THƯƠNG TÍCH DO ĐIỆN
lượt xem 37
download
Trong giám định pháp Y rất nhiều trường hợp tử vong do điện là hậu quả của tai nạn rủi ro, ít gặp trong các trường hợp tự tử và rất hiếm trong các vụ án mạng. Nạn nhân đầu tiên tử vong do điện từ cách đây hơn 300 năm là người thợ mộc vùng Lion (Pháp) do vô tình chạm tay vào dòng điện 250 volts xoay chiều. Người Mỹ đầu tiên bị chết vì điện vào năm 1881 là Samuel W Smith ở NewYork do say rượu đã vô tình chạm vào nguồn điện và bị chết trước...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THƯƠNG TÍCH DO ĐIỆN
- THƯƠNG TÍCH DO ĐIỆN Ths. Nguyễn Văn Luân
- MỤC TIÊU 1. Mô tả các loại thương tích điện. 2. Giải thích cơ chế chết do điện. 3. Quy trình giám định y pháp một trường hợp tử vong do điện.
- ĐẠI CƯƠNG Trong giám định pháp Y rất nhiều trường hợp tử vong do điện là hậu quả của tai nạn rủi ro, ít gặp trong các trường hợp tự tử và rất hiếm trong các vụ án mạng. Nạn nhân đầu tiên tử vong do điện từ cách đây hơn 300 năm là người thợ mộc vùng Lion (Pháp) do vô tình chạm tay vào dòng điện 250 volts xoay chiều. Người Mỹ đầu tiên bị chết vì điện vào năm 1881 là Samuel W Smith ở NewYork do say rượu đã vô tình chạm vào nguồn điện và bị chết trước sự chứng kiến của nhiều người. Tai nạn xảy ra không gây đau đớn cho nạn nhân đã khiến mọi người có ý tưởng dùng dòng điện để xử tử những phạm nhân chịu án tử hình và năm 1890, William Kemmeler là người đàn ông đầu tiên bị thi hành án tử hình bằng ngồi ghế điện tại NewYork.
- Năng lượng điện có thể gây tác hại cho cơ thể qua từ trường, sóng nổ, chấn thương, bỏng... nhưng hay gặp nhất là do tác động trực tiếp của dòng điện.
- Cơ chế gây tử vong 1. Ngừng tim: do tác động trực tiếp của dòng điện gây rung tim, có tác giả cho rằng đó là hậu quả của suy tâm thu hoặc loạn nhịp. 2. Liệt hô hấp: thường là hậu quả của sự co giật các cơ hô hấp và tác động của dòng điện vào hệ thần kinh trung ương làm liệt trung tâm hô hấp. 3. Sốc do bỏng điện trên diện rộng, vết bỏng thường sâu, khó điều trị, có thể có hoại tử lan rộng và nếu cấp cứu qua được giai đoạn sốc ban đầu có thể sẽ phải chịu tác động của viêm ống thận cấp do hoại tử cơ vân. 4. Chấn thương: do bị ngã sau khi bị điện giật, hay gặp nhất là chấn thương sọ não, gẫy xương chi, chấn thương ngực, bụng....
- Yếu tố tác động của dòng điện 1. V = voltage 2. i = current OHM’S LAW: i = V / R 3. R = resistance JOULE’S LAW: Power (watts) = Energy (Joules) time =Vxi 2 =i xR
- Điện trở ở các loại mô Skin Resistivity Ohms/cm2 Màng nhầy 100 Vùng mạch máu: lòng bàn 300 10 000 tay Da ướt 1 200 1 500 Mồ hôi tay 2 500 Da nơi khác 10 000 40 000 Lòng bàn chân 100 000 200 000 Lòng bàn tay chai cứng 1 000 000 2 000 000
- TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ NẠN NHÂN Phụ thuộc vào các yếu tố: 1. Cường độ dòng điện Là yếu tố quyết định mức độ tác động của dòng điện đối với cơ thể. Thực nghiệm của Bernstain 1973 và Robinson 1990 (làm cho 50% số người tham gia thử nghiệm) cho thấy ở tần số 50Hz dòng điện có: • Cường độ nhỏ hơn 0,36mmA, cảm nhận thấy có dấu hiệu tê bì. • Với dòng điện từ 5mmA trở lên tất cả đều có cảm giác đau do co cơ. • Nếu cao hơn sẽ rất nguy hiểm vì làm cho nạn nhân mất khả năng tự giải thoát do co cứng, co giật các cơ. • Dòng điện từ 60 – 90 mmA làm các cơ lồng ngực co giật gây liệt hô hấp và rung thất có thể xảy ra.
- 2. Hiệu điện thế có 2 loại điện thế thấp và cao dựa trên hiệu thế 500v và 1000v, trên thực tế cả 2 loại điện thế này cùng có thể gây ra bệnh lý hoặc tử vong. Điện thế cao gây cháy bỏng hoặc tổn thương của nội tạng rõ và điển hình hơn so với điện thế thấp. Chưa có một báo cáo nào về tai nạn chết người xảy ra do nguồn điện từ các phương tiện thông tin đại chúng (24V) hoặc đường truyền hình cáp (65V). Nhưng với những dòng điện thế thấp có cường độ dòng điện lớn (hàn điện) và có thời gian tiếp xúc lâu thì có thể gây tử vong cho nạn nhân. Trong giám định Y pháp tử vong chủ yếu xảy ra với nguồn điện dân dụng 220V.
- Hiệu điện thế càng cao, tác động càng lớn
- 3. Điện trở Các mô khác nhau trong cơ thể có điện trở khác nhau do phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ, và tính dẫn điện. Điện trở càng lớn càng có xu hướng dễ bị bỏng nhiệt. Dây thần kinh, cơ, mạch máu có tính dẫn điện cao do chứa nhiều nước nên có điện trở thấp trong khi xương, cân cơ và các mô mỡ là những chất có điện trở rất cao nên thường dễ bị tác động của nhiệt.
- 2.4. Thời gian tiếp xúc Thời gian tiếp xúc với nguồn điện càng lâu, mức độ cháy bỏng và phá hủy tổ chức càng lớn. Tại nơi tiếp xúc, khi da và các mô đã cháy thành than sẽ làm tăng điện trở. Wright và Davis (1980) cho rằng chỉ cần tiếp xúc với nguồn điện thế thấp trong thời gian 9 giây cũng có thể gây nên vết bỏng độ 1 trên da và thời gian kéo dài cũng đồng nghĩa với nguy cơ rung thất tăng lên rõ rệt.
- 5. Dòng điện 1 chiều/ 2 chiều Một trong những yếu tố tác động tới mức độ nặng nhẹ của tổn thương là dòng điện xoay chiều hay một chiều. Với cùng hiệu điện thế, dòng điện xoay chiều nguy hiểm gấp 3 4 lần so với dòng điện một chiều mà thực chất là gây co cơ liên tục hoặc gây co giật do kích thích các sợi cơ với tốc độ 40 – 110 lần/s (Leibovici 1995). Tần số của dòng điện đóng vai trò quan trọng trong việc gây tổn thương, với tần số 50 – 60Hz, dù điện thế thấp và loại điện xoay chiều cũng có thể gây kích thích, co giật, rung tim. Nếu tần số cao hơn 1Hz cơ thể không bị ảnh hưởng.
- 6. Đường điện trong cơ thể Là đường điện đi qua các mô trong cơ thể tạo nên những tổn thương có thể quan sát được tùy theo mức độ cháy bỏng, tổn thương rõ và điển hình trong các loại điện thế cao hoặc do sét đánh. Khi đi qua tim hoặc lồng ngực, dòng điện có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc trực tiếp phá hủy cơ tim, khi đi qua não dòng điện có thể làm cho rối loạn nhịp thở, động kinh hoặc gây liệt, khi ở gần mắt, dòng điện có thể gây đục thủy tinh thể.
- 6. Đường điện trong cơ thể Dòng điện đi qua các mô có cấu trúc phức tạp cũng bị biến đổi nhưng chủ yếu là phá hủy các mô trên đường đi của dòng điện dưới dạng những vết bỏng nhỏ xen kẽ với vùng mô còn lành. Do đặc điểm di chuyển theo hướng tập trung giữa điểm chạm với nguồn điện (nơi điện vào) và vùng cơ thể tiếp đất (hoặc nơi điện ra) nên việc đánh giá, quan sát tổn thương cần tập trung ở những vùng nằm trên trục đường đi của dòng điện.
- 7. Tổn thương do điện 1. Tổn thương trên da Vết cháy bỏng do điện (vết bỏng điện) là hậu quả của tiếp xúc trực tiếp với vật dẫn điện giới hạn trên một vùng cơ thể. Bỏng nặng và rộng cũng có thể gặp trong trường hợp nạn nhân túm hoặc nắm chặt vật dẫn điện cao thế trong thời gian dài có thể gây ra những vết cháy bỏng rõ và điển hình, có khi làm đứt rời cơ thể.
- Tổn thương do dòng điện cao thế có thể gây tổn thương rộng và sâu làm hoại tử các cơ. Trường hợp nạn nhân cầm nắm hoặc tỳ đè lên vật dẫn điện có thể tạo nên những vết bỏng trên da mang dấu ấn của vật dẫn điện. Một loại hình đặc biệt của bỏng điện là vết bỏng tiếp xúc (kising burn) hay gặp ở những nếp gấp da (quanh các khớp) do sự co của các cơ gấp khi bị tác động của dòng điện ở chân tay nạn nhân kết hợp với độ ẩm của da, mồ hôi làm cho dòng điện đi tắt qua những nơi tiếp xúc tạo nên vết bỏng trên da và tổn thương của tổ chức dưới da.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Điện tâm đồ cơ bản - BS CKI Trần Thanh Tuấn
73 p | 228 | 31
-
CẤP CỨU NGOẠI KHOA - BỎNG - Phần 1
15 p | 224 | 28
-
Bài giảng Điện tim căn bản - BS. Hà Ngọc Bản
80 p | 149 | 24
-
PHƯƠNG PHÁP ĐO THẾ
111 p | 141 | 24
-
Chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng (Kỳ 1)
5 p | 153 | 21
-
Trẻ em và bỏng
2 p | 159 | 14
-
CÂN PHÂN TÍCH MỠ CƠ THỂ
7 p | 174 | 11
-
Bài giảng Bài 7: Thương tích điện
12 p | 84 | 11
-
Cam kết hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
3 p | 107 | 10
-
Bị Phỏng
5 p | 106 | 6
-
Các thương tích do điện
36 p | 86 | 6
-
THƯƠNG TÍCH DO ĐIỆN - SÉT
36 p | 90 | 5
-
DỊCH VÀ CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI (FLUIDS AND ELECTROLYTES)
19 p | 108 | 3
-
Phân tích điện tâm đồ rối loạn nhịp - BS. Đỗ Văn Bứu Đan
33 p | 80 | 2
-
Bài giảng Lọc máu liên tục điều trị tổn thương thận cấp do nhiễm khuẩn: Thể tích cao hay thấp - TS. BS Hoàng Văn Quang
36 p | 26 | 1
-
Bài giảng Lọc máu liên tục điều trị bệnh lý nặng có tổn thương thận cấp: Thể tích cao hay thấp - TS. BS. Hoàng Văn Quang
26 p | 2 | 1
-
Bài giảng Giới thiệu các phương pháp thăm dò hình thái - chức năng hệ tim mạch: X-quang, Siêu âm tim, Chụp cắt lớp điện toán, MRI, Chụp mạch vành, SPECT, PET, OCT - PGS.TS. Lê Đình Thanh
76 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn