intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về mang thai hộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mang thai hộ là một quy định được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014. Trong phạm vi bài viết, này nhóm tác giả sẽ phân tích thực trạng áp dụng một số quy định pháp luật về việc mang thai hộ trong, từ đó kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về mang thai hộ

  1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Trần Chí Tài, Lý Thu Thảo* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Mang thai hộ là một quy định được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014. Hiện nay, vấn đề vô sinh của các cặp vợ chồng trẻ ngày càng nhiều và nó cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình không ít. Mặc dù trình độ khoa học phát triển nhưng vẫn không giải quyết hết được những vấn đề sinh sản đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh, một phần do nhu cầu quá nhiều và có những trường hợp đã thực hiện nhiều lần kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không thành công. Vì vậy việc mang thai hộ là một biện pháp giúp họ có con như mong muốn. Trong phạm vi bài viết, này nhóm tác giả sẽ phân tích thực trạng áp dụng một số quy định pháp luật về việc mang thai hộ trong, từ đó kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện vấn đề này. Từ khoá: hiếm muộn, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang thai hộ, sinh con, vô sinh. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thống kê của ngành y tế cho biết vấn đề vô sinh hiếm muộn đang là gánh nặng trong lĩnh vực sản phụ khoa của Việt Nam với tỷ lệ vô sinh hiếm muộn là gần 8% dân số [1]. Vấn đề vô sinh hiếm muộn của các cặp vợ chồng trẻ đã ảnh hưởng ít nhiều đến hạnh phúc gia đình. Mặc dù trình độ khoa học phát triển nhưng vẫn không giải quyết hết được những vấn đề sinh sản đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh, một phần do nhu cầu quá nhiều và có những trường hợp đã thực hiện nhiều lần kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không thành công. Mong muốn của các cặp vợ chồng có một đứa con cùng huyết thống với mình là mong muốn chính đáng vì đứa con được xem như cầu nối cũng như là hạnh phúc của hai vợ chồng. Vì thế việc mang thai hộ là biện pháp cuối cùng giúp họ có được con như họ mong muốn khi họ đã áp dụng hết tất cả các biện pháp hỗ trợ sinh sản mà người phụ nữ vẫn không thể mang thai được. Trước đây, nhu cầu mang thai hộ khá phổ biến nhưng do pháp luật cấm nên nhiều cặp vợ chồng phải ra nước ngoài để thực hiện trái phép việc mang thai hộ hoặc tìm đến những dịch vụ mà pháp luật không cho phép như “đẻ thuê”, tiềm ẩn những hậu quả pháp lý và thiệt hại khó lường trước được. Quy định về mang thai hộ đã được Quốc hội thông qua lần đầu tiên và được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nhưng còn nhiều bất cập, nhiều khe hở pháp luật bị kẻ xấu lợi dụng. 1956
  2. 2 THỰC TRẠNG Thứ nhất, trong Luật HN&GĐ 2014 chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Cụ thể, ở khoản 23 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 “Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác”[2]. Ở đây, pháp luật chưa quy định rõ việc hưởng lợi ích về kinh tế hoặc lợi ích khác là gì. Ví dụ về trường hợp việc em trong nhà nhờ chị ruột của mình mang thai hộ chị A đồng ý và được vợ chồng cô em bồi dưỡng đầy đủ trong thời gian mang thai, sau khi sinh hạ thành công đứa trẻ chị A tiếp tục được nhận một khoản tiền lớn để phục hồi sức khỏe sau sinh. Với trường hợp này có được xem là mang thai hộ vì mục đích thương mại hay không? Rõ ràng để kiểm soát những trường hợp tương tự như thế này thì rất khó bởi vì để xác định những khoản tiền mà chị A nhận hoàn toàn có phải là tiền bồi dưỡng hay không hay là thù lao của việc mang thai hộ. Vì vậy, cần phải có tiêu chí rõ ràng và chi tiết việc mang thai hộ vì mục đích thương mại thì mới có thể hạn chế được các biến tướng của việc mang thai hộ trên thực tế. Theo nhóm tác giả, khoản 23 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 cần sửa đổi bổ sung như sau: “Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế; cho, nhận tài sản có giá trị lớn”[2]. Thứ hai, một trong những yêu cầu quan trọng về điều kiện của người mang thai hộ là bản thân người này phải đã từng sinh con. Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ban hành ngày 28/01/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì có thể xác định, việc xác nhận người mang thai hộ “đã từng sinh con” thuộc thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm điều này là không cần thiết bởi lẽ sẽ làm tăng tính phức tạp về thủ tục. Với điểm e khoản 1 Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, nhóm tác giả đề nghị bên nhờ mang thai hộ chỉ cần cung cấp “ ản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này”[4] để tránh sự rườm rà không cần thiết, việc người mang thai hộ đã từng sinh con có thể chứng minh dễ dàng qua việc họ xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của bất kỳ người con nào của họ, và như vậy sẽ trở nên đơn giản hóa về mặt thủ tục cũng như phù hợp với Luật Hộ tịch, tạo thuận lợi cho các bên trong việc thực hiện hồ sơ đề nghị mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Thứ ba, về vấn đề quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được ghi nhận theo khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 thì “Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”[2]. Với quy định này thì việc sinh con sẽ gắn liền với trách nhiệm nuôi con dưới 12 tháng tuổi và trong trường hợp này thì người chồng không được yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì không tuân thủ theo nguyên tắc này. Bởi lẽ, người vợ được nhờ mang thai hộ sau khi sinh con sẽ có trách nhiệm phải giao con cho cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai. Nghĩa là không có gắn liền với trách nhiệm nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Với quy định tại 1957
  3. khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 chỉ đang hướng đến quy định về vấn đề sau khi người được nhờ mang thai hộ đã mang thai, sinh con và giao con lại cho cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai thì người chồng của người được nhờ mang thai hộ sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn đối với vợ của họ. Nhưng quy định của pháp luật hiện hành lại không nêu rõ trong khoảng thời gian bao lâu thì người chồng của người được nhờ mang thai hộ không được thực hiện quyền yêu cầu ly hôn: 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng. Với trường hợp đặc biệt này người phụ nữ sinh con thông qua việc nhờ mang thai hộ thì sau khi sinh con họ không gắn liền với trách nhiệm phải nuôi dưỡng con mà chỉ cần có một khoảng thời gian để hồi phục thể trạng sức khỏe như ban đầu. Chính vì thế, quy định về việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ mang thai và sinh con theo khoản 3 Điều 51 của Luật HN&GĐ 2014 cần phải có một hướng dẫn cụ thể để đảm bảo quyền chính đáng cho người phụ nữ được nhờ mang thai hộ và người chồng của họ trong vấn đề hôn nhân. Thứ tư, theo quy định tại khoản 3 Điều 97 và khoản 2 Điều 98 Luật HN&GĐ 2014 có quy định về việc hưởng chế độ thai sản đối với người phụ nữ được nhờ mang thai hộ và người phụ nữ nhờ mang thai hộ. Trong khi đó, tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định rất cụ thể về chế độ hưởng thai sản này như sau: “Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần; người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi”[3]. Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng được hưởng chế độ thai sản thì còn có “Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con”[3]. Nội dung quy định tại điểm này, thì chỉ có người chồng của người được nhờ mang thai hộ (người trực tiếp sinh con) mới được hưởng chế độ thai sản, tức là được phép nghỉ một số ngày làm việc tùy theo trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 để chăm sóc vợ cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong trường hợp vợ sinh con. Có thể thấy Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành không đề cập đến trường hợp lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội là người chồng trong cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ có được phép nghỉ hưởng chế độ thai sản hay không nếu ngay sau khi sinh con người được nhờ mang thai hộ chuyển giao con ngay cho cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ chăm sóc và nuôi dưỡng. Như vậy, chúng tôi đề xuất tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cần sửa đổi bổ sung về đối tượng được hưởng chế độ thai sản như sau “Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con và lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ là người nhờ mang thai hộ”. Cần có quy định như thế để người chông có vợ trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể cùng với vợ của mình chăm sóc và nuôi dưỡng người con sau khi bàn giao[3]. Thứ năm, về điều kiện của người được nhờ mang thai hộ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ 2014: “Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ” [2]. Hiện nay, khái niệm về “độ tuổi phù hợp” của nữ giới để có đủ 1958
