intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

92
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là 1 loại bệnh tâm thần, thường gặp nơi thanh và tráng niên. YHCT xếp vào loại “Điền cuồng”, “Bách Hợp Bệnh”. Điên thuộc Âm chứng, Cuồng thuộc Dương chứng. B. Nguyên nhân + Điên: do lo nghĩ quá độ, tân dịch bị ngừng trệ, đờm che lấp thanh khiếu gây ra. + Cuồng: do khí uất hóa ra Hoả, kết hợp với đờm trọc, Hoả của Can Đở m bốc lên, tâm thần bị quấy nhiễu gây ra bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng còn có thể do di truyền, cảm nhiễm. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - TÂM THẦN PHÂN LIỆT

  1. THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU TÂM THẦN PHÂN LIỆT (Tinh Thần Phân Liệt - Schizophrénia - Schizophrenia) A. Đại cương Là 1 loại bệnh tâm thần, thường gặp nơi thanh và tráng niên. YHCT xếp vào loại “Điền cuồng”, “Bách Hợp Bệnh”. Điên thuộc Âm chứng, Cuồng thuộc Dương chứng. B. Nguyên nhân + Điên: do lo nghĩ quá độ, tân dịch bị ngừng trệ, đờm che lấp thanh khiếu gây ra. + Cuồng: do khí uất hóa ra Hoả, kết hợp với đờm trọc, Hoả của Can Đở m bốc lên, tâm thần bị quấy nhiễu gây ra bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng còn có thể do di truyền, cảm nhiễm.
  2. C. Triệu chứng + Điên: u uất, khờ dại, ngủ nhiều, nói lẩm bẩm một mình, người cứng như khúc gỗ. + Cuồng: thích leo trèo lên cao, ca hát, chạy nhảy, xé quần áo, đánh chử người khác, la hét suốt ngày, không ngủ cả ngày lẫn đêm. + Bách Hợp Bệnh: ảo giác, ảo thính, luôn tự nghĩ mình bị ám hại, nói năng khoác lác, lúc nào cũng tự trách Bản thân. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh Tâm, thông khiếu, khoát đờm, giáng trọc làm chính. . Điên: tiềm dương, tả Hoả. . Cuồng: lý khí, khai uất. . Bách Hợp bệnh: dựa theo chứng trạng mà chọn huyệt. Huyệt chính:
  3. Nhóm 1: Đại Chùy (Đc.14) + Định Thần + Phong Trì (Đ.20) + Cưu Vỹ (Nh.15) thấu Thượng Quản (Nh.13) + Gian Sử (Tb.5) thấu Chi Câu (Ttu.6) . Nhóm 2: Á Môn (Đc.15) + Bá Hội (Đc.20) thấu Tứ Thần Thông + Ấn Đường thấu điểm giữa mũi + Kiến Lý (Nh.11) + Nội Quan (Tb.6) + Thông Lý (Tm.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) . Huyệt phụ: Thính Cung (Ttr.19) + Ế Phong (Ttu.17) + Tinh Minh (Bq.1) + An Miên + Thần Đường (Bq.44) + Can Du (Bq.18) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hổ Biên + Dương Lãng Tuyền (Đ.34) + Lãi Câu (C.5) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Thương (P.11) + Lao Cung (Tb.8) + Đại Chung (Th.4) + Thần Môn (Tm.7) . Cách châm: + Cuồng: Dùng nhóm I, đồng thời có thể thêm Lao Cung (Tb.8), Thiếu Thương (P.11), Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3), An Miên. + Điên: Dùng nhóm II, có thể phối hợp Đại Chung (Th.4), Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Lãi Câu (C.5), Thần Môn (Tm.7) . + Bách Hợp: Tùy chứng mà chọn huyệt.
