TIỂU LUẬN: Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp
lượt xem 160
download
Khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề luôn được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Có nhiều trường hợp, vụ việc có tính chất điển hình, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Những năm qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo củ các cơ quan Nhà nước đã thu được nhiều kết quả khả quan. Qua công tác này đã từng bước khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức; đồng thời thông qua công tác xét...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG …………………… TIỂU LUẬN Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp 1
- lời mở đầu K hiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề luôn được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm. Có nhiều trường hợp, vụ việc có tính chất đ iển hình, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Những năm qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo củ các cơ quan Nhà nước đã thu được nhiều kết quả khả quan. Qua công tác này đã từng bước khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, cơ q uan, tổ chức; đồng thời thông qua công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhiều cấp, nhiều ngành đã kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở trong quản lý kinh tế, yếu kém trong quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, theo đ ánh giá tổng kết của Chính phủ, tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn còn những diễn biến phức tạp, số người đi khiếu nại, tố cáo còn nhiều; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồ n đọng và vượt cấp. Việc giải quyết còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu bức xúc. Nguyên nhân của tồ n tại nói trên chủ yếu là do việc tổ chức thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Q ua quá trình tham gia học tập, nghiên cứu tại lớp Nghiệp vụ Thanh tra cơ bản, đối chiếu với thực tiễn công tác tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, tôi chọn đề tài tiểu luận: “Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giả i pháp”. Đ ề tài được trình bày với các nội dung: Phần I: Một số vấn đề lý luận chung. Phần II: Thực trạng công tác tiếp công dân và x ử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam. Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc. 2
- Phần IV: K ết luận và kiến nghị. V ới mục đích tham gia một số giải pháp cho công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC trong giai đ oạn hiện nay. Nhưng do thời gian và trình độ có hạn, nên những vấn đề mà nội dung nghiên cứu đề cập chắc sẽ không tránh khỏ i những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô để nội dung đề tài ngày càng hoàn thiện và áp d ụng có hiệu quả trong thực tiễn. 3
- Phầ n thứ hai Một số vấn đề lý luận chung Q uyền khiếu nại, tố cáo (KN, TC) là một trong những quyền cơ b ản của công dân, được sử dụng không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào. Đ iều này đã được ghi nhận một cách rõ ràng tại Hiến pháp N ước Cộng hoà xã hộ i chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Đã được Luật KN, TC năm 1998 và mới đây là Luật bổ xung, sửa đổi một số đ iều của Luật KN, TC năm 2004 cụ thể hoá quyền KN, TC của công dân thành những chế định được thực thi trên thực tế. X ét theo trình tự tổng quát, một vụ việc KN, TC được giải quyết theo các nội dung: - Tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC. - G iải quyết vụ việc KN, TC theo thẩm quyền. - Thi hành quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC. N hư vậy, tiếp công dân được coi là bước đầu giải quyết KN, TC. Do tính chất phức tạp của công tác giải quyết KN, TC hiện nay, đồng thời đ ể đảm bảo cho công dân thực hiện quyền KN, TC của mình một cách thuận lợi nhất. Nên yêu cầu đặt ra đối với công tác tiếp công dân, với vai trò là các nguyên tắc nhất định, tiến hành theo trình tự thủ tục nhất định. Các nguyên tắc tiếp công dân KN, TC: - Tôn trọng quyền KN, TC của công dân. - K hách quan, công khai, dân chủ. - Thận trọng. N goài việc thực hiện tốt các nguyên tắc đề ra, việc tiếp công dân phải đảm bảo tố t các yêu cầu về công tác chuẩn bị địa đ iểm, phương tiện, con người, đảm bảo trình tự nội dung làm việc, vận dụng xử lý tốt các tình huống xảy ra trong quá trình tiếp công dân. 4
- Đ ể công tác tiếp công dân có kết quả, Luật KN, TC đã quy đ ịnh rõ ràng trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người tiếp công dân ở nơi tiếp công dân. Trong đ ó quy định nhiệm vụ cụ thể c ủa thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trong việc tiếp công dân theo định kỳ, tiếp công dân thường xuyên, trực tiếp công dân của cơ quan, tổ chức mình. V iệc tiếp công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xét theo nghĩa rộng thì tiếp công dân thể hiện rõ quan điểm “Dân là gốc” của Đ ảng và Nhà nước ta và đ ã cụ thể hoá phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đồng thời tiếp công dân cũng là tạo điều kiện để công dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hộ i, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Xét theo nghĩa hẹp của công tác giải quyết KN, TC việc tiếp công dân góp phần tháo gỡ bước đầu băn khoăn, vướng mắc của công dân và định hướng cách giải quyết các bước tiếp theo của công tác giải quyết KN, TC và trên thực tế, nhiều vụ việc tưởng như gay gắt, phức tạp đã được giải quyết ổn thoả ngay từ khâu tiếp công dân. Bước tiếp theo của công tác tiếp công dân là xử lý đ ơn thư KN, TC. Đ ây là trình tự tất yếu trong quá trình giải quyết KN, TC và cũng có ý nghĩa quan trọ ng của bước xử lý b an đầu. X ử lý đ ơn thư KN, TC là việc tiến hành xem xét, phân loại, sắp x ếp đơn thư đ ã nhận được để thụ lý giải quyết, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc trả lời cho người KN, TC theo quy đ ịnh của pháp luật. Trong thực tế, đơn thư KN, TC của công dân đến với cơ q uan Nhà nước có thẩm quyền, có nội dung hết sức đ a dạng, phong phú, thậm chí phức tạp; thường xuyên xảy ra các trường hợp đơn thư không đảm bảo tính pháp lý, không đúng thẩm quyền, không thuộc diện đơn thư KN, TC, nặc danh, m ạo danh… mà khi tiếp nhận, các cơ quan Nhà nước đ ã thực hiện ngay công việc đầu tiên là xem xét, phân loại, định hướng giải quyết x ử lý với các đơn thư. 5
- X ử lý tốt đơn thư KN, TC sẽ giúp cho cơ quan Nhà nước có cơ sở để nâng cao chất lượng công tác giải quyết KN, TC đáp ứng yêu cầu, nguyện vọ ng của của nhân dân; quyền lợi hợp pháp của công dân được bảo vệ, khôi phục, x ử lý các hành vi sai trái, công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được uốn nắn kịp thời. Do tính chất quan trọng như trên, việc x ử lý đơn thư KN, TC cũng phải tuân thủ chặt chẽ theo trình tự nhất định, từ khâu tiếp nhận, phân loại, xác định nội dung đơn thư, x ử lý đơn thư có nội dung khẩn cấp, xử lý đơn thư không thuộc thẩm quyền, x ử lý đơn thư thuộc thẩm quyền tới việc quản lý, lưu trữ, khai thác hồ sơ đơn thư… đều phải tuân thủ đúng các bước tiến hành, trên cơ sở các quy định, hướng dẫn cụ thể, có căn cứ pháp lý. Tóm lại, tiếp công dân và x ử lý đơn thư KN, TC là một trong những khâu cơ bản của công tác giải quyết KN, TC. Làm tốt khâu này sẽ tạo đ iều kiện thuận lợi cho việc giải quyết đ ơn thư KN, TC đ ược kịp thời, đúng thủ tục quy định của pháp luật. Đồ ng thời giúp thủ trưởng các cấp, các ngành đánh giá đúng tình hình lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ của cơ quan Nhà nước và nhân viên Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp công dân và x ử lý đơn thư KN, TC của công dân là góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đ ảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tố t đẹp của xã hội, của Nhà nước ta. V ới vị trí là khâu đầu tiên trong công tác giải quyết KN, TC, công tác tiếp công dân và xử lý đ ơn thư KN, TC đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi cao ngay từ ban đầu đối với các chủ thể quản lý, các cán bộ nghiệp vụ về trách nhiệm và nghĩa vụ, về sử dụng thẩm quyền chức năng nhiệm vụ; về trình độ kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, khả năng giải quyết tình huố ng… để ngay từ khâu đầu, bước đầu đã có hiệu quả chuẩn xác, giúp cho các khâu, các bước tiếp theo tiến hành thuận lợi cho đến bước cuối cùng giải quyết đạt hiệu quả. 6
- Phầ n thứ hai Thực trạng công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC tại Ban Dân tộc, tỉnh Quảng Nam I. Đ ặc tiểm tình hình. Q uảng Nam là mộ t tỉnh nằm ở miền Trung của Việt Nam, và được tái lập vào tháng 02/1997 từ tỉnh Quảng Nam - Đ à Nẵng cũ. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 10.573 km2, trong đó diện tích miền núi, vùng cao chiếm 74%. Q uảng Nam có 17 đơn vị hành chính: gồm 2 thị xã là Tam Kỳ, Hộ i An và 15 huyện. Trong đó có 6 huyện vùng cao và 2 huyện miền núi. Dân số toàn tỉnh khoảng 1,48 triệu người, trong đó đồng bào các dân tộc ít người trên 10 vạn người, chiếm 14,50% dân số toàn tỉnh. Ngoài dân tộc Kinh còn có các dân tộc ít người khác như: Cơ tu, Xơ đăng, Gié -Triêng, Mơ nông, Cor, Thái, Tày, Nùng… Tỉnh Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quãng Ngãi, có bờ b iển dài 125 km, có biên giới với nước bạn Lào dài 76 km, có hải đảo là Cù Lao Chàm; ngoài ra Quảng Nam còn có sân bay Chu Lai, cảng K ỳ Hà, cửa khẩu Đ ắc ốc, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Điện Nam - Đ iện N gọc và 2 di sản văn hoá là Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam là cơ q uan tham mưu cho UBND tỉnh, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tham mưu cho U BND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Đ ảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là tham mưu cho tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo trong việc phát triển kinh tế, xã hội trong cộng đồ ng các dân tộc ít người; Ban Dân tộc còn tham mưu cho Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh chỉ đ ạo thực hiện các chương trình, chính sách đ ối với đồ ng bào các dân 7
- tộc như: Chương trình 135, chương trình 134, chương trình hỗ trợ d ân tộc đặc biệt khó khăn, chính sách trợ giá trợ cước, hỗ trợ kinh phí xây d ựng nhà Gươl, và các d ự án như: Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã đặc biệt khó khăn, tổ chức dạy tiếng dân tộc Cơ tu cho cán bộ là người Kinh v.v… X uất phát từ đặc điểm của một tỉnh rộng, dân số đông, địa hình miền núi phức tạp, đa dân tộ c sống đang xen, mặt bằng dân trí không đều nhất là đồ ng bào các dân tộc có trình độ văn hoá thấp. Đội ngũ cán bộ là người dân tộc còn hạn chế cả về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý điều hành, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ phát triển KT, XH ở địa phương. Bên cạnh đ ó, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự giao lưu giữa các vùng, các miền đã bộc lộ những vấn đ ề mới, gây mâu thuẫn: Sự p hát triển kinh tế không đều, các quan hệ xã hội cũng đã có sự thay đổi m ạnh mẽ về quy mô, đa dạng, phức tạp. Đi liền với đó là các mố i quan hệ về q uyền, lợi ích và nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể nảy sinh, từ đ ó các mâu thuẫn, tranh chấp cũng phát sinh cả về số lượng cũng như tính chất, m ức độ. Do thực hiện các chủ trương, chính sách, các dự án ngày càng đ ược đ ầu tư nhiều trên địa bàn miền núi vùng cao, đã kéo theo các nội dung có liên quan như: Đ ền bù giải phóng mặt bằng, quy hoạch bố trí lại dân cư, huy đ ộng ngày công của lao động địa phương tham gia xây d ựng công trình v.v… là những nhân tố tác động làm phát sinh và ngày càng gia tăng việc KN, TC của công dân trên địa bàn các huyện, xã ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào các dân tộc ở Q uảng Nam. II. Thực trạng công tác tiếp công dân. Mỗi năm trung bình tại Ban Dân tộc đã tổ chức tiếp khoảng 40 – 50 lượt công dân, bình quân mỗ i tháng có từ 4 – 5 đơn trong đó chủ yếu là của đồ ng bào các dân tộc ít người. 8
- Nội dung mà công dân phản ánh chủ yếu về các lĩnh vực: tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, chế độ chính sách đối với đồ ng bào các dân tộc, việc ô nhiễm môi trường… Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã bố trí nơi tiếp công dân chu đáo, đ ảm bảo đúng quy định. Có phòng tiếp dân làm việc và phòng chờ. Tại phòng chờ có bố trí tủ sách pháp luật có liên quan đến chế độ chính sách đ ối với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để các đối tượng có thể nghiên cứu thuận lợi. Ban cũng có lịch tiếp công dân và đ ược duy trì thành nề nếp, được đồng bào các dân tộc đồng tình và ghi nhận. Công tác tiếp công dân theo định kỳ tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam được Lãnh đạo Ban giao thanh tra Ban trực tiếp nhận hồ sơ ban đầu, nghiên cứu đề xuất trình cho đồng chí Trưởng Ban Dân tộc xử lý. Thông qua công tác tiếp công dân tại Ban Dân tộc thấy nổi lên những bất cập hạn chế như sau: - Thứ nhất, đối với cán bộ được phân công phụ trách theo dõi công tác tiếp công dân: Do năng lực hạn chế, chưa được trang bị nghiệp vụ chuyên môn nên xử lý thiếu chính xác, còn bỏ q ua những tình tiết quan trọ ng cần khai thác. Bên cạnh đ ó tinh thần trách nhiệm và thái độ ứng xử của cán b ộ tiếp công dân đôi lúc chưa tốt. Vì thế đ ã làm cho dân đôi lúc bất bình, phản ứng ho ặc to tiếng gây ảnh hưởng không tốt đối với chính sách dân tộ c của Đảng và Nhà nước ta. - Thứ hai, việc phân công cán bộ tiếp công dân chưa ổn định: Do biên chế bộ máy của Ban Dân tộc Quảng Nam chỉ có 12 người, trong quá trình điều hành chỉ đạo công việc ở Ban, phải thực hiện những nhiệm vụ đột xuất do UBND tỉnh giao, mà biên chế ít nên lãnh đạo Ban phải cử người tiếp công dân thay. Do đó chất lượng và hiệu quả công tác tiếp công dân chưa cao, lúng túng trong giao tiếp và b ị động khi trả lời những thắc mắc của đồng bào. 9
- - Thứ ba, việc tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan chưa tạo thành nề nếp, còn xem nhẹ. Phần lớn giao khoán cho Thanh tra Ban tổ chức thực hiện, thiếu sự quan tâm đúng mức. 10
- III. Công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trung bình hàng năm, Ban Dân tộ c tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận khoảng 40 – 50 đơn thư, trong đó nội dung đơn thư KN, TC chủ yếu về các lĩnh vực đất đai, đ ền bù giải phóng mặt bằng (10 – 20%). Các chế độ chính sách đối với đ ồng bào các dân tộc (40 – 50%), chế độ cử tuyển cho con em họ c sinh dân tộ c (20 – 30%), tỷ lệ giải quyết cao. Số còn lại là đơn gia hạn và mới nhận. Qua tiếp nhận và xử lý xem xét đơn thư thuộc thẩm quyền thủ trưởng cơ quan thì cơ quan giải quyết (khoảng 60%) số còn lại do không đúng thẩm quyền đã hướng dẫn công dân đến nơi có thẩm quyền để giải quyết (khoảng 40%). Trong những năm qua công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư tại Ban Dân tộc đã giải quyết tốt, phần lớn là đơn thư khiếu nại, rất ít trường hợp thuộc đơn thư tố cáo. Tuy nhiên, vẫn còn b ộc lộ một số hạn chế sau: - Thứ nhấ t, trong việc xem xét xử lý đơn thư do chưa được trang bị chuyên môn, nghiệp vụ nên việc phân loại đánh giá chưa thống nhất xác định đơn thư đúng thẩm quyền và không đúng thẩm quyền xử lý, nên đã để cho đồ ng bào phải đ i lại nhiều lần, vừa mất thời gian vừa tốn kém. - Thứ hai, một số vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của UBND huyện, nhưng do gởi vượt cấp lên UBND tỉnh, theo quy định đ ơn thư đó phải đ ược chuyển về huyện xem xét xử lý theo đúng thẩm quyền, thì UBND tỉnh lại chuyển cho Ban Dân tộc (vì cứ nghĩ là cơ quan tham mưu của tỉnh về công tác dân tộc). Chính việc này đã tạo cho đồng bào các dân tộc tâm lý gởi đơn thư vượt cấp để đ ược giải quyết nhanh. - Thứ ba, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nhất là luật KN, TC ở các huyện xã miền núi, vùng đồng bào các dân tộc còn hạn chế. N hững khó khăn, bất cập trong công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC nói trên tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đ ã ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp, hiệu quả của công tác giải quyết KN, TC. Tuy nhiên, các công tác 11
- ấy chưa tạo thành những bức xúc của đồng bào các dân tộc trong việc thực hiện quyền KN, TC của mình, nhưng đó còn là sự bất cập về quy trình, thủ tục của các cấp ở cơ sở x ã, phường và cả các huyện miền núi, vùng cao, nơi thường xuyên và trực tiếp tiếp xúc với đồng bào các dân tộc để hạn chế đơn thư vượt cấp. G iải quyết tốt những bất cập, tồn tại nên trên vừa để tăng cường hiệu quả công tác giải quyết KN, TC; đồng thời cũng là thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ. 12
- Phần thứ ba Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư KN, TC tại Ban Dân tộ c Quảng Nam I. Đ ối với công tác tiếp công dân. Tổ chức tiếp công dân là nghĩa vụ của m ọi ngành, mọi cấp có chức năng quản hành chính N hà nước, các lực lượng vũ trang, các tổ chức KT – XH, các đoàn thể và các tổ chức chính trị trong xã hội. Làm tốt công tác tiếp dân không chỉ là vấn đề nhận thức và quan đ iểm đúng đắn mà còn là khâu khởi đầu quan trọng có tính quyết định lập lại trật tự của công tác giải quyết KN, TC, khắc phục sự chồng chéo và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của việc giải quyết KN, TC. Đ ể làm tố t công tác tiếp công dân tại Ban Dân tộc, cần tập trung vào các nội dung sau: - Một là, cần thống nhất phân công một cán bộ chuyên trách giúp Lãnh đạo Ban theo dõi trực tiếp công dân và có nghiệp vụ chuyên môn về công tác giải quyết KN, TC. Thông thường, trong mỗi kỳ tiếp công dân, số công dân đến phản ánh hoặc gởi đơn thư có nội dung mới, nhưng cũng có nhiều công dân đến hỏi nội dung tiến độ giải quyết vụ việc cũ theo giấy hẹn để tránh phiền hà cho nhân dân. - Hai là, xây dựng độ i ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân. Do việc tiếp công dân theo chủ thể gắn liền với hầu hết các cơ quan, tổ chức trong hệ thố ng chính trị. Vì vậy cần có biện pháp xây dựng mộ t đội ngũ cán b ộ tiếp công dân có đủ phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ. Có thể giao cho cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Nam thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, có tổ chức sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm. - Ba là, thường xuyên củng cố hoạt độ ng công tác tiếp dân tại cơ sở xã, thị trấn nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng sâu đ i vào nề nếp. 13
- II. Đối với xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tổ chức tố t việc xử lý đơn thư KN, TC không chỉ làm giảm phiền hà cho dân mà còn quan trọng hơn là tăng cường hiệu lực giải quyết KN, TC, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện tại. Đ ể công tác xử lý đơn thư KN, TC đạt hiệu quả cần tập trung làm tốt các nội dung sau: - Một là, việc giải quyết xử lý đ ơn thư KN, TC phải tuân thủ đúng quy trình, đầy đủ thủ tục. Thu thập chứng cứ có liên quan làm luận cứ để kết luật có sức thuyết phục. - Hai là, cán bộ được phân công tiếp nhận, xử lý đơn thư KN, TC phải trực tiếp đ i thẩm tra xác minh làm rõ nội dung vụ việc để giải quyết thấu tình đạt lý. Không được nhờ cơ quan cấp dưới xác minh hộ. (Vì thực tế đ ã có trường hợp này). - Ba là, những vụ việc có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều địa phương thì phải có biên bản thố ng nhất trong cách xử lý để tránh trường hợp nhân dân tiếp tục khiếu nại vượt cấp. III. Một số giải pháp khác. - Một là, cần đẩy mạnh công tác hoà giải ở cơ sở và tăng cường hoạt độ ng của các tổ chức thanh tra nhân dân. Thực tế cho thấy, ở đâu coi trọng và làm tốt công tác hoà giải thì ở đó ít có vụ việc phức tạp và hạn chế việc phát sinh KN, TC. - Hai là, cần có chính sách và chế độ trợ cấp thích hợp để động viên độ i ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC ở các cấp các ngành để họ có đ iều kiện thực thi tốt nhiệm vụ đ ược giao. - Ba là, đối với đ ịa phương có nhiều thành phần dân tộc, đòi hỏi người cán bộ làm công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC cần nắm bắt về tâm lý, phong tục tập quán của các dân tộc để có sự ứng xử phù hợp và có điều kiện khai thác thu thập thông tin, tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho đồ ng bào các dân tộc khi có vấn đề cần đ ến nơi tiếp công dân. 14
- 15
- Phầ n thứ tư K ết luận – kiến nghị Làm tốt công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư KN, TC có ý nghĩa rất quan trọ ng trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp các ngành. Do đó, để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ q uan Nhà nước phải chú trọng đúng mức công tác tiếp công dân cũng như xử lý đơn thư và phải coi đó như là một nhiệm vụ quan trọ ng của đơn vị. Q ua quá trình nghiên cứu họ c tập nghiệp vụ công tác thanh tra, b ản thân tôi đã tiếp thu được rất nhiều nội dung mới về nghiệp vụ, đ ặc biệt là công tác tiếp công dân và x ử lý đơn thư KN, TC. Tuy nhiên, với đặc điểm là một cơ q uan làm công tác dân tộc của một tỉnh Trung du, công tác tiếp công dân và xử lý đ ơn thư KN, TC trong những năm qua đ ã đạt được những kết quả nhất đ ịnh, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, chấn chỉnh, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của cấp Uỷ Đ ảng, có như vậy công tác tiếp công dân và giải quyết KN, TC m ới đạt hiệu quả trong thời gian đến. Đ ể góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý các đơ n thư KN, TC bản thân tôi xin kiến nghị: - Cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật KN, TC; Luật sửa đổi, bổ xung mộ t số điều của Luật KN, TC và Nghị định số 53/2005/NĐ - CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KN, TC và Luật sửa đổi, bổ xung mộ t số điều luật KN, TC đến các tầng lớp dân cư và nhất là đối với đồng bào các dân tộc ở miền núi vùng cao. - Thực trạng hiện nay, việc gửi đơn thư vượt cấp còn khá phổ biến và không đ úng trình tự, thủ tục. Nhưng cơ quan cấp trên khi nhận đơn thư đ ược đã chuyển đến Ban Dân tộc và thông báo cho dân biết. V ới cách làm này đã tạo cho đồng bào các dân tộ c tâm lý hiểu lầm việc làm của mình là đúng và nhờ áp lực của cấp trên nên đơn thư của mình được giải quyết nhanh hơn. *** 16
- 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN: Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
17 p | 1856 | 244
-
Tiểu luận:Thực tiễn công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Tam Dương
28 p | 682 | 181
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Than Uyên – Lai Châu
22 p | 981 | 173
-
Tiểu luận: Công tác cán bộ huyện A
17 p | 753 | 141
-
TIỂU LUẬN:CÔNG TÁC LỄ TÂN
24 p | 1299 | 128
-
Tiểu luận: Phân tích thiết kế hệ thống bán hàng qua mạng
30 p | 825 | 116
-
Tiểu luận thực hành: Công tác xã hội cá nhân
17 p | 1538 | 78
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp công tác tiếp dân tại Ủy ban nhân dân xã Đông Hòa
18 p | 548 | 73
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các giải pháp quản lý - kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai - Cẩm Phả
213 p | 149 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị văn phòng: Kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức trong công tác tiếp dân tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thuộc UBND huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội
83 p | 107 | 21
-
Tiểu luận môn Công tác xã hội với người nghèo: Sự chênh lệch trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo nông thôn, những nguyên nhân của hiện trạng này
6 p | 1536 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tiếp công dân trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
111 p | 26 | 13
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả công tác tiếp công dân của Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
74 p | 16 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản lý nhà nước: Công tác tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
71 p | 35 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của công cụ tiếp thị xanh đến hành vi mua xanh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh
111 p | 68 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các giải pháp quản lý - kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai - Cẩm Phả
26 p | 84 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lạng Sơn
116 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn