Thực trạng phát triển du lịch ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế) và đề xuất định hướng phát triển
lượt xem 5
download
Để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại Hương Trà, bài nghiên cứu này đề xuất một số định hướng chủ yếu nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch ở một địa phương có nhiều tiềm năng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng phát triển du lịch ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế) và đề xuất định hướng phát triển
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HƯƠNG TRÀ (THỪA THIÊN HUẾ) VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỖ TRỌNG THIÊN SƠN Học viên Cao học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: thiensondhsp@gmail.com Tóm tắt: Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, hoạt động khai thác các điểm du lịch trên địa bàn Hương Trà trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết giá trị và tiềm năng sẵn có. Để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại Hương Trà, bài nghiên cứu này đề xuất một số định hướng chủ yếu nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch ở một địa phương có nhiều tiềm năng. Từ khóa: Hương Trà, du lịch, khai thác, lịch sử, văn hóa, lưu trú, dịch vụ. 1. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [3; tr. 1]. Trong xu hướng chung đó, Hương Trà cũng đang dần chuyển mình bằng cách tận dụng tối đa tiềm năng hiện có của địa phương và đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm làm tăng thêm giá trị và sức hút của ngành kinh tế quan trọng này. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa như mong đợi, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một vấn đề đặt ra đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân thị xã Hương Trà là cần phải nhận thức đầy đủ thế mạnh và hạn chế về tiềm năng, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế và quan trọng hơn là đề xuất một định hướng cho sự phát triển bền vững ngành du lịch ở Hương Trà trong thời gian đến. 2. NỘI DUNG 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của Hương Trà Hương Trà có diện tích tự nhiên 40.274,57ha, chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng gò đồi - miền núi, vùng đồng bằng bán sơn địa, vùng đầm phá ven biển cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã mang đến cho Hương Trà những tạo vật của thiên nhiên, những danh lam, thắng cảnh tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, Hương Trà là nơi có lưu giữ nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử - văn hóa, những làng nghề tiểu thủ công, những sản vật do bàn tay tài hoa của con người tạo ra [1; tr. 25]. Do nằm ở vị trí được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Bồ và sông Hương, nối liền vùng rừng núi Trường Sơn với phá Tam Giang nên giao thông đường thủy thuận lợi, tạo điều kiện cho sự thông thương, phát triển kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong huyện cũng như giữa thị xã với thành phố Huế và các huyện lân cận. Những yếu tố tự nhiên đó tạo nên những cảnh quan rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, như: Núi Kim Phụng (Hương Thọ), Khe Lạnh (Bình Điền), Rú Chá (Hương Phong), 7km bờ biển và 739ha mặt nước đầm phá (Hải Dương, Hương Phong)... Qua quá trình xây dựng và phát triển, Hương Trà cũng là một vùng đất có nhiều di tích lịch sử - văn hóa như: lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, Văn miếu triều Nguyễn (Hương Hồ), các đình chùa khá nổi tiếng như chùa Thiên Mụ, Huyền Không và Huyền Không 26
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Sơn thượng, đình và chùa La Chữ, đình làng Văn Xá, phố cổ Bao Vinh, cảng cổ Thanh Hà (Hương Vinh)... Không những thế, Hương Trà còn là một vùng đất với những sản vật từ vườn và sản phẩm từ các ngành nghề thủ công truyền thống khá phong phú. Các sản vật từ vườn nổi tiếng như quýt Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, củ kiệu La Chữ, chè Hải Cát... Cùng với đó là các lễ hội dân gian truyền thống, như lễ hội điện Hòn Chén, Cầu ngư… Tất cả những thuận lợi từ thiên nhiên và nhân tạo mang lại cùng với đặc thù nằm liền kề thành phố Huế, trên trục giao thông xuyên Á, tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, trên trục phát triển đô thị chủ đạo của tỉnh, cụm du lịch trọng điểm Huế và vùng phụ cận, nên Hương Trà rất có tiềm năng phát triển mạnh về du lịch - dịch vụ. Có thể khẳng định với tiềm năng như trên, thị xã Hương Trà hiện nay có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch tâm linh; du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa - lịch sử; du lịch ẩm thực… 2.2. Tình hình hoạt động du lịch tại Hương Trà và những hạn chế còn tồn tại Tại địa bàn Hương Trà, lượng khách du lịch vẫn rất lẻ tẻ, manh mún. Tuy hoạt động dịch vụ - du lịch có phát triển hơn so với trước, nhưng vẫn còn mang tính tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn hạn chế. Năm 2017, tổng lượt khách đến tham quan tại thị xã Hương Trà đạt khoảng 254.000 người. Trong đó, có khoảng 100.000 lượt khách quốc tế, khách lưu trú gần như không đáng kể [9; tr.1]. Trong khi đó, cũng trong năm 2017, khách du lịch đến Huế đạt 3.800.012 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1.501.226 lượt, khách lưu trú đạt 1.847.880 lượt [7; tr.1]. Như vậy có thể thấy, lượng khách đến với Hương Trà chỉ chiếm gần 1/15 so với tổng lượng khách đến với tỉnh Thừa Thiên Huế. Những con số đó cho thấy, với những tiềm năng mà Hương Trà có được, sức hút và hiệu quả từ ngành du lịch của Hương Trà mang lại còn quá thấp. 4000000 3500000 3000000 2500000 2000000 Khách Nội địa Khách Quốc tế 1500000 1000000 500000 0 Hương Trà Tỉnh Thừa Thiên Huế Sơ đồ thể hiện tương quan lượng khách du lịch đến Hương Trà và tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2017. Các địa điểm, cảnh quan thiên nhiên có tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch chủ yếu hình thành tự phát, do người dân tạo ra, không có sự đồng bộ, thiếu tính tổ chức. Những địa điểm như 27
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Khe Lạnh, Rú Chá,... đều chỉ được biết đến thông qua truyền miệng, vẫn còn rất hoang sơ, khách du lịch chủ yếu ghé đến để tắm hoặc chụp ảnh tự phát, không hề có những dịch vụ đi kèm. Công tác tuyên truyền giữ gìn vệ sinh tại các địa điểm du lịch cũng không được đảm bảo dẫn đến khá nhiều cảnh quan thiên nhiên giảm chất lượng trong mắt khách du lịch. Bên cạnh đó, các công trình như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ mặc dù đã đưa vào khai thác theo hệ thống, tuy nhiên hiệu quả đem lại là chưa cao, những dịch vụ vận tải, lưu trú đi kèm là quá yếu kém. Khách thường xuyên chỉ theo tour ghé đến tham quan rồi trở lại thành phố Huế hoặc vào lưu trú tại Đà Nẵng, Hội An chứ chưa thể sử dụng dịch vụ vận tải và lưu trú tại địa phương. Các địa điểm và di tích còn lại như Văn miếu triều Nguyễn (Hương Hồ), phố cổ Bao Vinh, cảng cổ Thanh Hà (Hương Vinh), địa đạo Khe Trái (Hương Vân), các hồ chứa nước thủy lợi (Hương Xuân, Hương Hồ, Hương Thọ); hồ thủy điện (Hương Vân, Bình Điền) cùng nhiều đình, chùa, di tích lịch sử cách mạng cùng các cảnh quan thiên nhiên đặc sắc khác gần như không được chú trọng, công tác trùng tu, phục trạng di tích gần như lẻ tẻ, không đảm bảo chất lượng, đồng nghĩa với tình trạng xuống cấp. Theo số liệu khảo sát thực tế, có đến hơn 50% các di tích đang bị hư hại [4; tr.9]. Công tác đầu tư quảng bá và xây dựng các dịch vụ đi kèm hầu như không có. Các dự án du lịch sinh thái tại các hồ thủy lợi như tại hồ Thọ Sơn, Rú Chá gần như chỉ nằm trên giấy, bị bỏ ngõ và chậm được xúc tiến. Là vùng đất có nhiều lễ hội cũng như làng nghề đặc trưng nổi tiếng, tuy nhiên việc khai thác đồng bộ và phát huy các giá trị nhân văn trong văn hóa địa phương của Hương Trà vẫn chưa có bước đột phá. Việc tận dụng thế mạnh về du lịch biển và du lịch đầm phá còn nhiều hạn chế. Chưa hình thành và liên kết có hệ thống sự đóng góp của cộng đồng địa phương trong việc triển khai các mô hình du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch khám phá trên tiềm năng bờ biển và mặt nước đầm phá tại 2 xã Hải Dương và Hương Phong. 2.3. Nguyên nhân của tình trạng trên Việc phát triển của ngành du lịch Hương Trà vẫn còn những hạn chế, chủ yếu là do các nguyên nhân sau: - Việc quản lý, khai thác các địa điểm du lịch còn hạn chế, thiếu vốn và thiếu chiến lược đầu tư đồng bộ, hiệu quả; dịch vụ lưu trú còn chưa được quan tâm, chú trọng thực sự. - Có thể thấy rằng việc nằm cạnh trung tâm du lịch như Huế cũng là lợi thế khi thu hút được khách nhưng đồng thời cũng là hạn chế bởi du khách chỉ quan tâm đến Huế và thường sẽ lưu trú và sử dụng dịch vụ tại Huế có nhiều sức hấp dẫn hơn. - Hệ thống điểm du lịch ở Hương Trà phong phú, đa dạng, lại phân bố trên địa bàn khá rộng, nhiều di tích bị hư hại nặng nề do hậu quả chiến tranh, yếu tố thời gian, thiên tai. Vì vậy, cần nguồn vốn rất lớn ban đầu để trùng tu, tạo cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng du lịch. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn đầu tư còn nhiều khó khăn và không đủ kinh phí để thực hiện. Hiện nay, việc khai thác phát triển du lịch Hương Trà cần nguồn vốn để xây dựng, đầu tư, trùng tu, tôn tạo cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng du lịch rất lớn; tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn đầu tư còn nhiều khó khăn, không đủ kinh phí để thực hiện. 2.4. Đề xuất định hướng phát triển du lịch của Hương Trà Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời phát huy hơn nữa hiệu quả khai thác các địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài của ngành du lịch, việc định hướng cần quan tâm đến các khía cạnh sẽ được trình bày dưới đây. 28
