intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh" nhằm khảo sát, phân tích hoạt động phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Từ việc đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động phát triển du lịch, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển du lịch văn hoá tâm linh trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐỀN CỦI, XÃ XUÂN HỒNG, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH Khoá luận tốt nghiệp ngành: Ngành Văn Hoá học - CN Văn hoá Du lịch Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Quang Trung Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Vân Nam Mã số sinh viên : 2005VDLA038 Khoá : 2020-2024 Lớp : 2005VDLA HÀ NỘI - 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp “Phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” là trung thực và không có bất kỳ sự sao chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Sinh viên thực hiện
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý xã hội đã tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Trong suốt quá trình học tập, thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thự hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tâm của giảng viên, Ths. Nguyễn Quang Trung. Em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy. Sinh viên thực hiện
  4. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 ANTT An ninh trật tự 2 Ban CIDL Ban Quản lý dịch vụ công ích các điểm du lịch huyện Nghi Xuân 3 BQL Ban quản lý 4 CNCH Cứu nạn cứu hộ 5 DLTL Du lịch tâm linh 6 NSNN Ngân sách nhà nước 7 OCOP Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (One Commune, One Product) 8 PCCC Phòng cháy chữa cháy 9 TTĐT Trung tâm điện tử 10 TW Trung Ương 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc 13 UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5 6. Đóng góp của đề tài................................................................................... 5 7. Bố cục đề tài .............................................................................................. 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH ........................................................................................ 7 1.1. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 7 1.1.1. Du lịch ................................................................................................. 7 1.1.2. Tâm linh .............................................................................................. 8 1.1.2.1. Khái niệm tâm linh ........................................................................... 8 1.1.2.2. Phân biệt khái niệm tâm linh với một số khái niệm khác ................ 8 1.1.3. Du lịch tâm linh ................................................................................. 12 1.1.4. Khái niệm phát triển .......................................................................... 13 1.2. Đặc điểm và biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam ................................. 13 1.2.1. Đặc điểm của tâm linh tại Việt Nam ................................................. 13 1.2.1.1. Tâm linh tại Việt Nam là sự hòa trộn phong tục tập quán, tín ngưỡng bản địa và tôn giáo du nhập ........................................................... 13 1.2.2.2. Tâm linh là hệ thống giá trị văn hóa độc đáo, mang bản sắc văn hóa người Việt.................................................................................................... 14 1.2.1.3. Tâm linh có tính giáo dục, hướng thiện, là chỗ dựa tinh thần cho con người ..................................................................................................... 14 1.2.2. Biểu hiện của tâm linh tại Việt Nam ................................................. 15
  6. 1.3. Giá trị của du lịch tâm linh ................................................................... 17 1.4. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch tâm linh............................. 18 1.4.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................. 18 1.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng du lịch ............................................. 20 1.4.3. Khách du lịch .................................................................................... 21 1.4.4. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch ....................................................... 23 1.4.5. Cơ chế chính sách phát triển hợp lý .................................................. 23 Tiểu kết chương 1........................................................................................ 25 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐỀN CỦI XÃ XUÂN HỒNG HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH ............... 26 2.1. Giới thiệu về Đền Củi tại huyện Nghi Xuân ........................................ 26 2.1.1. Khái quát về huyện Nghi Xuân ......................................................... 26 2.1.2. Khái quát về Đền Củi ........................................................................ 27 2.1.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 27 2.1.2.2. Lịch sử hình thành Đền Củi ........................................................... 27 2.1.2.3. Đặc điểm kiến trúc và gian thờ ...................................................... 29 2.1.2.4. Lễ hội Đền Củi ............................................................................... 32 2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Đền Củi ............................ 33 2.2.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................. 33 2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ......................................................... 34 2.2.3. Khách du lịch .................................................................................... 35 2.2.4. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch ....................................................... 36 2.2.5. Cơ chế và chính sách phát triển ........................................................ 37 2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý ............................................. 37 2.2.5.2. Tình hình quản lý và sử dụng kinh phí .......................................... 39 2.2.5.3. Công tác quản lý và xúc tiến du lịch .............................................. 41 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi ................ 42 2.3.1. Tích cực ............................................................................................. 42 2.3.2. Hạn chế .............................................................................................. 44 2.3.3. Nguyên nhân ..................................................................................... 45
  7. Tiểu kết chương 2........................................................................................ 46 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐỀN CỦI .................................................................................................... 47 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ...................................................................... 47 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi.... 47 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách và công tác quản lý......................... 47 3.2.2. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ................................. 48 3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường khách du lịch tâm linh..... 49 3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................ 50 3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá du lịch tâm linh ....................... 51 3.3. Kiến nghị .............................................................................................. 53 3.3.1. Đối với huyện Nghi Xuân ................................................................. 53 3.3.2. Đối với tỉnh Hà Tĩnh ......................................................................... 53 Tiểu kết chương 3........................................................................................ 54 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 57 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 60
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gắn liền với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng, rất nhiều loại hình du lịch đã ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của con người. Việt Nam có hệ thống tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú, đây là cơ sở thuận lợi để phát triển ngành du lịch đa dạng về loại hình. Trong đó, du lịch tâm linh đặc biệt thuận lợi để phát triển nhờ bề dày văn hóa truyền thống về tín ngưỡng tôn giáo đặc sắc, độc đáo của dân tộc. Du lịch tâm linh ngày càng khẳng định vị thế của mình, là nhu cầu không thể thiếu của người dân nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần. Do vậy, hoạt động phát triển du lịch tâm linh cũng được chính quyền chú trọng, thu hút sự đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng phát triển bài bản, chuyên nghiệp, đưa các di tích, các điểm đến tâm linh trở thành điểm tham quan du lịch thực thụ. Bản đồ du lịch tâm linh ngày càng mở rộng trên phạm vi cả nước, hoạt động tổ chức tham quan du lịch ở các điểm đến tâm linh ngày càng nhộn nhịp, đông đúc. Có nhiều điểm du lịch tâm linh đã trở thành biểu tượng du lịch của địa phương, là điểm đến nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước như Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Hương (Hà Nội), Khu du lịch tâm linh Tam Chúc với Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam … Huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh là địa phương có nhiều di tích thắng cảnh nổi tiếng với nhiều loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu. Trong đó, nổi bật là Đền Chợ Củi (Đền Củi) - di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Đền Củi nổi tiếng linh thiêng, là nơi diễn ra nhiều hoạt động tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Qua đó bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của người Việt, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân. Từ xưa, Đền Củi chỉ là ngôi đền thờ được người dân xung quanh chăm lo việc hương hỏa, cúng viếng. Đến nay, Đền Củi đã chuyển mình trở thành một điểm du lịch tâm linh nổi bật của huyện Nghi Xuân. 1