  4. điều kiện mang thai hộ vẫn là một khái niệm mang tính chất định tính. Dưới góc độ nghiên cứu về mặt y học, thì độ tuổi mang thai và sinh con tốt nhất đối với người mẹ là khoảng từ 22 đến dưới 34 tuổi theo. Nhưng trong các văn bản hướng dẫn thi hành thì vấn đề về độ tuổi chưa được quy định cụ thể. Mặt khác, khi người được nhờ mang thai hộ đã có “xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ”, thì đã chứng minh được người được nhờ mang thai hộ có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện việc mang thai và sinh con. Chủ thể mang thai hộ có tuổi tác cao hơn so với nghiên cứu độ tuổi sinh nở về mặt y học, nếu họ đã có xác nhận về mặt y tế là đảm bảo sức khỏe, có khả năng mang thai và sinh con thì cũng cần tạo điều kiện cho họ được có cơ hội thực hiện. Vì vậy, theo nhóm tác giả kiến nghị, thì cần phải sửa đổi nội dung quy định về điều kiện của người được nhờ mang thai hộ tại điểm này là “Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ”, nếu cần thiết thì nên quy định thêm về “độ tuổi phù hợp để đủ điều kiện thực hiện việc mang thai hộ, có thể áp dụng một phần nghiên cứu về mặt y học, đó là từ đủ 22 tuổi trở lên”. Như vậy, sẽ giúp cho các chủ thể được nhờ mang thai hộ có cơ hội được thực hiện việc làm nhân đạo của mình. Thứ sáu, tại điểm h Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP yêu cầu hồ sơ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần phải có “Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ”[4]. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, pháp luật hiện hành chưa dự liệu về việc nếu rơi vào trường hợp người chồng của người mang thai hộ bị mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi thì sẽ được giải quyết như thế nào. Rõ ràng, đối với trường hợp người chồng mất năng lực hành vi dân dự hoặc có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi thì không thể có khả năng thể hiện ý chí về sự đồng ý hay không đồng ý để vợ thực hiện mang thai hộ, khi đó, yêu cầu về bản xác nhận nêu trên trong hồ sơ là không có cơ sở. Điều này tạo ra những khó khăn nhất định trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế cho cả các bên tham gia cũng như cơ sở y tế khi thẩm định hồ sơ. Vì vậy với điều kiện về sự đồng ý của người chồng trong việc thể hiện sự đồng ý bằng văn bản của người chồng của người mang thai hộ là bắt buộc, dẫn đến hệ quả là người mang thai hộ dù đủ các điều kiện khác nhưng không có văn bản đồng ý của người chồng thì cũng không thể thực hiện được. Do đó, quy định về điều kiện “người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng” tại điểm d khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014 và yêu cầu bản xác nhận của người chồng tại điểm h khoản 1 Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP là cần thiết nhưng cần có những hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia khi người chồng của người mang thai hộ bị mất năng lực hành vi dân sự. 3 KẾT LUẬN Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một trong những quy định tiến bộ đậm chất nhân văn trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm ghi nhận và bảo vệ quyền làm cha, mẹ của các cá nhân kém may mắn trong cộng đồng. Với quy định của pháp luật về việc mang thai hộ cho thấy những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta một cách toàn diện và không thể phủ nhận những giá trị tích cực mà họ đã mang lại trong việc điều chỉnh các quan hệ xã 1959
  5. hội. Và nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngành y tế mà hiện nay, hình thức mang thai hộ được ra đời và đi vào thực tiễn bởi có các cặp vợ chồng muốn làm cha, làm mẹ nhưng không thể tự mình mang thai, như vậy mới giúp họ thực hiện được tiên chức làm cha, làm mẹ một cách tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://tuyengiao.vn/dan-so-va-phat-trien/gan-8-dan-so-viet-nam-gap-van-de-vo-sinh- hiem-muon-121269 [2] Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. [3] Luật Bảo hiểm xã hội 2014. [4] Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ban hành ngày 28/01/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. 1960
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1