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 2.4.1. Định hướng kinh doanh Cần mở rộng thị trường khách du lịch, trong đó tập trung khai thác các thị trường quốc tế từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và Đông Nam Á, vì đây là những thị trường có nhu cầu lớn đối với các loại hình du lịch; đồng thời, chú trọng khai thác thị trường nội địa ở phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và phía Nam chủ yếu là TP Hồ Chí Minh. Việc khai thác các địa điểm phục vụ mục đích du lịch phải gắn liền với công tác vệ sinh môi trường, bảo tồn để giữ gìn giá trị của các địa điểm du lịch đó. Xây dựng các tuyến, điểm du lịch trên cơ sở các địa điểm với các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch trải nghiệm khám phá, du lịch hoài niệm, du lịch tôn giáo, tham quan nghiên cứu,... nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, làm tăng sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá bằng nhiều hình thức đến các thị trường trọng điểm; tham gia đầy đủ các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu hình ảnh du lịch Hương Trà với hệ thống các điểm tham quan nổi bật, đặc sắc. 2.3.2. Định hướng đầu tư Hương Trà cần có chủ trương đầu tư trọng tâm, tập trung vào từng điểm và cụm di tích cụ thể để hoàn thiện cả công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, cảnh quan xung quanh để khi đưa vào sử dụng sẽ tạo ra hiệu quả khai thác cao hơn. Về việc xây dựng hay trùng tu, tôn tạo các điểm du lịch, chủ yếu tập trung ở những điểm du lịch có lợi thế nổi bật về tiềm năng, nhằm phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về điện, cấp thoát nước, vệ sinh, cảnh quan môi trường,... tại các điểm di tích đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch. Cụ thể: - Đầu tư phát triển du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn gắn với thành phố Huế, thị xã Hương Thủy gồm: quần thể lăng Minh Mạng, lăng Gia Long; điện Hòn Chén, phố cổ Bao Vinh, cảng cổ Thanh Hà, Văn Miếu, di tích lịch sử cách mạng địa đạo Khu ủy Trị Thiên, nhà thờ danh nhân Đặng Huy Trứ, khu di tích Chăm Pa - tháp đôi Liễu Cốc… - Phát triển du lịch sinh thái biển, đầm phá: cụm du lịch sinh thái biển ở xã Hải Dương và khu du lịch đầm phá (xã Hương Phong). Du lịch sinh thái cảnh quan núi rừng: các hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền, khu dịch vụ du lịch sinh thái hồ Thọ Sơn và cảnh núi rừng thác Ông, thác Mệ (xã Hương Thọ), khu du lịch sinh thái Về Nguồn (xã Hương Hồ). - Hình thành khu lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh, vui chơi giải trí cao cấp: Khu dịch vụ du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng Thanh Phước (xã Hương Phong), khu du lịch Rú Chá - Cồn Tè (Hương Phong), khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ven sông Bồ. - Thu hút đầu tư hình thành các điểm vui chơi giải trí văn hóa, thể dục – thể thao tại hồ nước trung tâm thị xã, khu Động Kiều - Hương Hồ, khu km9 Hương Chữ… 2.3.3. Định hướng đối với cộng đồng Đối với cộng đồng, Hương Trà cần xây dựng, ban hành các cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, di tích và trật tự xã hội. Đồng thời, Hương Trà cần chủ trương tăng cường phối hợp với cộng đồng địa phương trong công tác khoanh vùng bảo vệ các di tích. Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch 29
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 như chạm khảm Địa Linh, mộc mỹ nghệ Xước Dũ, trầm mỹ nghệ Thanh Phước, đan lát Lai Thành, các làng hoa cây cảnh…; tổ chức các tuyến du lịch cộng đồng trên cơ sở kết hợp nhiều loại hình du lịch như tham quan di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề, nhà-vườn, tắm biển, ẩm thực... Một vấn đề nữa đó là tạo ra cơ chế rộng mở, thuận lợi cho các tập đoàn, doanh nghiệp muốn đầu tư vào phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực... Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về những nét đẹp hoang sơ của tạo hóa ban tặng hay những giá trị văn hóa truyền thống của các di tích nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc quản lý, sử dụng và khai thác các địa điểm du lịch. Đây là một hoạt động hết sức cần thiết. Mặt khác, cần đào tạo và bồi dưỡng một nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ du lịch theo hướng chất lượng cao, một cộng đồng dân cư hiểu biết văn hóa du lịch. Đây cũng là một nhân tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển ngành du lịch ở Hương Trà theo hướng phát triển bền vững. 3. KẾT LUẬN Có thể nói, với điều kiện tự nhiên cùng những cảnh quan, danh thắng và hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, Hương Trà có tiềm năng để phát triển theo nhiều loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc khai thác và phát huy các thế mạnh, tiềm năng của du lịch tại địa phương vẫn còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để góp phần phát triển kinh tế - xã hội Hương Trà theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vấn đề khai thác và phát triển du lịch Hương Trà cần được chú trọng, đẩy mạnh hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và lâu dài của ngành du lịch Hương Trà nói riêng và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Đồng thời, cần phải đề ra những định hướng phù hợp cho sự phát triển bền vững trong hoạt động du lịch ở thị xã Hương Trà trong thời gian đến. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hương Trà (2012). Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Trà (1975- 2005), NXB Thuận Hóa. [2] Bùi Thị Hải Yến (chủ biên, 2007). Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3] Bộ Chính trị (2017). Nghị quyết số 08-NQ/TW – Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, (16-01-2017). [4] Huyện ủy Hương Trà (2010). Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ XII. Lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. [5] Nguyễn Minh Tuệ và nhiều tác giả (2010). Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên – Huế (2011). Danh mục các di tích được công nhận cấp Quốc gia, cấp Tỉnh ở Thừa Thiên – Huế. [7] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên – Huế (2018). Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh du lịch năm 2017. [8] Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (2009). Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế 2010 – 2020. [9] UBND Thị xã Hương Trà, Báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018. 30
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Title: REAL SITUATION OF TOURISM DEVELOPMENT OF HUONG TRA (THUA THIEN HUE) AND PROPOSED DEVELOPMENT DIRECTIONS Abstract: Huong Tra town, Thua Thien Hue province has many conditions to develop tourism. However, the exploitation of tourist sites in Huong Tra area in the past years still has many limitations, does not fully make use of the available values and potentials. Therefore, to improve the efficiency of tourism in Huong Tra, I would like to propose some main directions, aiming at the sustainable development of the local tourism industry. Keywords: Huong Tra, tourism, exploitation, history, culture, accommodation, services. 31
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng với khả năng liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung
3 p | 311 | 31
-
Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay
5 p | 301 | 30
-
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại An Giang
5 p | 214 | 16
-
Phát triển du lịch sinh thái vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Thực trạng và giài pháp
12 p | 426 | 15
-
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
11 p | 85 | 13
-
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2017
10 p | 160 | 10
-
Thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Cồn Sơn, thành phố Cần Thơ
9 p | 130 | 9
-
Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại một số địa phương miền Trung Việt Nam
10 p | 154 | 6
-
Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười
12 p | 147 | 6
-
Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
10 p | 87 | 6
-
Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sịnh thái dựa vào cộng đồng tại xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 7 | 5
-
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa
5 p | 77 | 5
-
Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam
7 p | 33 | 5
-
Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Bangkok, Thái Lan
12 p | 94 | 3
-
Phát triển du lịch bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu hiện trạng du lịch, đề xuất giải pháp phát triển du lịch và bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Bà
7 p | 6 | 1
-
Thực trạng phát triển du lịch có trách nhiệm tại vịnh Hạ Long
9 p | 7 | 1
-
Phát triển du lịch biển Bà Rịa - Vũng Tàu - Thực trạng và giải pháp
6 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn