nhất là trong các gia đình trẻ; bát đĩa sứ, mâm nhôm thay cho mâm cỗ lá chuối… Du lịch hiện đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Hòa Bình, tạo ra nhiều việc làm và giá trị xuất khẩu. Thế nhưng, hiện nay du lịch ở tỉnh Hòa Bình đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề thách thức để phát triển bền vững. Thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoàn cảnh Hòa Bình còn nhiều khó khăn hạn chế: thực tế tại các danh lam thắng cảnh vẫn hoang sơ, chưa được quy hoạch và những dịch vụ du lịch đi kèm hầu như không có. Tại mỗi điểm du lịch các dịch vụ diễn ra tự phát hầu hết là do nhân dân địa phương tự tổ chức. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn kém, hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Hòa Bình chỉ có một trục đường chính là quốc lộ 6, cảng Thung Nai tàu du lịch hầu hết là của tư nhân đầu tư chưa đạt chuẩn và lạc hậu, chất lượng thấp. Hệ thống thông tin viễn thông chưa phát triển rộng khắp, chất lượng còn hạn chế trong khi giá dịch vụ cao hơn so với các tỉnh bạn. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí còn thiếu. Chất lượng sản phẩm du lịch không cao, chưa đa dạng, phong phú. Các quy định pháp lý về quản lý du lịch chưa đầy đủ và còn không ít bất cập đối với hoạt động kinh doanh du lịch.
  5. Thứ hai, đến thời điểm hiện tại chỉ có một công ty du lịch Hòa Bình, hoạt động xúc tiến du lịch và quảng bá danh lam thắng cảnh nên còn nhiều hạn chế, tuy đã có sự liên kết với các tỉnh, thành phố lân cận, nhưng chưa có sự liên kết trên phạm vi toàn quốc và quốc tế. Điều này khiến Hòa Bình mất đi một nguồn thu rất lớn, đồng thời bỏ lỡ cơ hội “quảng bá” danh lam địa phương tới du khách trong và ngoài nước. Thứ ba, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Hòa Bình thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp, khả năng cạnh tranh yếu. Nhiều cơ sở kinh doanh chưa xây dựng được uy tín, làm ăn mang tính chộp giật, có nơi hoạt động diễn ra tự phát, lộn xộn, thậm chí gây phiền toái cho khách. Những tiêu cực này làm ảnh hưởng xấu đến du lịch Hòa Bình, mặt khác ý thức tôn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch chưa được nâng cao gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của ngành Du lịch. Thứ tư, đội ngũ nhân lực phục vụ cho hoạt động Du lịch đã được đào tạo cơ bản còn ít, yếu về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt, Hòa Bình thiếu người quản lý và phục vụ có trình độ chuyên môn cao trong các cơ sở phục vụ kinh doanh du lịch ở lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, nơi nghỉ dưỡng, cơ sở vui chơi, giải trí…do đó du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ năm, quá trình mở cửa, hội nhập du lịch quốc tế cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan, có thể gây ảnh hưởng và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh Hòa Bình. Có thể nói, tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình rất lớn song chưa được đầu tư đúng mức, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch chưa được đầu tư. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ kém hấp dẫn, công tác tiếp thị, nghiệp vụ còn hạn chế. Các cơ sở kinh doanh du lịch yếu về năng lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, quảng bá sản phẩm, thương hiệu chưa kịp thời. Chất lượng đội ngũ lao động thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao. Các dự án, cơ sở kinh doanh du lịch đã và đang hoạt động còn ít. Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức quản lý du lịch hạn chế. Tác động của giá cả thị trường các mặt hàng tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến lượng khách thăm quan du lịch. Vì vậy, để du lịch Hòa Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu mới có thể đón nhận được sự quan tâm của du khách bốn phương. 3. Một số giải pháp Hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững gắn với khai thác các giá trị văn hóa truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, ngành Du lịch nói chung và ngành Du lịch Hòa Bình nói riêng cần thực hiện một số giải pháp mang tính đột phá sau: Rà soát kĩ các điều kiện cần thiết, lập quy hoạch, lêm kế hoạch phục vụ phát triển du lịch ở Hòa Bình một cách đồng bộ mang tính chuyên nghiệp cao tránh tình trạng đầu tư phát triển tràn lan, thiếu hiệu quả. Kiện toàn hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch địa phương. Đa dạng hóa cơ hội để thúc đẩy cộng đồng tham gia, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn hóa về du lịch ở địa phương. Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch phát triển kênh thông tin cá biệt và cơ chế trao đổi thông tin giữa chính quyền và người dân liên quan đến khai thác giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch mang tính bền vững. Tái phân phối lại lợi nhuận kinh tế từ du lịch cho cộng đồng qua nguồn lợi tài chính, xã hội, giải trí... khi khai thác các nguồn lợi tài nguyên thuộc về cộng đồng. Thường xuyên theo định kỳ, cơ quan quản lý phải tiến hành các hoạt động đánh giá tác động môi trường - văn hóa - xã hội tới phát triển du lịch. Thực thi các công cụ bảo vệ môi trường, cùng các tổ chức phi chính phủ, ban quản lý môi trường... tổ chức nâng cao ý thức
  6. cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên liên quan đến cảnh quan phát triển du lịch. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên toàn quốc và các đơn vị, tổ chức hoạt động du lịch lữ hành quốc tế. Tham gia các Hội chợ xúc tiến hoạt động quảng bá, du lịch, cải thiện sản phẩm du lịch. Xây dựng chương trình, tour du lịch hấp dẫn và hợp lý. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Từ Chi (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 2. Jean Cusinier (1996), Người Mường – Địa lý nhân văn và xã hội, Nxb Lao động. 3. C. Mác-Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tr.4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 4. Đặng Thị Minh Phương, Nhìn nhận về toàn cầu hóa, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số 4, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 5. Phạm Thái Việt (2006), Toàn cầu hoá: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. TÓM TẮT Toàn cầu hoá là một phương thức phát triển tất yếu của một thế giới hiện đại, nó đem đến cho các quốc gia trên thế giới những cơ hội phát triển mạnh về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Toàn cầu hoá còn là quá trình mang tính hai mặt, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Hoà Bình được biết đến là một vùng đất cổ, một trung tâm văn hóa lớn - “Văn hóa Hoà Bình". Tỉnh Hoà Bình là nơi cư trú tập trung và đông nhất của người Mường ở Việt Nam, tại đây người Mường cư trú tập trung ở những khu vực có địa hình thấp, là những thung lũng rộng, tương đối bằng phẳng là các trung tâm văn hóa trù phú với những tên gọi mường Bi, mường Vang, mường Thàng, mường Động. Đến với Hòa Bình, du khách sẽ được trải nghiệm, khám phá và cảm nhận những giá trị văn hóa sâu lắng thông qua trang phục, ẩm thực, lễ hội, các loại hình du lịch... Bên cạnh những mặt tích cực mà toàn cầu hóa mang lại, tỉnh Hòa Bình đang gặp phải những thách thức không nhỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
47=>2