  4. Thí dụ như ảo thính thêm Thính Cung (Ttr.19); ảo giác thêm Tinh Minh (Bq.1) ... Huyệt Định Thần có thể châm xiên, hướng mũi kim lên, sâu đến 1, 5 thốn, Đại Chùy châm sâu 1, 5 thốn; Á Môn sâu 1, 5 thốn (huyệt này pHải lấy huyệt cho chính xác, khi châm pHải thận trọng). 2- Thập Tam Quỷ Huyệt: Nhân Trung (Đc.26) + Thiếu Thương (P.11) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Đại Lăng (Tb.5) + Thân Mạch (Bq.62) [cứu châm] + Phong Phủ (Đc.16) + Giáp Xa (Vi.6) [ôn châm] + Thừa Tương (Nh.24) + Lao Cung (Tb.8) + Thượng Tinh (Đc.23). Nam dùng Hội Âm, Nữ dùng Ngọc Môn Đầu (huyệt ở tại phía trước miệng âm đạo) + Khúc Trì (Đtr.11) (Hoả châm) + Hải Tuyền (châm ra máu). 13 huyệt trên cứ theo thứ tự mà châm (Thiên Kim Phương). 3- Cự Khuyết (Nh.14), cứu 20 - 30 tráng + Tâm Du (Bq.15) 2 bên mỗi bên 5 tráng (Biển Thước Tâm Thư). 4- Khúc Trì (Đtr.11) + Tuyệt Cốt (Đ.39) + Bá Lao + Dũng Tuyền (Th.1) (Châm Cứu Đại Thành). 5- Thiếu Hải (Tm.3) + Gian Sử (Tb.5) + Thần Môn (Tm.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hậu Khê (Ttr.3) + Phục Lưu (Th.7) + Ty Trúc Không (Ttu.23).
  5. . Kèm si ngốc, dại khờ thêm Thần Môn (Tm.7), Thiếu Thương (P.11), Dũng Tuyền (Th.1), Tâm Du (Bq.15) (Thần Ứng Kinh). 6- Phi Dương (Bq.58) + Thái Ất (Vi.23) + Hoạt Nhục Môn (Vi.24) (Phổ Tế Phương). 7- Huyệt chính: Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) . Huyệt phụ chia làm 2 nhóm: a - Phong Nham + Nhân Trung (Đc.26) +Tam Âm Giao (Ty.6) . b- Ế Minh + Hợp Cốc (Đtr.4) thấu Lao Cung (Tb.8) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách). 8- Nhóm 1: Thiên Xung (Đ.9) + Phong Trì (Đ.20) + Bá Hội (Đc.20) + Công Tôn (Ty.4) + Đầu Duy (Vi.8). Nhóm 2: Thân Mạch (Bq.62) + Bá Hội (Đc.20) + Phong Trì (Đ.20) + Tâm Du (Bq.15) + Hậu Khê (Ttr.3) . Nhóm 3: Ty Trúc Không (Ttu.23) + Nhân Trung (Đc.26) + Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) .
  6. Nhóm 4: Côn Lôn (Bq.67) + Bá Hội (Đc.20) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hậu Khê (Ttr.3) + Thân Mạch (Bq.62) (Châm Cứu Học Giản Biên). 9- Châm tả Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) + Kiến Lý (Nh.11) + bổ Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Trị Liệu Học). 10- Nhóm 1: Bá Hội (Đc.20) + Thuỷ Câu (Đc.26) + Bản Thần (Đ.13) + Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Hành Gian (C.2) + Thân Mạch (Bq.62) + Côn Lôn (Bq.67) + Đại Lăng (Tb.7). Nhóm 2: Đại Chùy (Đc.14) + Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24) + Dũng Tuyền (Th.1) + Thiếu Thương (P.11) + Gian Sử (Tb.5) + Thân Trụ (Đc.12) + Cự Khuyết (Nh.14) + Phong Thị (Đ.31) + Phong Phủ (Đc.16) + Suất Cốc (Đ.8) + Nhân Trung (Đc.26) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Đại Lăng (Tiết.7) + Cưu Vĩ (Nh.15) + Trung Quản (Nh.12) + Lao Cung (Tb.8) + Thân Mạch (Bq.62) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học). 11- An Miên 1, An Miên 2 (Châm Cứu Học HongKong).
  7. 12- Tâm Hoả Thịnh: tả Hoả, trấn Tâm: châm tả Lao Cung (Tb.8) + Gian Sử (Tb.5) + Thuỷ Câu (Đc.26) + Thần Môn (Tm.7) + Thiếu Thương (P.11) (ra máu]. . Đờm Thịnh: Công Đờm, an Tâm, châm tả Tâm Du (Bq.15) + Đại Lăng (Tb.7) + Thần Môn (Tm.7) + Phong Long (Vi.40) +Túc Tam Lý (Vi.36) + Nhân Trung (Đc.26) + Bá Hội (Đc.20) . . Hoả Thịnh Thương Âm: tư â m giáng Hoả, an thần định chí, châm bình bổ bình tả Dũng Tuyền (Th.1) + Thái Khê (Th.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Khích (Tm.6) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2