Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Nghiên cứu "Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam" được thực hiện nhằm phân tích thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trên cơ sở đó, xác định những mặt đạt được, những mặt hạn chế của phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các kiến nghị góp phần phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam
- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI VIỆT NAM NCS. Thân Trọng Thụy Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trên cơ sở đó, xác định những mặt đạt được, những mặt hạn chế của phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các kiến nghị góp phần phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam Từ khóa: Du lịch, du lịch tâm linh, phát triển du lịch, cách mạng công nghiệp 4.0 1. Đặt vấn đề Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có ảnh hưởng tương đối rõ rệt không chỉ với ngành công nghiệp mà nó còn ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác trong đó có du lịch, thực tế cho thấy, đối với du khách khi lựa chọn điểm du lịch nhất là trong điều kiện công nghệ phát triển hiện đại như hiện nay thì tìm kiếm tất cả thông tin về điểm đến, hình thức đi lại,… sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, với cạch mạng 4.0 đã phủ sống toàn cầu, việc sử dụng viber hay dùng các phần mềm khác như zalo… cho phép tương tác gần như tức thì, không có chậm trễ ngay cả khi ở nước ngoài. Nên khi đi du lịch ở nước ngoài vẫn có thể giữ được liên lạc thường xuyên với gia đình, người thân, giải quyết công việc. Rõ ràng cách mạng công nghiệp 4.0 có ý nghĩa lớn với sự phát triển của ngành du lịch nói chung và với du lịch tâm linh nói riêng Qua hơn 56 năm hình thành và phát triển, đến nay du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển thành công nhất định và trở thành ngành kinh tế có vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2015 theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch, ngành du lịch đã đóng góp hơn 8% GDP, giải quyết việc làm cho hơn 7,8 triệu người (Nguồn: Tổng cục thống kê), góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Nhiều loại hình du lịch mới được quan tâm phát triển như: Du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên… ngày càng thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách khách du lịch. Tromg đó du lịch tâm linh cũng là một loại hình du lịch mới được quan tâm phổ biến hiện nay Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến, mang lại nhiều giá trị to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn đời sống tinh thần xã hội.Tuy vậy, nhận thức về du lịch tâm linh vẫn chưa thực sự đầy đủ và thống nhất. Những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó du lịch tâm linh có đóng góp to lớn và bền vững vào sự tăng trưởng đó. Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những giá trị tinh thần cho đời sống xã hội. Ở nước ta, du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là khách du lịch nội địa hành hương đến khắp mọi miền của đất nước. Chỉ riêng năm 2013, trong số 35 triệu khách du lịch nội địa thì có khoảng 14,8 triệu lượt khách tham quan các địa điểm tâm linh, chiếm 42,3% (Nguồn:Tổng cục du lịch). Tại hội nghị quốc tế về “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững” do tổ chức du lịch thế giới tổ chức diễn ra ở Ninh Bình vào tháng 11/2013 đã khẳng định vai trò to lớn của du lịch tâm linh trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tâm linh cho đến nay vẫn chưa được tổ chức một cách chuyên nghiệp, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, còn mang tính tự phát và tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực trong hoạt động du lịch tâm linh, đi ngược lại các giá trị văn hóa truyền thống; hiệu quả về văn hóa, xã hội và kinh tế với tư cách là một loại hình du lịch còn hạn chế Chính vì những lý do đó, việc nghiên cứu thực trạng du lịch tâm linh tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là việc làm cần thiết, ứng dụng những lợi thế 112
- do cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại để phát triển du lịch tâm linh, trên cơ sở phân tích đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động thu hút khách du lịch tâm linh tại Việt Nam, góp phần phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu Du lịch, thu hút khách du lịch không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới với các khía cạnh khai thác khác nhau, nhưng mục tiêu chung của các nghiên cứu này là làm thế nào để có thể phát triển được các hình thức du lịch đó, các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch… Muốn phát triển được các hình thức du lịch thì nhiệm vụ thu hút khách du lịch trở nên vô cùng quan trọng, khi thu hút được khách du lịch sẽ thúc đẩy sự phát triển của hình thức du lịch đó. Cụ thể, các nghiên cứu khai thác các khía cạnh khác nhau như sau: Trong nghiên cứu của Irene Kamenidou and Rafaela Vourou (2015), nhóm tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch đến thăm điểm du lịch tâm linh ở Lesvos- Một hòn đảo ở Hy Lạp, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được tác giả thu thập từ việc khảo sát 210 khách du lịch những người đã đến thăm địa danh này. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch đến khu vực du lịch tâm linh này, mười năm nhóm nhân tố đã được đưa ra, phương pháp phân tích nhân tố và phân tích thống kê đã được tác giả sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lý do thu hút khách du lịch đến điểm du lịch tâm linh là: đến để cầu nguyện sức khỏe, đến vì lý do công việc, đến để học tập nghiên cứu, đến để mua sắm… với các động cơ thúc đẩy khách du lịch đến với các khu vực này là do động lực về văn hóa, vì tín ngưỡng tinh thần…, trên cơ sở nghiên cứu đó, tác giả đề xuất kiến nghị góp phần phát triển du lịch tâm linh ở địa phương. Trong khi đó tác giả Drule và cộng sự (2012) trong nghiên cứu về động cơ của 1600 người Rumani- Những người này đã tới thăm tu viện, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, động lực chính để họ tới những địa điểm này vì nhu cầu thực tế của cá nhân, họ muốn trở thành những người tốt hơn. Cũng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch đến thăm tư viện Tyburn, New Zealand, với những dữ liệu được thu thập từ việc phỏng vấn khách du lịch sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch đến thăm những địa điểm tâm linh thuộc về động cơ tôn giáo, cá nhân và xã hội, kết quả phân tích những dữ liệu định lượng cho thấy, những nhân tố chính thúc đẩy khách du lịch đến thăm những địa danh du lịch tâm linh là “dành thời gian với Chúa", "nuôi dưỡng niềm tin của bạn" và "cầu nguyện". Trong khi đó, Hyde và Harman (2011) đã xác định động cơ của du khách người Úc và người New Zealand khi có những chuyến du lịch về các chiến trường Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy, có năm động cơ đã được xác định bao gồm động cơ về tâm linh, động cơ du lịch… Collins-Kreiner và Kliot (2000) nhận thấy động cơ thăm viếng “Holy Land” liên quan đến cầu nguyện, đức tin…. Irene Kamenidou and Rafaela Vourou ( 2015) lựa chọn Đảo Lesvos và khách du lịch đến hòn đảo này làm trường hợp nghiên cứu điển hình. Lesvos còn được gọi là hòn đảo của các nhà thơ vì nó là cội nguồn của các nhà thơ thơ nổi tiếng Alkaios và Sapfo, các nhà tiểu thuyết Argyris Eftaliotis, Stratis Myrivilis, Bên cạnh phương pháp nghiên cứu định