  9. Hoạt động du lịch tại Đền Củi được chính quyền huyện Nghi Xuân đặc biệt quan tâm vì đây là di tích mang giá trị lịch sử và văn hóa tín ngưỡng đặc biệt quý giá, là điểm đến tâm linh không thể thiếu của người dân Hà Tĩnh hay những người khách từ phương xa ghé qua. Tuy vậy, công tác quản lý và quy hoạch điểm du lịch tại đây vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng du lịch của đền. Hoạt động du lịch còn manh mún, rời rạc, chưa có sự chuyên nghiệp trong việc xây dựng sản phẩm du lịch. Nhân lực du lịch còn yếu kém, chủ yếu là người dân chưa qua đào tạo về kiến thức du lịch. Ngoài ra, còn tồn tại nhiều vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí; tu bổ, tôn tạo di tích; tổ chức các lễ hội… khiến cho Đền Củi chưa thể phát huy hết các giá trị văn hóa để trở thành một điểm du lịch tâm linh thực sự nổi bật trên bản đồ du lịch tâm linh Việt Nam. Đây là lý do tác giả xin lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến du lịch tâm linh, tìm hiểu thực trạng du lịch tâm linh tại Đền Củi và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy giá trị của Đền Củi trong hoạt động du lịch tâm linh. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng, tác giả không tránh khỏi còn tồn tại nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Vì vậy, tác giả kính mong có thể nhận được những ý kiến đánh giá cũng như đóng góp, để khoá luận được hoàn thiện hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Nhóm đề tài nghiên cứu về du lịch tâm linh Đã có nhiều công trình nghiên cứu về loại hình du lịch tâm linh, trong đó nổi bật có Du lịch tâm linh tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Dương Đức Minh (Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, 2016, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG - HCM). Thông qua quá trình khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu tại một số địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam, đề tài đã tìm hiểu, nhận diện thực hành hoạt động du lịch 2
  10. tâm linh, khái luận các đặc điểm, điều kiện hình thành cũng như tình hình khai thác du lịch tâm linh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm góp phần nâng cấp chuỗi giá trị du lịch tâm linh ở nước ta. [8] Công trình “Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Quang Vũ (Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, 2016, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG - HCM. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ cơ sở khoa học về loại hình du lịch tâm linh, đề tài đã đi sâu phân tích các điều kiện, các thế mạnh về tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang. Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển du lịch tâm linh, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị, định hướng trong việc nâng cao hiệu quả phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh. [9] Luận văn Thạc sĩ “Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội” năm 2016 của tác giả Vũ Trọng Hoà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG - HCM. Luận văn đã hệ thống, làm rõ những quan điểm liên quan đến du lịch văn hoá tâm linh. Trên cơ sở lý luận đó đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tâm linh ở khu vực này. Từ những đánh giá có được ở kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch tâm linh tại đây. [6] - Nhóm đề tài nghiên cứu về du lịch tỉnh Hà Tĩnh Khoá luận tốt nghiệp “Du lịch Hà Tĩnh - tiếp cận từ góc độ chương trình du lịch” năm 2010 của Trần Thanh Thực, Đại học Văn hoá Hà Nội, đề tài bên cạnh nghiên cứu về tài nguyên du lịch của tỉnh, đã nghiên cứu và xây dựng chương trình du lịch cụ thể cũng như phù hợp với điều kiện phát triển, đồng thời đưa ra một số giải pháp kinh doanh có hiệu quả trên thị trường du lịch. [10] Luận văn “Phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh” năm 2014 của Nguyễn Thị Hồng Tình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổng quát cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó đưa ra đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng hoạt động phát triển du 3
  11. lịch tại tỉnh. Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch một cách bền vững. [12] Thông qua những đề tài nghiên cứu nói trên, đã cung cấp cho tác giả hệ thống cơ sở lý luận tương đối phong phú về văn hoá, tín ngưỡng thờ Mẫu, du lịch tâm linh cũng như tổng quan hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu hơn về hoạt động du lịch tâm linh tại Đền Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Như vậy, đề tài “Phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” là một đề tài mang tính mới, và cần nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động phát triển tâm linh tại Đền Củi 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: địa bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2020-2024. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, các vấn đề liên quan đến du lịch tâm linh, khảo sát, phân tích hoạt động phát triển du lịch tâm linh tại Đền Củi, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Từ việc đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động phát triển du lịch, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển du lịch văn hoá tâm linh trên địa bàn huyện Nghi Xuân, 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá các các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch tâm linh - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch văn hoá tâm linh tại Đền Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 4
  12. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển du lịch văn hoá tâm linh tại Đền Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để khoá luận mang tính chính xác, khách quan nhất, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thu thập, tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu liên quan đề tài: Tác giả đã tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến du lịch tâm linh tại Việt Nam nói chung, các công trình đi trước đề cập đến du lịch tâm linh tại một số địa phương khác. Đồng thời nghiên cứu các văn bản điều hành của huyện Nghi Xuân về phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Từ đó có được cái nhìn tổng quan về cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điền dã Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả đã thực hiện 02 lần khảo sát thực tế tại Đền Củi và không gian lân cận nhằm có góc nhìn về thực tế việc phát triển du lịch tâm linh tại đây. Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét phục vụ cho báo cáo tổng kết quá luận. - Phương pháp điều tra bảng hỏi Tác giả đã thực hiện điều tra bảng hỏi với số lượng 60 lượt khách trong 02 lần khảo sát. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Dựa trên cơ sở những nguồn tư liệu, tài liệu mà tác giả thu thập được, tác giả tiếp tục tiến hành phân loại, phân tích và tổng hợp những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: Đề tài đã tổng hợp và xây dựng cơ sở lý luận về phát triển du lịch tâm linh, đây là cơ sở để thực hiện các đề tài liên quan đến du lịch tâm linh khác Về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài giúp người đọc có cái 5
  13. nhìn tổng quan về phát triển du lịch tâm linh tại huyện Nghi Xuân. Đồng thời góp một phần nhỏ cho địa phương trong việc phát triển du lịch tâm linh nói chung và tại Đền Củi nói riêng. 7. Bố cục đề tài Bố cục đề tài được chia làm 3 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch tâm linh Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hoá tâm linh tại Đền Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển du lịch văn hoá tâm linh tại Đền Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 6
  14. Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Du lịch Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam, có nhiều khái niệm về du lịch khác nhau với nhiều quan điểm khác nhau. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của người du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như trong mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các loại du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.” [14] Theo Khoản 1, Điều 3, Chương 1 Luật Du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” [14] Du lịch có thể được hiểu dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau, mà trong đề tài này, tác giả lấy khái niệm du lịch của Luật Du lịch 2017 làm tiền đề lý luận cho các vấn đề khác liên quan. Mà trong đó, du lịch là hoạt động di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau, do chính con người là chủ thể của hoạt động, trong khoảng thời gian không quá 01 năm với nhiều mục đích khác nhau - ngoại trừ mục đích kiếm tiền. Ngoài ra, tại Luật Du lịch 2017 cũng đã đưa ra một số định nghĩa khác liên quan đến du lịch như sau: Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch. [14] Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán 7
  15. được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. [14] Hướng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.[14] 1.1.2. Tâm linh 1.1.2.1. Khái niệm tâm linh Tâm linh là một vấn đề mang tính phức tạp, cần được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.Vấn đề tâm linh được bàn luận một cách khoa học chỉ từ khoảng đầu thập niên 90 đến nay. Theo nghĩa chiết tự, “tâm” có nghĩa là trái tim, tư tưởng, ý niệm, lòng dạ. “Linh” còn mang nghĩa là đẹp đẽ, linh hoạt, nhạy bén. Theo từ điển Nguyễn Quốc Hùng, tâm linh nghĩa là lòng dạ sáng suốt của con người. Cuốn “Hán Việt từ điển" của tác giả Đào Duy Anh đã giải thích về “tâm linh" mang ý nghĩa “Trí tuệ có trong lòng người”. [4] Trong đời sống hàng ngày, “tâm linh” thường được hiểu theo nghĩa liên quan đến phạm trù tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo nhiều hơn. Tâm linh dần biến thành một tính từ để chỉ một người có niềm tin vào tín ngưỡng, tôn giáo mạnh mẽ như “cô ấy là người rất tâm linh”. Theo tác giả Nguyễn Đăng Duy trong Văn hoá tâm linh, ông cho rằng “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm.” Khái niệm này được tiếp cận ở góc độ thiên về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. [4] 1.1.2.2. Phân biệt khái niệm tâm linh với một số khái niệm khác Trong thực tế đời sống, rất nhiều người nhầm lẫn giữa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan. Tín ngƣỡng - tôn giáo Theo Khoản 5,11, Điều 2, Chương 1 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 đã định nghĩa về tôn giáo như sau: “Tôn giáo là niềm tin của con 8
  16. người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.” “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.”[15] Cùng Điều 2, tại Khoản 1,2 của Luật đã giải thích về khái niệm tín ngưỡng, là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Tôn giáo và tín ngưỡng là một bộ phận quan trọng trong bức tranh đầy màu sắc của văn hoá Việt Nam. Giữa tôn giáo và tín ngưỡng có nhiều điểm tương đồng nhau, cũng có những đặc điểm khác nhau. Về điểm tương đồng, cả tôn giáo và tín ngưỡng đều lấy niềm tin làm giá trị cốt lõi. Đó là niềm tin mang tính chủ quan, trực giác, tin vào một đối tượng, một thế giới siêu nhiên, niềm tin siêu lý, không dựa vào lý trí và thực nghiệm và không cần chứng minh một cách khoa học. Những người có tôn giáo và những người có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đều có niềm tin vào những điều mà tôn giáo, tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù bản thân tín đồ không thể nghe thấy, nhìn thấy về đấng linh thiêng, hay vị thần,... Niềm tin đó đã giúp đánh thức ý chí từ bên trong con người để sống tốt hơn, làm việc tốt hơn, ứng xử tốt hơn. Bên cạnh đó, tôn giáo và tín ngưỡng còn mang ý nghĩa trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với nhau, giữa cá nhân với xã hội, giúp con người giải quyết tốt các mối quan hệ gia đình trên cơ sở giáo lí của tôn giáo, hoặc noi theo tấm giơng sáng của những đấng, bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, loại hình tín ngưỡng. Bên cạnh những điểm tương đồng, tôn giáo và tín ngưỡng mang nhiều đặc điểm khác biệt như sau: Về đối tượng, tôn giáo thường đặt niềm tin vào một đối tượng thiêng cụ thể. Ví dụ trong Phật Giáo, các tín đồ có đức tin đối với Phật Thích ca Mâu ni - Ông cũng chính là người đã sáng lập ra Đạo Phật tồn tại cho đến ngày hôm nay. Bên cạnh đó, Đạo Công Giáo lại là tôn giáo mà họ tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, 9
  17. gồm có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,...Ngược lại, trong tín ngưỡng, đối tượng không dừng lại ở một hay hai vị thần chủ tối cao, mà bao gồm nhiều thần linh khác nhau, vừa có nữ thần, nam thần, vừa có vật linh, cây cối linh thiêng như cây đa, cây gạo, thần rừng, biển,... Như vậy, đối tượng trong tín ngưỡng vô cùng phong phú và đa dạng. Về hệ thống, tôn giáo có một tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở và tồn tại đủ các yếu tố về giáo chủ - giáo lý - giáo luật - tín đồ. Trong đó, giáo chủ là người sáng lập nên tôn giáo, giáo lý là những lời dạy mà giáo chủ truyền đạt cho tín đồ, giáo luật do giáo chủ soạn thảo và ban hành nhằm duy trì và quản lý trong hệ thống tôn giáo, còn tín đồ là những người tự nguyện theo đạo. Tôn giáo có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp, theo nghề suốt đời, như các tăng sĩ của Phật Giáo, Linh mục của đạo Công giáo. Tín ngưỡng là tập hợp những người có chung một niềm tin, cùng nhau thực hiện các hoạt động nghi lễ. Tập hợp này có nhiều quy mô to nhỏ khác nhau. Tín ngưỡng không hệ thống và bài bản như tôn giáo mà chỉ có một số văn tự phục vụ thực hành nghi lễ như văn khấn, chúc văn, văn chầu,... Tín đồ tôn giáo thường trung thành với duy nhất một tôn giáo, hiếm có người nào vừa là tín đồ của hai tôn giáo. Vì các nghi lễ tôn giáo rất khắt khe, có thể xảy ra các mâu thuẫn trong niềm tin, cách sinh hoạt nên rất khó cùng lúc theo nhiều tôn giáo. Họ có thể tôn trọng niềm tin của các tín đồ tôn giáo khác họ nhưng rất khó để cùng lúc trở thành tín đồ của các tôn giáo khác nhau. Còn đối với tín ngưỡng, một người có thể có nhiều niềm tin và cùng lúc sinh hoạt theo nhiều tín ngưỡng khác nhau. Càng sinh hoạt theo nhiều tín ngưỡng, đời sống tinh thần của họ càng thêm nhiều màu sắc, đa dạng, họ sẽ cảm thấy được chở che, bảo vệ. Một người vừa có thể thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng, vẫn có thể đến chùa lạy Phật. Bên cạnh những điểm giống và khác nhau, giữa tôn giáo và tín ngưỡng mang một quan hệ gắn bó với nhau. Khi truyền đạo đến những địa phương mới, các nhà truyền giáo phải có hiểu biết về tín ngưỡng bản địa để truyền bá đức tin 10
  18. của mình. Nếu họ bỏ qua các yếu tố tín ngưỡng địa phương, truyền bá các đức tin xung đột với các niềm tin tín ngưỡng vốn đã tồn tại bấy lâu, thì đức tin của họ khả năng cao sẽ bị bài trừ, không được đón nhận. Tệ hơn là gây ra các xung đột, tranh chấp. Ngược lại, cộng đồng dân cư địa phương dựa trên hoạt động của tôn giáo, có thể học hỏi và làm phong phú hơn về đời sống tín ngưỡng thông qua các nghi thức, nghi lễ, thờ tự, giáo lý,… Từ hệ thống giáo lý, nghi lễ nghiêm ngặt của tôn giáo, các tín ngưỡng cũng bổ sung cho mình các nghi thức, nghi lễ trở nên phong phú hơn. Ta vẫn hoàn toàn có thể thấy Phật được thờ trong các đền thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ. Trong các ngôi chùa vẫn có gian thờ cho các vị anh hùng có công với cách mạng được phong thánh. Mê tín dị đoan Mê tín dị đoan là việc đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không có thật, đi ngược với quy luật tự nhiên, không có căn cứ khoa học và không thể chứng minh được. Mê tín dị đoan gây ra những hậu quả xấu về sức khỏe, tiền bạc, thời gian, tính mạng cho cả cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng văn hóa đều là những giá trị niềm tin tốt đẹp, còn mê tín dị đoan là biểu hiện của niềm tin sai lệch, mù quáng và cố chấp. Mê tín dị đoan không chỉ gây ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình mà còn tác động lên mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị của toàn xã hội. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những chế tài xử lý đối với hành vi mê tín dị đoan, được quy định tại điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 Có thể thấy, cả bốn khái niệm có điểm chung là đều liên quan đến đời sống tinh thần, niềm tin vào các thế lực siêu nhiên. Tâm linh là khái niệm khá nộng, mơ hồ và còn nhiều quan điểm khác nhau trên nhiều góc độ. Còn tôn giáo - tín ngưỡng và mê tín dị đoan đều đã được pháp luật quy định rõ. Như vậy, tôn giáo và tín ngưỡng đều là một phần của niềm tin tâm linh con người. Tuy vậy, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nếu không thực hiện với mục đích tích cực sẽ dẫn trở thành hiện tượng mê tín dị đoan. Gây ra những biến tướng xấu trong đời sống tinh thần và xã hội của con người. 11
  19. 1.1.3. Du lịch tâm linh Khái niệm về du lịch tâm linh là một khái niệm khá mới và được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Nói về du lịch tâm linh, đây đang là một loại hình du lịch mới trong xu thế phát triển của ngành du lịch. Quan niệm về du lịch tâm linh đa dạng và phong phú, và đến thời điểm hiện tại chưa hề có một khái niệm chung nhất về du lịch tâm linh. Trước đây, các chuyến đi mang mục đích tôn giáo đã có từ rất lâu và được mọi người gọi là hành hương. Tuy nhiên, cụm từ hành hương mới chỉ đề cập đến khía cạnh tâm linh, mà chưa nói đến du lịch. Bởi các chuyến đi này có mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động tôn giáo, không mang nặng mục đích thưởng ngoạn, trải nghiệm. Qua quá trình phát triển, trong các chuyến hành hương đó, con người không khỏi phát sinh những nhu cầu về thể chất lẫn tinh thần, mục đích của chuyến đi cũng dần có nhiều thay đổi. Vì vậy cần có một khái niệm mới đề cập đến những chuyến đi vừa mang mục đích tôn giáo, tín ngưỡng, vừa mong muốn thưởng ngoạn, tham quan và hưởng thụ các dịch vụ. Tác giả Nguyễn Văn Tuấn trong Tham luận tham dự Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững” đã cho rằng du lịch tâm linh chính là một bộ phận của du lịch văn hoá. Theo Luật Du lịch 2017, du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. [13] Quan điểm của Nguyễn Văn Tuấn đề ra như sau: “Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hoá, lấy yếu tố văn hoá tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Theo góc nhìn này, tài nguyên của du lịch tâm linh đó là các yếu tố văn hóa tâm linh. Các yếu tố này đưa được vào khai thác trong tổ chức hoạt động du lịch, đó là hệ thống các giá trị văn hóa vật thể lẫn phi vật thể, quan điểm của con người về thế giới xung quanh, những giá trị về đức tin. Hệ thống quan điểm, niềm tin đó tập hợp lớn mạnh trở thành các 12
  20. tôn giáo, tín ngưỡng mang những giá trị đặc sắc. Khác với những loại hình du lịch khác, du lịch tâm linh đem đến những trải nghiệm thiêng liêng, giàu xúc cảm khi đi du lịch. [13] 1.1.4. Khái niệm phát triển Phát triển có nghĩa là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Phát triển còn có thể được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên.[12] Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới, thay thế cái cũ. Sự phát triển không phải lúc nào cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, diễn ra theo đường xoáy ốc, và hết mỗi chu kỳ, sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Như vậy, có thể hiểu phát triển du lịch là quá trình nâng cao và tăng cường các hoạt động liên quan đến ngành du lịch, hướng tới mục tiêu đạt được sự phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc tăng cường các dịch vụ du lịch, hạ tầng du lịch, quản lý tài nguyên du lịch, quảng bá và xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tăng cường chất lượng trải nghiệm của khách hàng và tạo ra lợi ích kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường cho cộng đồng địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. 1.2. Đặc điểm và biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam 1.2.1. Đặc điểm của tâm linh tại Việt Nam 1.2.1.1. Tâm linh tại Việt Nam là sự hòa trộn phong tục tập quán, tín ngưỡng bản địa và tôn giáo du nhập Đặc điểm này có thể thấy rõ ngay khi giải nghĩ từ tâm linh trong ngôn ngữ Việt Nam. Nó không chỉ riêng bất kì kì một tín ngưỡng, tôn giáo hay phong tục nào mà bao hàm cả ba khía cạnh trên, là một cách gọi chung nhất. Cho dù bạn nó niềm tin đối với bất kì tín ngưỡng hay tôn giáo nào, thì đó đều là tâm linh, 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2