intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách ở các điểm du lịch tâm linh, tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Du lịch tâm linh (DLTL) Tây Ninh mặc dù nhận định có thế mạnh nhưng vẫn chưa có những bước phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có. Mục đích nghiên cứu nhằm xác định những nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của du khách tại các điểm DLTL dựa trên phân tích nhân tố EFA và hồi quy tuyến tính bội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách ở các điểm du lịch tâm linh, tỉnh Tây Ninh

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 2 (2024) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH Ở CÁC ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH, TỈNH TÂY NINH Đỗ Thị Việt Hương1*, Lê Thị Thúy Hằng2, Trần Ánh Hằng1 1 Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh *Email: dtvhuong@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 9/5/2024; ngày hoàn thành phản biện: 13/5/2024; ngày duyệt đăng: 10/6/2024 TÓM TẮT Du lịch tâm linh (DLTL) Tây Ninh mặc dù nhận định có thế mạnh nhưng vẫn chưa có những bước phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có. Mục đích nghiên cứu nhằm xác định những nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của du khách tại các điểm DLTL dựa trên phân tích nhân tố EFA và hồi quy tuyến tính bội. Kết quả phân tích dữ liệu điều tra từ 125 khách du lịch tại 3 địa điểmTòa thánh Tây Ninh, Núi Bà Đen và Chùa Gò Khén đã xác định được 4 nhóm nhân tố có tác động đến mức độ hài lòng của du khách: Dịch vụ du lịch, Cảnh quan thiên nhiên và văn hóa, Cơ sở hạ tầng, An ninh và môi trường. Phương trình hồi quy tuyến tính bội cho thấy nhân tố Cơ sở hạ tầng tác động mạnh nhất và Cảnh quan thiên nhiên tác động thấp nhất đến mức độ hài lòng của du khách. Kết quả này là cơ sở quan trọng góp phần đưa ra đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển loại hình du lịch tâm linh. Từ khóa: du lịch tâm linh, hài lòng, hồi quy tuyến tính bội , nhân tố, Tây Ninh. 1. MỞ ĐẦU Du lịch tâm linh (DLTL) là một trong những loại hình du lịch phổ biến trên thế giới và Việt Nam với hình thức lấy yếu tố tâm linh làm mục tiêu để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người. DLTL thường gắn liền với những giá trị văn hoá phi vật thể và vật thể, gắn liền với lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và các giá trị tinh thần khác. Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây đã và đang định hướng theo các nước để phát triển để phát triển loại hình DLTL. Tại Hội nghị quốc tế về DLTL vì sự phát triển bền vững vào tháng 11 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Ninh Bình và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã nhấn mạnh chủ trương cần khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DLTL phát triển phù hợp với xu hướng chung và vì sự phát triển bền vững. 109
  2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách ở các điểm du lịch tâm linh, tỉnh Tây Ninh Tây Ninh là một tỉnh có tiềm năng DLTL lớn, với nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng như núi Bà Đen, Tòa thánh Tây Ninh, chùa Bà Đen,... DLTL được lựa chọn là sản phẩm chính để thu hút các nhà đầu tư, xây dựng sản phẩm DLTL, làm thương hiệu nhằm thu hút du khách, đồng thời là động lực chính thúc đẩy du lịch Tây Ninh phát triển nhanh và mạnh hơn nữa. Đặc biệt, khi Bộ Chính trị có nghị quyết 08 (tháng 1/2017) về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn thì lợi thế ấy ngày càng được phát huy [7, 9]. Mặc dù nhận định được thế mạnh từ lâu, DLTL ở tỉnh Tây Ninh hiện nay vẫn chưa thật sự có những bước phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có và còn gặp nhiều thách thức. Số lượng khách du lịch đến Tây Ninh chỉ ở mức khá, đa phần là khách du lịch nội địa; chưa phát triển được các sản phẩm nổi trội có thương hiệu để thu hút khách quốc tế; các dịch vụ du lịch chưa phong phú và đa dạng để thu hút khách lưu trú dài ngày. Hằng năm, chỉ tập trung cao điểm khách du lịch vào các dịp lễ hội: Hội xuân Núi Bà, Hội Yến Diêu Trì Cung, Lễ Vía Bà, Lễ Hội Quan lớn Trà Vong… các thời điểm còn lại trong năm lượng khách đến không nhiều [9]. Mục tiêu nghiên cứu hướng đến (1) Xác định được các nhân tố hấp dẫn của điểm DLTL và (2) mức độ tác động nhân tố hấp dẫn đến mức độ hài lòng của du khách đối với các điểm DLTL tỉnh Tây Ninh, từ đó có cơ sở hỗ trợ cho các nhà ra quyết định xem xét đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình DLTL một cách hiệu quả và bền vững. 2. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình lý thuyết Du lịch tâm linh được là hiểu xuất phát từ nhu cầu giải quyết nhu cầu cá nhân hướng đến lợi ích tinh thần, tìm kiếm suy nghĩ tích cực, niềm tin, hy vọng trong tương lai thông qua việc thực hành nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng [6]. Sự hài lòng của du khách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của tiếp thị điểm đến do nó tác động đến hành vi lựa chọn điểm đến, sử dụng các sản phẩm du lịch, dịch vụ và quyết định quay lại [10]. Có nhiều công trình nghiên cứu đã chứng mình mối liên hệ quan trọng giữa sự hài lòng của du khách và mức độ hấp dẫn của điểm đến [1, 2, 3, 5, 8]. Thông tin về mức độ hấp dẫn của điểm đến có thể ảnh hưởng tới việc định hình kỳ vọng của du khách và do đó ảnh hưởng tới sự hài lòng của du khách khi trải nghiệm thực tế, tác động đến ý định quay lại. Tính hấp dẫn điểm đến được đánh giá qua nhiều khía cạnh và được xem như một khái niệm đa hướng. Trong đó, tính hấp dẫn thể hiện các khía cạnh về điều kiện, tiềm năng du lịch của điểm đến [1, 8], về môi trường du lịch, đặc điểm cảnh quan và văn hoá, hạ tầng du lịch, hỗ trợ của chính quyền [3] chất lượng dịch vụ, khả năng tiếp cận [1, 2]. Nghiên cứu này tiếp cận quan niệm DLTL của Norman A. (2011) và xây dựng mô hình tác động giữa các nhân tố hấp dẫn của điểm đến và mức độ hài lòng của du khách dựa trên mô hình điều chỉnh của Nguyễn Trọng Nhân và 110
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 2 (2024) Cao Mỹ Khanh (2014), Phan Thanh Hai, Mai Thi Thuong (2019), Dora Rinova (2021), kết hợp kết quả khảo sát thực địa và điều kiện thực tế hoạt động DLTL ở tỉnh Tây Ninh (Hình 1). Hình 1. Mô hình phân tích tác động của các nhân tố hấp dẫn đến hài lòng du khách 2.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau liên quan đến các vấn đề của nghiên cứu, bao gồm các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh. Các tài liệu được thu thập, phát triển, khai thác và chọn lọc ra có nội dung phù hợp với các tiêu chí của nghiên cứu, sau đó tổng hợp và phân tích để làm cơ sở lí luận và áp dụng thực tế vào nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát và phỏng vấn du khách tại các điểm DLTL. Trong đó: + Lựa chọn điểm nghiên cứu: 03 điểm du lịch có tiềm năng phát triển DLTL bao Hình 2. Sơ đồ phân bố các điểm DLTL gồm: Chùa Tòa thánh Tây Ninh, Núi Bà Đen nghiên cứu ở Tỉnh Tây Ninh và chùa Gò Kén (Hình 2). + Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác xuất (chọn mẫu thuận tiện) với kích thước mẫu là 121 phiếu, dựa trên 111
  4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách ở các điểm du lịch tâm linh, tỉnh Tây Ninh nguyên tắc tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1 theo Hair J. F. et al. (2010) trong phân tích nhân tố khám phá mức độ hài lòng [4]. + Cách thức và thời điểm điều tra phỏng vấn: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp du khách bằng bảng hỏi khảo sát tại các điểm du lịch trong năm 2022. + Nội dung bảng câu hỏi: Các câu hỏi thiết kế theo bảng phỏng vấn cấu trúc, tập trung vào các nhóm biến thể hiện các khía cạnh hấp dẫn của điểm đến du lịch tâm linh (Hình 1), các nhóm biến khảo sát về mức độ hài lòng của du khách. Các biến được đo lường bằng cách hỏi du khách theo mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với các phát biểu liên quan đến từng biến, từng nhân tố và sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thông tin cơ bản về du khách cũng được đưa ra trong bảng hỏi điều tra. b. Phương pháp thống kê, phân tích và xử lý dữ liệu Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc điểm của khách du lịch như: Đối tượng, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa; mục đích chuyến đi… Mức độ hấp dẫn khách du lịch và mức độ hài lòng của họ với điểm DLTL được đánh giá bởi giá trị trung bình cộng của các yếu tố và các biến. Thang đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm DLTL/mức độ hài lòng của du khách được chia theo 5 cấp độ: 1,00 - 1,80: Rất không hấp dẫn/hài lòng; 1,81 - 2,60: Không hấp dẫn lắm/Không hài lòng lắm; 2,61 - 3,40: Bình thường/Bình thường; 3,41 - 4,20: Hấp dẫn/Hài lòng; 4,21 - 5,00: Rất hấp dẫn/Rất hài lòng. Phép phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để xác định các nhân tố thu hút du khách đến các điểm DLTL, sau đó dùng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự hài lòng của du khách. Trước phân tích nhân tố, các biến được đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho biết sự nhất quán và chặt chẽ trong các câu trả lời của du khách. Đối với phân tích nhân tố, để kiểm tra tính thích hợp của dữ liệu, kiểm định KMO và Bartlett sử dụng với điều kiện nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1,0 và trị số Sig.
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 2 (2024) Mô hình phân tích hồi quy tuyến tính được phân tích dựa trên giả thuyết mức độ hấp dẫn của điểm du lịch tâm linh có tác động đến mức độ hài lòng của du khách. Biến phụ thuộc là biến mới Y tính toán trung bình của nhóm biến phản ánh mức độ hài lòng của du khách. Các biến độc lập là các biến mới được trích xuất từ phép phân tích nhân tố Factor Analysis đại diện cho các nhân tố hấp dẫn của điểm DLTL ở khu vực nghiên cứu tiếp tục được đưa vào mô hình phân tích hồi quy tuyến tính Linear Regression để nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ hài lòng của du và tính hấp dẫn của điểm DLTL. Y = β1.X1 + …βn.Xn + e (1) Trong đó, Y là mức độ hài lòng của du khách, X1,…Xn là các nhân tố hấp dẫn điểm DLTL, e là sai số hồi quy, β1,…βn là hệ số góc của các nhân tố hấp dẫn ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách phân tích từ EFA. Phần mềm thống kê SPSS 25 được sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thống kê mô tả chung đặc điểm du khách Theo kết quả khảo sát 125 phiếu hợp lệ cho thấy, du khách đến điểm du DLTL có 59,2% là nữ. Nguồn khách đến điểm DLTL phần lớn từ các huyện, xã trong tỉnh (38,4%) và đến từ TP. Tây Ninh (32%), du khách ngoại tỉnh chỉ chiếm 29,6%. Mục đích đến điểm DLTL chủ yếu là để tham quan, vãn cảnh (60%), mục đích cầu an, lộc, phúc, tài chiếm 40%, các mục đích khác có tỉ lệ dưới 30%. Thông tin về điểm DLTL mà du khách nhận được chủ yếu là từ người thân và bạn bè (64,8%), từ các nguồn thông tin khác chiếm tỷ lệ nhỏ, bao gồm: Internet (16,8%), công ty du lịch (7,2%) và ấn phẩm hướng dẫn du lịch (1,6%). 3.2. Đánh giá mức độ hấp dẫn và hài lòng của du khách đối với các điểm du lịch tâm linh Kết quả đánh giá mức độ hấp dẫn của các điểm DLTL và mức độ hài lòng của du khách khi đến các điểm DLTL ở Tây Ninh được thể hiện qua biểu đồ radar ở hình 3, 4. Tính hấp dẫn của điểm DLTL được đánh giá qua từng biến theo từng yếu tố gồm (1) Cảnh quan thiên nhiên và văn hóa, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Các dịch vụ DLTL và (4) An ninh trật tự và vệ sinh môi trường; sau đó, đánh giá mức độ hấp dẫn tổng hợp cho từng điểm DLTL (Hình 3). Kết quả phân tích cho thấy, yếu tố “Cảnh quan thiên và văn hóa” có điểm trung bình cao nhất ở 3 điểm DLTL là 4,35 điểm, thuộc mức “Rất hấp dẫn”; yếu tố “An ninh trật tự và vệ sinh môi trường” và “Dịch vụ du lịch tâm linh” có điểm đánh giá lần lượt là 3.9 và 3,82 điểm, thuộc mức “Hấp dẫn”; yếu tố “Cơ sở hạ tầng” có điểm trung bình là 3,65 điểm, thuộc mức “Bình thường”. 113
  6. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách ở các điểm du lịch tâm linh, tỉnh Tây Ninh Hình 3. Mức độ hấp dẫn của du khách đối với các điểm du lịch tâm linh Mức độ hài lòng của du khách khi đến các điểm DLTL được xác định qua 6 biến. Kết quả đánh giá cho thấy, du khách có mức độ hài lòng chung khi đến DLTL ở Tây Ninh là 3,99 điểm, thuộc mức “Hài lòng”. Trong đó, biến “Điểm DLTL đem lại những trải nghiệm thú vị cho du khách” có điểm cao nhất (4,07) và biến “Chuyến du lịch xứng đáng với thời gian và chi phí bỏ ra để tham quan” có điểm thấp nhất (3,87) (Hình 4). Hình 3. Mức độ hài lòng của du khách đối với các điểm du lịch tâm linh 3.3. Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố hấp dẫn và hài lòng du lịch tâm linh Từ 22 biến quan sát yếu tố ảnh hưởng tính hấp dẫn của điểm du lịch và 6 biến quan sát các yếu tố liên quan mức độ hài lòng của du khách, qua đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha đều thỏa mãn điều kiện và hệ số tin cậy cho phân tích nhân tố (Bảng 1). Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho các nhóm biến độc lập cho biết KMO = 0,854; Sig. (Bartlett’s Test) = 0,000. Điều đó cho thấy các biến quan sát có có liên hệ với nhau trong tổng thể. 114
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 2 (2024) Bảng 1. Kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha mô mô hình nghiên cứu Số biến Hệ số tương Cronbach’s Alpha Biến đo lường quan sát quan biến tổng tổng nếu loại biến Cảnh quan thiên nhiên và văn hóa 5 0,534 0,837 Cơ sở hạ tầng 5 0,665 0,877 Dịch vụ du lịch tâm linh 8 0,600 0,903 An ninh trật tự và vệ sinh môi trường 4 0,609 0,816 Sự hài lòng đối với điểm du lịch tâm 6 0,704 0,929 linh Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ kết quả phỏng vấn du khách năm 2022 Đối với nhóm biến độc lập, với 22 biến đầu vào liên quan tính hấp dẫn DLTL, tiến hành phân tích tố và rút ra được 4 nhân tố có giá trị Eigenvalue > 1 để đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Tổng phương sai trích cộng dồn của 4 nhân tố giải thích được 65,392% biến thiên của dữ liệu. Kết quả này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thống kê (≥ 50%) (Bảng 2). Tính hấp dẫn của điểm DLTL ở tỉnh Tây Ninh bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: X1 - Dịch vụ du lịch tâm linh, X2: Cảnh quan thiên nhiên và văn hoá tâm linh, X3: Cơ sở hạ tầng DLTL, X4: An ninh môi trường DLTL. Đối với nhóm biến phụ thuộc liên quan mức độ hài lòng của du khách, kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy KMO = 0,854>0,5; Sig. (Bartlett’s Test) = 0,000, tổng phương sai trích được 74,019%>50%, các biến có hệ số tải nhân tố >0,5 đảm bảo tính hội tụ. Bảng 2. Kết quả trích xuất các nhân tố hấp dẫn điểm DLTL với ma trận xoay Hệ số tải Phần trăm của Phần trăm của Biến Biến quan Hệ số tải nhân tố sau phương sai phương sai quan sát sát nhân tố sau xoay xoay sau xoay sau xoay Nhóm biến độc lập (Tính hấp dẫn DLTL) Nhân tố 1 - Dịch vụ DLTL 20,62 Nhân tố 3 - Cơ sở hạ tầng DLTL 15,11 DV6 0,818 HT1 0,890 DV7 0,799 HT3 0,780 DV4 0,786 HT1 0,764 DV5 0,759 HD10 0,705 DV2 0,660 HT4 0,630 DV8 0,651 DV1 0,626 115
  8. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách ở các điểm du lịch tâm linh, tỉnh Tây Ninh Hệ số tải Phần trăm của Phần trăm của Biến Biến quan Hệ số tải nhân tố sau phương sai phương sai quan sát sát nhân tố sau xoay xoay sau xoay sau xoay Nhân tố 2 - Cảnh quan Nhân tố 4 - An ninh môi trường thiên nhiên và văn hoá 16,71 12,95 DLTL DLTL CQ1 0,831 AN2 0,794 CQ3 0,828 AN4 0,785 CQ5 0,703 AN1 0,734 DV3 0,672 AN3 0,732 CQ2 0,661 CQ1 0,640 Biến phụ thuộc (Mức độ hài lòng của du khách) Nhân tố hài lòng 74,02 HD1 0,788 HD4 0,924 HD2 0,834 HD5 0,875 HD3 0,858 HD6 0,877 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ kết quả phỏng vấn du khách năm 2022 3.4. Phân tích mô hình hồi quy giữa các nhân tố hấp dẫn của điểm DLTL và mức độ hài lòng của du khách Phân tích tương quan cho biết Y có mối liên hệ thuận với X1, X2, X3. Trong đó, mối liên hệ chặt chẽ mạnh nhất với X3 (r=0,688), tiếp đến là X2 (r=0,631), mối liên hệ trung bình với X4 (r=0,579) và X1 (r=0,569). Các biến X3, X2, X4, X1 đều có giá trị .Sig < 0,05 nên có ý nghĩa thống kê. Phân tích hồi quy cho thấy mô hình có R= 0,811 và R2 hiệu chỉnh là 0,657. Điều này có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 65,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Hệ số Durbin-Watson = 2,016 nằm trong khoảng cho phép nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Mô hình thỏa mãn các điều kiện để rút ra kết luận. Phân tích phương sai ANOVA cho giá trị Sig. kiểm định F = 0,00
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 2 (2024) Bảng 3. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính Hệ số chưa Hệ số chuẩn Thống kê đa chuẩn hóa hóa cộng tuyến Mô hình t Sig. Sai số B Beta Tolerance VIF chuẩn 1 Hằng số -0,165 0,316 -0,522 0,602 X1 0,333 0,066 0,349 5,025 0,000 0,592 1,688 X2 0,238 0,081 0,190 2,942 0,004 0,685 1,459 X3 0,235 0,058 0,267 4,061 0,000 0,658 1,520 X4 0,258 0,067 0,243 3,883 0,000 0,731 1,368 Qua bảng 3, giá trị Sig. của kiểm định t cho hệ số hồi quy của các biến độc lập X1, X2, X3, X4 đều nhỏ hơn 0,05. Do vậy, các biến này có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích biến phụ thuộc. Hệ số VIF của các biến độc lập X1, X2, X3, X4 đều nhỏ hơn 2 nên không bị vi phạm giả thiết về đa cộng tuyến. Các hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa của X1, X2, X3, X4 đều dương cho thấy rằng, các biến độc lập này đều có tác động lên mức độ hài lòng chung của du khách. Theo thứ tự giảm dần của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là: X1 (0,349) > X3 (0,267) > X4 (0,243) > X2 (0,190). Phương trình hồi quy chuẩn hóa các yếu tố có dạng như sau: Y = 0,349*X1 + 0,190*X2 + 0,267*X3 + 0,243*X4 Trong đó, Y: Mức độ hài lòng của du khách; X1 - Dịch vụ du lịch tâm linh; X2 - Cảnh quan thiên nhiên và văn hóa DLTL; X3 - Cơ sở hạ tầng DLTL; X4 - An ninh trật tự và vệ sinh môi trường DLTL. Vậy, nhân tố X1 có hệ số Beta = 0,349 là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất lên sự hài lòng của du khách, tiếp theo là nhân tố X3 có hệ số 0,267, nhân tố X4 có hệ số là 0,243 và cuối cùng là nhân tố X2 có hệ số 0,190. Từ phương trình giả thiết cho thấy rằng, 4 nhân tố đều có tác động lên sự hài lòng của du khách. Điều này phù hợp với thực tế hoạt động DLTL tại khu vực nghiên cứu. 4. KẾT LUẬN DLTL có nhiều tiềm năng phát triển ở các điểm đến của tỉnh Tây Ninh. Đánh giá tính hấp dẫn của 3 điểm DLTL có thể phát triển ở đây, nghiên cứu đã sử dụng 22 biến thuộc 4 yếu tố: Dịch vụ du lịch (X1); Cảnh quan thiên nhiên và văn hóa (X2); Cơ sở hạ tầng (X3) và An ninh môi trường (X4). Phân tích nhân tố đã cho ra 4 nhân tố phản ánh tính hấp dẫn của điểm DLTL và phương trình quan hệ với sự hài lòng của du khách là: Y = 0,349*X1 + 0,190*X2 + 0,267*X3 + 0,243*X4. Nhân tố X1 có ảnh hưởng lớn nhất, theo sau là 117
  10. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách ở các điểm du lịch tâm linh, tỉnh Tây Ninh X2, X3 và X4 có ảnh hưởng nhỏ nhất. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp để phát triển DLTL ở Tây Ninh, bao gồm một số giải pháp chính như : (1) Đầu tư phát triển các sản phẩm DLTL chất lượng cao, có thương hiệu, phù hợp với nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. (2) Đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí của du khách. (3) Tăng cường quảng bá, xúc tiến DLTL để thu hút du khách. Ngoài ra, cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành và các tổ chức tôn giáo trong việc khai thác DLTL, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng và quảng bá DLTL qua nhiều kênh truyền thông. Với những giải pháp này, DLTL ở Tây Ninh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, trở thành một trong những sản phẩm du lịch chủ lực của Tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dora Rinova (2021). Analysis of Tourist Attraction and Service Quality on Tourist Satisfaction, Vol1. No1, Proceedings Sustainable Development Goals (SDGs) Conference, International Science Consortium for Indonesian Sustainability (ISCIS), 145-156. [2]. Nguyễn Thị Phương Dung, Lê Nhật Tân, Nguyễn Minh Cảnh (2023), Sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ du lịch tâm linh tại điểm đến Bạc Liêu, HCM COUJS- Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 18 (5), 59-71. [3]. Phan Thanh Hai, Mai Thi Thuong (2019). The influence of the spiritual tourist destination attraction on international tourist’s satisfaction And Return Intention: Empirical evidence of Danang City, Vietnam, African Journal of Hospitality, Tourism and Leisure, Volume 8 (1) - (2019) ISSN: 2223-814X. [4]. Hair J. F. et al., (2010). Multivariate Data Analysis, Pearson, Harlow. [5]. Hassan, T.H.; Abdou, A.H.; Taha, S.; Abdelmoaty, M.A.; Salem, A.E. (2022). Religious Tourists’ Satisfaction with Services and Their Impacts on Spirituality in the Post-COVID-19 Era. Sustainability, 14, 13335, https://doi.org/10.3390/su142013335. [6]. Norman, A. (2011). Spiritual tourism: Travel and religious practice in western society. London, UK: Bloomsbury Academic. [7]. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 29/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. [8]. Thân Trọng Thụy và Lê Anh Tuấn (2018). Ảnh hưởng của tính hấp dẫn điểm đến tới sự hài lòng và ý định quay lại các điểm đến du lịch tâm linh tại Việt Nam, Kinh tế & Phát triển, Số 252, tr.90-100. [9]. UBND tỉnh Tây Ninh (2021), Báo cáo Kết quả 04 năm thực hiện Quyết định số 3026/QĐ- UBND ngày 13/12/2017 của UBND Tỉnh về “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tây Ninh. [10]. Kozak, M. (2001). Repeaters’ behavior at two distinct destination’, Annals of Tourism Research, 28 (3), pp. 784-807. 118
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 2 (2024) FACTORS AFFECTING VISITORS' SATISFACTION LEVEL AT SPIRITUAL TOURISM DESTINATIONS, TAY NINH PROVINCE Do Thi Viet Huong1*, Le Thi Thuy Hang2, Tran Anh Hang1 1Geography and Geology Faculty, University of Sciences, Hue University 2Hoang Le Kha High School, Tay Ninh City, Tay Ninh Province *Email: dtvhuong@hueuni.edu.vn ABSTRACT Although Tay Ninh spiritual tourism is considered to have strengths, it has yet to have development steps commensurate with its current potential. The study aims to identify factors that affect tourist satisfaction at spiritual tourist destinations based on EFA factor analysis and multiple linear regression. Results of analyzing survey data from 125 tourists at 3 locations, Tay Ninh Holy See, Ba Den Mountain, and Go Khen Pagoda, have identified four groups of factors that impact the level of tourist satisfaction: Service tourism, Natural and cultural landscape, Infrastructure, Security, and environment. The multiple linear regression equation shows that the Infrastructure factor has the most substantial impact, and the Natural Landscape has the lowest impact on tourist satisfaction. This result is an essential basis to contribute to proposing solutions to improve the effectiveness of developing spiritual tourism in the study area. Keywords: spiritual tourism, satisfaction, multiple linear regression, factors, Tay Ninh. 119
  12. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách ở các điểm du lịch tâm linh, tỉnh Tây Ninh Đỗ Thị Việt Hương sinh ngày 19/08/1982. Năm 2004, bà tốt nghiệp Cử nhân ngành Địa lý tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 2008, bà nhận học vị Thạc sĩ ngành Địa lý tự nhiên tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 2014, bà nhận học vị Tiến sĩ ngành Khoa học Nông nghiệp (Sinh thái cảnh quan và GIS) tại Đại học Tottori, Nhật Bản. Từ năm 2004 đến nay, bà công tác tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa thống kê không gian trong quản lý TN&MT Lê Thị Thuý Hằng sinh ngày 07/06/1983 tại Hà Nội. Năm 2005, bà tốt nghiệp Cử nhân Địa lý tại Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Năm 2023, bà nhận học vị Thạc sĩ ngành Địa lý Tài nguyên và Môi trường tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2005 đến nay, bà công tác tại Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa lý, giảng dạy địa lý. Trần Ánh Hằng sinh ngày 15/9/1990 tại TP. Huế. Năm 2012, bà tốt nghiệp Cử nhân ngành Địa lý tài nguyên và môi trường tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 2014, bà nhận học vị Thạc sĩ ngành Địa lý tài nguyên và môi trường tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2013 đến nay, bà công tác tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên và sinh khí hậu, tài nguyên môi trường, những tác động và phát triển bền vững. 120
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2