tính với những phỏng vấn sấu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch tâm linh tại địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu về cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam nhóm nghiên cứu Phạm Trung Lương (2002) đã phân tích các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển bền vững, các dấu hiệu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu cũng đã đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam, những kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế cũng đã được nhóm nghiên cứu phân tích để có thể đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức quản lý tài nguyên du lịch, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu 113
- phát triển các sản phẩm du lịch, đào tạo, quảng bá, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển du lịch gắn với cộng đồng. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ văn hóa thể thao và du lịch, báo cáo từ các điểm du lịch tâm linh Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát khách du lịch tại những điểm du lịch tâm linh, dữ liệu thu thập nhằm mục đích xem xét đánh giá của khách du lịch tại các điểm đến du lịch tâm linh về dịch vụ tại các điểm đến. 3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng cho nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam 4. Kết quả nghiên cứu *) Trải nghiệm du lịch một ngày làm tín đồ Phật giáo Đó là ý tưởng của một số nhà tổ chức tour nhằm đem lại cho du khách trải nghiệm cuộc sống thường nhật của giới tăng ni. Theo đó, du khách sẽ tham gia vào công việc chủ yếu hàng ngày của nhà chùa như quét dọn chùa, chuẩn bị cơm nước, cầu kinh và nghe giảng kinh và nghỉ qua đêm trong khung cảnh yên tĩnh của nhà chùa…để giúp cho tâm hồn thanh thản, có sự so sánh với cuộc sống ồn ào, “bon chen” ngoài đời và từ đó rút ra được những kết luận cho chính bản thâm mình.Ở Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng khá lớn. Thông thường khách đi du lịch hầu như kết hợp với mục đích tâm linh hoặc mục đích tâm linh được lồng ghép trong nhiều chuyến đi. Vì vậy, khó có thể phân biệt rõ số khách với mục đích du lịch tâm linh thuần túy (ngoại trừ số tăng ni, phật tử, tín đồ, khách hành hương). Bảng 4.1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu Đơn vị: Triệu lượt Địa điểm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Miếu Bà Chúa Xứ 3,67 3,68 4,0 4,2 4,2 4,5 Chùa Bái Đính 1,98 2,13 2,24 2,72 2,89 3,1 Yên Tử 1.6 1.7 1.9 2.0 1.4 1.8 Núi Bà Đen 2,15 2,19 2,21 2,24 2,35 2,39 Chùa Hương 1,48 1,47 1,3 1,3 1,4 1,5 Côn Sơn -Kiếp Bạc 1,09 1,14 1,16 1,17 1,19 2,2 Đền Trần-Phủ Dầy 0,99 0,92 1,0 1,08 1,09 1,1 Mỹ Sơn 0,17 0,18 0,29 0,27 0,28 0,31 Côn Đảo 0,07 0,08 0,09 1,0 0,13 0,16 (Nguồn: Ban Quản lý các di tích, 2016) Trong số hơn 60 triệu khách du lịch nội địa năm 2016, chỉ tính riêng số khách đến các điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tòa thánh) có khoảng 28,5 triệu lượt, tương đương 47,5%. Một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2016 đón một lượng khách lớn như Miếu Bà Chúa Xứ An Giang (4,6 triệu lượt khách), Chùa Hương (2,5 triệu lượt); Chùa Bái Đính (3,1 triệu lượt), Yên Tử (1.8 triệu lượt), khu du lịch Núi Bà Đen (3,2 triệu lượt); Cô Sơn Kiếp Bạc (2,2 triệu). *) Nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch tâm linh Những điểm đến tâm linh chủ yếu: Dưới đây là kết quả khảo sát về những điểm du lịch tâm linh du khách quan tâm với 400 phiếu điều tra ngẫu nhiên thực hiện tại Hà Nội với đối tượng điều tra đa dạng về nghề nghiệp, trình độ, giới tính và lứa tuổi. Địa điểm du lịch mà khách du lịch quan tâm như: Cố đô Huế (45%), Núi Bà Đen (39%), đền Hùng (30,2), Thánh địa La Vang (27%), … Như vậy, qua khảo sát 400 phiếu cho thấy loại hình du lịch tâm linh lượng người biết đến các địa điểm tâm linh không cao, cao 114
- nhất là điạ điểm du lịch Huế. Tuy nhiên, số lượng khảo sát ngẫu nhiên trên cũng chỉ mang tính tương đối do điều kiện không cho phép nhưng nếu khảo sát người dân 3 miền Bắc, Trung, Nam chúng tôi nghĩ sẽ cho số lượng khả quan hơn. 250 200 150 100 50 Số lượng 0 Biểu đồ 4.1: Những điểm du lịch tâm linh được du khách quan tâm (Nguồn: Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) Qua nghiên cứu văn bản từ nhiều nguồn tài liệu sách, báo, tạp chí chuyên ngành, từ các trang thông tin điện tử về chương trình tour của nhiều công ty lữ hành như: Công ty lữ hành Hanoitourist, Công ty Du lịch Vietravel, Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, Hanoi Toserco, Hành Hương Việt... cho thấy thị hiếu về điểm đến thể hiện các chương trình trong nước thường được tổ chức về những nơi nổi tiếng. Phía Bắc thì khách du lịch hành hương về Yên Tử, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, Bái Đính, Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên… Du khách đến miền Trung thì đến thăm các ngôi chùa của cố đô Huế, đến với chùa và hang động tại Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)… Miền Nam khách du lịch tâm linh đến với Thiền viện Trúc lâm Đà Lạt, về với các ngôi chùa và thiền viện ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Từ Sài Gòn, người hành hương đến với các thiền viện và chùa tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, hay Bình Dương, Hà Tiên, Tây Ninh, … Kết quả khảo sát của cho thấy các điểm du lịch trong nước mà họ lựa chọn cho thấy 39,5% được hỏi quan tâm đến du lịch miền Nam; (33%) các điểm du lịch tâm linh ở miền Trung, miền Bắc (29,5%). Các điểm du lịch tâm linh ngoài nước được lựa chọn là các quốc gia Phật giáo và lân cận như Trung Quốc (18,6%), Ấn Độ (17%), Thái Lan (16%), Myanmar (2,3%). Có một thực tế là nhiều du khách muốn tìm hiểu các tour du lịch tâm linh ở nước ngoài như tour di đi hành hương tới các nước Phật giáo như: Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Tây Tạng, Trung Quốc, Thái Lan mà không biết phải tìm hiểu thông tin ở đâu, đăng ký đi tour, công ty lữ hành nào uy tín. Các chương trình du lịch tâm linh đi nước ngoài được các công ty lữ hành tổ chức tour như 4 thánh tích tại Ấn Độ và Nepal, hành trình về “vũ trụ tâm linh” Tây Tạng, Tứ đại danh sơn (đạo tràng của 4 đại Bồ Tát là Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế Âm, Địa Tạng), Trung Đài Thiền tự (Đài Loan). Rồi các tour đi Myanmar, Lào, Thái Lan, Bu Tan, có kết hợp với thiền định. Nhưng việc quảng cáo sản phẩm du lịch của các công ty lữ hành hoạt động trên lĩnh vực này chưa hiệu quả, và chưa tiếp cận đúng đối tượng tiêu dùng. *) Về thời gian, mức độ, kinh nghiệm của khách du lịch tâm linh: + Thời điểm trong năm khách thường đi du lịch tâm linh: 115
- Qua kết quả khảo sát cho thấy thời điểm khách du lịch thường đi là vào những dịp lễ tết (lễ hội), dịp hè, dịp nghỉ phép. Một khảo sát khác cũng cho kết quả tương tự :khảo sát ý kiến 400 người ở hai thành phố lớn cho thấy: hiện nay, người Việt Nam thường du lịch chủ yếu vào dịp hè và các dịp lễ, Tết. Hơn 50% (ở Hà Nội và TP.HCM) đều cho biết họ sẽ du lịch vào các dịp lễ lớn và những ngày nghỉ dài (như 30/4, 1/5 và 2/9) hơn là đi vào các dịp cuối tuần (~25%) và các dịp kỷ niệm của bản thân và gia đình (~20%). 20 11 14 Dịp cuối tuần 64 Dịp lễ tết (lễ hội) 116 Dịp hè Nghỉ phép Thời điểm khác Biểu đồ 4.2: Thời điểm khách đi du lịch tâm linh trong năm (Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao & du lịch) + Về mức độ thường xuyên đi du lịch tâm linh: Qua khảo sát cho thấy 58% người được hỏi cho biết họ đi du lịch tâm linh 1-2 lần/năm; 10% số người đi 3-5 lần/ năm, lượng người đi du lịch tâm linh nhiều lần trong năm chiếm 9%, 7% số người được hỏi chưa đi du lịch lần nào. 7%58% 10% 9 Chưa đi lần nào 1 - 2 lần/năm 3 - 5 lần/năm 4th Qtr Biểu đồ 4.2: Mức độ thường xuyên đi du lịch tâm linh (Nguồn: Bộ Văn Hóa Thể thao & Du lịch) + Về thời gian của những chuyến du lịch tâm linh: Xét về mức độ thường xuyên, 30% người cho rằng từ 3 - 5 tháng sẽ dành thời gian đi du lịch một lần, hoặc nếu nhiều hơn là 2 - 3 tháng đi một lần (22%). Có lẽ, do Việt Nam ít có kỳ nghỉ lễ dài nên người Việt Nam vẫn thường chọn những chuyến du lịch ngắn, khoảng 2 - 4 ngày (~80%). + Về thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tâm linh thường ngắn, có thể chỉ vài giờ trong ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày. 116
- Thông thường khách du lịch tâm linh đi trong ngày và ít nghỉ lại qua đêm. Thời gian lưu trú lâu dài nhất là 1,8 ngày, như ở Măng Đen gắn với các mục đích khác như nghỉ dưỡng, sinh thái. Thời gian đi du lịch tâm linh thường tập trung vào dịp cuối năm và đầu năm âm lịch và các thời điểm lễ hội dân gian năm. Bảng 4.2: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại các điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2016 Điểm du lịch tâm linh Số ngày lưu trú trung bình Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam 1,3 Chùa Bái Đính 1,2 Yên Tử 1,0 Côn Sơn-Kiếp Bạc 0,7 Núi Bà Đen 0,6 Măng Đen 1,8 Chùa Hương 0,5 Đền Trần-Phủ Dầy 0 Mỹ Sơn 0 (Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2016) + Về phương tiện vận chuyển: 250 200 150 Chiếm tỷ lệ 100 Số lượng 50 0 Máy bay Ô tô Tàu hỏa Tàu - thuyền Kết hợp các loại phương tiện Biểu đồ 4.4: Thống kê tỷ lệ sử dụng phương tiện vận chuyển (Nguồn: Nghiên cứu đánh giá thông qua điều tra thực tế và bảng hỏi) Do thời gian của các chuyến du lịch tâm linh là ngắn ngày nên phương tiện được du khách lựa chọn phổ biến là ô tô (62,8% số người được hỏi lựa chọn), tiếp đến là sự kết hợp giữac các loại phương tiện 20%, phương tiện ít được lựa chọn là tàu hỏa, máy bay, tàu thuyền, do chi phí cao, không thuận tiện, khi các điểm du lịch trong nước thường ở vùng núi cao, di chuyển đường bộ, trong thời gian ngắn ngày, du lịch bằng phương tiện ô tô là hợp lý nhất và chi phí tiết kiệm nhất. *) Đánh giá về chất lượng dịch vụ tại điểm đến Nhiều nhân tố như vấn đề về giá cả, kinh nghiệm đi du lịch về trình độ học vấn, loại khách (khách quốc tế hay khách nội địa) liên quan đến sự thỏa mãn của du khách, yếu tố về lứa tuổi ảnh hưởng đến đánh giá sự hài lòng của du khách. Mỗi một lứa tuổi mang một tâm lý đặc trưng, tức là tâm lý ở các nhóm tuổi khác nhau là khác nhau. Riêng đối với yếu tố “giới tính”, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự khác biệt trong quá trình cảm nhận chất lượng dịch vụ giữa hai giới nam và nữ. 117
- Bảng 4.3: Đánh giá chất lượng dịch vụ tại điểm đến du lịch tâm linh Tiêu chí Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu kém Nội dung SL % SL % SL % SL % SL % Cơ sở lưu trú 4 1.6 52 20.2 104 40.3 14 5.4 2 0.8 Cơ sở ăn uống 4 1.6 50 19.4 106 41.1 16 6.2 2 0.8 Phương tiện vận chuyển 10 3.9 76 29.5 74 28.7 12 4.7 2 0.8 Dịch vụ vui chơi giải trí 2 0.8 48 18.6 94 36.4 30 11.6 Dịch vụ bán vé tham quan 4 1.6 46 17.8 88 34.1 26 10.1 Dịch vụ hướng dẫn du lịch 10 3.9 56 21.7 70 27.1 32 12.4 Khả năng tổ chức chương trình 2 0.8 62 24.0 84 32.6 22 8.5 2 0.8 (Nguồn: Nghiên cứu đánh giá thông qua điều tra thực tế và bảng hỏi) 5. Một số kiến nghị Nhằm thu hút khách du lịch tâm linh tại Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh nói riêng và du lịch của cả nước nói chung, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị: Thứ nhất, cần xây dựng văn hóa thu hút khách du lịch kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm tạo nét đẹp về điểm đến du lịch trong tâm trí của khách du lịch, kéo khách du lịch trở lại điểm du lịch tâm linh cho những lần lựa chọn điểm du lịch tiếp theo Thứ hai, cần xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho việc di chuyển của khách du lịch khi đến với điểm du lịch tâm linh bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, nước, dịch vụ đi kèm như ngân hàng, internet… Thứ ba, cần xây dựng đồng bộ hệ thống ăn uống và lưu trú, tạo sự đa dạng trong lựa chọn dịch vụ ăn uống và lưu trú cho khách du lịch về cả mức giá và chất lượng Thứ tư, cần tăng cường hơn nữa sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tránh những hiện tượng xấu xuất hiện tại các điểm du lịch tâm linh như bán hàng, ăn xin… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Irene Kamenidou and Rafaela Vourou, (2015), Motivation factors for visiting religious sites: The case of Lesvos Island, European Journal of tourism research, issue 9, pp 77-91 2. Collins-Kreiner, N., & Kliot, N,(2000), Pilgrimage tourism in the Holy Land: The behavioral characteristics of Christian pilgrims 3. Drule, A.M., Chiş, A., Băcilă, M. F. & Ciornea, R,(2012), A new perspective of non- religious motivations of visitors to sacred sites: evidence from Romania. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 62, 431–435 4. Hyde, K.F., and Harman S., (2011), Motives for a secular pilgrimage to the Gallipoli battlefields. Tourism Management, 32, 1343-1351 5. Phạm Trung Lương, (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp nhà nước 6. Nghị quyết số 24/BCT ngày 16/10/1999 của Bộ Chính trị về công tác Tôn giáo trong tình hình mới. 7. Nghị quyết số 25/BCHTW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành TƯ Đảng khóa IX về công tác tôn giáo. 8. Quốc hội, Luật Di sản Văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2002. 9. Quốc hội, Luật Du lịch, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2006 118
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng với khả năng liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung
3 p | 311 | 31
-
Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay
5 p | 301 | 30
-
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại An Giang
5 p | 215 | 16
-
Phát triển du lịch sinh thái vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Thực trạng và giài pháp
12 p | 427 | 15
-
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
11 p | 85 | 13
-
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2017
10 p | 160 | 10
-
Thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Cồn Sơn, thành phố Cần Thơ
9 p | 130 | 9
-
Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười
12 p | 147 | 6
-
Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
10 p | 88 | 6
-
Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại một số địa phương miền Trung Việt Nam
10 p | 154 | 6
-
Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sịnh thái dựa vào cộng đồng tại xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 7 | 5
-
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa
5 p | 77 | 5
-
Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Bangkok, Thái Lan
12 p | 94 | 3
-
Phát triển du lịch bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu hiện trạng du lịch, đề xuất giải pháp phát triển du lịch và bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Bà
7 p | 6 | 1
-
Thực trạng phát triển du lịch có trách nhiệm tại vịnh Hạ Long
9 p | 8 | 1
-
Phát triển du lịch biển Bà Rịa - Vũng Tàu - Thực trạng và giải pháp
6 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn