Tiểu luận Các loại hình ngôn ngữ phương Đông: Tiếng Nhật-ngôn ngữ chắp dính
lượt xem 12
download
Mục đích tiểu luận " Tiếng Nhật-ngôn ngữ chắp dính" là dựa vào đặc điểm ngữ pháp, làm cơ sở để chứng minh cấu tạo từ trong tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Các loại hình ngôn ngữ phương Đông: Tiếng Nhật-ngôn ngữ chắp dính
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG Khoa Xã hội và Nhân văn BÀI TIỂU LUẬN TIẾNG NHẬT - NGÔN NGỮ CHẮP DÍNH Giáo viên hướng dẫn: cô Nguyễn Thùy Nương Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Châu Mã số sinh viên: 197DP01892 Môn: Các loại hình ngôn ngữ phương Đông Mã lớp: KXH – 211-DDP0010-01 TP.HCM, ngày 24 tháng 11 năm 2021 1
- NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – 197DP01892 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................3 1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................3 2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 NỘI DUNG ...............................................................................................................3 I. KHÁI NIỆM CẤU TẠO TỪ............................................................................3 II. NGÔN NGỮ CHẮP DÍNH ..............................................................................4 III. TIẾNG NHẬT – NGÔN NGỮ CHẮP DÍNH ...............................................4 1. Lịch sử hình thành ngôn ngữ .........................................................................4 2. Về mặt từ vựng ..............................................................................................4 3. Về mặt ngữ pháp............................................................................................5 4. Các âm ghép lại thành từ ...............................................................................5 5. Âm tiết ...........................................................................................................6 6. Trọng âm ........................................................................................................6 7. Các thành phần khác ......................................................................................6 8. Bàn luận .........................................................................................................7 IV. KẾT LUẬN ...................................................................................................7 Tài liệu tham khảo....................................................................................................8 2
- NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – 197DP01892 MỞ ĐẦU Trong nghiên cứu, cấu trúc của từ cũng là phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính logic và hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó. Về ngữ pháp, cấu trúc từ trở nên quen thuộc, nó dựa trên cơ sở dữ liệu, kiến thức,... để thể hiện rõ ràng các đặc điểm ngữ pháp, từ đó thể hiện khả năng sử dụng các đối tượng nghiên cứu. Trong tiếng Nhật, cấu tạo từ rất quan trọng, nó giúp câu văn, đoạn văn trở nên ngắn gọn, xúc tích, đủ ý, thành công hơn. Thực tế, việc cấu tạo từ không hề đơn giản, bởi sự phong phú, trừu tượng của nó trong tiếng Nhật. Dựa vào đặc điểm ngữ pháp, chúng ta thấy cấu tạo từ trong tiếng Nhật giúp chúng ta có thêm nhiều cách sử dụng để phù hợp với câu văn, câu nói,... Bài tiểu luận này tổng hợp lại những kiến thức, sự đồng thuận, thống nhất của các nhà nghiên cứu cũng như thành tựu vốn có. Từ đó có thể kết luận rằng cấu tạo từ cũng có tác động đến loại hình ngôn ngữ chắp dính trong tiếng Nhật. 1. Mục đích nghiên cứu Dựa vào đặc điểm ngữ pháp, làm cơ sở để chứng minh cấu tạo từ trong tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính. 2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cấu tạo từ tiếng Nhật - Ví dụ: +たべる taberu: ăn, sẽ ăn +たべた tabeta: đã ăn +たべて tabete: hãy ăn đi +たべている tabete iru: đang ăn,… 3. Phương pháp nghiên cứu Có thể đưa ra kết luận từ những tư liệu, kiến thức. Nghiên cứu các đặc điểm ngữ pháp hoặc cấu tạo từ cụ thể để câu văn, đoạn văn, mục đích, tình huống... được thể hiện rõ ý nghĩa và ngắn gọn nhất. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM CẤU TẠO TỪ - Trong mỗi câu văn, luôn xuất hiện cấu tạo từ, cụ thể như ghép các âm thành từ, hay trợ từ, phụ tố,... để khi là một câu hoàn chỉnh các cấu tạo từ đó tạo nên một 3
- NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – 197DP01892 câu hoàn chỉnh về mặt ngữ nghĩa, biểu thị rõ nội dung được đề cập, trạng thái hoạt động hay tính chất sự vật, sự việc một cách cụ thể. - Và trong tiếng Nhật, các từ ghép lại thành câu có nghĩa luôn chứa những thành phần cấu tạo ấy, ghép các từ vựng và cấu tạo từ mới tạo nên câu, vì thế cấu tạo từ xuất hiện ở đây để nhấn mạnh rằng câu đó đang được ở trạng thái nào. II. NGÔN NGỮ CHẮP DÍNH - Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau. Khác với các ngôn ngữ hoà kết, hình vị trong các ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập lớn và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ. Chính tố có thể hoạt động độc lập. Chính do mối liên hệ không chặt chẽ của các hình vị mà người ta gọi những ngôn ngữ này là ngôn ngữ "niêm kết" hay "chắp dính". - Mỗi phụ tố trong các ngôn ngữ chắp dính chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, mỗi ý nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu thị bằng một phụ tố quan hệ 1–1. Do đó, từ có độ dài rất lớn. III. TIẾNG NHẬT – NGÔN NGỮ CHẮP DÍNH 1. Lịch sử hình thành ngôn ngữ - Theo như quá trình học tập và tìm hiểu, được biết tiếng Nhật từ thời xưa đa số mọi người dùng chữ Hán để viết, đặc biệt là nam giới. Họ cho rằng các bảng chữ mềm như Hiragana là dùng cho phái yếu, về sau đã có tác phẩm truyện được viết bằng loại chữ này rất nổi tiếng đó là tác phẩm Truyện kể Genji. Từ đó, họ bắt đầu sử dụng rộng rãi bảng chữ mềm này. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, tính từ,... Về các tên riêng hay các từ vay mượn tiếng nước ngoài họ phải dùng chữ Katakana để viết. - Cũng theo đó, mà tiếng Nhật ngày nay có ba bảng chữ cái được thể hiện khác nhau mỗi khi ghép các từ lại cũng như sự nhuần nhuyễn, đồng thuận khi dùng kết hợp Kanji với Hiragana hay Katakana. Mục đích là giúp cho người đọc người viết hiểu rõ hơn, và nếu đơn độc chỉ một loại chữ như Kanji thì người đọc không thể hiểu hết nghĩa vì Kanji cũng hạn chế một số từ ngữ, còn nếu dùng Hiragana toàn bộ thì câu văn dài dòng và gây khó hiểu. 2. Về mặt từ vựng - So với các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Nhật thuộc loại ngôn ngữ khó về mặt ngữ pháp, phát âm, nhóm động từ, từ vựng,... - Về từ vựng có khoảng 3000 chữ Kanji trong tiếng Nhật thì số lượng từ thông dụng lại chỉ rơi vào khoảng 1000 - 2000 từ. 4
- NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – 197DP01892 - Khó khăn khi học Kanji có thể nói đó là vấn đề phải nhớ mặt chữ. Mỗi chữ được viết theo một cách khác nhau, nhiều cách đọc, và nhiều nghĩa khác nhau. - Nhiều từ vựng có kết hợp giữa Kanji và Hiragana, hay nhóm động từ thể I, II, III, hơn nữa còn có tính từ đuôi [i], tính từ đuôi [na], bắt buộc chúng ta phải nhuần nhuyễn cách chia cũng như nhớ mặt chữ để khi đưa vào lời văn tạo nên câu hoàn chỉnh. 3. Về mặt ngữ pháp - Ngữ pháp tiếng Nhật khó khăn không kém khi trong tiếng Nhật có rất nhiều các mẫu ngữ pháp khác nhau và mọi người gần như chỉ có cách là phải dùng thường xuyên và nhớ. - Trong tiếng Nhật chia làm các trình độ, sơ cấp – trung cấp – cao cấp. Cùng một ý nghĩa nhưng ở các trình độ khác nhau sẽ có các mẫu câu, cách diễn đạt khác nhau. - Việc vận dụng, nhớ được cách dùng, cách chia của các mẫu câu là điều không hề dễ dàng. 4. Các âm ghép lại thành từ Âm ghép ảo âm - Trong bảng chữ cái Hiragana, Katakana nếu đứng riêng lẻ, đơn độc thì âm đó không có nghĩa, phải ghép các âm lại với nhau để tạo nên nghĩa. - Chẳng hạn như nếu a あ đứng một mình thì nó chỉ là あ, còn nếu thêm n ん vào sẽ thành an あん, có nghĩa là “đậu đỏ”. Tương tự thì trong bảng chữ Katakana, chữ to ト kết hợp n ン tạo thành ton トン nghĩa là tấn. - Khi các nguyên âm đứng riêng lẻ thì nó có cách đọc là [a], [i], [ư], [ê], [ô] với âm [n] hay còn gọi là âm mũi. - Âm mũi n ん có 3 cách đọc: [n], [m] hoặc [ng] tùy vào từng trường hợp mà có cách đọc khác nhau. - Được đọc là “m” khi nó đứng trước các phụ âm p; b; m. - Được đọc là “ng” khi đứng trước các phụ âm k; w; g. - Các trường hợp còn lại hầu như “ん” đều được phát âm là “n”. Âm “n ん” đứng cuối âm khác để tạo thành âm “n”, ví dụ như chữ "さん" đọc là san, tương tự như âm “n” trong tiếng Việt. Âm ghép trường âm - Trường âm là những nguyên âm kéo dài, có độ dài 2 âm tiết của 5 nguyên âm [あ] [い] [う] [え] [お] (a i u e o). Ví Dụ: • おばさん (Obasan) = cô, dì 5
- NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – 197DP01892 Khi thêm trường âm là おばあさん (Obaasan) = bà. Nguyên tắc ghép âm như sau: • Với trường âm cột (a) (a あ、ka か、sa さ、ta た、da だ、na な...) thêm kí tự a あ vào sau chúng. • Với trường âm cột (i) (i い、ki き、shi し、chi ち、mi み...) thêm kí tự i い đằng sau. • Với trường âm cột (u) (u う、ku く、mu む、bu ぶ、pu ぷ、nu ぬ...) thêm kí tự u う. • Với trường âm cột (e) (e え、be べ、ke け、ne ね,...) thêm kí tự i い (có một số trường hợp đặc biệt cần thêm e え đằng sau, chẳng hạn như: おねえさん(oneesan) = chị gái) • Với trường âm cột (o) (o お、ko こ、no の、yo よ、bo ぼ ...) thêm kí tự u う(một vài trường hợp cần thêm o お vào sau, như: おおきい(ookii) = to lớn 、とおい(tooi) = xa,…) 5. Âm tiết - Với tiếng Nhật thì phần lớn các từ được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên mới có ý nghĩa và mỗi một âm tiết thường không mang ý nghĩa nào cả. - Ngoài ra, cũng có những từ được cấu tạo từ bởi 1 âm tiết và trong trường hợp này thì âm tiết mang ý nghĩa của từ đó theo đúng nghĩa của nó. - Ví dụ như từ: “き”(ki) là cái cây, “え”(e) là bức tranh, “て”(te) là cái tay... tuy nhiên những từ như vậy có số lượng rất ít trong vốn từ vựng của tiếng Nhật. 6. Trọng âm - Trong tiếng Nhật, trọng âm giúp ta hiểu được ý nghĩa của từ đó, nếu nhấn âm sai nó sẽ cho ta nghĩa hoàn toàn khác hoặc không có nghĩa gì. - Ví dụ từ “ame” nếu phát âm cao ở âm tiết thứ nhất của từ là “á mề”, thì nó mang nghĩa là “mưa”; nhưng nếu phát âm cao ở âm tiết thứ hai là “à mê”, thì nó lại mang nghĩa khác là “kẹo”. 7. Các thành phần khác - Ở đây còn có các trợ từ như は,に,を, の... để giúp câu văn biểu thị rõ mục đích cần diễn giải. - Ví dụ như: これは私の靴ですよ。 Đây là đôi giày của tôi đấy. (Nhấn mạnh vế sau, giải thích chủ đề được nói đến) 6
- NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – 197DP01892 - スーパーへ買い物に行きます。 Tôi đi siêu thị để mua đồ (dùng để chỉ mục đích) 8. Bàn luận “昔、かわいい小さな女の子がいました。誰でもその 子を見ると可愛がりました が、特におばあさんが一番で、子供にあげないものは何もないほどの可愛がりよ うでした。あるときおばあさんは赤いビロードの頭巾をあげました。その頭巾は 子供にとてもよく似合ったので子供は他のものをかぶろうとしなくなり、それで いつも赤頭巾ちゃんと呼ばれました。” - Đây là một đoạn ngắn được trích từ truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, nhìn vào đây có thể thấy rằng đoạn văn trên sử dụng cả 3 bảng chữ, mục đích là giúp đoạn truyện trên trở nên ngắn gọn nhưng người đọc vẫn hiểu rõ nội dung, các danh từ, các từ mượn nước ngoài hay tên riêng đều được viết bằng chữ Katakana. - Ngoài ra, để tạo nên câu văn, đoạn văn này tác giả đã dùng trợ từ, hậu tố, phụ tố,…(は、に、それで、...) để tạo nên câu từ có nghĩa hơn, biểu đạt rõ hơn mục đích. - Một đoạn ngắn truyện kể này cũng đủ giúp cho người xem hình dung được tiếng Nhật như thế nào. Muốn viết thành một câu, một đoạn hay lời lẽ để nói, chúng ta nên ghép các âm, các từ, các trợ, phụ, hậu, danh, tính, động, trạng hay một số thành phần khác để tạo nên câu có nghĩa. IV. KẾT LUẬN - Với sự học hỏi, tìm tòi và cảm nhận, mỗi người khi tiếp xúc với tiếng Nhật đều hiểu rằng đây là ngôn ngữ không đơn lập, chúng phải ép dính nhiều thành phần với nhau để tạo nên câu từ, cú pháp, từ pháp luôn xoay quanh mỗi câu, mỗi từ, mỗi tình huống, hoàn cảnh để tạo ra ý nghĩa cho câu từ đó. - Đồng ý rằng với sự kết hợp của khá nhiều âm từ, và các thành phần khác để tạo nên câu chữ, nhưng thực tế nếu chịu khó tìm kiếm và hiểu thấu thì đây là ngôn ngữ rất thú vị, ra sức sáng tạo để ghi nhớ mặt chữ. Các loại hình ngôn ngữ phương Đông nói chung và tiếng Nhật nói riêng thì đây chắc hẳn là ngôn ngữ mang nhiều điều mới mẻ, nhiều kiến thức bổ ích, tư tưởng cũng như văn tự hay ho cho nhiều người khi tìm hiểu về nó. 7
- NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – 197DP01892 Tài liệu tham khảo 1. https://sites.google.com/site/trungtamtiengnhat449/cung-tim-hieu-ngu-am-tieng- nhat 2. https://www.saromalang.com/2012/09/tieng-nhat-ngon-ngu-chap-dinh.html 3. https://viblo.asia/p/vai-net-so-luoc-ve-su-khac-nhau-giu-tieng-anh-va-tieng-nhat- AQ3vVkxZRbOr 4. https://sites.google.com/site/trungtamtiengnhat449/cung-tim-hieu-ngu-am-tieng- nhat 5. https://tailieuhoctiengnhat.com/truyen-co-tinh-song-ngu-nhat-viet.html 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa từ nguyên mẫu Cao Bá Quát đến hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
9 p | 4666 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
157 p | 207 | 29
-
Tiểu luận: Tìm hiểu sâu về loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền chèo
21 p | 605 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - từ đặc trưng thể loại
52 p | 173 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt
160 p | 130 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh
160 p | 46 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hình tượng người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm nhìn từ bình diện lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ
154 p | 47 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tên gọi cây nông nghiệp trong tiếng Việt và cách giải thích trong Từ điển Tiếng Việt
266 p | 46 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath Tagore
99 p | 64 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm giai thoại Việt Nam
477 p | 29 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
202 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học Toán song ngữ Anh – Việt theo định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ
78 p | 58 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)
167 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
55 p | 89 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu các kết cấu gây khiến có động từ MAKE trong tiếng Anh và LÀM trong tiếng Việt
259 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt
26 p | 94 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu học máy thống kê cho phân tích quan điểm
30 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn